1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sưu Tầm Tổng Quát Võ Thuật Việt Nam

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi vobinhdinh, 10/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    VÕ THUẬT TRIỀU ĐÌNH
    Dân tộc Việt Nam có truyền thống thượng võ từ ngàn xưa . Đó là một mặt quan trọng trong tổng thể nền văn hóa Việt Nam: võ công cùng với văn trị kết hợp với nhau tạo nên sức mạnh văn hóa Việt Nam .
    Các anh hùng dân tộc, những vị vua khai sáng ra các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Tây Sơn,... đều xuất thân từ võ tướng kiệt hiệt với những võ công hiển hách. Các triều đại phong kiến ở nước ta đều lập ra ở kinh thành Thăng Long giảng võ đường, giảng võ điện hoặc trường võ học... nhằm làm chỗ luyện tập võ nghệ, trau dồi binh pháp và tổ chức thi võ, "đặng đào tạo và cung cấp nhân tài ngành võ ", để "lương tướng (tướng giỏi) thay nhau ra đời, võ công phấn chấn, thế nước được vững mạnh". Các trường dạy võ thường được xây dựng ở nơi có địa thế tốt, rộng rãi, đáp ứng được yêu câù giảng dạy, học tập và rèn luyện võ nghê.. Ví như "Sở võ học" dưới thời chúa Trịnh nằm ở "vị trí giáp với đàn Nam Giao, hình thế liền với sông Nhị Hà: nghìn hàng cây cỏ hệt như muôn đội đồn binh, bốn mặt hồ ao trông tựa
    bức đồ bát trận, sân hè rộng rãi, nhà miếu nguy nga, lúc thì kính dâng đồ cúng bằng ngọc lụa, người và thần đều hả hê; lúc thì xe thúy hoa đến ngự, cây cỏ thêm tươi . Những kẻ võ dũng được lên thềm, ùn ùn như mây họp lại, nhưng bậc anh hùng là dạng ngươì được vào nhà, đọng lại như sương móc long lanh. Những ngươì cầm cung và đao mà thao diễn toàn là hạng võ sĩ mạnh mẽ. Những người cầm binh thư mà giảng luận đều là bực mưu trí tài tình. Dưới thềm nhảy múa là những tướng Tôn, Ngô, trong trường gậy toàn là những tay Anh, Vệ. Thực là chốn địa thắng"
    Kỳ thi võ đầu tiên ở nước ta được sử sách ghi lại là kỳ thi năm 1429 do vua Lê Thái Tổ tổ chức. Thi gồm phần lý thuyết (võ kinh) và thi thực hành (bắn cung, phóng lao, lăn khiên, v.v.). Nhà Lê cũng lập ra trường GIẢNG VÕ: Học sinh củ trường học tập trong ba năm; mỗi năm đến tháng chạp thì có kỳ sát hạch; hế t ba năm thìcó kỳthi tốt nghiệp do bộ Binh chấm; ai đỗ được tuyển làm quan võ.
    Đến đầu thế kỷ 18 (thời Lê-Trịnh), thi võ được tổ chức 3 năm một lần. Các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, thi ở địa phương, gọi làSỞ CỬ. Các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì có kỳ thi ở kinh đô, gọi là BÁC CỬ. Người đỗ được gọi là cống sĩ (Cử nhân võ), cao hơn là Tạo sĩ (Tiến Sĩ Võ); và khi đó, được cử làm quan. Nhưng, đã là võ quan rồi, hàng năm, đến mùa xuân và mùa hạ vẫn phải thi sát hạch. Ai đạt yêu cầu thì được thưởng, ai không được thì bị phạt tiền hoặc bị giáng chức. Thi võ thời Lê-Trịnh gồm có các kỳ sau đây:
    - Kỳ một: thí sinh phải trả lời các câu hỏi về binh pháp .
    - Kỳ hai: thí sinh thi võ nghệ, gồm các môn cưỡi ngựa, múa thanh mâu dài, đánh kiếm, lăn khiên, múa đao .
    - Kỳ ba: thí sinh thi một bài văn sách trả lời về phương lược huấn luyện chiến thuật công thủ và trận pháp.
    Trường dạy võ được gọi là Học võ đường. Triều đình Lê-Trịnh tuyển dụng những vị quan nổi tiếng để giảng dạy . Học sinh là con cháu của quan lại và ngươì trong hoàng tộc. Mùa xuân và muà thu, học sinh tập võ nghê.. Mùa đông và mùa hạ học lý thuyết gọi là võ kinh. Hàng năm học sinh phải trải qua kỳ thi tiểu tập vào mùa xuân và mùa thu; thi đại tập vào tháng 2, tháng 4, tháng 8, tháng 11. Sau đó, đến kỳ thi võ do triêù đình tổ chức theo lệ định, học sinh của học võ đường sẽ cùng với thí sinh trong cả nước dự thi; và khi đấy ai đỗ sẽ được bổ dụng làm quan võ.
    Dưới thời Nguyễn (từđầu thế kỷ 19), các khoa thi võ vẫn thường xuyên được tổ chức. Cũng như thi văn, thi võ có ba kỳ thi: thi Hương ở các địa phương, thi Hội ở kinh đô; thi Đình tại sân triềụ Thi Hương gốm có ba trường. Trường thứ nhất thi xách tạ; trường thứ hai thi múa côn, đâm giáo múa khiên và đao; trường thứ ba thi bắn súng. Nếu đỗ cả ba trường vào loại ưu, bình thì được gọi lácử nhân võ; còn đỗ loại thứ là tú tài võ.
    Chỉ có cử nhân võ mới được vào thi hộị Nội dung củ thi Hội giống như kỳthi Hương, nhưng yêu cầu cao hơn. Đặc biệt thí sinh phả i đấu côn quyền với 5 ngươì lính cấm vê.. Nếu thắng được 3 ngươì mới được xét đỗ.
    Lính cấm vệ nào thua thì bị phạt lương; nên các trận đấu thường rất quyết liệt. Qua được kỳ thi Hội, thí sinh sẽ vào kỳ thi Đình. Tại kỳ thi này, thí sinh thi võ kinh (tức lý thuyết về binh pháp, trận đồ..) Ai đỗ sẽ được gọi là Tạo sĩ (Tiến sĩ võ); nếu đỗ vớt được gọi làphó bảng võ. Sau đó, các vị tân khoa sẽ được bổ dụng làm quan võ.
    Có thể lúc bấY giờở các địa phương trong cả nước cũng có lập ra những trường võ, hoặc có những lò võ dân gian nổi tiếng. Điển hình ở miền Trung có vùng đất võ Bình Định với những nhân vật lừng danh giỏ i võ như ông Chảng (thầy dạy võ của ba anh em, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ); các lãnh tụ và tướng lãnh Tây Sơn, như Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân v.v Ở đây có những lòvõ vàđịa phương khắp nơi biết đến bởi thế mạnh của mình, như "roi Thuận Truyền, quyền An Vinh". Các địa danh Bãi tập voi, Trường võ; câu ca dao :
    Ai vềBình Định màcoi
    Con gái cũng biết múa roi đi quyền
    là dấu ấn hiển hiện về truyền thống giỏi võ và thượng võ của đất Bình Định
    Trường võ Bình Định dưới thời nhà Nguyễn được triều đình cho phép tổ chức các khoa thi Hương để tuyển chọn nhân tài nghành võ, phục vụ đất nước.
    Ở Nam Bộ, cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, nổi tiếng có võ Ba Giồng (nay thuộc Tiền Giang). Dạy và học võ để rèn luyện thể chất, giúp con ngươì vượt qua thử thách, hiểm nguy, bệnh tật ở vùng đất mới . Đồng thời cùng nhằm trau dồi nhân cách theo tinh thần thượng võ có từ ngàn đời của dân tộc ta, tạo nên những con người có phong cách mã thượng, vị tha:
    "Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả
    Lâm nguy bất cứu mạt anh hùng"
    và tinh thần yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hi sinh vì đất nước:
    "Gái Mỹ Tho mày tằm mắt phụng
    Giặc đến nhà chẳng vụng gươm đao" (ca dao)
    Sách "Gia Định thông chỉ" của Trịnh hoài Đức, phần tỉnh Định tường (nay là Tiền giang) có nó i đến việc ngươì dân ở đây "rất thượng võ và thích diễn võ nghệ" hoặc "Ba Giồng, phủ Kiến An, là đất ưa dụng võ"
    Nguyễn Phúc Hiệp
  2. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    BIẾN GIẢI VỀ QUYỀN ?" PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ỨNG DỤNG:
    Phép hiểu Quyền cần phải nắm vững tinh thần của nó. Đó là cái cốt lõi của thuật nhu hoà, của đường lượn, tính biến thiên, phép quy tụ... Không thấy hết tính độc đáo của môn công, sự khác nhau giữa kỹ thuật đi Quyền với hình thức tập luyện khác, những đặc điểm du hấp lực, những kỹ năng vận động đặc môn, thì người tập thật khó có thể lĩnh hội được cái kết quả như mong ước.
    Ngoài ra thuật luyện Quyền còn đòi hỏi những phẩm chất riêng mang tính tự thân, ở ý chí, ở khả năng lĩnh hội và cách xử thế trong các tình huống cụ thể, những cảnh vận động nội tại, trải tâm hồn của mình như những cánh cửa bốn mùa đón gió, đầu để trần, chân tiếp đất, đêm nằm trên nền cứng gắn với thiên nhiên, hoà một phần đời sống của chính mình với thiên nhiên.
    Trong những lần trao đổi với các chú, các bác đồng nghiệp, điều tâm đắc là tôi lĩnh hội được tinh thần này qua các ví dụ và mẩu chuyện thật đơn giản mà ý vị.
    Chẳng hạn bàn về thuật hấp lực, các vị nói : ?o Nước nuốt được tảng đá lớn là vì biết nhường, lau sậy nhún mình chẳng bao giờ bị đổ ?o.
    Hoặc :? Dùi đánh mãi cũng chẳng thủng được mặt trống, nhưng mũi lao nhỏ xuyên nó thật dễ dàng ?o.
    Chứng kiến cảnh khắc cung của người nông dân vùng Thanh Nghệ , tôi càng thấm thía ý nghĩa sâu sắc của tinh thần trên, thật thú vị khi thấy cùng một lúc 3, 4 người đứng cách 50 bước chân giương cung bắn liên tiếp vào một chàng trai tay chỉ cầm một nhành tre nhiều nhánh rung mạnh, thế mà không mũi tên nào bén gót.
    Khi hỏi kỹ về nguyên lý này, một cụ nói? Xung lực càng nhanh, hiệu công càng mạnh, ví như vật nặng được buộc vào dây mềm mà quẳng vậy ?o.
    Tất nhiên nên hiểu cương nhu như hai vật khác nhau cùng soi chung vào hồ nước, chỉ những lúc mặt nước xáo động và càng xáo động, hình thể của hai vật trên mới bị trộn lẫn vào nhau, thậm chí tan biến vào nhau.
    Như vậy, phép biến giải về quyền là nghệ thuật linh động, hợp thức và công phu, giống như người nghệ sĩ điều khiển cây đàn. Không chỉ biết gẩy mạnh , gẩy nhẹ mà quan trọng hơn là phối hợp các âm thanh tạo nên tiếng nói đồng điệu và giao cảm.
    Thuật cương đối cương, nhu đối cương, thuật thân đảo du hấp lực, thuật chủ lơi hậu áp... đều đòi hởi một quá trình chuyên luyện theo tinh thần áp đặt chặt chẽ. Có như vậy mỗi bài quyền đều chứa đựng một tinh thần riêng, không thể lặp lại theo kiểu xáo trộn, tính thứ tự của chiêu thức, hay các phổ hợp du đảo, phối thuộc để có thể tự coi là đã sáng tạo được một bài Quyền hoàn chỉnh.
    Tinh thần cương đối cương, đòi hỏi tính tốc độ , tính chuẩn xác, tính đanh chắc của thế đánh, thế tấn... thế phối hợp nhanh, gọn, rắn trong quan hệ phát chiêu liên hoàn. Người tập không nhất thiết đòi hỏi sự mềm mại, khéo léo và khả năng cảm dính đặc biệt. Nhưng ngược lại, tinh thần của bài Quyền thuần cương đòi hỏi người luyện phải thực sự có bản lĩnh ngoan cường, ý chí bền bỉ và sự tuân thủ gần như máy móc các yêu cầu của bài tập.
    Trong khi đó tinh thần nhu đối cương, nhu-cương-nhu lại đòi hỏi một phương pháp tập luyện hoàn toàn khác, con đường của thuật nhu hấp lực ngoài yêu cầu đương nhiên phải có một khung tấn, khung tay hợp lý, khuôn nét thì điều quan trọng hơn là khả năng nhận cảm ?" linh ứng của toàn bộ các phần của cơ thể sao cho khi tiếp chiêu phải giác được tốc độ và tiêu lực các đòn công một cách hữu hiệu. Nghĩa là không chỉ chuyển hiệu năng thành công năng mà còn tận dụng lực đánh của đối phương để đả đối phương.
    Do vây, thuật tập các bài quyền nhu công đòi hỏi người chuyên luyện phải có trí nhạy cảm và suy tưởng các đòn thế theo tinh thần trước sau, đặt mình cảm biến và nhập cuộc để hoá thân mềm mại như thế uốn đớp của con rắn , trăn ; thế chao đảo , vờn bắt của khỉ, vượn... nguyên lý đường cong và tính liên giác phức tạp của bài quyền nhiều khi thật mơ hồ, gây cho người tập ở thời kỳ đầu có tâm lý vô vọng, chán nản khó tiếp bắt.
    Nhưng thêm ngày, trượt qua tâm trạng nôn nóng để bình lặng, tin tưởng , tiếp nhận tinh thần môn công, nhận ra tính khoa học chặt chẽ và ma lực ứng dụng của nó qua thuật du đảo thân, xoay trượt tấn, thuật lăn cổ tay, thuật xung tiêu lực, thuật tiếp vít theo hướng đánh, thuật thuỷ chùng lơi tấn... Chúng ta sẽ bị hút vào một thế giới mê trận không có giới hạn để đi đến nhiều chân trời của ánh sáng và tinh thần siêu thoát. Niềm vui này ở một khía cạnh hẹp của xã hội, có tác dụng không ít cho nhiều người tránh được sự bế tắc, cô đọc trong đời sống - tự mình tìm ra lối thoát và cởi mở tâm hồn.
    Ngoài môn phái, việc tìm hiểu thêm tinh thần này qua một số thủ pháp riêng của võ Việt nam, mà cụ thể và chủ yếu là thông qua các bài quyền, tôi càng thấy võ ta có , và có cái riêng. Tính chất bao trùm này được dự cảm trước , ***g chứa như một nét chủ đạo chi phối ngay từ quan niệm ý thức cải biên, sáng tạo ở người thầy dạy võ.
    Kỹ thuật: ?o Vuốt tỳ nhãn ?o, ?o Văng cột tấn ?o, ?o Vả hà bàn ?o của vùng võ Yên Thế là kết quả có được của bao đời nhằm chống lại các thế đánh trường đao, trường thương, trường quyền của người Trung Quốc. Ngay như thế: gồng, bốc, vét của vùng vật Hà tây, vùng võ Liễu đôi cũng là một biến tướng của kỹ thuật ?o Lăng xà võ ?o , ?o Nơm úp ?o của đất võ Thái Bình, xứ Nghệ, thể thức này có khả năng khắc chế các môn công, trụ bán, đánh lấn đòn của dòng võ vùng Quảng đông, Quảng tây ...
    Ngay binh khí, một phần biểu ngẫu của thuật luyện quyền cũng chứa đủ tinh thần ?o Nê công ?o (1) và truyền thống luyện võ kiểu ?o làng xã ?o của người Việt . Chất dân gian thực dụng ngưng đọng trong các hiện vật khai quật ở mỗi từng văn hoá, từ Đông sơn, Phùng nguyên, Đồng đậu đến thời Đinh, Lý , Trần, Lê... từ vũ khí đánh gần: dao găm, kiếm ngắn ; lưỡi thô, dày nặng , đến vũ khí đánh xa: cung nỏ, lưỡi qua đồng, giáo lao... so sánh chủng loại binh khí này với một số chủng loại binh khí của người Trung quốc như: xích, chuỳ, bát xà mâu, việt phủ, kiếm dài... chúng ta càng nhận thấy nét riêng của thủ pháp đánh cận đòn có hiệu quả của người Việt nhằm chống lại lối công ồ ạt, giáp lá cà của một đội quân có thể vóc to lớn, người đông, có trường thương. Hoặc tìm hiểu thêm những khí đạo tập luyện: từ cối đã xách tay , bể bùn tập tấn, nhuỗi trận dồ tập đối đòn... Chúng ta càng có quyền tự hào với trí tuệ tích luỹ từ ngàn năm của tổ tiên, biết dựa vào mỗi cảnh, sinh kế và công cụ thuận tay để gom đúc tạo nên sức mạnh cho mình.
    Việc chao múa loạn ngẫu, kèm theo những tiếng thét man rợ, những động tác gợi nên hình ảnh quái đản, đe nẹt là có thực ở các môn võ cổ xưa của người Việt. Hình thái nguyên sơ thậm chí chỉ dừng ở hình thức bắt ?o nhại ?o một số giống vật, chính là bản năng sinh tồn của muôn vật, của kẻ yếu chống kẻ mạnh. Thực ra việc làm rối loạn gây hoang mang hốt hoảng cho kẻ địch ở phút choáng ban đầu thực có kết quả. Khoa tâm lý trong thi đấu thể thao hện đại cũng không thể phủ nhận được tính tích cực của hiện tượng tâm lý nêu trên. Võ Hét của vùng Nghệ an, Thanh hoá ngày nay còn bảo lưu được khá nhiều phương thức tập, là hiện thân của kỹ thuật này.
    Nhờ nghiên cứu Phật giáo ở ta và điêu khắc đình làng, dần dần tôi cũng mới nhận thấy nét riêng đặc trưng của tinh thần này. Điều đó thật giống như tỷ lệ tượng Phật của người Việt nam so với tỷ lệ tượng Phật của người Trung quốc, người Nhật bản, người Ấn độ, người Cam-pu-chia... ngay nét mảng chỉ tìm hiểu thuần tuý dưới góc độ đồ hoạ, khi tác chúng từ các bản dập qua phù điêu, hoạ tiết trên vì kèo, bệ đá, bệ thờ... chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy nét tư duy độc đáo, rất riêng của người Việt.
    Như vậy, cũng như nghệ thuật cổ Việt nam nói chung, võ ta có thể khái quát làm thành 3 yếu tố hợp thành sau đây:
    + Có nguyên tắc nhưng không bị câu nệ ;
    + Hướng về hiệu quả chứ không bị khuôn thức của hình thức trói buộc ;
    + Vươn đến cá tính với giá trị nhân bản riêng.
    So sánh một số môn công của người Trung quốc với võ ta : Thế lăn khiên với địa đường quyền ; câu liêm thương, mồng rựa với thế đánh của bát xà mâu, việt phủ ; trung bình tiên để nguyên cành với lưỡi xích đao, thiên truỳ khích... chúng ta cũng tự rút ra một số nhận xét khái quát sau :
    Một là, thế tấn của các môn võ ta thường lấy năng động làm gốc, không chủ trương hoàn toàn bám đất và trầm kín giữ thân ( tấn của ta bồng bềnh dễ lơi, dễ xoay trượt chứ không đanh chắc ).
    Hai là, thế võ của ta thường tạo ảo giác chủ công, nhưng kỳ thực là giả công ; dùng đòn liên thủ để khắc công, chống công.
    Ba là, thế tay và đòn tay của võ ta thường bao chứa thuật hợp binh công tiễn, lấy thủ hào làm gốc, không ồ ạt tiến công, không có quy tắc khuôn thước.
    Bốn là, cơ thể bé, chân ngắn tay ngắn nên thủ thế, thủ công của võ ta thường dùng kỹ thuật đánh đoản đòn ; lấy di, ép, trượt, bám , xoay làm chính, không vươn cao, vươn xa áp đảo.
    Năm là, thuật di chuyển của võ ta thường bất ổn. Lấy thuật nghi binh , tiến thoát vô hình làm gốc, không chịu đối đầu lộ liễu.
    Sáu là, thể thức đồ hình của võ ta không có khuôn thức bó buộc, thiên năng , thiên biến.
    Ở đây, chúng ta thấy võ ta và một số dòng võ chính của người Trung quốc, nói chung có hai điểm khác nhau cơ bản : Đó là thể chất và ý tưởng. Một đằng là lối chơi của người nhỏ bé, không thể khuếch trương - lấy cái thực lực của kẻ yếu làm chính, nên thậm chí nhiều khi không có lề luật. Còn một đằng là lối chơi của kẻ mạnh, cơ thể to lớn có phép tắc , có lề luật, với một hệ thống bài tập quy củ, có khuôn mẫu nhiều năm. Tất nhiên, dưới giá của cái chết chẳng có quy tắc nào tồn tại với kẻ thắng, thua.
    Từ những điểm khác nhau căn bản đó, tôi càng nhận thấy võ ta thường mang tính khắc chế, tìm cách chống lại chứ không chủ công, nên các bài quyền và phương pháp tập luyện thường tập trung nhằm cho một mục đích cụ thể xem như lẽ sống còn. Hơn thế nữa, với nguồn sống chính là trồng trọt và tiểu chăn nuôi, sinh tụ chủ yếu trên các vùng ô trũng, với nét tư duy nguyên thuỷ thờ thần mặt trời, cầu mong sự phồn thực... cũng tạo cho đời sống tinh thần của người Việt ở làng, xã khá ổn định, ít có nhu cầu đổi thay, không có sự thù hằn sâu sắc và truyền kiếp về tôn giáo, về chủng tộc, luôn mong muốn quy tụ vào một mối, thích sống hoà bình với láng giềng. Nên mặc dầu là một nước có tinh thần thượng võ cao, võ công hiển hách nhiều, song trong đời sống thường ngày gần như không có cảnh chém giết liên miên. Họa hoằn mới có sự tranh giành ngôi thứ và vai trò giòng họ. Trong võ công toát lên tinh thần nhân ái . Chình vì vậy, mà đòn công của võ ta thường ít hơn đòn thủ, mà thủ căn bản vẫn là đòn khắc chế, ít sát phạt.
    Quay lại những vấn đề căn bản về Quyền, để dễ hiểu tôi xin trình bày dưới góc độ phân tích, nhưng trước hết tôi xin dẫn chứng thêm một khái niệm cụ thẻ như sau:
    ?oQuyền là một tổ hợp bao gồm tất cả các động tác, hành động của cá nhân được thể hoá theo một trật tự nhất định có giới hạn; giúp người tập luyện có bản lĩnh ứng xử, phản xạ tay chân linh hoạt... có sức chịu đựng, thể lực , tốc độ với kiểu thức hoạt động đặc trưng thiên về hướng bảo vệ mình, chế ngự đối phương bằng kỹ thuật của các bộ phận của cơ thể ?o.
    Như vậy đòn thế, thân pháp... căn bản của Quyền là những kỹ thuật quan trọng nhất mà bất cứ người học võ nào cũng cần phải nắm vững để thực hiện phối hợp chiến thuật một cách thuận lợi. Sự vận dụng kỹ thuật tuỳ theo yêu cầu của trận đấu, tuỳ theo trạng thái tâm lý khi thi đấu, tuỳ theo bản lĩnh và khả năng của các đấu thủ và cả ngay chính tác động tích cực, hay không tích cực của người xem .
    Võ Sư Chưởng Môn Ngô Xuân Bính
  3. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Tiến Sĩ Võ
    "Tiến sĩ võ" có từ khi nào?
    Sách sử mô tả: Trường thi võ nằm ở phía tây nam "thành Hoàng Ðế", nay thuộc xã Nhơn Hòa, huyện An Nhơn. Trường được xây quanh bằng đá ong, rộng 193 trượng, cao 4 thước 5 tấc. Thời ấy, cả nước có bốn trường thi võ, gồm Hà Nội, Thanh Hóa, Huế và Bình Ðịnh. Trường có quy chế tuyển chọn từ thấp đến cao. Ðầu tiên là thi "hương võ" qua ba giai đoạn: mang vật nặng; đấu côn, quyền, đao, thương... và thi bắn súng (súng hỏa mai). Sĩ tử nào vượt qua ba môn thi nói trên đều được triều đình phong học vị "cử nhân võ", còn gọi là "võ cử". Thí sinh nào chỉ đạt hai môn thì được gọi là "tú tài võ". Sau "hương võ" là đến kỳ thi "hội võ" và "đình võ". Thí sinh ở các tỉnh về thi võ ở kinh thành đều được triều đình cấp tiền, gạo đi đường. Người đạt học vị "tiến sĩ võ" thường phải vượt qua ba kỳ thi, đồng thời thông thạo các lý thuyết bài binh bố trận, cũng như nhuần nhuyễn về binh pháp. Năm Mậu Dần (1878), triều đình Huế cho mở khoa thi "hương võ" ở bốn địa điểm là Bình Ðịnh, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa và Hà Nội. Ðến năm Kỷ Mão (1879), cả bốn trường thi võ trong toàn quốc chỉ tuyển được 120 võ cử. Tuy vậy hầu hết các cử nhân võ này đều kém chữ nghĩa, không am hiểu binh thư nên không giúp được gì nhiều cho đất nước trong thời loạn lạc. Tháng 7-1883, vua Tự Ðức băng hà; tháng 12, Kiến Phúc lên ngôi. Ðể khôi phục trường thi tiến sĩ võ, vua đã cho mở lại các kỳ thi "hương võ" với thể lệ và các bộ môn thi võ là xách tạ, múa quyền, múa côn gỗ, múa đao to, lăn khiên, nhảy xa... Môn thi võ cuối cùng vẫn là bắn súng. Triều đình chuẩn y cho Bình Ðịnh được chiêu mộ 600 võ sinh, nuôi dưỡng để chờ ngày tranh tài "võ cử". Tiếc rằng dự định tốt đẹp này đã tan thành mây khói khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Số võ sinh tuyển được bị giải tán, trở về cố hương và sau này trở thành những võ sư đào tạo nhiều nghĩa quân tham gia phong trào kháng chiến chống Pháp. Trường thi "tiến sĩ võ" ở Bình Ðịnh bị giải thể vào năm 1884.
    Những "cao thủ võ lâm"
    Những bậc cao niên trong làng võ Bình Ðịnh kể lại: trong một kỳ thi "đình võ" ở kinh thành Huế có một võ sinh quê ở Thọ Lộc, huyện An Nhơn, Bình Ðịnh ra ứng thí. Anh ta khỏe mạnh phi thường. Môn thi mang vật nặng đi 200 m theo quy định, nhưng anh ta xách tạ chạy một mạch giáp vòng chu vi trường thi đến vài nghìn mét không nghỉ. Giám khảo triều đình Huế hội ý và nhất trí chấm võ sinh này đạt thủ khoa, không cần thi tiếp các bộ môn đao kiếm, côn, quyền khác. Nhiều võ sinh khác khiếu nại cho rằng "võ gia dõng vi bán", nghĩa là đối với võ thuật, sức mạnh mới chỉ là một nửa. Họ đề nghị thí sinh Bình Ðịnh phải thi đấu roi nếu thắng được 10 võ sinh có điểm cao nhất khóa thi mới phục. Võ sinh thứ nhất ra đấu liền bị võ sinh Bình Ðịnh đánh gãy roi; võ sinh thứ hai bị cướp mất roi và quật ngã ngay hiệp đầu. Tám vị võ sinh còn lại đành bái phục.
    Một lần khác, tại Trường thi võ Bình Ðịnh, Bầu Ðê - một võ sinh Bình Ðịnh có đường roi nổi tiếng tuyệt kỹ công phu - không dự thi như các võ sinh khác mà chờ cuộc thi đến hồi chung cuộc mới xin lĩnh giáo với các vị "cử võ" tân khoa. Vào sân, chỉ xuất chiêu vài ba hiệp, Bầu Ðê đã đánh bại cả ba "cử võ" hạng nhất, nhì, ba vừa được tuyển chọn. Viên quan chủ khảo, vốn là một cây trường côn nổi tiếng của triều đình Huế, ngứa nghề nhảy ra thách đấu. Thời đó, trong giới võ lâm Nam Trung Bộ thường truyền tụng câu: ?oRoi kinh đô, quyền Bình Ðịnh?, còn ở miền đất võ có câu: "Roi Thuận Truyền, quyền An Vinh". Nhiều người nghĩ đấu roi thắng "tiến sĩ võ" của triều đình Huế không phải là chuyện dễ. Quan tiến sĩ võ đề nghị Bầu Ðê đấu với ông 10 hiệp. Hai bên thi đấu qua lại, chỉ nghe tiếng trường côn va vào nhau, một lát sau Bầu Ðê dùng thế tuyệt kỹ đánh văng trường côn của viên quan võ, hai bên tiếp tục đấu hiệp 2. Bầu Ðê lại la lớn: "Xin phép quan lớn cho tôi ra tuyệt kỹ thứ hai" - nghe vậy, viên quan võ vội thoái bộ.
    Ngày nay, khi nhắc đến các cao thủ ở Bình Ðịnh, các vị cao niên đều biết tiếng một người quen gọi "ông Mười" quê ở xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước. Tuy rất giỏi võ nghệ nhưng ông Mười hai lần đi thi võ đều trượt. Chuyện kể rằng ông Mười thi "cử nhân võ", sau đó ra kinh đô Huế thi đình và đạt "tiến sĩ võ". Vị tân tiến sĩ võ được vua cho về thăm nhà trước khi ra Huế nhậm chức. Khi đi ngang qua địa phận đèo Nhong (huyện Phù Mỹ), "tiến sĩ võ" bị cọp dữ tấn công. Ông quần nhau với cọp từ lúc nửa đêm đến sáng hôm sau thì giết được cọp. Nhân dân trong vùng rất phấn khởi vì vị tân tiến sĩ võ đã trừ cho dân một mối nguy hại. Triều đình Huế nghe tin đã kết tội vị tân tiến sĩ là "phản sư", cho rằng giết cọp là vi phạm đến điều cấm kỵ. Nhà vua hạ chỉ thu hồi bằng "tiến sĩ võ" của ông và giáng ông xuống hàng thứ dân đồng thời phạt đánh 30 roi.
    Tú Ân
  4. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Võ Việt Nam có môn nội công không?
    Võ Việt Nam vốn có truyền thống giữ nước và dựng nước từ hàng ngàn năm, từng điểm tô cho những trang quốc sử biết bao chiến công lừng lẫy, nâng cao lòng tự hào dân tộc, cũng như làm khiếp đảm biết bao quân thù... Kho tàng võ học Việt Nam chứa đựng nhiều bài quyền, bài binh khí nổi tiếng, được truyền tụng từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên, nhìn kỹ lại khi mà nói đến nội công thì thật khó lòng tìm được những bài luyện tập nội công nào của Võ thuật Việt Nam được hệ thống như Dịch Cân Kinh... của môn phái Thiếu Lâm Trung Quốc. Vậy thì võ Việt Nam có môn nội công không ?
    Trước khi khẳng định được câu trả lời về vấn đề này, thiết tưởng chúng ta hãy bước vào tìm hiểu ý nghĩa và nguyên tắc cơ bản của Nội công Thiếu Lâm phái. Nội là bên trong, công là việc làm, theo đó Nội công là việc làm để phát huy toàn bộ sức tiềm ẩn ở bản thân mỗi người. Nói khác đi đó là phương pháp luyện tập để tập trung ý chí, vận dụng được toàn lực sẵn có trong bản thân con người, hầu ứng phó những tình huống cần thiết như chịu đựng sự công kích hay công phá tan vỡ mục tiêu... Theo hướng giải thích như vậy thì có thể khẳng định được võ Việt Nam cũng có môn nội công.
    Thật vậy, trong làng võ Việt Nam có biết bao sự kiện để minh chứng cụ thể cho việc này. Một Võ Văn ất, một Võ Văn Giá của xứ võ Tân Khánh-Bà Trà (Sông Bé) từng nổi tiếng tay không sát hổ không biết bao nhiêu trận cách đây non một thế kỷ. Một Hồ Ngạnh của võ Tây Sơn (Bình Khê, Bình Định) đã phải buộc lòng hạ đối phương đang đêm tấn công (mà thực ra là con ruột của ông vì muốn biết ngón nghề bí truyền của cha) bằng một đòn thế độc hiểm có sức mạnh kinh hồn. Hay xa hơn, dưới triều nhà Trần, một Phạm Ngũ Lão bị giáo đâm vào đùi chảy máu mà không biết đau, hoặc một Trần Quốc Toản tay không bóp nát quả cam sành, mà nhiều người biết đến... Tất cả những đòn sát thủ, cái bóp tay nát quả cam hay sự chịu đựng đến chảy máu mà không biết đau vừa kể chính là một mặt đã đánh trúng vào chỗ hiểm yếu trên cơ thể đối phương, mặt khác cũng chính là đã sử dụng được toàn bộ sức mạnh ẩn tàng trong bản thân rồi vậy. Đó không phải là nội công hay sao? Nói khác đi, trong võ Việt Nam cũng có môn nội công và đã có nhiều người luyện tập thành đạt nội công.
    Như vậy, có thể khẳng định rằng võ Việt Nam cũng có môn nội công như môn Thiếu Lâm Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thực tế, môn nội công ở Việt Nam đã chưa được tập họp, hệ thống thành bài bản cụ thể như Dịch Cân Kinh của môn Thiếu Lâm Trung Quốc, cho nên đến ngày nay hầu như chưa thấy nơi nào công bố môn nội công của võ Việt Nam hay cũng có thể là môn nội công của võ Việt Nam đã có sự tập hợp, hệ thống cũng như những sách vở về môn nội công của võ Việt Nam do cả ngàn năm nước ta bị nô lệ phương Bắc, cả trăm năm bị đô hộ phương Tây đã bị thất thoát hay cấm đoán xưa kia, dẫn tới sự mai một, thất truyền...
    minhtd@hn.fpt.vn
  5. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Quyền Sư ở Nam Việt, ông Ất
    Nói đến võ thuật, các bậc lão thành đã từng giao du đó đây, để chân đến đất Đồng Nai miệt Tân Khánh, Bà Trà, cách nay lối 70 năm, không ai không biết hai nhà võ tuyệt luân là hai ông Ất và Giá .
    Trong thời Pháp thuộc, các trường dạy võ đều bị cấm chỉ, không được hoạt động, nhưng hai ông quyết đem tài nghệ đã học hỏi, dạy dỗ kẻ hậu sinh, mong mỏi mai sau các người ấy sẽ trở nên những tay bản lĩnh phi thường có cơ giúp nươ?Tc.
    Trong bài này người viê?Tt chỉ kể qua thân thế và một vài pha oanh liệt của ông Â?Tt, còn ông Giá, co?T dịp sẽ kể sau . Ông Â?Tt người sô?Tng râ?Tt đạm bạc nhưng co?T một thân hình vạm vỡ, ră?~n rỏi, tượng trưng một sư?Tc khỏe dồi dào và một nghị lực vô biên, không bao giờ nao nu?Tng trươ?Tc một trở lực nguy hiểm nào . Ông râ?Tt nhanh nhẹn đê?Tn nỗi người toàn tỉnh và ca?Tc môn đồ đều phải ngạc nhiên và tôn thờ ông như một vị sư tổ. Ta?Tnh người cang trực, hay giu?Tp người hoạn nạn và râ?Tt thường dàn xê?Tp những mô?Ti bâ?Tt hòa giữa những phe hay che?Tm giê?Tt lẫn nhau, theo lời truyền tụng, thì trươ?Tc kia, ông đã đi Huê?T học võ kinh và ra Hà Nội thọ gia?To vơ?Ti một bậc võ sư co?T chân truyền. Sau một thời gian học tập võ nghệ, ông từ giã thầy đi chu du khă?~p đo?T đây . Trên dãy đất VN ông nghe nơi nào co?T thầy dạy võ, dầu cho non sông ca?Tch trở thê?T nào, ông cũng tìm học cho kỳ được. Vì thê?T ông là người từng trải sự nguy hiểm xông pha trận mạc và lạnh lùng trươ?Tc mọi thử tha?Tch. Ông co?T râ?Tt nhiều thê?T bi?T hiểm để dạy ca?Tc môn đồ thoa?Tt những cơn ?ocầm ca?Ti chê?Tt trong tay?.
    Ông chỉ co?T một người con ga?Ti, ông đem hê?Tt tài nghệ học hỏi của ông để truyền dạy lại cho con. Chi?Tnh cha con ông đã khai thị Sai Gòn mà trươ?Tc kia nơi đây là một khu rừng Tràm hoang vu đầy thu?T dữ. Khi đo?T, nhà chư?Tc trách Pha?Tp muô?Tn thử tài nghệ của dân ta ra sao, co?T treo giải thưởng cho ai hạ được con cọp râ?Tt to mà nhà chư?Tc tra?Tch mua của một anh thợ săn vừa bẫy được. Trươ?Tc một sô?T đông quan chư?Tc chủ tọa cuộc lễ khai thị lơ?Tn lao, ông thị chư?Tng cho con ga?Ti ông, lu?Tc â?Ty độ chừng ngoài hai mươi tuổi để đâ?Tu vơ?Ti cọp. Cuộc đâ?Tu suô?Tt mâ?Ty giờ mơ?Ti kê?Tt liễu . Cuộc tranh hùng giữa người và thu?T khởi từ 9 giờ ban mai đê?Tn ngọ mơ?Ti dư?Tt. Con ga?Ti ông nai nịt gọn ghẽ, đầu vâ?Tn to?Tc, xử dụng một ngọn lao dài đầu bịt să?~t be?Tn nhọn. Lu?Tc đdầu quan kha?Tch lâ?Ty làm lo ngại cho sô?T phận con ông vì sư?Tc ga?Ti co?T hạn đâu thể đương đầu vơ?Ti cọp mang danh là chu?Ta sơn lâm. Một tiê?Tng gầm của cọp người nha?Tt gan phải mâ?Tt vi?Ta, nhưng ông cương quyê?Tt cho con ông đa?Tnh. Ông hiểu rõ bản lãnh con ông, vả lại nê?Tu co?T điều bâ?Tt tră?~c thì ông nhảy vào liền quyê?Tt không để con bị hại .
    Sư?Tc ga?Ti không thể hạ cọp trong giây la?Tt mà phải đa?Tnh dằng dai để tiêu hao sư?Tc cọp; co?T nhiều lu?Tc cọp vồ hụt, gầm lên những tiê?Tng rợn người, đập đuôi xuô?Tng, đầy tư?Tc khi?T quyê?Tt nhai xương kẻ thù được mơ?Ti nghe . Cọp xoay trở râ?Tt nhanh, đưa vuô?Tt ta?Tt liên tiê?Tp, lẫn tiê?Tng gầm the?Tt ghê hồn, nhưng người con ga?Ti ông lại nhanh hơn, khi thọc ngược ngọn lao để tránh cọp phủ, thoạt tả, thoạt hữu, thoạt trươ?Tc, thoạt sau thật là đáng một nữ kiệt thê?T gian hi hữu, luôn luôn nhanh nhẹn để tránh nanh vuốt của cọp, con ga?Ti ông đdã xử dụng ngọn lao tài tình, nhă?~m ngay yê?Tt hầu cọp đâm suô?Tt. Qua mâ?Ty giờ đầu, người và vật ma?Tu me nhuộm đỏ. Có người lo ngại hỏi con ông có bị thương không, ông lắc đầu và mỉm cười . Cọp lần lần ra máu nhiều, kiệt sức, xoay trở chậm chạp và sau cùng, phải rước lấy ngọn lao độc hiểm để kết thúc buổi đấu .
    Sau buổi đấu cọp để khai thị Sài Gòn, danh tiếng ông vang dậy như cồn. Nhiều người mộ tài, xin theo học võ rất đông, số môn đồ của ông chỉ có lối năm bảy người giỏi (mà ta hay quen gọi là học trò ruột) trong ấy ông bác của người viết là một.
    Trang khẩu truyền này tưởng cũng không vô bổ khi chúng ta đang tìm tòi sử liệu của những tay võ dũng siêu hùng quán thế nước nhà.
    Vũ Thuật
  6. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    HOA QUYỀN
    Võ Sư Hồ Tường
    Một tay cầm chiếc quạt kim loại uyển chuyển trong các thế công thủ; tay kia yểm tâm lúc trợ lực cùng đòn quạt, còn hai chân di chuyển tới lui vô cùng linh hoạt và bất thần nhún người nhảy lên tung cú đá song phi chớp nhoáng... Đó là những hình ảnh gây cho khán giả một ấn tượng đầy ngạc nhiên và thích thú về lão võ sư Hoàng Thanh Vân trong lần diện kiến.
    Không ngạc nhiên và thích thú sao được khi một cụ già đã quá tuổi "thất thập cổ lai hy", với vóc người dong dỏng cao và gầy, lại có khả năng diễn quyền vừa đẹp mắt vừa phát lực và còn thực hiện được cú đá song phi tuyệt vời nữa!
    Sinh năm 1922 tại Hưng Yên, trong một gia đình có truyền thống thượng võ, cha của lão võ sư là ông Hoàng Văn Thơ vốn là nông dân nghèo phải đi làm thuê ở nhiều nơi vùng Bắc bộ để kiếm sống, nhờ đó mà ông đã có dịp học võ với nhiều thầy ở các vùng khác nhau. Đến khi ông truyền dạy sở học võ thuật của mình lại cho lão võ sư Hoàng Thanh Vân khoảng từ năm 1930 đến năm 1950, ông bảo rằng đó là võ thuật Hoa Quyền của dòng họ Hoàng. Lão võ sư cứ theo đó mà gọi môn phái của mình là Hoa Quyền suốt.
    Môn phái Hoa Quyền có phần cơ bản công phu rèn luyện "thập hình" (thủ, nhãn, thân, yêu, túc, thức, đảm, khí, kình, thần) với quỹ thời gian khoảng 3 năm. Sau đó, môn sinh sẽ bắt đầu được truyền thụ 18 bài Hoa Quyền, cùng các loại binh khí như: kiếm, côn, đao, song ngư, lưỡng đầu thiết lĩnh, cửu khúc nhuyễn tiên, song phủ (búa), song chùy, thiết phiến (quạt), và các bài đối luyện có qui ước (tay không và vũ khí). Đặc biệt, trong vốn liếng sở học võ thuật của môn phái Hoa Quyền, lão võ sư còn cho biết có những bài võ truyền thống Việt Nam như: Ngọc trản, Lão mai, Thần đồng, Xung thiên đại đao, Gươm trường thảo pháp và ba bài côn.
    Trong phong trào võ thuật cổ truyền tại Hà Nội từ sau 1975, lão võ sư đã có những đóng góp nhất định trong việc đào tạo nhiều môn sinh giỏi, đạt những thành tích cao trong các giải võ cổ truyền tổ chức tại Hà Nội trong những năm qua. Bản thân lão võ sư cũng đã từng đoạt huy chương vàng trong một lần dự giải. Ngoài ra, năm 1990, lão võ sư đã được mời sang Cộng hòa liên bang Nga để truyền dạy võ thuật.
    Hiện nay, mặc dù tuổi đã cao, nhưng lão võ sư Hoàng Thành Vân vẫn thường xuyên tập luyện cũng như truyền dạy cho các thế hệ trẻ tại nhà riêng của mình ở số 39, phố Quang Trung, gác 3, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  7. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    QUYỀN QUYẾT VÕ TA
    Môn quyền thuật tinh thông ảo diệu
    Lúc lâm trường phải liệu làm sao
    Tay vung chân đá thế nào
    Tấn công như thể ào ào cuồng phong
    Ngũ hành phải tập cho ròng
    Ngọn kim ngọn hỏa nằm lòng mới thôi
    Nhảy cao đá lẹ té ngồi
    Bảy công ba thủ tập rồi hay chưa ?
    Bộ trụ thật khó chẳng vừa
    Trung bình đinh tấn phải thừa công phu
    Tập ròng như vậy ba thu
    Mới sang tập thảo rồi tu tập hoài
    Tứ môn tứ diện chớ sai
    Ngân đài Ngọc trản nhớ hai chữ này
    Ðòn ra giống tựa mây bay
    Chân đạp tới trông tầy lưu tinh
    Ðánh rộng đánh hẹp tùy mình
    Thế lừa thế điểm cho minh mới là
    Làm trai trong lúc xông pha
    Phải đạt chiến thắng tỏ ra anh hào
    Ngày thường đừng có tự cao
    Khiêm cung lễ độ khác nào văn nho
    Gặp quân hung hãn đừng lo
    Nghệ cao được bại đều do ở mình
    Khuyên ai luyện võ cho tinh
    Giữ thân giữ nước công trình nghìn thu
    Hoặc
    Ngũ hành phải tập hằng ngày
    Thêm vào thảo bộ mới hay diệu kỳ
  8. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    VietLong
    Member since May-15-02
    28 posts May-17-02, 01:36 AM (GMT)

    "Võ Tàu & Võ Ta"

    Có thiểu số người cứ nhất định cho rằng Võ Ta và Võ Tàu ảnh hưởng nhau và giống nhau . Thậm chí có những người nặng óc thờ phượng thiên triều nên cho rằng võ ta bắt chước Tàu, nói như vậy cho những kẻ chưa tập võ, thiếu hiểu biết về võ học Việt Hoa, và trẻ em thì còn được. Chứ mấy lão võ sư mà nghe mấy câu này thì sẽ cười rụng răng bể bu.ng. Tại hạ từng học và tìm hiểu võ VN lẫn võ Tàu và khi nhìn ai biểu diễn 1 bài quyền một hồi thì cũng đoán được ra ngay là võ Tàu hay võ Việt. Tại hạ học Bình Định Sa Long Cương đã lâu, mà Bình Định SLC dạy võ Bình Định lẫn võ Thiếu Lâm. Do đó tại hạ phân biệt rõ ràng và khá dễ dàng võ Tàu và võ dân tộc.
    Thứ nhất phải giải thoát sự ngộ nhận về Võ Ta . Có người cho rằng võ Ta chỉ là võ miệt vườn, võ nông thôn v.v. Có người lầm tưởng võ Ta là một môn riêng biệt (?) Võ Ta chỉ là danh từ được xử dụng nhiều từ khi võ Tàu tràn vào VN vào thời thực dân Pháp. Võ Ta được dùng để phân biệt với võ Tàụ Nói chung, võ VN là võ ta, còn võ Trung Hoa ở Vietnam thì gọi là võ Tàu .
    Như các bạn đã biết, văn hóa VN và Tàu có rất nhiều sự tương đồng và ảnh hưởng nhau rất nhiều . Tàu đô hộ nước Nam gần 1000 năm, và sau này quân Minh đô hộ 10 năm. Từ thực phẩm, tranh vẽ, văn chương, kiến trúc, phương pháp tổ chức, giáo dục, y phục, phong tục tập quán, nhạc, thơ v.v. VN đều ảnh hưởng của Tàu .
    Tại sao ảnh hưởng???? Là vì NGƯỜI TÀU MUỐN ĐỒNG HÓA DÂN VIỆT CHO NÊN ĐÃ BẮT BUỘC, ÉP BUỘC dân ta tuân theo chúng, bắt chước chúng, học hỏi theo chúng. Chưa kể người Việt cũng có đầu óc học hỏi cái mới, cái lạ, cái nào hay thì học, cái nào dở thì bỏ. Do đó chúng ta ảnh hưởng Trung Quốc là vì Trung Quốc bắt ta theo, và đồng thời ta cũng muốn học những cái hay của người khác.
    Nhưng có 2 môn mà Tàu & Việt không ảnh hưởng nhau hoặc rất ít ảnh hưởng. Đó là BINH PHÁP & VÕ HỌC. Tại sao ? Là tại vì ngày xưa không có súng đạn, võ học (kỹ thuật đánh nhau) chính là vũ khí của người xưa . Tiền nhân Việt Hoa dùng binh pháp và võ nghệ để chém giết nhau, tranh nhau từng tấc đất. Người Tàu sống ở đất Việt với tư cách là một người đô hộ, người chủ, kẻ cai trị, còn người Việt với tư cách là một dân tộc bị Hán tộc nô lệ, là người bị tri.. 5000 năm lịch sử Hán Việt, Nam Bắc luôn luôn trong thế ngoài mặt thì hòa nhưng bên trong thì đề phòng cảnh giác, miệng thì hòa hiểu nhưng bên trong chứa toàn dao găm, côn kiếm.
    Trung Hoa từ xưa đến nay lúc nào cũng ôm mộng thôn tính Đại Việt và bành trướng xuống nam. Còn VN mình lúc nào cũng dè dặt và cẩn thận đối với "ông thiên tử khổng lồ phía bắc". Trong quá trình ngoại giao thời xưa, vua Việt tuy xưng thần, nạp cống, và cầu phong khi có triều mới, nhưng đó là do VN lãnh thổ nhỏ quá so với nước Tàu, dân chúng ít quá so với nước Tàu, do đó TÀI NGUYÊN & TIỀN BẠC không đủ để nuôi một cuộc chiến lâu dài .
    Từ xưa đa số Việt & Hoa đã bất hòa . Người Việt thì gọi người Tàu là "Chệt" một cách không tôn tro.ng. Còn người Tàu thì gọi mình là "Nam Man" một cách khinh khi . Ông con trời Trung Hoa luôn coi tộc họ là trung tâm của vũ trụ, các dân tộc xung quanh đều là "man di mọi rợ".
    Nếu vậy ngày xưa võ học và binh pháp là 2 vũ khí để chống nhau, để bảo tồn xứ sở. Thì ngày xưa có thể nào một người Tàu dạy người Việt võ công hay binh pháp, hay người Việt dạy người Tàu võ công hay binh pháp?
    Huống hồ người Hán & Việt đều rất đa nghi . Dạy con cháu hay đồng bào mình mà còn giấu nghề sợ nó phản, làm mai một thất truyền nhiều kỹ thuật. Thì thử hỏi làm sao có thể dạy cho kẻ ngoại tộc, mà tộc ấy lại chính là tộc mà mình không thích ? Chưa kể bỏ thời gian tâm huyết để truyền dạy tuyệt kỹ và đào tạo 1 môn đồ không dễ dàng gì, mà đòi hỏi sự biết dạy và lòng kiên trì nhẫn nại .
    Thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh, vua Lê chúa Trịnh ở Bắc hà thân Mãn Thanh. Bên Trung thổ thì những người Hán không thần phục nhà Thanh, không thích tộc Mãn Châu, hay tận trung với Minh triều đều tìm cách trốn thoát qua nước khác. Có một số định xuống phương nam để lập nghiệp, nhưng triều Lê - Trịnh lại bang giao với nhà Thanh. Cho nên những người Minh Hương đó phải đi thuyền trôi dạt vào Ddàng Trong (Nam hà) . Người Tàu đặt chân vào miền Nam, và đây là lần đầu tiên người Tàu đến đây sống bình thường, với tư cách là bạn mà không phải là kẻ cai trị, và người Việt ở Đàng Trong cũng không phải là người bị trị, tinh thần hòa hiếu mới có nổi .
    Người Minh Hương có một số biết võ công. Họ truyền bá võ Tàu vô VN bắt đầu từ đây . Nhưng chỉ là thiểu số mà thôi, và võ Tàu trong thời gian này cũng không thịnh hành cho lắm và rất ít người nghe nói . Vả lại võ Tàu chỉ thích hợp với người phương Bắc to con, đánh mạnh, mà không mấy thích hợp với người phương Nam tầm vóc nhỏ hơn, hơi yếu hơn nhưng linh hoạt nhanh lẹ hơn.
    Thời gian trôi qua ... Pháp xâm lăng VN. Mấy chục năm đầu bọn thực dân cấm tuyệt dân chúng luyện võ. Cho nên dân Việt chỉ còn cách tập lén, học võ ban đêm. Thời gian sau kỹ thuật súng đạn của Pháp cũng như của nghĩa quân kháng chiến lên cao . Người Việt dần dần dùng súng chứ không dùng võ, kiếm đao, hay tên độc để chống Pháp. Cho nên càng ngày cái đạo luật cấm tập võ chỉ còn trong giấy tờ chứ thực dân Pháp không còn nghiêm cấm bắt bớ gắt gao như xưa . Giới võ học nước nhà cảm nhận được điều đó cho nên nền võ học VN lại thịnh hành trở lại . Cùng lúc này, võ Tàu (đa số là Thiếu Lâm), võ Nhật, lan tràn tới VN. Thực dân cũng muốn triệt tiêu tinh thần dân tộc và võ học dân tộc của ta cho nên khuyến khích phát huy các môn võ ngoại lai .
    Các bạn cũng biết là khi VN nằm trong bàn tay của mẫu quốc "Đại Pháp" thì VN coi như là thuộc địa của Pháp. Vì vậy không còn sự phòng thủ ở biên giới chống Bắc triều . Huống hồ nhà Nguyễn và nhiều nhà kháng chiến lúc đó muốn dựa vào Mãn Thanh để chống Pháp. Pháp thì không sợ và không cần phải đề phòng nhà Thanh cho nên không cần phòng thủ biên giới . Do đó mà người Hoa chạy qua ta ngày càng đông đúc. Võ Tàu bắt đầu phát triển mạnh ở nước ta từ đây . Để đáp ứng với nhu cầu phân biệt, cho nên từ ngữ "Võ Ta" và "Võ Tàu" mới được ra đời để phân biệt võ VN và võ Trung quốc.
    Võ Việt Nam đã giúp quân dân Việt Nam chiến thắng vẻ vang nhiều trận quyết định, phá tan mộng xâm lược ngàn năm của đế quốc Trung Hoa . Đành rằng VN thắng là nhờ nhiều nguyên nhân; phong thổ, địa thế, nhân tâm, lòng quân, binh pháp mưu kế v.v. Tuy nhiên quân Việt luôn luôn ít hơn quân Tàu . Và nếu người lính đó không có bản lãnh võ nghệ khá cao thì làm sao thực hiện được mưu chước, chiến lược, chiến thuật mà tướng lĩnh giao phó???
    Chính sử VN (Việt Nam Sử Lược, Việt Sử Tân Biên v.v.) còn viết rất rõ là Trần Quốc Toản vì tức giận không được họp ở Hội Nghị Bình Than chống Mông Cổ cho nên đã bóp nát bấy quả cam đang cầm trong tay . Nếu không có nội công thì đâu thể nào làm thế?
    Theo tài liệu võ học, sử học của Trần Đại Sỹ, thì Phạm Ngũ Lão chế ra môn Mai Hoa Quyền VN, khác hẳn với Mai Hoa Quyền của Thiếu Lâm Trung Quốc.
    Năm 1789, Lãnh Binh Thăng Phạm Hầu giành được chức Thủ Khoa Võ. Ngài được anh hùng Quang Trung tặng ấn sắt và có hai câu thơ như sau:
    Tiếc công Bình Định xây thành,
    Để cho Quảng Ngãi vô giành Thủ Khoa
  9. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Thủ khoa Phạm Hầu chính là tổ tiên của môn phái Long Hổ Môn. Mấy thế kỷ sau, môn Long Quyền gia truyền của Phạm gia kết hợp với môn Hổ Quyền của Thiếu Lâm Bắc Tông Hổ Môn đã được ***** Phạm Trinh, con cháu của tướng Tây Sơn Phạm Hầu, sáng lập ra võ phái Long Hổ Môn. Tại hạ liệt môn phái này vào hạng "võ lai", có nghĩa là nửa Ta nửa Ngoại Quốc.
    Một hổ tướng Tây Sơn khác là Võ Văn Dũng nổi tiếng với đao pháp và siêu pháp cũng đã trao đổi võ thuật với võ sư người Việt gốc Hoa Trần Đại Chí. Cụ Trần Đại Chí khai sáng ra môn phái Bình Định Gia, cũng là một trong các môn phái "lai".
    Nên nhớ ở trên là những trường hợp võ học Việt Tàu trao đổi giữa người VN và người Minh hương rất ít khi xảy ra ở VN. Thời Tây Sơn cũng là thời gần cận đại . Đây không phải là thời đại đô hộ, mà là người Hán lánh nạn Mãn Thanh tỵ nạn chính trị trốn xuống Đàng Trong nương nhờ. Cho nên tinh thần hòa nhã mới có, họ mới có thể trao đổi võ nghê..
    Sử ghi rõ, thời nhà Lý, để đề phòng cuộc tấn công của Đại Tống. Lý triều đã sai cao thủ đại nội đi khắp nơi và dạy võ cho dân chúng. Thầy võ của ba anh em Tây Sơn là võ sư Đinh Văn Nhưng, dân gian gọi là ông Chảng, người làng Bằng Châu . Dân gian tương truyền quân tướng Tây Sơn đều những tay võ học xuất chúng. Nguyễn Nhạc sở trường về quyền (?), vua Quang Trung sở trường roi và côn, Nguyễn Lữ nổi tiếng côn quyền, ông nghiên cứu các thế đá gà rồi sáng chế ra Hùng Kê Quyền, còn lưu truyền cho tới ngày nay . Võ Văn Dũng giỏi đao pháp, tại hạ đã kể ở trên rồi . Người đời có câu:
    Phá sơn trung tặc, dị!
    Thắng Văn Dũng đao, nan!
    (Phá giặc trong núi, dễ!
    Thắng đao Văn Dũng, không!)
    Còn có Đặng Văn Long (Mưu) quán thông cương quyền lẫn nhuyễn công, đôi tay mạnh như sắt thép nên dân gian gọi là Đặng thiết tý. Bùi Thị Xuân lợi hại về môn kiếm, kiếm pháp không ai bì kịp, nổi tiếng với Song Phượng Kiếm.
    Các danh nhân đời xưa ở VN còn lưu lại nhiều tuyệt kỹ võ học. Chẳng hạn như Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh với U Linh Kiếm, Điện Tiền Chỉ Huy Sứ Lý Công Uẩn với Tây Quy Kinh Môn Tiên, nữ tướng Bùi Thị Xuân với Song Phượng Kiếm etc....
    Vậy thì lập luận cho rằng võ công chúng ta chiến thắng ngoại xâm ngàn năm trước đâu có ngoa . Có lý luận cho rằng tổ tiên ta dùng đầu óc thắng ngoại bang. Đúng, nhưng nếu những người thừa hành không có bản lĩnh cao thì làm sao thực hiện được các kế hoạch, chiến lược mà cấp trên giao phó?
    Về cách quan sát để phân biệt kỹ thuật Ta & Tàu thì cũng không khó. Tại hạ học trong Bình Định - Sa Long Cương, hàng ngày coi các đồng môn múa quyền Thiếu Lâm (Tàu), Bình Định (Ta) cho nên phân biệt không khó. Quan sát đánh quyền một hồi thì cũng đoán ra là võ Tàu hay Ta ...
    Sau đây xin nêu ra một vài dị biệt và đặt điểm để phân biệt rõ ràng võ Tàu, võ Dân Tộc.
    Theo thiển ý riêng mà tại hạ trông thấy, võ VN hay nhảy nhiều, thoạt cao thoạt thấp, thường hay bất ngờ ngồi xuống. Có khi nhảy rồi đáp xuống ngồi liền, có khi đang ngồi rồi bất thần bay lên đá một cú nhanh ma.nh. Quyền Ta hơi nhanh hơn quyền Tàu và rõ ràng linh hoạt hơn. Trong khi quyền Tàu đi mạnh và vững chắc, tương đối chậm hơn. Đòn thế của võ Ta cũng đa dạng hơn Tàu .
    Võ Ta còn có nhiều ngón nghề như "tràn, cúi, lách, lòn" dùng toàn thân để làm vũ khí. Võ Ta thích nhập nội để chơi cùi chỏ, đầu gối rất lợi hại . Võ Ta thường dùng đấu pháp "dĩ đoản chế trường", "lấy ngắn thắng dài". Những điểm trên thiếu hẳn nơi võ Tàu .
    Để vào sâu chi tiết một chút. Võ ta có nhiều thế xà tấn rất thấp, gạt tay xuống hông để chống địch đá đưới . Trong khi trong Bát Bộ Liên Hoa Quyền (Bát Tiên Quyền) võ Tàu xà tấn không đủ độ thấp, tay gạt ngang chứ không gạt xuống. Vả lại võ Tàu rất ít các thế xà tấn gạt như vậy .
    Võ Ta còn có thế 2 tay gạt lướt qua theo kiểu " vừa gạt vừa né " như chiêu Ngư Ông Trì Thế - Xổ Bộ Suy Phong trong Thần Đồng Quyền của Bình Định.
    Theo lời của học giả Trường Giang:
    --- Nói chung võ Tàu đi quyền một cách cứng & chắc, sở trường sức mạnh, thì võ Ta có tính linh hoạt, thoạt cao thoạt thấp, khi nhảy khi ngồi, tránh né nhiều hơn đỡ đòn và thừa cơ tung ra những đòn đánh chớp nhoáng, nguy hiểm. Điều này có lẽ do người mình nhỏ hơn người Trung quốc ở phía Bắc.
    Theo lời của võ sư Hồ Tường:
    --- Các bài thiệu của võ Ta thường là một bài thơ hoặc ít nhất có hai ba câu bắt vần với nhau . Trong khi khẩu quyết của võ Tàu là các nhóm từ gọi tên chiêu thức, rời rạc, không bắt vần nhau . Bài quyền và bài binh khí võ Ta thường chỉ khai triển chủ yếu theo đường thẳng; trong khi đó các bài quyền hay bài binh khí Tàu phát triển theo nhiều hướng. Kỹ thuật ra đòn trong quyền thuật hay binh khí của võ VN thường liên hoàn, tạo thành các mắt xích liền nhau . Còn kỹ thuật ra đòn trong các bài võ Trung Hoa hầu hết đều có những điểm dừng nhất định.
  10. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Thuần Chính Thập Nhị Thủ
    Tác giả : Thủy Tiên Công Chúa (1254 - 1329)
    Xuất xứ : Vạn Pháp Quy Nguyên và Đông-A Di Sự (phần Vũ-kinh)
    Dịch, biên tập chú giải : Trần Đại-Sỹ
    Với sự trợ giúp của Võ-sư Trần Huy-Quyền, Lê Như-Bá
    Copyright by Trần Đại-Sỹ ?" Trần Huy-Quyền ?" Lê Như-Bá
    Các soạn giả giữ bản quyền.
    Tout droits réservés.
    All rights reserved.
    1. NGUỒN GỐC
    Năm 1280, quân Mông Cổ chuẩn bị sang xâm lăng Việt Nam. Vua ra lệnh cho các vương hầu, tướng sĩ, võ phái đều được mộ binh, tổ chức huấn luyện. Trong hoàng cung, bà Linh Từ (Vương phi của Trung-vũ đại vương, lĩnh Thái sư Trần Thủ Độ) họp tất cả các phi tần, công chúa, cung nga, quận chúa lại và ban huấn từ :
    "Giặc sắp đến, các người phải luyện tập võ nghệ để có thể xuất trận chống xâm lăng. Nếu võ không tinh thì ít ra cũng tự bảo vệ được bản thân, không làm bận đến tướng sĩ để bảo vệ"
    Bà chỉ định : Khâm Từ hoàng hậu, Thiên Thụy công chúa (vương phi Hưng Võ Vương, con Hưng Đạo Vương) và Thủy Tiên Công-chúa dạy các cung phi, cung nga. Còn công chúa, quận chúa thì đích thân bà dạy.
    Khi dạy võ, Thủy Tiên Công-chúa thấy dạy cương quyền cho phái nữ để chuẩn bị chống với binh sĩ Mông Cổ là loại người to lớn, dũng mãnh, thì khó mà bảo toàn thân thể. Vì vậy bà mới tìm ra tất cả thế nhu, chống lại đủ hình thức tấn công của đối thủ. Sau khi thắng Mông Cổ, bà chép lại thành bộ "Thuần Chính Thập Nhị Thủ" là những phương pháp hiền hậu để tỏ ra mình là người trinh tĩnh, tiết hạnh.
    Năm Xương Phù thứ 11 (1387) Thái-sư Trần Nguyên Đán chép vào bộ Đông A Di Sự, chú thích, vẽ đồ hình đầy đủ, và cho khắc bản in. Nay còn lưu truyền.
    2. TIỂU SỬ TÁC GIẢ
    Thủy Tiên Công Chúa là dưỡng nữ Hưng Đạo Vương. Không rõ bà xuất thân từ đâu, cha mẹ là ai. Chỉ biết bà được Hưng Đạo Vương yêu thương nhận làm con nuôi. Bà sinh niên hiệu Nguyên Phong thứ tư (1254) đời vua Trần Thái Tông. Lên sáu tuổi bắt đầu học võ với Hưng Đạo Vương. Sau này bà học với Khâm Từ hoàng hậu (vợ vua Nhân Tông, và là con đẻ Hưng Đạo Vương). Nhưng sự thực tất cả võ công và nội công của bà do Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng và Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản dạy. Hưng Đạo Vương gả bà cho danh tướng Phạm Ngũ Lão. Dã sử tương truyền trình độ võ học của bà được liệt vào hàng thứ 15 đời Trần, trong khi Phạm Ngũ Lão đứng hạng thứ 17, tức võ nghệ thua bà hai bậc. Bà có công huấn luyện võ thuật cho toàn thể cung phi, cung nga đời Trần. Chính vì vậy, khi mà quân Mông Cổ chiếm Thăng Long, các cung phi, cung nga tự bảo vệ, di tản an toàn, không cần hộ tống.
    Tuy nhiên, bà không hoàn toàn đi theo hoàng cung. Bà theo sát phu quân là danh tướng Phạm Ngũ Lão đánh trận Chương Dương, Nội Bàng, sau này cũng chính bà theo phu quân chinh phạt Ai Lao (Lào) và Chiêm Thành.
    Sách Đông A Di Sự, Thủy Tiên Công Chúa liệt truyện chép :
    "Công chúa mặt đẹp như ngọc, dáng người thanh nhã, tiếng nói khoan thai, lòng đầy nhân ái, nhưng khi xung trận thì dũng mãnh phi thường".
    Bộ Mông Thát Cáo Lục chép :
    "Vợ tướng họ Phạm là con gái của Hưng Đạo Vương, không biết tên là gì, tước phong Thủy Tiên Công Chúa. Thủy Tiên dáng người thanh thoát, mặt đẹp ; nói thông thạo tiếng Mông Cổ âm Hoa Lâm, tiếng Hán âm Lâm An. Khi lâm trận đối đáp với tướng Mông Cổ bằng ngôn từ nhẹ nhàng, nhưng khi giao tranh thì dũng mãnh phi thường. Nhiều tướng Mông Cổ không đề phòng, bị Thủy Tiên giết. Tướng Nguyễn Linh Nhan bị Thủy Tiên bắt sống".
    Lưu ý độc giả, trong tất cả các sách của Trung-quốc viết về cuộc chiến Mông-Việt, họ gọi thẳng tên các vua Trần. Như vua Trần Thái Tông họ gọi là Trần Cảnh, trong khi họ gọi Trần Quốc Tuấn bằng tước Hưng Đạo Vương, để tỏ lòng kính trọng.
    Công-chúa hoăng vào niên hiệu Khai Thái năm thứ sáu đời Trần Minh Tông (1329), thọ 75 tuổi. Huyền sử Việt Nam kể rằng sau khi mất bà hiển thánh. Cho nên ngày nay tại tất cả các đền thờ Hưng Đạo Vương trên toàn Việt Nam đều có tượng thờ bà. Tại đền thờ nói đến Tứ vị vương tử, nhị vị vương cô, bà là một trong nhị vương cô. Chính bà đã dùng một chiêu trong Thuần Chính Thập Nhị Thủ bắt một danh tướng Mông Cổ là Nguyễn Linh Nhan, cho nên ngày nay mỗi khi về đồng bà, người ta còn diễn lại tích này.
    Về võ học, bà có để lại các phát minh sau :
    Thuần Chính Thập Nhị Thủ
    Thủy Tiên Liên Hoa quyền,
    Thủy Tiên Trường Xuân Công,
    Thủy Tiên Trị Liệu Thủ (phương pháp dùng chỉ lực chữa bệnh)(Thất truyền)
    3. PHÂN TÍCH CÁC THỦ
    Thủ nghĩa đen là tay. Mỗi thủ có một tên, 12 thủ có 12 tên nguyên thủy do công chúa đặt ra. Nhưng khi chép vào bộ Đông A Di Sự, Thái-sư Trần Nguyên Đán lại đổi tên đi để cho hợp với các hoạt động cơ thể.
    Đệ nhất: Việt nữ chính thủ, gồm 12 chiêu phá các thế nắm tay,
    Đệ nhị: Việt nữ phản thủ, gồm 12 chiêu chống lại bóp cổ,
    Đệ tam: Việt nữ tịch tà, gồm 12 chiêu khóa tay chân,
    Đệ tứ: Việt nữ bảo tiết, gồm 12 chiêu nằm tự vệ,
    Đệ ngũ: Việt nữ phản chế, gồm 12 chiêu tự vệ khi bị nắm áo,
    Đệ lục: Thiên cẩu nhập nội, gồm 12 chiêu tự vệ khi bị nắm tóc,
    Đệ thất: Việt nữ phục hổ, gồm 12 chiêu tự vệ khi bị tấn công bằng thủ pháp,
    Đệ bát: Anh thư bảo quốc, gồm 12 chiêu thức tuyệt diệu của nhu quyền,
    Đệ cửu: Việt nữ thuần chính, gồm 12 chiêu tự vệ khi bị ôm,
    Đệ thập: Ô nha phạm cảnh, gồm 12 chiêu tự vệ chống cước,
    Đệ thập nhất: Việt điểu nam phi, gồm 12 chiêu tự vệ chống dao,
    Đệ thập nhị: Nam thiên anh kiệt, gồm 12 chiêu tự vệ khi bị trói,
    Ngoại trừ thủ thứ 11 và 12, các thủ đều nằm trong tư thế chống lại các loại quyền cước. Khi luyện tập Thuần Chính Thập Nhị Thủ phải nhớ các nguyên tắc sau :
    ?" MỘT LÀ, đọc, nhớ kỹ danh hiệu các chiêu thức. Mỗi chiêu thức có một tên, tên đó nhắc nhở cho biết nội dung động tác.
    ?" HAI LÀ, thuộc các nguyên lý võ học.
    ?" BA LÀ, luyện tập theo thứ tự từ chiêu thứ 1 đến chiêu thứ 12.
    ?" BỐN LÀ, trước khi luyện, phải luyện Nội-công, Khí-công chỉ định. Sau khi thuần-nhuyễn Nội-công, Khí-công mới luyện các chiêu.
    ?" NĂM LÀ, phải luyện theo thứ tự, từ thủ thứ nhất, đến thủ thứ nhì...
    Vì là loại nhu quyền, nên tuyệt đối tránh dùng cương giải quyết, không được xử dụng những đòn, thế của cương quyền. Luôn luôn nhớ rằng : người xử dụng nhỏ bé, không biết võ, chống lại người to lớn khỏe mạnh.
    Mỗi chiêu thức bao giờ cũng có ba phần, đó là một nguyên lý căn bản của Võ Việt đời Trần, để phân biệt với các võ khác. Đó là : Công, Nghinh, Thủ.
    Nhiều võ phái khác, mỗi chiêu thức của họ chỉ CÔNG không, hoặc NGHINH không, hoặc THỦ không. Nhưng môn võ này là võ Trấn Bắc Bình Nam nghĩa là bảo vệ quốc gia, cho nên :
    ?" Trong thế CÔNG bao giờ cũng kín đáo, không để hở cho địch tấn công vào, như thế là trong thế công có thế thủ.
    ?" Trong thế THỦ bao giờ cũng dự trù một thức phản công, như thế là trong thế thủ có thế công.
    ?" Trong một chiêu, mà chúng ta xuất phát, không bao giờ tấn công trước. Đợi đối thủ xuất chiêu rồi nhân đó phản công. Thế là trong thế công bao hàm chống đỡ, đó là NGHINH.
    4. NỘI CÔNG, KHÍ CÔNG XỬ DỤNG
    Cũng như hầu hết các pho võ thuật tối cổ của tộc Việt: Mỗi pho đều đính kèm phần Nội-công, Khí-công áp dụng. Trong Thuần Chính Thập Nhị Thủ, Công-chúa Thủy Tiên có đính kèm:
    ?" Mỗi Thủ đều có phần Nội-công bắt buộc người luyện phải tập, để có thể sử dụng những chiêu thức sao cho linh hoạt, dẻo dai, thăng bằng và có lực.
    ?" Một phần Khí-công bắt buộc phải luyện mới có thể phát lực. Hơn nữa sau mỗi buổi tập, sao cho cơ thể không mệt mỏi, cùng quy tụ chân khí.
    ?" Muốn luyện Nội-công, Khí-công của Thuần Chính Thập Nhị Thủ phải hội đủ các điều kiện sau:
    · Một là, phải hiểu thấu đáo một trong các kinh Kim-cương, Lăng-già hay Bát-nhã, sau buổi tập dùng quy liễm chân khí. Theo quan niệm các võ học danh gia thời Đông-a (Trần) thì khi luyện võ trong tâm đều nảy sinh ra ác nghiệp: muốn giết, muốn đánh đối thủ. Cái ác tâm đó dần dần tích tụ sẽ sinh ra những phản ứng tai hại trong cơ thể. Sau này được gọi là nhập ma chướng. Cho nên khi luyện Thuần-chính Thập Nhị Thủ phải dùng tinh hoa của ba kinh Kim-cương, Lăng-già và Bát-nhã hóa giải.
    · Hai là, phải biết dẫn khí.
    · Ba là, phải biết điều khí thông qua 12 chính kinh, Kỳ kinh bát mạch, vòng Tiểu Chu-thiên, vòng Đại Chu-thiên.
    Phần này chúng tôi không dịch, không chú giải, vì quá dài. Nếu² biên tập hết, chẳng hóa ra phải soạn một pho Võ-học toàn thư ư? Chúng tôi không có thời gian để làm công việc này. Vì cuộc đời tôi đã dành để viết về năm thời đại oanh liệt của tộc Việt trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Xin độc giả niệm thứ. Tôi hứa sau khi hoàn thành:
    ?" Thời đại Lĩnh Nam
    Thuật vua Trưng cùng 162 tướng khởi binh lập nền tự chủ.
    ?" Thời đại Tiêu Sơn
    Thuật cuộc đánh Tống, bình Chiêm của triều Lý.
    ?" Thời đại Đông A
    Thuật cuộc bình Mông, đời Trần.
    ?" Thời đại Lam Sơn
    Thuật cuộc khởi nghĩa của vua Lê.
    ?" Thời đại Tây Sơn
    Thuật cuộc khởi nghĩa của Tây-sơn và đánh giặc Thanh.
    Bấy giờ tôi sẽ biên tập, dịch bộ Vạn Pháp Quy Nguyên.
    5. HUẤN THỊ TỔNG QUÁT
    Đây chỉ là một võ học bậc trung, không phải là loại tuyệt học, tức võ học tối cao. Tuy nhiên trong cũng có 40% là những có khả năng giết người trong chớp mắt. Nhất là những chiêu điểm huyệt. Các võ sư, huấn luyện viên, giáo sư không nên dạy cho võ sinh cấp nhỏ học. Vì muốn điểm huyệt phải :
    ?" Hiểu rõ 12 kinh mạch, Nhâm, Đốc. Hơn nữa phải học nội công biết phát lực đã.
    ?" Điểm huyệt không trúng, thì rất nguy hiểm cho bản thân.
    ?" Điểm mạnh quá làm đối thủ chết hoặc thành phế tật, thiếu nhân đạo. Dầu đối với kẻ thù.
    ?" Điểm trúng rồi làm sao giải huyệt ?
    Sàigòn, ngày 6 tháng 8 năm 1970
    Trần Đại Sỹ

Chia sẻ trang này