1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

sưu tầm truyện ... gì cũng được (cấm nghĩ và đăng truyện ...)

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi intercops, 05/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. intercops

    intercops Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2004
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    sưu tầm truyện ... gì cũng được (cấm nghĩ và đăng truyện ...)

    Thi pháp White House
    May mà có đệ nhất phu nhân Laura Bush, nếu bà không chịu tiết lộ thì chẳng ai biết đến tài thơ của ông Tổng thống George Bush.
    Đến dự và nói chuyện trong National Book Festival ngày 3.10.2003 ở thủ đô Washington, bà tiết lộ điều mà cử tri nước Mỹ, đồng minh hay kẻ thù của nước Mỹ, hết thảy đều không thể nào ngờ được: Tổng thống cũng biết làm thơ!
    Ai đời cái ông võ biền không ra võ biền, trí thức không ra trí thức ấy mà cũng biết làm thơ, mà lại là làm thơ tình.
    Thì Bush cũng có đi lính, nhưng nhờ thế lực gia đình nên chỉ làm lính kiểng, tà tà trong đội Vệ binh Cộng hoà trên nước Mỹ chẳng bao giờ bị xâm lăng nên chẳng lo chuyện đổ máu hay trở thành... anh hùng tử sĩ.
    Thì Bush cũng tốt nghiệp trường Yale, cái trường lớn thuộc Ivy League, thế nhưng đấy cũng là nhờ thế thần tổ tiên nên chữ nghĩa hay trình độ văn hoá, nghe ra, cũng tiếng... Bush tiếng gì chen nhau thế nào.
    Hồi nước Mỹ chưa bị khủng bố giới ký giả thiếu đề tài chực rình Bush ?oxuất khẩu là sai?, nói tiếng Anh tầm bậy là xông vào bắt lỗi. Tỷ như khi Bush nói ?oanalyzation?, chẳng hạn: tiếng Anh chỉ có ?oanalysis? mà thôi chứ không có chữ ấy. Đó, có lẽ, chính là tiếng... Bush!
    Đến khi chống khủng bố, Bush tha thiết kêu gọi thế giới Ả Rập mở rộng vòng tay ủng hộ thế nhưng lại cao hứng gọi đó là... Crusade, và chính chữ này đã làm thế giới Hồi giáo đùng đùng nổi giận. Nếu Crusade, cuộc chiến do Âu châu Thiên chuá giáo khởi xướng, đã tàn phá vùng Cận Đông từ 8 tới 7 thế kỷ trước thì bây giờ Mỹ cũng muốn gây hấn để tàn phá thế giới Hồi giáo ư?
    Nói chung vì trình độ văn hóa không được cao và nhã cho lắm nên hễ Bush nói một câu thì Bộ ngoại giao Mỹ phải chạy vạy với nỗ lực "damage control" bằng mấy mươi ngàn câu, và giới trí thức Mỹ xem Bush như một người phi... văn hóa: va sử dụng tiếng mẹ đẻ vẫn không nên hình, va đương đầu với một kẻ thù mà chẳng biết gì về kẻ thù ấy, va sách động chiến tranh mà thời trẻ thì lại trốn lính trá hình v.v... Một người như thế thì chẳng nên có mảy may hy vọng nào về thơ văn.
    Thế nhưng bây giờ thì họ biết thêm rằng Bush còn là nhà thơ, bà Bush kể: "President Bush is a great leader and a husband, but I bet you didn''t know he is also quite the poet...Upon returning home last night from my long trip I found a lovely poem waiting there for me." Thế rồi, trong khi Bush dưới ngước mặt nhìn lên, bà từ trên nhìn xuống chậm rãi đọc bài thơ chồng tặng:

    Roses are red
    Violets are blue
    Oh my lump in the bed
    How I''ve missed you."
    Roses are redder
    Bluer am I
    Seeing you kissed by that charming French guy
    The dogs and the cat, they missed you too
    Barney''s still mad you dropped him, he ate your shoe
    The distance, my dear, has been such a barrier
    Next time you want an adventure, just land on a carrier.

    Chuyện là thế này: bà Laura đi Nga và Pháp để Bush ở nhà cô đơn trơ trọi, ngồi nhìn ra cái vườn đầy hoa buồn buồn nhớ nhớ, nên hồn thơ mới dào dạt trong lòng. Nhưng, khoan, cũng phải tạm có vài lời chú giải đã:
    - Rose là hoa hồng, violet là hoa... violet, ông Nguyễn Văn Khôn gọi là hoa đồng thảo nhưng được mấy người biết? Thôi thì giữ nguyên tên hoa violet.
    - Chữ ?olump in bed? thì mới là chuyện khó. Nó khiến không ít người đang chuẩn bị nghỉ hưu hay những kẻ bị đụng xe sắp được bồi thường sáng mắt lên vì nhắc tới chữ ?olump sum?, tức lĩnh trọn gói, lĩnh gộp một lần. Với Bush thì chữ này lại nhắc tới Laura: thay vì gọi vợ là ?ocục cưng của anh?, "con mèo ngái ngủ trên tay anh", Bush gọi Laura là ?oLump in the bed?, tức ?ođống trên giường?. "Đống trên giường của anh", nghe cũng... lãng mạn chán!
    - ?oFrench guy? thì chẳng ai khác ngoài Tổng thống Pháp Jacques Chirac, người đã hôn tay Laura khi bà tới Paris dự hội nghị UNESCO.
    - Barney là con chó cưng của hai người.
    - ?oCarrier? là hàng không mẫu hạm, tức cái tàu thuỷ có nhiều máy bay. Mấy tháng trước Bush đã cưỡi máy bay ra đáp trên cái tàu nhiều máy bay này đón đoàn quân chiến thắng trở về.
    Xong phần tạm chú giải, hãy tạm diễn nôm:

    Hồng đỏ, violet xanh, em yêu
    Trên giường một đống, yêu kiều, nhớ sao
    Hồng càng thắm, anh càng xanh mét, dàu dàu
    Thấy em cho thằng khứa Pháp hôn đầu ngón tay
    Chó mèo cũng nhớ em ngất ngây
    Hài xưa, Barney gặm, lòng đầy trách, than
    Ơi em yêu dấu xa xăm
    Trùng khơi cách trở, là ngăn là rào
    Lần sau du viễn hội nào
    Hãy về trên cái tàu nhiều máy bay


    Xong phần... tạm dịch, ta mới tạm phân tích.
    Về thơ, có lẽ Bush đã đi xa hơn... Bùi Giáng. Bà Thụy Khuê nhận định Bùi Giáng làm thơ thường sử dụng điệp vận, điệp khúc nhưng nhiều chỗ chưa... tới lắm. Thí dụ:

    Thưa em rượu uống bây giờ
    Là trăm năm gục hai bờ tử sinh...

    Thưa em rượu uống bây giờ
    Là thiên cổ lụy còn trơ bên mình?

    Thưa em rượu uống bây giờ
    Là trong lát nữa lên bờ đuổi ma...

    Bà Khuê luận, đại ý, muốn ?ođiệp? thì khúc sau phải mạnh và sắc hơn khúc trước thì thơ mới... tới. Tỷ như 2 lên 2.5, rồi 2.5 lên 3, rồi 3.5 lên 4; đằng này nếu cứ 2, 2, 2 mãi như thể tân binh đi đều bước thì chán bỏ mẹ, và nói như vậy thì Bush đã vượt qua khiếm khuyết này:

    Roses are red
    Violet are blue
    Oh, my lump in the bed
    How I?Tve missed you
    Roses are redder
    Bluer am I

    Thoạt đầu những đóa hồng chỉ mới ?ored?, sau đó nó ?oredder?. Thoạt đầu Bush thấy những đóa violet màu ?oblue?, sau đó Bush thấy mình ?obluer?, thế nhưng cái sự nâng cấp của Bush mới càng cao cờ, đi từ số nhiều sang số ít "Violets are blue ?"> Bluer am I", và chỉ nâng lên sau khi nhà thơ nhắc tới Laura yêu kiều, như là một "đống trên giường".
    Tuy nhiên nói như Bùi Giáng, dịch thơ là điều ?okhảm kha?: dịch theo lối "trực dịch" mà người ta bàn cãi ầm ĩ trên talawas dạo nọ, biến chữ "bluer" -- bi ai hơn -- thành ?oxanh hơn? thì dễ gây hiểu nhầm, nhất là khi trước đó hình ảnh của Laura lại lù lù ?omột đống trên giường?.
    Là vì chữ ?oxanh? trong ngôn ngữ ta có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tỷ như chữ ?oxanh? trong bài ca ?oDựng lại màu xanh? của Việt Dzũng:

    Rừng xanh, xanh ngắt con sông dài
    Trời xanh, xanh cánh chim ngàn khơi
    Biển xanh, xanh sáng chân trời mới
    Xanh lên niềm ước mơ
    Xanh thơ dại mái đầu...

    Trong mấy câu thôi, hát chưa kịp mỏi miệng mà chữ ?oxanh? đã chuyển từ ?ogreen? sang ?oblue?, từ ?oblue? rang ?ogreen?, chưa nói là ?oblue? và ?ogreen? còn biến hình ở nghĩa đen và nghĩa bóng.
    Phong phú vậy mà ở đây chữ ?oxanh? của nhạc sĩ Dzũng chưa đá động gì tới cái sự xanh xao gọi là ?opale?, là điều rất dễ khiến Bush ta bị hiểu lầm. Dễ làm người ta nghĩ rằng bà vợ Laura thì lù lù ?omột đống trên giường? còn Bush thì "xanh quá là xanh", xanh hơn cả violet thì hơi oan: lúc đó Laura đi Pháp dự hội nghị UNESCO, được Chirac ôm tay hôn, có ở nhà đâu để Bush xanh theo hướng này?
    Hồng đỏ, rồi đỏ hơn ?" redder ?" ấy là chuyện thường. Còn Bush mà... bluer, ?oxanh hơn?, thì đích là tâm hồn ông ta đang gặm nhấm một nỗi buồn ngày càng bành trướng, cái nỗi buồn xa vợ. Và vì thế chúng ta có thể tạm phân tích như sau: thoạt đầu tác giả rất lãng mạn, vợ mình đi dự mấy hội nghị quốc tế xa xôi, mình mình ở lại trong dinh tổng thống cô đơn quạnh quẽ, tức tình sinh cảm hứng, thế là thơ nở đầy hoa, hoa đỏ, hoa xanh.
    Nhưng rồi Bush cũng trở về với con người thực của mình, con người võ biền, con người từng minh định với cả thế giới: ?oHoặc theo ta. Hoặc chống lại ta?. Xem ti vi thấy ?othằng khứa Pháp? Chirac cầm tay vợ mình hôn thật say đắm thì thơ của Bush tự nhiên đổi giọng: bông hồng đỏ, bông violet xanh biến đi đâu mất tiêu, chỉ thấy Bush buồn thảm hơn để rồi, tự dưng, trong thơ lại xuất hiện toàn... chó với mèo.
    Đầu tiên chó mèo chỉ ?onhớ?, sau đó nó còn ?ogiận? và cắn nát đôi hài của Laura. Nhớ thì chó mèo chung chung, mà cắn giày thì là con chó Barney cụ thể, Bush ta ghen với Chirac hay chăng?
    Với Bush thì Chirac là kẻ thù không chung một.... vùng Vịnh đầy dầu lửa. Hết kiếp này thì Bush khó mà tha thứ cho tay đạo đức giả ấy được. Chirac phản đối nghị quyết đánh Iraq này. Chirac phản đối nghị quyết tái thiết Iraq này. Chirac đòi Mỹ chia quyền cai trị ở Iraq này. Mấy tuần trước đó Bush đã ra trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc xỏ lá Chirac dăm ba câu rửa hờn, bởi vậy khi làm thơ, vừa dứt xong chữ ?othat charming French guy? lại thấy chó và mèo nối đuôi đi vào:

    ... that charming French guy
    The dogs and the cat...

    Nhưng như vậy cũng chưa... tới. Nói như Hồ Chí Minh:

    Nay ở trong thơ nên có thép
    Nhà thơ cũng phải biết xung phong

    thì ở đây, để phải cảnh cáo và dằn mặt Chirac , Bush lại chủ trương ?onay ở trong thơ nên có hàng không mẫu hạm?.
    Bởi vậy, dù gọi Chirac là ?othằng Pháp quyến rũ?, Bush vẫu cáu sườn nhắn gửi rằng ta đây bao giờ vẫn mạnh, vẫn có hàng hàng lớp hàng không mẫu hạm chưa sử dụng đến nên không hề ngán:

    Kỳ sau du viễn hội nào
    Hãy về trên cái tàu nhiều máy bay

    Đó là tổng thống, một kẻ ?onhớ vợ thành thơ?, và nhớ tới cỗ máy chiến tranh khổng lồ mà mình, trên danh nghĩa, là tổng tư lệnh tối cao. Trong khi đó, kẻ thực sự cai quản sự vụ ?otàu nhiều máy bay? này lại là Rumsfeld, thì lại, thường xuyên hơn, ban nhật lệnh hay họp báo... thành thơ.
    Không rõ hai con người đầy quyền lực, làm chấn động cả thế giới bằng hai cuộc đại chiến mở đầu cho thế kỷ 21, có quan trọng hoá cái sự làm thơ của mình hay không?
    Hình như Mỹ khác ta nên chẳng thấy ai ?ophê bình? ai, trừ mấy nhà báo tán chuyện, muốn giúp người Mỹ thảnh thơi đầu óc sau những bản tin căng thẳng về cuộc chiến chống khủng bố. Chẳng trách với ta, vốn thường xưng là một ?onước thơ?: nếu in được tập thơ thì tác giả nào cũng nằng nặc gởi tặng và nằng nặc yêu cầu người ta viết bài tán dương, gọi là ?ophê bình?, và có được lời tán dương kia rồi thì nằng nặc đòi chỗ này phải đăng, chỗ kia phải trích chỉ để quảng cáo tài thơ.
    Người Mỹ khác nên chẳng thấy hai nhà lãnh đạo làm thơ thể hiện tinh thần bác-chú. Họ mà quan trọng hoá cái sự làm thơ -- khư khư rằng lãnh tụ phải là người chu toàn, vừa biết làm kinh tế, biết làm ngoại giao, biết đánh giặc và cũng biết làm thơ -- hẳn kẻ ở Ngũ giác đài đã mang tập thơ hay đĩa nhạc CD đi biếu tặng, rồi ở Toà bạch ốc, sau khi nhận được, lại đáp trả theo đúng truyền thống bậc lãnh đạo của ?onước thơ?, đại loại:

    Cám ơn chú tặng bác quyển thơ
    Bác đọc quyển thơ suốt mấy giờ
    Muốn bác phê bình, khó nói nhỉ
    Bài hay xen lẫn với bài vừa...

    Hẳn nhiên, trong cái quan hệ đó thì kẻ làm thơ bề trên phải là nhà thơ số một, chỉ làm toàn thơ hay, thơ ?osoi đường? và thơ ?omở lối?. Còn kẻ làm thơ bề dưới, vì chưa chu toàn như là chủ tịch nên ngoài mấy bài hay cũng có chen lẫn dăm ba bài ?ovừa?.
    Dĩ nhiên, đó là thơ ta, của một chủ tịch xưng bác, tặng cho một thứ trưởng xưng chú. Người Mỹ thì chú hay bác gì cũng là ?ouncle? tất tật, thật là trung tính, chả biết nếu nhiễm cái máu ?olãnh tụ làm thơ? đó, họ sẽ biếu tặng và phê bình lẫn nhau như thế nào đây?
  2. intercops

    intercops Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2004
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    (tiếp tục)
    30 NĂM? XÓM TÔI (truyện nhiều kỳ)
    [1. Chuyện ông Trọng]
    Xóm tôi là một liên kết các con ngõ nhỏ, chằng chéo xiên xẹo, đan vào nhau như mạng nhện. Xóm tôi có nhiều chuyện vui.
    Nằm về cuối xóm, là dãy chuồng xí (toilet) công cộng, gồm ba buồng. Toàn bộ cư dân xóm tôi dùng chung ba buồng chuồng xí này. Ở cánh cửa buồng chính giữa, ai đó viết lên một câu lục bát:
    ?oCơm thơm độn rặt là ngô
    Ăn rồi lại ỉa một lô *** vàng?
    Xã hội bao cấp, thực đơn trăm nhà như một, bởi vậy, thứ thải ra cũng giống hệt nhau. Thời kì này *** cũng mặc đồng phục. Khi đó, tôi không hề biết là *** cũng có nhiều mầu. Với tôi (cũng như hầu hết mọi người) *** là mầu vàng. Nhưng chớ có tưởng bở, rằng *** ?omonotone?, rằng thực phẩm đạm bạc thì mùi *** sẽ hiền hoà. Con người với tất cả tính năng ưu việt của nó, dù ăn gì cũng cho ra sản phẩm có chất lượng vô cùng hung hãn. Bụng người mà.
    Gắn liền với dãy chuồng xí này là một ông già hình dong cổ quái, mắt chột lưng gù, râu ria xồm xoàm. Tên ông là Trọng. Bọn trẻ con chúng tôi gọi ông là ?oông Trọng pác?. Chả hiểu sao ông lại có cái tên như thế. Nhà ông Trọng ?" gọi là nhà cho oai, thực chất nó chỉ là một túp lều ?" đối diện nhà tôi, hơi chếch về bên trái.
    Ông Trọng biết rất nhiều nghề. Trong xóm, ai thuê làm gì ông cũng làm. Dọi lại mái nhà, sửa cái chân ghế, gánh nước ? v.v. Nhưng thu nhập chính của ông Trọng là quét dọn dãy chuồng xí đó. Một ngày dọn hai lần, sáng-chiều. Một tháng, mỗi hộ gia đình phải trả ông một hào [1].
    Ông Trọng nghèo lắm, nghèo hơn mức nghèo chung khi đó nhiều. Ông sống độc thân, không vợ con, họ hàng. Ông nuôi một con chó và không đặt tên cho nó. Tôi thấy ông gọi nó là ?ocon?, xưng ?obố?. Bọn trẻ chúng tôi rất sợ con chó này, nó béo như một con lợn, đã thế còn trụi lông vì ghẻ.
    Không những chỉ sợ con chó, chả hiểu vì lí do gì chúng tôi còn rất sợ ông Trọng. Đứa nào khóc nhè hay nhõng nhẽo lười ăn, bố mẹ chúng chỉ việc mang ông Trọng ra doạ. Lập tức, đứa nào đang khóc liền nín bặt, đứa nào nún cơm thì nuốt vội nuốt vàng.
    Việc ngày hai lần dọn ba buồng chuồng xí, nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực chất không như vậy. Dân xóm tôi có thói quen là không chịu đi trúng mục tiêu, họ cứ thích tương bừa ra bên ngoài. Nó luôn luôn bẩn. Vào ngồi chừng năm phút (nhất là mùa hè), đi ra, mùi *** ám vào người. Bởi vậy, mỗi lần dọn là một lần khổ ải cho ông Trọng. Nhưng không mấy khi ông phàn nàn về điều đó. Điều ông Trọng hay phàn nàn (với bố tôi) là, ông không dễ gì thu được cái món tiền công ít ỏi. Đi lấy tiền công lao động mà cứ như đi xin. Mà không phải cứ khúm núm xin xỏ là xong, có gia đình không đánh giá cao sự khúm núm, nên họ kiên quyết không trả. Ông Trọng có điên tiết lên chửi thì họ chửi trả, còn tiền thì đừng hòng, dứt khoát họ không đưa.
    Thông thường, ông Trọng chỉ thu được hai phần ba số tiền mà lẽ ra ông phải có. Tức nước ắt vỡ bờ, có một lần ông Trọng đình công. Ông đình công được chừng hai hôm thì cả xóm nhốn nháo. *** đã ngập lên, không còn chỗ mà đặt chân. Có người đã phải đi vào túi ni-lon (nên nhớ đây là một sự xa xỉ, bởi thời đó, túi ni-lon rất hiếm, có thể bán hay dùng vào nhiều việc khác), rồi ban đêm lén lút quẳng ra đường cái.
    Đến ngày thứ ba thì có mấy nhà thương thuyết (những chủ gia đình tương đối sòng phẳng với ông Trọng) xuất hiện, họ thuyết phục ông Trọng đi làm. Nhưng vô ích.
    Tình hình tưởng như bế tắc thì sang ngày thứ tư, ông Trọng đi làm lại. Sở dĩ ông Trọng đi làm vì bố tôi thuyết phục được ông. Vốn dĩ ông Trọng rất nể bố tôi, vì bố tôi là một nhà thơ, hơn nữa bố tôi rất sòng phẳng và hào phóng.
    Sau cái buổi sáng ông Trọng đi làm lại, ở ngoài khu chuồng xí, mọi người tụ tập đông như trẩy hội, cười nói râm ran. Họ xếp hàng rồng rắn, rất thứ tự (có người nhịn đủ ba hôm, vì họ không dám chơi sang đi vào bịch ni-lon). Ai đến trước, ỉa trước. Ai đến sau, ỉa sau. Hình như con người khi vui vẻ thì có xu hướng trở nên lịch lãm.
    Để giúp ông Trọng bớt cực nhọc, bố tôi viết lên cánh cửa buồng chuồng xí một câu lục bát khá hay, bằng sơn đỏ:
    ?oỉa sao đúng lỗ mới tài
    ỉa chệch ra ngoài kĩ thuật còn non?
    Ngay ngày hôm sau, xuất hiện bên dưới câu lục bát của bố tôi là một câu lục bát họa lại, hay không kém, bằng phấn học sinh:
    ?ocòn non thì mặc còn non
    đi trật vài hòn thì đã làm sao??
    Đúng là khí độ của một dân tộc có truyền thống thi ca.
    Mấy năm sau cái vụ đình công thì ông Trọng chết. Ông chết trong nhà bốn hôm người ta mới phát hiện ra. Ba hôm ông Trọng không đi làm, khu chuồng xí lại ngập ngụa, tình hình bi đát không kém gì vụ ông đình công. Mọi người cứ tưởng ông Trọng lại giận dỗi gì, họ cử mấy nhà thương thuyết vào tìm ông Trọng để điều đình, lúc đó họ mới phát hiện ông Trọng đã chết.
    Cũng may, nếu cư dân xóm tôi không có thói quen ỉa bậy, nếu như cái chuồng xí công cộng kia không ngập ngụa lên, không bốc mùi khắp xóm, thì có lẽ còn lâu mọi người mới phát hiện ra ông Trọng đã chết. Vì cái xác ông không bốc mùi.
    Trong nhà ông Trọng không có gì đáng giá ngoài môt cuốn sổ tiết kiệm, số tiền trong đó đủ để sửa cho ông cái lễ hậu sự tử tế. Con chó trụi lông và béo như lợn của ông Trọng được cắt tiết để đám phu đòn và một số chức sắc trong xóm đánh chén một bữa linh đình.
    Đất nước thống nhất 30 năm. Đất nước tiến hành công cuộc đổi mới cơ cấu kinh tế gần hai mươi năm. Cuộc sống thay da đổi thịt từng ngày. Xóm tôi cũng vậy, thay đổi về cơ bản. Không còn một mái nhà lá. Nhà nào thấp nhất cũng ba tầng bê-tông. Tất nhiên, nhà nào cũng có toilet riêng. Cái dãy chuồng xí ba buồng năm xưa không có lí do tồn tại. Nó đã hoàn thành sứ mạng lịch sử. Trên khu đất đó, giờ đây mọc lên một toà nhà khang trang, công năng của nó là trụ sở uỷ ban nhân dân phường.
    Giờ đây, mỗi khi có việc tới uỷ ban phường, tôi luôn bồi hồi nhớ về dãy chuồng xí năm xưa, cả cái mùi hung hãn thân thương, lẫn nhân vật gắn liền với nó ?" ông Trọng ?opác?.
    ----
    [1] tương đương với một ngàn đồng bây giờ

  3. intercops

    intercops Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2004
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Năm gà, lại nói chuyện con gà
    Bạn đọc thân mến,
    Thấm thoắt mà năm khỉ đã qua, năm gà đã đến. Năm khỉ thì lắm chuyện. Nhìn lại thế sự suốt năm qua, rõ là vậy. Năm gà thì sao? Tôi chẳng dám tiên tri. Vốn là người phàm, tôi chẳng dám lạm bàn chuyện tương lai. Nhân chút sảng khoái trong tiết trời xuân, tôi chỉ xin thuật lại cùng bạn đọc dăm ba chuyện về con gà mà mới hôm qua đây tôi vừa trao đổi với một anh bạn hiền bên đôi chai rượu. Cuộc đàm thoại ấy không có gì là nghiêm trọng, nhưng có dăm ba điều tôi lấy làm thích thú, bây giờ ngồi nhớ lại còn thấy vui.
    *
    Cuộc đàm thoại bắt đầu thú vị từ lúc tôi chợt yêu cầu anh bạn hiền kể cho nghe vài chuyện gà chơi vui. Anh kêu lên:
    - Thôi đi! Kể chuyện gà khó lắm...
    - Bạn hiền nói sao? Kể chuyện gà thì khó à? Sao lại khó?
    - Chuyện khỉ thì lắm, chứ chuyện gà thì được bao nhiêu! Có mấy ai thèm đem con gà vào văn thơ...
    - À... ra thế! Quả là trên thế gian này chẳng có mấy chuyện gà. Trong mùa tết nhất này, tôi chỉ nhớ ngay đến câu: "Con gà cục tác lá chanh..." Còn bạn thì nhớ được câu nào không?
    - "Gà cãi nước sôi"... "Cổ gà cãi dao phay"...
    - Ôi, cái gì mà nghe ghê thế! Đầu năm, ai lại nhắc đến những câu ấy làm gì?
    - Ghê cái gì mà ghê, chứ không có nước sôi với dao phay, thì làm sao mà "cục tác lá chanh"?
    - À, thì ra vậy! Nhưng bạn có nhớ chuyện gà nào hay ho không?
    Sau mấy cốc rượu nếp và mấy cái củ kiệu, bạn tôi lên tinh thần:
    - ... Ông Jean de La Fontaine có viết bài ngụ ngôn "La Poule aux oeufs d''or"...
    - À, con gà mái đẻ trứng vàng đấy mà! Chuyện ấy cũ rồi, ai mà chẳng biết. - Còn nhớ à?
    - Sao lại không! Anh chàng kia có con gà mái mỗi ngày đẻ một quả trứng vàng. Sướng quá, chàng ta tưởng tượng trong bụng con gà mái có cả kho vàng, rồi nôn nóng mổ bụng con gà mái ra để hốt vàng. Nào ngờ con gà mái chết tốt, mà chẳng có cái gì trong bụng cả. Thế mới biết, ở đời chớ có tham lam quá trớn. Thôi đi! Cũ rích. Có nhớ chuyện nào hay hơn không? Không hả? Thì cứ khui thêm chai rượu đỏ. Biết đâu chừng ta lại nhớ ra cả khối chuyện gà hay ho đấy...
    Chai rượu nếp hết béng. Một chai rượu đỏ được khui ra. Anh bạn hiền của tôi thích chí ra mặt:
    - À hèm... Tôi nhớ lại chuyện này:
    Ngày xửa ngày xưa, có một con gà trống đứng trên đống rơm gáy vang vang. Một con cáo đi ngang qua, thấy thế mới bảo: "Thưa ngài, tướng mạo ngài rất phương phi. Tôi chưa bao giờ thấy ai uy nghi lẫm liệt đến thế. Giọng của ngài lại thật là hùng tráng, chẳng ai sánh bằng, ngoài trừ thân phụ của ngài. Tôi còn nhớ, thuở sinh tiền, cụ gáy hay hơn ngài bây giờ, chỉ vì cụ vừa gáy, vừa nhắm mắt lại để tập trung hết sức..." Con gà trống bèn đáp: "Tưởng gì chứ việc ấy thì chẳng có gì khó." Nói xong, con gà trống nhắm tít mắt lại, gân cổ lên gáy. Con cáo liền chồm lên chộp lấy con gà trống, chạy vào rừng...
    - Thế là tiêu đời con gà trống!
    - Không, chưa hết. Nghe tiếp...
    ... Bọn tá điền thấy thế mới la toáng lên, vác gậy, xua chó rượt theo bén gót. Con gà trống nói với con cáo: "Bọn chúng thật là vớ vẩn. Tôi đã đồng ý nạp mình cho ngài rồi, mà cớ gì bọn chúng lại làm ầm lên thế! Ngài hãy la lên cho bọn chúng biết rằng tôi đã thuộc về ngài, và bảo bọn chúng xéo đi!" Con cáo nghe có lý, bèn hả mồm ra để nói, thì con gà trống liền phóng đi, bay lên cây, thoát nạn. Con cáo ngồi dưới gốc cây, tự nguyền rủa cái mồm của mình là đã nói lúc không đáng nói. Nghe thế, con gà trống thốt lên: "Cặp mắt của tôi cũng dại chẳng kém cái mồm của ngài. Lúc cần nhìn, mà chúng nhắm lại. Nếu có chết thì cũng đáng đời..."
    - Chuyện này thú chứ nhỉ! Chuyện đã xưa lắc, mà còn khối người chưa chịu học đấy. Hàng ngày tôi vẫn thấy nhiều người mắt thì cứ nhắm lại, mà miệng thì cứ nói oang oang, vừa giống con gà trống, lại vừa giống con cáo mắc lỡm...
    - Đấy! Thế đấy... Chuyện vừa kể là chuyện ngụ ngôn của Tây. Rượu này ngon quá, làm tôi chợt nhớ thêm một chuyện ngụ ngôn của Tàu, trong Nam Hoa Kinh của Trang Tử. Chuyện "Nuôi gà đá":
    Tuyên Vương sai Kỷ Sảnh nuôi gà đá.
    Được mười hôm, vua hỏi. Kỷ Sảnh thưa: "Chưa được, gà hăng lắm! Chưa thấy gà khác, nó đã muốn đá rồi!"
    Cách mười hôm nữa, vua hỏi. Kỷ Sảnh thưa: "Chưa được, gà còn hăng! Mới thoáng thấy bóng gà khác, nó đã muốn đá rồi!"
    Cách mười hôm nữa, vua hỏi. Kỷ Sảnh thưa: "Chưa được, gà còn hơi hăng, trông thấy gà khác đến gần, nó đã muốn đá rồi!"
    Cách mười hôm nữa vua lại hỏi. Kỷ Sảnh thưa: "Được rồi! Gà bây giờ thấy gà khác đến gần, nó cũng đứng im lìm, trông như gà gỗ, mà thực, có đủ các ngón. Gà khác trông thấy nó là đã sợ, phải lùi chạy ngay!"
    - Bạn hiền ơi, chuyện hay quá! Mà cũng thế, có mấy ai học được cái ngụ ngôn của nó! Nhìn quanh, ta cứ thấy toàn những anh sửng cồ, mà chẳng làm ai sợ cả. Cái dũng khí cứ bừng bừng toả ra ngoài, mà bên trong thì cái lá gan cứ... nhỏ xíu... chẳng bằng cái gan gà.
    - Ngày xưa, ở phương Tây, người ta cũng có chuyện ngụ ngôn về cái "dũng" của con gà...
    - Chuyện của Aesop đấy phải không? Phải câu chuyện con sư tử sợ con gà không?
    - Đúng vậy. Mà anh còn nhớ không?
    - Để tôi ráng nhớ... Cụng ly một phát đã chứ! Nào... Như vầy nhé...
    Con sư tử không hài lòng với cách Prometheus đã sáng tạo ra nó. Ngài đã làm cho nó rất to lớn, đẹp đẽ, với răng nanh bén và những chiếc móng sắc, và mạnh mẽ hơn tất cả cầm thú. Nhưng nó lại sợ con gà trống. Một hôm, nó phàn nàn cùng Prometheus về điều ấy. Prometheus bèn khiển trách nó rằng: "Cớ sao ngươi lại phàn nàn. Muôn loài chẳng có con vật nào là hoàn hảo. Trong số đó, ngươi lại được đứng vào hàng... lãnh đạo. Ngươi chỉ sợ có mỗi con gà trống mà thôi, thì còn muốn gì nữa?" Thế nhưng, con sư tử vẫn không ngớt ấm ức. Thế rồi nó tình cờ gặp một con voi đang vẫy tai không ngừng. Nó chế giễu: "Anh voi này, anh nóng nực hay sao mà quạt mãi thế?" Con voi đáp: "Đâu phải tôi nóng nực, mà tôi sợ mấy con muỗi..." Con sư tử đáp: "Anh to lớn đến thế mà lại sợ mấy con muỗi sao?" Con voi càu nhàu: "Sợ chứ sao không? Vì chúng có thể chui tọt vào hai lỗ tai của tôi và đốt trong ấy thì làm sao tôi chịu nổi?" Con sư tử nghe thế thì thích lắm, tự nhủ rằng mình cũng không có gì phải cảm thấy nhục khi sợ con gà trống, vì con gà trống tất nhiên phải mạnh hơn con muỗi, nên đáng sợ hơn con muỗi.
    - A ha... Thú quá! Nhưng theo ông Aesop thì thực sự tại sao con sư tử sợ con gà trống?
    - Ông ấy không giải thích gì cả. Tôi cũng thắc mắc ở chỗ ấy. Con voi sợ con muỗi chui vào lỗ tai. Chứ con sư tử thì cớ gì mà sợ con gà trống? Cái dáng vẻ uy dũng của con gà trống cùng lắm là làm say mê mấy con gà mái và làm khiếp hãi mấy con chim sẻ là cùng...
    - Tôi đoán rằng con sư tử sợ mấy con gà trống vì chúng gáy vang vang vào lúc con sư tử cần nghỉ ngơi, và kêu quang quác lúc con sư tử đang rình mồi. Cũng giống như các ông lãnh đạo sợ những anh nhà văn nhà thơ dissident vậy.
    - Có lý đấy chứ! Thế thì... cụng thêm một quả nữa nhé. Nào...
    - À hèm... Vậy thì con gà cũng là đề tài của lắm chuyện hay, chứ đâu phải chỉ có "cục tác lá chanh"...
    - Đấy... Cứ rượu vào, thì... gà lại ra!
    - Mà này, anh nghĩ thế nào về chuyện "con gà có trước quả trứng, hay quả trứng có trước con gà"?
    - A... Chuyện ấy nghe qua thì tưởng là "triết lý", mà xét lại thì... nhảm quá.
    - Sao lại nhảm? Anh giải đáp được sao?
    - Chẳng cần phải giải đáp, vì nó nhảm ngay từ cách đặt vấn đề.
    - Nhảm thế nào?
    - Này nhé... Lại phải dài dòng rồi đây... Trước hết, xét trên chữ nghĩa, thì chữ "gà" không nói rõ là gà trống hay gà mái, còn chữ "trứng" lại không nói rõ là trứng con gì. Vậy, nếu đó là gà trống, thì nó không đẻ được trứng, nên nó phải chui ra từ quả trứng do con gà mái đẻ ra. Còn nếu quả trứng không phải là trứng gà, thì câu chuyện lại càng rắc rối rất nhảm nhí...
    - Không phải trứng gà, thì sao lại nở ra con gà?
    - Ấy, rắc rối thế đấy. Này nhé... Lại phải giở "khoa học" ra rồi đây... Trước hết, con gà mà anh đem ra nhậu là con gallus domesticus và quả trứng của nó là gallus prezygoticos. Con mái gallus domesticus phải kết hợp với con trống gallus domesticus thì mới đẻ ra quả gallus prezygoticos có khả năng nở ra con gà. Cho nên con gà mái "cô đơn" thì có trước quả trứng do nó đẻ ra, nhưng quả trứng ấy chỉ để làm ốp-la, chứ không thể có trước bất cứ con gà nào khác. Kế đến, theo nghiên cứu khoa học, thì con gallus domesticus là hậu duệ của con archaeoteryx, một giống khủng long bay, có răng nhọn và có móc ở đầu cánh, hiện diện vào thời Jurassic, cách đây hơn 150 triệu năm. Trước con archaeoteryx chừng 75 triệu năm, vào thời Triassic, lại có con protoavis texenis, và con chim tương cận nhưng không có răng là con confuciusornis, ở phía Bắc Trung Hoa. Các nhà khoa học hôm nay đồng ý với nhau rằng tổ tiên xa xưa của con gà nhà là một giống khủng long. Điểm tương cận quan trọng là cả hai đều... đẻ trứng. Chao ôi... còn nhiều chuyện rắc rối nữa. Nhưng nói gọn, con gà hôm nay là kết quả của một lịch sử tiến hoá dài nhiều triệu năm, phát sinh từ những tổ tiên có hình hài hoàn toàn khác. Những dị biến về nhiễm thể, những tác động của môi sinh, vân vân, dẫn đến những sự thay đổi khủng khiếp dọc theo quá trình tiến hoá...
    - Nói tóm lại, con gà không phải chỉ đơn giản là nở ra từ quả trứng gà...
    - Đúng vậy. Thử tưởng tượng từ một sinh vật đơn bào biến thành đa bào, từ một sinh vật sống dưới nước bò lên sống trên cạn, sinh con, rồi lại đẻ trứng, rồi trải qua bao nhiêu lần "hoá thân", thì mới có con gà nằm trên bàn nhậu. Thì sao lại đặt vấn đề đơn giản là "con gà có trước quả trứng, hay quả trứng có trước con gà"? Ta chỉ có thể nói rằng nếu có một quả trứng nở ra con gàđầu tiên, thì quả trứng ấy không phải của con gà, mà của một sinh vật gì đó chưa phải là gà, một giống "tiền-kê" nào đó. Và do đó, quả trứng ấy cũng chưa phải là quả trứng gà, mà là quả trứng của con "tiền-kê" nào đó. Và cũng do đó, con gà đầu tiên cũng không chắc đã là gà, mà là một biến dạng của con "tiền-kê" ấy.
    - Thế nhưng, từ trước đến giờ tôi lại tin rằng Thượng Đế lấy đất thó nặn ra con gà trống, rồi rút một cái xương sườn của con gà trống, nặn thành con gà mái, cho chúng có bạn. Rồi con gà mái dụ dỗ con gà trống đạp mái. Rồi con gà mái đẻ ra quả trứng đầu tiên trong vũ trụ... Vậy, con gà trống có trước, rồi đến con gà mái, rồi đến quả trứng, và câu chuyện tiếp diễn...
    - Anh làm tôi cười muốn chết... Lối suy diễn của anh còn tệ hơn cả lối "bói gà" nữa...
    - "Bói gà" là thế nào?
    - Cũng giống như "bói Kiều" vậy. Nghĩa là giở sách ra và... bói. Như thế này: có một nhóm người đã chứng minh hùng hồn rằng con gà có trước quả trứng bằng cách giở từ điển Merriam-Webster Collegiate Dictionary ấn bản 2001 ra để... bói. Kết quả là chữ "chicken" xuất hiện ở trang 232, rồi chữ "egg" xuất hiện ở trang 398. Vậy, con gà có trước quả trứng!
    - Nhưng lối "bói gà" ấy còn thiếu "khoa học" hơn thí nghiệm sau đây: vào thứ Hai, ngày 3 tháng Tư, năm 2003, một phụ nữ Hoa-kỳ tên là Alice Shirrell Kaswell đã đến Bưu Điện Harvard Square tại Cambridge, Massachusettes, để gửi hai bưu phẩm gồm một con gà và một quả trứng, từ Bưu Điện ấy đến Bưu Điện James A. Farley ở New York City, cạnh nhà ga Penn thuộc khu Manhattan. Cả hai bưu phẩm đều được gửi Express Mail theo đúng thủ tục International Safe Transit Association Test Procedure 1A. Cả hai bưu phẩm được gửi cùng lúc, đúng 9 giờ 40 sáng ngày hôm ấy. Ngay sau đó, bà Kaswell đáp chuyến xe lửa từ ga Harvard Square đi đến ga Penn, khoảng cách chừng 200 dặm. Bà chỉ mất vài tiếng đồng hồ là đến ga Penn, và đi ngay đến Bưu Điện James A. Farley để chờ kết quả. Bưu Điện này làm việc 24 giờ mỗi ngày. Suốt ngày hôm ấy, cả hai bưu phẩm đều không đến. Suốt ngày hôm sau, cả hai cũng không đến. Sang thứ Tư, ngày 5 tháng Tư, năm 2003, thì con gà đến lúc 10 giờ 31 sáng. Và quả trứng đến lúc 9 giờ 37 tối, sau con gà hơn 11 tiếng đồng hồ. Kết luận: con gà có trước quả trứng!
    - Thật là một chuyện đùa...
    - Không phải chuyện đùa đâu. Chuyện có thật 100%, và đã được thuật lại chính xác từng chi tiết, kèm những photo làm bằng chứng, đăng trên website
    - Thật sao? Không thể tưởng tượng nổi... Chơi như vậy là quá điên, mà thật là thú vị. Thế rồi dư luận ra sao?
    - Dư luận thật sôi nổi. Đa số cười muốn vỡ bụng. Nhưng có một bà tên là Willa Bandler đã viết thư đăng báo, khiển trách bà Kaswell là đối xử tàn ác với con gà, hành hạ nó trong cái ***g gà không ăn uống suốt hai ngày trời!
    - Vậy thì lạc đề mất rồi!
    - Lạc đề chứ sao. Làm mất vui cả. Nhưng dẫu sao hành động của bà Bandler chứng tỏ bà ấy cũng muốn con gà đến trước quả trứng chừng nào tốt chừng ấy, để nó bớt chịu đựng đau khổ...
    - Bạn làm tôi cười muốn sặc cả rượu...
    - Vậy thì mình lại cạn ly thêm một lần nữa cho hết chai này... Tết đến rồi. Hết năm con khỉ rồi. Ta hãy uống để chào đón năm con gà...
    *
    Bạn đọc thân mến,
    Câu chuyện trao đổi về gà giữa anh bạn của tôi và tôi là thế, đủ giúp chúng tôi làm cạn đôi chai rượu nhân lúc xuân đến. Sau cuộc rượu, tôi rảo bước về nhà với cảm giác lâng lâng, và thấy con gà trở nên một sinh vật thú vị hơn, chứ không chỉ là "cục tác lá chanh". Chứ không phải nó đã đẻ trứng vàng ư? Chứ không phải nó khôn hơn con cáo ư? Chứ không phải nó có cái dũng của thánh nhân ư? Chứ không phải nó làm cho con sư tử phải sợ nó ư? Chứ không phải nó chỉ đẻ ra một cái trứng mà cũng đủ làm con người nghĩ ngợi mông lung mãi ư?
    Vậy thì, chắc năm mới sẽ là một năm thú vị.

  4. intercops

    intercops Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2004
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Con khỉ có thể dạy ta được điều gì chăng?
    Bạn hiền,
    Hôm qua bạn bảo tôi "năm nay là năm con Khỉ, hèn gì thế giới này suốt năm lắm trò nhố nhăng!" Vì quá bận rộn, nên nghe bạn nói thế, hôm qua tôi chỉ ậm ừ cho qua chuyện. Hôm nay tôi quyết giở lại chuyện con khỉ ấy. Sao? Bạn nói gì? Bạn không thích nói chuyện con khỉ à? Sao bạn lại nói thế? Con khỉ có tội tình gì mà bạn ghét nó đến thế? Nhố nhăng hay không là chuyện con người chứ! Bạn không nhớ có một lần tôi đã kể bạn nghe câu chuyện con khỉ đột sợ thoái hoá thành con người ư? Một lần khác tôi cũng đã kể bạn nghe câu chuyện con người có thói bắt chước còn nhố nhăng hơn cả con khỉ, bạn quên rồi sao?
    Khổ quá, loanh quanh rồi bạn lại vẫn cứ chê con khỉ! Chứ bạn không biết có bao nhiêu nhà khoa học đã ngày đêm quần quật cố tìm cho ra cái quan hệ tiến hoá giữa khỉ và người sao? Chứ bạn không nhớ người ta còn cố bịa cho ra cái gạch nối giữa khỉ và người hay sao? Vụ giả mạo bằng chứng khoa học vào năm 1912, ở Piltdown, Anh quốc đấy! Anh chàng Charles Dawson hô hoán lên đã tìm thấy hai mảnh sọ người tiền sử, và đem chúng ra để chứng minh cái gạch nối giữa khỉ và người. Chàng Dawson này kết hợp với mấy người khác, kể cả Martin Hinton, thuộc Viện Bảo Tàng Anh Quốc, và cả Sir Arthur Conan Doyle, một nhà tư tưởng nổi danh. Giới khoa học nhân chủng trên thế giới lúc ấy như lên cơn sốt trước cái khám phá vĩ đại. Bao nhiêu giấy mực và nước bọt được đem ra tiêu phí để phân tích, giảng giải cái khám phá vĩ đại. Rồi bao nhiêu hội nghị khoa học, bao nhiêu cuộc trưng bày được tổ chức. Để rồi đến 1953, nhờ những dụng cụ khảo sát tinh vi hơn, giới khoa học mới té ngửa ra khi phát hiện những khúc xương ấy chỉ mới có chừng hơn 600 năm là cùng, chứ chẳng phải có từ thời tiền sử!
    Đấy, bạn thấy không? Con người thiết tha muốn nhận con khỉ làm tổ tiên cho mình biết chừng nào! Nhưng bây giờ chúng ta thử lộn ngược vấn đề, và thử hỏi: liệu con khỉ có thiết tha muốn nhận con người làm hậu duệ của nó chăng?
    Bạn nói sao? Con khỉ muốn thế à? Bạn cho rằng con khỉ phải rất hãnh diện nếu nó tìm ra rằng con người là con cháu của nó à? Bạn nói thế nghe rất có lý. Ai lại chẳng tự hào khi thấy con cháu đời sau càng ngày càng tiến bộ? Nhưng, bạn hiền ơi, tôi muốn kể cho bạn nghe câu chuyện sau đây, rồi mình lại tiếp tục bàn bạc nhé. Câu chuyện này tôi tình cờ nghe một người Cam Bốt kể. Chuyện thú vị quá, nên nghe đã mấy chục năm rồi mà tôi còn nhớ y như mới hôm qua. Tôi kể lại nhé.
    Ngày xửa ngày xưa, có một con người băng qua một khu rừng già. Anh thấy một con khỉ và muốn làm bạn với nó. Anh thử kêu nó, thì ngạc nhiên, thấy nó vui vẻ chạy đến. Anh nói với con khỉ rằng con khỉ là thủy tổ của anh, và vì thế họ nên kết thân với nhau để giúp nhau giữa chốn rừng già đầy nguy hiểm. Con khỉ tỏ vẻ rất vui mừng, vì chưa bao giờ nó gặp một con vật trông giống nó, lại biết nói năng trôi chảy, mà lại còn tự nhận là cháu chắt lâu đời của nó. Con người cũng vui mừng, vì giữa chốn rừng già mà có một con khỉ làm bạn thì vừa đỡ buồn, vừa đỡ sợ. Thế là họ kết bạn với nhau, nắm tay giung giăng giung giẻ, vừa đi vừa trò chuyện.
    "Ôi, biết bao là kỷ niệm đầy ý nghĩa giữa chúng ta!" Con người nói thế với con khỉ, và bắt đầu thêu dệt những câu chuyện về nỗ lực đi cho thẳng lưng, về việc biết làm ra lửa, về chuyện biết mắc cỡ nên phải làm quần áo để mặc, về sự tiến bộ về năng lực trí óc làm cho cái đuôi rụng đi mất... Con khỉ say mê nghe, và rất đỗi tự hào về sự giỏi giang của con cháu mình. Nó hết cười vang vì sung sướng, lại rơi nước mắt vì cảm động. Rồi để tưởng thưởng cho kẻ hậu duệ tài ba tột bậc, nó ra sức hái những trái cây thơm tho để biếu cho con người thưởng thức, và nó đưa anh ta đến những suối nước trong để uống và những hang đá an toàn để nghỉ qua đêm. Cuộc hành trình xuyên qua rừng của con người biến thành một cuộc du ngoạn kỳ thú.
    Thế nhưng, cuộc du ngoạn kỳ thú ấy chưa trọn thì có tai biến xảy đến. Khi họ gần qua hết khu rừng già, đột nhiên có một con cọp xuất hiện từ đàng xa. Con cọp gầm vang lên và phóng về phía họ. Con khỉ níu lấy tay con người, chạy vội về phía một cổ thụ, và hụt hơi ra sức giúp anh ta trèo lên. Con cọp chạy đến gốc cây, thì họ đã kịp ngồi an toàn trên một nhánh cây cao. Con cọp gào thét và cố phóng lên chụp, nhưng nhánh cây cao hơn tầm vuốt của nó. Vừa đói, vừa giận dữ, con cọp gầm rống và cào cấu gốc cây một hồi lâu, rồi quyết định ngồi chờ. Sau khi chờ quá lâu mà không thấy cơ hội nào bắt được "mồi", con cọp đề nghị rằng nếu một trong hai kẻ ở trên cây chịu nạp mạng, thì kẻ kia sẽ được tha để ra đi. Nghe đề nghị ấy, con khỉ bật cười, và bảo: "Ông cháu nhà tôi thà chết chung, chứ chẳng bao giờ phải chịu phục tùng ngài."
    Đêm xuống, con khỉ và con người đều buồn ngủ, nhưng không thể xuống đất được, vì con cọp vẫn ngồi dưới gốc cây, lom lom nhìn lên. Khỉ và người cùng trèo lên cao hơn để tìm chỗ ngủ. Ở trên cây cao thì an toàn, nhưng nếu cả hai cùng ngủ say, lỡ có chuyện gì xảy ra thì không trở tay kịp. Con khỉ đề nghị chia phiên nhau gác và ngủ như thế này: con người ngủ trước đến nửa đêm, con khỉ ngồi gác; rồi đến phiên con khỉ ngủ đến sáng, con người ngồi gác. Con người đồng ý, nằm trên nhánh cây đánh một giấc ngon lành. Đến nửa đêm, con khỉ đánh thức anh ta để đổi phiên. Con người ngồi dậy, ngó xuống đất thấy con cọp đang liếm mép, bèn nghĩ ngợi lao lung lắm. Đến khi con khỉ ngủ say, con người nhớ lại lời hứa hẹn của con cọp, thấy mừng thầm, và quyết định đạp con khỉ rơi xuống đất. Và anh ta làm thật. Anh ta tống cho con khỉ một đạp. Nhưng loài khỉ vốn phản ứng nhanh trong không gian, nên khi rơi lưng chừng, nó dùng đuôi quơ được một nhánh cây, rồi thoăn thoắt trèo lên trở lại, im lặng ngủ tiếp, không nói một lời. Chờ mãi đến gần sáng, con cọp đói, mệt và chán quá, bèn bỏ đi.
    Sáng hôm sau, khỉ và người tụt xuống đất, tiếp tục cuộc hành trình. Chẳng mấy chốc, họ đã ra đến bìa khu rừng già. Lúc ấy, con khỉ dừng lại, nói: "Đấy, anh đã được an toàn. Hãy đi về với con người nhé. Tôi phải ở trong rừng." Con người ấp úng định nói cảm ơn, thì con khỉ đã nói: "Gặp nhau như thế đã vui lắm rồi. Anh cứ về đi. Chỉ xin anh đừng bao giờ nghĩ rằng tôi là tổ tiên anh đấy nhé."
    Bạn hiền ơi,
    Câu chuyện như thế đấy. Bạn thấy thế nào? Bạn có còn khinh ghét con khỉ không? Bạn có còn tưởng con khỉ sẽ hãnh diện nếu khám phá rằng nó có họ hàng với con người? Mà này, tôi kể chuyện chơi, sao bạn đăm chiêu thế? Uống đi ông ơi, gần hết năm con Khỉ rồi. Mặc kệ thế giới nhiễu nhương, ta hãy nốc cho cạn chai này cái đã. Biết đâu một ngày nào gần đây, khi các khoa học gia đã chứng thực được mối quan hệ khắng khít giữa khỉ và người, bạn lại chẳng có cơ hội nhìn lại kỹ hơn, bớt khinh ghét con khỉ hơn, để rồi học được một điều gì đó nơi con khỉ.
  5. Phoenix_Chicken

    Phoenix_Chicken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    2.695
    Đã được thích:
    0
    :::Remarque, Erich Maria :::
    Bản Du Ca Cuối Cùng Của Loài Người Không Còn Đất Sống
    Nguyên tác Đức văn : Lieben Deinen Nächsten của Erich Maria Remarque.
    Bản Pháp văn: Les Exilés do Andre R. Picard dịch.
    Bản Việt Văn: Bản Du Ca Cuối Cùng Của Loài Người Không Còn Đất Sống do Vũ Kim Thư dịch.
    Đánh máy: Lưu Đan Phụng - danphung0984@yahoo.com >>> It''''''''s me!
    Phần 1 - Chương 1
    Đang ngủ say, Kern giựt mình nhổm phắt lên, nghe ngóng. Như tất cả những kẻ bị tróc nã, Kern tỉnh hẳn ra, sẵn sàng chạy trốn. Ngồi bất động trên giường, hơi nghiêng người một bên, anh nghĩ tới cách đào thoát một khi thang lầu bị chận.
    Căn phòng ở tận lầu tư. Cửa sổ mở ra sân chẳng có bao lơn nên không thể từ đó đu mình tới ống máng. Thế là không thể trốn thoát qua ngả đó. Chỉ còn một cách duy nhứt là băng qua hành lang để chạy tới vựa lúa, và từ đó, vượt mái ngói sang nhà bên cạnh.
    Kern nhìn xuống mặt đồng hồ dạ quang. Năm giờ hơn. Trời vẫn còn tối trong phòng, hai tấm vải trải giường gần đó làm thành hai đốm mờ. Anh chàng Ba Lan nằm sát tường đang ngáy.
    Nhẹ nhàng và cẩn thận, Kern bước xuống giường, rón rén tới cửa. Ngay lúc đó, người nằm trên chiếc giường giữa phòng động đậy, hỏi nhỏ:
    - Chuyện gì vậy?
    Kern không đáp, áp sát tai vào cửa. Người vừa hỏi đứng lên. Anh ta mò tìm trong đống đồ treo ở thanh giường sắt. Aùnh đèn bấm bật lên, một vũng sáng tròn mờ nhạt rọi vào cánh cửa màu nâu và một phần người của Kern với chiếc quần đùi nhầu nát và mái tóc rối bù. Người cầm đèn bấm bực mình, hỏi:
    - Ê, chuyện gì vậy?
    Kern đứng thẳng lên:
    - Không hiểu. Tôi giựt mình vì nghe có tiếng động.
    - Tiếng động? Nhưng tiếng động gì, đồ ngu?
    - Có tiếng động ở tầng dưới. Tiếng người nói, hay tiếng bước chân gì đó, không rõ lắm.
    Người cầm đèn bấm bước xuống giường, đi tới cửa. Anh ta mặc áo sơmi vàng nhạt, dài gần tới gối còn ló ra đôi chân rắn chắc đầy lông lá. Hắn hỏi Kern:
    - Ở đây bao lâu rồi?
    - Hai tháng.
    - Có lần nào bị bố ráp chưa?
    Kern lắc đầu.
    - Hừ, vậy là nghe lầm rồi. Người ta đáng rắm ban đêm chắc cũng tưởng là tiếng sấm.
    Anh ta chiếu đèn vào mặt Kern:
    - Mấy tuổi rồi? Chắc hai mươi? Dân tị nạn hả?
    - Đúng.
    Anh chàng Ba Lan ngồi ở góc phòng lè nhè:
    - Jesus Christus tso siem Stalo.
    Người mặc áo sơmi đưa ánh đèn về phía đó, một bộ râu rễ tre, một cái miệng há hốc và hai con mắt mở to dưới đôi chân mày rậm hiện ra. Người cầm đèn bấm gừ gừ:
    - Câm miệng lại, Ba Lan! Chúa đã chết từ lâu!
    - Tso?
    Kern vụt chạy lại giường:
    - Rồi, họ đang tới. Mình phải vượt mái nhà.
    Người cầm đèn bấm xoay tròng người thật nhanh. Tầng dưới có tiếng cửa mở tung và tiếng người xôn xao.
    - Ê, chạy đi Ba Lan! Cảnh sát tới!
    Anh ta quơ lấy đồng hồ trên giường, hỏi Kern:
    - Biết đường hả?
    - Biết. Bên phải, dọc theo hành lang. Lên thang lầu phía sau bồn nước.
    - Được rồi, dông! Anh ta vừa nói vừa nhè nhẹ mở cửa ra. Gã Ba Lan lẩm bẩm:
    - Matka boska.
    - Câm miệng! Nhớ là không được khai gì cả, nghe chưa?
    Kern và người mặc sơmi băng qua hành lang bẩn thỉu. Họ bước nhẹ đến nỗi còn nghe được tiếng nhỏ giọt tí tách của vòi nước khóa không được chặt.
    - Qua bên này.
    Kern vừa bảo nhỏ vừa lách vào góc quanh và chạm phải vật gì đó khiến người lảo đảo. Vừa kịp nhận ra viên Cảnh sát trước mặt, Kern toan quay người lại thì bị đánh mạnh vào tay.
    - Đứng yên! Đưa tay lên!
    Kern buông đống đồ xuống, khuỷu tay trái đau buốt, cả cánh tay tê dại. Người mặc sơmi vừa định chồm tới thì một họng súng chĩa vào ngực. Anh ta từ từ đưa hai tay lên.
    - Quay lưng lại. Tới đứng trước cửa sổ.
    Người Cảnh sát cầm súng bảo đồng nghiệp:
    - Xét xem chúng có gì không?
    Viên Cảnh sát thứ hai lục soát trong đống đồ một lúc lâu:
    - Ba mươi lăm Đức kim, một đèn bấm, một ống điếu, một con dao, một cái lược bẩn, hết.
    - Có giấy tờ gì không?
    - Hai ba lá thơ hay cái gì giống như vậy.
    - Giấy thông hành?
    - Không.
    Người Cảnh sát cầm súng lườm lườm:
    - Giấy thông hành đâu?
    Kern đáp gọn:
    - Không có.
    - Biết quá mà.
    Rồi chĩa súng vào lưng người mặc áo sơmi, viên Cảnh sát đổi giọng:
    - Còn mày, thông hành đâu? Bộ chờ tao dạy cho cách mở miệng hả?
    Hai người lính nhìn nhau. Người không có súng phá lên cười. Người kia liếm môi rồi gằn từng tiếng một:
    - Được lắm, coi đây, thằng du đãng, đồ ma cô?
    Viên Cảnh sát bỗng ngưng ngang, tung một quả đấm như búa bổ vào cằm người mặc sơmi. Suýt ngã té nhưng người mặc sơmi gượng lại rồi lặng nhìn viên Cảnh sát. Kern chưa hề thấy một cái nhìn như thế.
    Viên Cảnh sát gầm gừ:
    - Không nói hả? Mầy còn đợi?
    - Không có.
    - Không có ?" người Cảnh sát nhại lại ?" Thấy không, nó bảo không có giấy thông hành. Đồ vô lại! Mặc đồ vào, mau lên!
    Một toán Cảnh sát chạy rầm rập dài theo hành lang. Các cửa phòng bị đẩy bật tung ra. Một sĩ quan Cảnh sát tới:
    - Chuyện gì đây?
    - Hai tên này định bay qua mái nhà.
    Viên sĩ quan nhìn hai kẻ bị bắt. Anh ta còn trẻ, mặt gầy và xanh mét, râu mép được cắt tỉa cẩn thận và bốc mùi nước hoa. Kern nhận ra ngay đó là loại nước hoa 4711. Gia đình Kern chế tạo nước hoa nên anh ta phân biệt dễ dàng.
    Viên sĩ quan ra lệnh:
    - Phải đặc biệt để ý hai tên này. Còng chúng lại.
    Người mặc áo sơmi đột nhiên hỏi:
    - Cảnh sát thành Vienne có được quyền đánh đập những người bị bắt giữ không?
    Viên sĩ quan đáp gọn:
    - Còn nhiều quyền hơn.
    - Thôi, đi!
    Kern và người kia mặc quần áo vào. Người Cảnh sát không có súng móc còng ra:
    - Lại đây, các con. Mang còng cũng như mang bao tay vậy thôi.
    Thép chạm vào tay nghe lành lạnh. Lần đầu tiên Kern bị còng. Những vòng thép không hề gây trở ngại lúc đi. Nhưng Kern có cảm tưởng như không phải chỉ có hai cổ tay bị xích.
    Bên ngoài, trời đã sáng mờ. Hai chiếc xe Cảnh sát dừng lại trước ngôi nhà. Steiner, người bị bắt chung với Kern ?" nheo mắt:
    - Một đám tang thượng hạng, phải vậy không cậu bé?
    Kern không trả lời, cố che đôi tay bị còng vào vạt áo. Một vài gã bán sữa tươi tò mò đứng lại xem. Trong khuôn cửa tối mờ, một vài bóng người xuất hiện. Có tiếng cười chế nhạo giọng đàn bà.
    Khoảng ba mươi người bị bắt lên xe, những chiếc xe Cảnh sát không mui. Hầu hết đều ngoan ngoãn trèo lên, trừ bà lão chủ nhà trọ, mập béo, trạc năm mươi tuổi. Vài tháng trước, bà ta đã cho sửa sang đôi chút hai tầng lầu trên của ngôi nhà tồi tàn thành một nơi ở trọ. Rồi tiếng đồn lan mau là người ta có thể đến trọ nơi đó mà không cần có giấy tờ hợp lệ mà cũng chẳng phải khai báo gì cả. Trong tất cả những người ở trọ chỉ có bốn người khai báo: một gã bán hàng rong, một chuyên viên trừ chuột và hai ả điếm. Những kẻ ở lậu chỉ trở về lúc ban đêm. Hầu hết đều là dân tị nạn hay di dân từ Đức, Ba Lan, Ý và Nga tới.
    Viên sĩ quan bảo bà chủ nhà trọ:
    - Thôi lên mau đi. Chút nữa tới bót rồi giải thích.
    Bà chủ nhà trọ rít lớn:
    - Tôi phản đối.
    - Được rồi, muốn phản đối bao nhiêu cũng được. Nhưng bây giờ thì phải lên xe.
    Hai Cảnh sát viên kéo tay bà ta đẩy lên. Viên sĩ quan nhìn về phía Kern và Steiner:
    - Coi chừng hai tên đó.
    Steiner lên xe:
    - Cám ơn.
    Kern bước lên theo. Xe nổ máy. Một giọng đàn bà từ phía một cửa sổ kêu lớn:
    - Vĩnh biệt, nghe!
    Rồi một giọng đàn ông vang tới:
    - Giết hết bọn di dân khốn nạn đó đi. Như vậy đỡ khỏi phải nuôi.
    ... Còn tiếp...
    Được Phoenix_Chicken sửa chữa / chuyển vào 14:46 ngày 11/05/2005
  6. Phoenix_Chicken

    Phoenix_Chicken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    2.695
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo: Phần 1 - Chương 1
    Xe chạy khá nhanh vì đường phố vẫn còn thưa vắng. Khoảng trời phía sau các dãy nhà như lùi lại, đang bắt đầu sáng tỏ với màu xanh trong, nhưng những người bị giam bó trên xe chỉ là một khối mờ ảm đạm như cành liễu mùa thu. Một vài Cảnh sát viên gặm bánh mì thịt và uống cà phê trong bình đựng nước.
    Gần tới cầu Aspern, một chiếc xe rau cải băng qua đường. Các xe Cảnh sát thắng gấp rồi gia tăng tốc độ. Ngay lúc đó, một người bị bắt trên chiếc xe thứ hai nhảy xuống. Cả một thân người rơi phịch trên mặt đường.
    Người tài xế hô to:
    - Dừng lại. Bắn ngay, nếu nó chạy.
    Chiếc xe thắng lết. Một số Cảnh sát viên trên xe nhảy phóc xuống, chạy tới nơi. Gã tài xế quay nhìn ra sau. Thấy người kia vẫn còn nằm bất động, hắn lui xe lại.
    Người toan đào tẩu nằm ngửa giữa đường, gáy chạm vào một hòn đá. Ông ta nằm đó, chiếc áo ngoài mở rộng, tay chân dang thẳng ra trông như một con dơi khổng lồ vừa bị hạ. Viên sĩ quan hét lớn:
    - Lôi nó dậy.
    Hai người Cảnh sát khom xuống. Rồi một người đứng lên:
    - Chắc gãy xương, hết đứng nổi nữa.
    - Đứng không nổi hả? Lôi nó dậy.
    Người Cảnh sát đánh Steiner lúc nãy thản nhiên bảo:
    - Cho nó một đá là nó đứng dậy ngay.
    Người nằn dưới đường rên nhỏ. Một Cảnh sát viên lắc đầu:
    - Không dậy được đâu. Đầu ông ta chảy máu.
    Gã tài xế xuống xe, càu nhàu:
    - Quân ăn hại!
    Rồi hắn ngước lên những người còn trên xe, trợn mắt:
    - Ngồi yên nghe không! Đồ khốn kiếp! Rắc rối mãi!
    Chiếc xe lúc đó đã đậu sát người bị thương. Từ trên nhìn xuống, Kern nhận ra kẻ toan chạy trốn đó là một người Do Thái ?" Ba Lan ốm yếu, râu xám bạc. Kern đã từng nhiều lần ở cùng phòng với con người già nua đó. Anh còn nhớ hồi khuya, ông lão đứng bên cửa sổ lâm râm cầu nguyện với một xâu bùa trên tay. Ông ta sống với nghề bán dạo các ống chỉ may, dây nhợ, và đã từng bị trục xuất ba lần khỏi nước Aùo.
    Viên sĩ quan hất hàm:
    - Đứng lên! Tại sao nhảy xuống xe? Bộ sợ lắm rồi hả? Aên trộm hay giựt dọc?
    Ông lão máy môi, mắt mở to nhìn viên sĩ quan.
    - Sao, ông ta nói gì?
    Người Cảnh sát đang quỳ một chân bên cạnh ông ta, đáp:
    - Ông ta bảo là quá sợ.
    - Sợ. Dĩ nhiên. Sao không bảo là đã giết cha, giết mẹ? Ông ta nói gì?
    - Ông ta nói là chẳng làm gì đáng trách cả.
    - Tất cả đều nói vậy. Bây giờ làm sao đây?
    Từ trên xe, Steiner bảo:
    - Phải gọi bác sĩ.
    Viên sĩ quan lườm:
    - Câm! Tìm đâu ra bác sĩ giờ này? Cũng không thể để nằm giữa đường. Rồi thế nào cũng có người đổ lỗi cho Cảnh sát.
    Steiner lại nói:
    - Nên đưa vào nhà thương. Cần đưa gấp.
    Viên sĩ quan do dự vì biết rằng ông lão đang bị thương rất nặng nên quên nạt Steiner.
    - Nhà thương! Họ không nhận đâu. Phải có giấy nhập viện. Trước hết còn phải làm phúc trình.
    Steiner nói:
    - Đưa vào bệnh viện Do Thái. Họ không cần giấy nhập viện, không cần phúc trình. Cũng không cần phải có tiền.
    Viên sĩ quan nhìn anh ta không chớp mắt:
    - Sao biết rõ vậy, hả?
    Một Cảnh sát viên đề nghị:
    - Nên đưa tới một trạm cứu cấp. Ở đó luôn luôn có y tá trực hoặc một bác sĩ. Họ sẽ lo những gì cần thiết, mình kể như phủi tay.
    - Tốt, khiêng ông ta lên. Tới đó để một người ở lại canh. Đủ chuyện rắc rối.
    Những người Cảnh sát đỡ ông lão dậy. Ông ta rên rỉ, mặt xám xịt. Họ đặt ông lên sàn xe. Ông lão giựt mình, mắt mở to. Một cái gì khác thường hiện ra trong ánh mắt, trên khuôn mặt thống khổ thù hận. Viên sĩ quan cắn môi:
    - Ngu quá! Từng tuổi đó mà còn dám nhảy trong lúc xe đang chạy. Thôi, nổ máy đi. Chạy từ từ.
    Phía dưới đầu ông lão, máu từ từ đọng vũng. Những ngón tay trơ xương cào nhẹ sườn xe. Môi lần lần co lại, lộ rõ mấy chiếc răng, trông giống như phía sau khuôn mặt đang nhăn nhó vì đau đớn đó, một kẻ nào khác đang mỉm cười câm lặng và khinh bạc.
    Người Cảnh sát lúc nãy quỳ bên cạnh ông lão bây giờ lại quỳ xuống nâng đầu ông lên cố giữ cho khỏi chạm vào sàn và xe nhồi lắc. Một lúc khá lâu, người Cảnh sát nói:
    - Ông ta bảo muốn đi tìm mấy con vì chúng nó sắp chết đói.
    - Khùng, làm sao chết đói được. Chúng nó ở đâu?
    Người Cảnh sát khom mình sát xuống rồi ngẩng lên:
    - Ông ta không chịu nói, sợ chúng bị trục xuất vì không có giấy tờ cư trú.
    - Lại kiếm chuyện. Ông ta nói gì nữa?
    - Ông ta xin thiếu úy thứ lỗi.
    Viên sĩ quan ngạc nhiên:
    - Sao?
    - Ông ta xin thứ lỗi vì đã gây phiền phức.
    - Thứ lỗi, lại chuyện lạ gì nữa đây?
    Viên sĩ quan lắc đầu, nhìn sững ông lão.
    Xe dừng lại trước trạm cứu thương. Viên sĩ quan ra lệnh:
    - Đưa ông ta vào. Nhưng phải coi chừng. Rohde, ở lại đây cho đến khi tôi điện thoại tới.
    Một số Cảnh sát viên đỡ ông lão dậy. Steiner nghiêng mình tới:
    - Ông già, chúng tôi sẽ tìm thấy mấy đứa nhỏ. Bọn này sẽ giúp chúng, nghe rõ không?
    Ông lão nhắm mắt lại, rồi mở ra. Ba người Cảnh sát khiêng ông ta vào trạm. Cánh tay người bị thương đong đưa, kéo lê trên thềm đường. Một lúc sau, mấy người Cảnh sát trở ra và lên xe. Viên sĩ quan hỏi:
    - Có nói thêm gì nữa không?
    - Không. Hoàn toàn hôn mê. Nếu gãy xương sống, chắc không lâu.
    - Kệ. Vậy là bớt đi một tên Do Thái.
    Người Cảnh sát đánh Steiner lúc nãy vẫn nói giọng thản nhiên trong khi viên sĩ quan lẩm bẩm:
    - Xin mình tha lỗi. Kể cũng lạ?
    Steiner chen vào:
    - Nhất là giữa thời buổi này.
    Viên sĩ quan như chợt tỉnh:
    - Có câm miệng lại không? Đợi khóa lại hả?
    Những người bị bắt được giải tới Cục Cảnh sát Elisabeth. Kern và Steiner được tháo còng ra, đi theo những người kia vào một gian phòng rộng lớn, chìm trong bóng tối. Hầu hết đều ngồi im lặng. Họ đã quá quen với cảnh đợi chờ. Chỉ có bà chủ trọ mập mạp là không ngừng kể lể.
    Chín giờ, từng người một được gọi đi. Kern bước vào mộ căn phòng có hai Cảnh sát viên, một thư ký mặc thường phục, viên sĩ quan và ông Trưởng.
    Cục Cảnh sát khá lớn tuổi. Ông trưởng Cục ngồi trên chiếc ghế dựa bằng gỗ, hút thuốc. Ông bảo viên thư ký:
    - Lấy lý lịch.
    Người thư ký gầy đét như một con cá hộp nhưng giọng to sang sảng:
    - Tên họ?
    - Ludwig Kern.
    - Sanh ngày?
    - 30 tháng 11 năm 1914 tại Dresde.
    - Quốc tịch Đức?
    - Không có quốc tịch. Người ta đã lấy lại.
    Người Trưởng Cục nhìn Kern:
    - Mới hai mươi mốt tuổi? Phạm tội gì?
    - Không có tội gì cả. Người ta rút quốc tịch lại vì cha tôi. Lúc đó, tôi còn vị thành niên nên cũng bị rút luôn.
    - Nhưng tại sao bị rút?
    Kern không muốn trả lời ngay. Cả một năm di trú đã dạy cho Kern phải cân nhắc từng chữ trước khi trả lời.
    - Người ta vu cáo cha tôi chống chế độ.
    - Do Thái?
    - Cha tôi. Không phải mẹ tôi.
    - Aø hà!
    Ông Trưởng Cục bùng tàn thuốc xuống đất:
    - Tại sao cậu không ở lại nước Đức?
    - Họ lấy giấy thông hành của chúng tôi lại và trục xuất. Nếu còn ở lại đó, chúng tôi sẽ bị giam. Thà sống ở một nước ngoài còn tốt hơn.
    Ông Trưởng Cục cười ra điều thích thú:
    - Cũng phải? Nhưng cậu làm thế nào để vượt biên giới không có giấy thông hành?
    - Vào lúc đó, chỉ cần có giấy cư trú là vượt được biên giới Tiệp Khắc và sống trong vùng đó. Tôi vẫn còn giữ một tấm. Chứng chỉ đó cho phép chúng tôi lưu trú tại Tiệp ba ngày.
    - Và sau đó?
    - Sau đó chúng tôi được cấp giấy lưu trú ba tháng. Hết hạn là phải đi ngay.
    - Cậu tới Aùo bao lâu?
    - Khoảng ba tháng.
    - Tại sao không đi khai báo?
    - Vì đi khai là bị trục xuất ngay.
    - Aø! ?" Ông Trưởng Cục vỗ nhẹ vào tay ghế ?" Làm sao cậu biết rõ như thế?
    Kern không muốn kể lại là anh và cha mẹ, lần đầu tiên vượt biên giới Aùo, đã đến khai báo với nhà chức trách. Ngay trong hôm đó, cả ba đều bị đuổi trở lại. chính vì vậy mà lần sau họ không khai báo nữa.
    Kern hỏi lại:
    - Nhưng không phải đúng như vậy sao?
    Gã thư ký xẵng giọng:
    - Không có quyền hỏi ngược lại.
    Ông Trưởng Cục hỏi tiếp:
    - Cha mẹ cậu đâu?
    - Mẹ tôi đang ở Hunggari nhờ gốc gác Hung nên được cấp giấy lưu trú ngay. Cha tôi bị bắt và bị trục xuất lúc tôi không có ở khách sạn nên không rõ.
    - Cậu làm nghề gì?
    - Sinh viên.
    - Sống bằng cách nào?
    - Tôi còn một ít tiền.
    - Bao nhiêu?
    - Mười hai Đức kim. Còn một ít nhờ bạn bè giữ giùm.
    Sự thật Kern không có quá mười hai Đức kim. Đó là tiền mà anh đã tìm được nhờ bán dạo xà bông và nước hoa. Tuy nhiên, nếu nói rõ ra, Kern sẽ bị phạt về tội hành nghề bất hợp pháp.
    Ông Trưởng Cục Cảnh sát đứng lên ngáp dài:
    - Thôi, xong chưa?
    Gã thư ký đáp:
    - Còn một tên nữa. Hay nói nhưng chẳng có gì.
    Ông Trưởng Cục nhìn viên sĩ quan:
    - Chỉ là những kẻ nhập cảnh lậu. Chắc không phải âm mưu của Cộng sản. Ai tố cáo?
    - Một chủ nhà trọ khác. Cạnh tranh nghề nghiệp.
    Ông Trưởng Cục cười to. Thấy Kern vẫn còn đứng đó, ông ta bảo:
    - Thôi, xuống dưới đi. Chắc cậu đã biết là phải bị giam mười lăm ngày rồi trục xuất ?" Ông ta lại ngáp dài ?" Phải kiếm cái gì ăn và uống một ly bia cho tỉnh táo.
    Kern bị đưa tới một phòng giam hẹp hơn lúc nãy. Ngoài anh ra, còn năm người khác trong số có anh chàng Ba Lan cùng ở chung phòng trọ. Khoảng mười lăm phút sau, Steiner được dẫn vào. Anh lại ngồi gần Kern.
    - Lần đầu tiên bị nhốt hả cậu bé?
    Kern gật đầu.
    - Mới bị giam mà ủ rũ như một tên sát nhân à?
    Kern mím môi:
    - Cũng gần như thế. Nhà tù? tôi vẫn giữ những cảm nghĩ lúc trước.
    Steiner lắc đầu:
    - Cậu nên nhớ đây chưa phải là nhà tù. Chỉ mới bị câu lưu thôi. Nhà tù? còn phải chờ ít lâu.
    - Còn anh, đã bị tù chưa?
    - Rồi. Chỉ lần đầu là đã nếm đủ mùi và nhớ mãi. Nhưng về sau thì quen đi. Đặc biệt là trong mùa Đông, hoàn toàn bình yên. Một người không có thông hành là một bản án tử hình treo. Nếu không chịu đựng nổi chỉ còn tự sát.
    - Nhưng trường hợp có giấy thông hành? Có giấy thông hành cũng chưa phải là sẽ được phép hành nghề ở nước ngoài.
    - Dĩ nhiên là không. Nhưng ít ra nhờ đó mà mình được quyền chết đói một cách bình yên. Khỏi phải lúc nào cũng nơm nớp sợ.
    Kern nhìn sững một chỗ phía trước.
    Steiner vỗ vai Kern:
    - Ngẩng đầu lên, bé con! Cậu còn có hy vọng sống trong thế kỷ hai mươi, thế kỷ của văn minh, tiến bộ và tình người.
    Một người nhỏ thó, sói đầu, ngồi trong góc phòng bỗng lên tiếng:
    - Bộ họ không cho mình ăn uống gì hả? Cũng chẳng có cà phê.
    Steiner quay lại:
    - Cứ gọi tên hầu bàn là có ngay bốn món ăn. Cả trứng cá thu cũng có.
    Anh chàng Ba Lan chắc lưỡi:
    - Đồ ăn ở đây rrất rrất tệ.
    Steiner nhìn anh ta:
    - A, người của Jesus Christ. Quen ở tù rồi hả?
    Anh chàng Ba Lan lặp lại:
    - Rrất rrất tệ và rrất rrất ít?
    Gã đầu sói nhăn mặt:
    - Chết rồi. Tôi còn một con gà quay trong vali. Chừng nào họ thả mình ra?
    Steiner thản nhiên:
    - Trong vòng mười lăm hôm. Đó là giá biểu thông thường của những di dân không có giấy tờ hợp lệ. Có phải vậy không, Jesus Christ?
    Anh chàng Ba Lan xác nhận:
    - Mười lăm ngày hoặc nhiều hơn. Rrất rrất ít đồ ăn. Rrất tệ, súp chỉ toàn là nước.
    - Vậy là chết rồi. Con gà của tôi thiu mất. Trời! Hai năm mới có được một con gà. Phải dành dụm từng xu. Định làm một phát ngon lành.
    Steiner châm chọc:
    - Hãy chờ tới tối rồi rên la. Cứ tưởng như ông bạn đã ăn rồi là đỡ khổ ngay.
    Gã đầu sói nhìn Steiner, giận dữ:
    - Sao? Bạn nói gì? Đừng lẩm cẩm chớ! Tôi còn định để dành một cái đùi cho sáng hôm sau.
    - Vậy thì cứ chờ tới trưa mai.
    Anh chàng Ba Lan chen vào:
    - Với tôi thì không quan trọng. Không bao giờ ăn thịt gà.
    - Dĩ nhiên là không quan trọng với bạn vì bạn làm gì có được con gà quay như tôi.
    - Dầu cho có, cũng không quan trọng. Không bao giờ ăn thịt gà. Aên là mửa ?" Anh chàng Ba Lan vuốt râu ?" Với tôi con gà là không quan trọng.
    Gã đầu sói tru tréo:
    - Ê, tôi không hỏi tới nghen!
    Anh chàng Ba Lan thích thú:
    - Ngay như con gà ở đây tôi cũng không ăn.
    - Trời ơi, mấy người ở đây có ai nghe nói như vậy không ?" Người chủ con gà quay vừa nói vừa bụm mặt.
    Steiner cảm hứng:
    - Ông bạn Ba Lan là một triết gia gà. Nè, có ăn gà tiềm không?
    Anh chàng Ba Lan quả quyết:
    - Không.
    - Gà nướng?
    - Nhứt định không ăn gà.
    Người chủ con gà quay chịu không nổi:
    - Đừng làm tôi điên lên.
    Steiner vẫn ung dung hỏi anh chàng Ba Lan:
    - Nhưng còn trứng gà, có ăn không?
    - Trứng gà hả? Trứng gà thì? tuyệt. Rrất rrất ngon.
    - Lạy Chúa! Con gà vẫn có chỗ yếu.
    Anh chàng Ba Lan phản đối ngay:
    - Trứng gà rrất rrất ngon. Bốn, sáu, mười hai trứng: sáu trứng trụng nước sôi, sáu trứng chiên sống. Thêm khoai tây chiên. Ưø, chiên với mỡ heo.
    Gã con gà rên rỉ:
    - Im đi! Đóng đinh nó! Chịu hết nổi rồi!
    Một âm thanh ấm và trầm pha lẫn giọng Nga từ góc phòng vọng ra:
    - Xin quý vị bớt cãi vã về một vấn đề không có thực. Tôi đã lén đem vào được một chai Vodka. Quý vị có vui lòng dùng chút ít không? Rượu sưởi ấm trái tim và lắng dịu tinh thần.
    Người Nga vừa nói vừa mở nút chai rượu. Ông ta uống một ngụm rồi trao cho Steiner. Steiner cũng uống một ngụm rồi trao chai cho Kern. Kern lắc đầu. Steiner bảo:
    - Uống đi cậu bé. Phải tập thích nghi hoàn cảnh.
    Anh chàng Ba Lan chêm vào:
    - Rượu Vodka rrất rrất ngon.
    Kern ngượng ngạo uống một ngụm và trao chai cho người Ba Lan. Anh chàng tu một hơi dài khiến gã Con Gà sợ hết vội giựt chai ra.
    - Bộ uống hết một mình, hả?
    Anh ta vội vã nốc nhiều ngụm rồi phân trần với người Nga:
    - Thấy không, gần cạn chai rồi.
    Người Nga tỏ ra lịch sự:
    - Không sao. Tới chiều là tôi sẽ được tự do rồi.
    Steiner hỏi:
    - Thật à?
    Người Nga hơi nghiêng đầu tới:
    - Rất tiếc là tôi không hề nói dối. Là dân Nga nên tôi có giấy thông hành Nansen.
    Anh chàng Con Gà bỗng lễ độ:
    - Giấy thông hành Nansen. Như vậy ông bạn thuộc giai cấp quý tộc trong xã hội của những người mất quê hương.
    Người Nga nhã nhặn:
    - Xin chia buồn vì anh bạn không được may mắn lắm!
    Steiner phản ứng:
    - Có gì đâu. Các người đi trước và tới trước. Cả thế giới thương xót các người vì các người chỉ là một con số ít so với bọn này. Thế giới cũng thương hại bọn nầy nhưng càng ngày bọn này càng đông hơn nên trở thành phiền toái.
    Người Nga nhún vai rồi chìa chai rượu sang người cuối cùng trong phòng giam nãy giờ chưa lên tiếng.
    - Xin ông vui lòng uống một ít cho ấm áp.
    Anh chàng im lặng từ chối:
    - Cám ơn, tôi không phải là người trong giới các bạn.
    Tất cả đồng loạt quay nhìn hắn.
    - Tôi có giấy thông hành còn hiệu lực, một tổ quốc, một chứng chỉ cư trú và một giấy phép hành nghề.
    Tất cả đều tròn mắt. Người Nga thở ra và ngập ngừng:
    - Xin lỗi? Nhưng tại sao ông bạn bị bắt?
    - Vì nghề nghiệp. Tôi không phải là dân tịn nạn vô gia cư, không giấy tờ hợp pháp. Tôi là chuyên viên móc túi biết tự trọng và cũng là một cây bạc lận.
    ....
  7. Phoenix_Chicken

    Phoenix_Chicken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    2.695
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo: Phần 1 - Chương 1
    Buổi trưa, họ được cho ăn súp đậu nhưng không có đậu. Buổi chiều cũng thế, nhưng được thêm một mẩu bánh mì và một ít cà phê. Tới bảy giờ, cửa mở ra. Người Nga được gọi trả tự do đúng như ông ta tiên đoán. Ông ta chào từ biệt từng người như đã là bạn chí thiết, rồi nói riêng với Steiner:
    - Trong mười lăm hôm nữa, tôi sẽ ghé quán Sperler. Có lẽ là bạn đã được thả và tới đó. Không chừng tôi sẽ có một vài tin hay.
    Tới tám giờ, gã đánh bạc lận đã có vẻ muốn giao thiệp với những người kia. Hắn lấy một bao thuốc lá ra mời. Tất cả đều vui trong khói thuốc. Bóng tối và những đốm lửa đỏ trên đầu thuốc tạo thành một không khí gia đình. Gã móc túi cho biết là đã bị bắt vì nhà chức trách muốn điều tra xem trong vòng sáu tháng qua, anh ta có làm ăn một cú nào không. Vẫn theo anh ta thì họ không tìm ra được một bằng chứng nào. kể chuyện mình xong, anh chàng móc túi kiêm đánh bạc lận đề nghị chơi bài. Vừa nói anh ta vừa nhanh như cắt cho xuất hiện một bộ bài trong tay giống như các nhà ảo thuật.
    Phòng tối om. Nhưng với tài nghề ảo thuật, gã móc túi lại cho xuất hiện một cây đèn cầy và một bao diêm. Hắn gắn đèn cầy vào bờ tường. Aùnh đèn nhòe nhoẹt và chập chờn.
    Anh chàng Ba Lan, gã Con Gà và Steiner xáp tới. Con Gà dè dặt hỏi:
    - Mình chơi không tiền, hả?
    Gã đánh bạc lận cười:
    - Dĩ nhiên.
    Steiner hỏi Kern:
    - Không chơi à?
    - Tôi không biết đánh bài.
    - Nên học chớ, cậu bé. Suốt buổi tối không chơi bài thì làm gì?
    - Mai đã.
    Steiner quay người lại. Ánh đèn mờ làm thành những vết lồi lõm trên mặt hắn.
    - Có chuyện gì buồn sao?
    - Chẳng có gì cả. Chỉ hơi mệt. Cần nằm một chút.
    Gã đánh bạc lận bắt đầu xào bài với tất cả nghệ thuật của một tay điếm. Hắn chìa bộ bài ra. Anh chàng Ba Lan rút một con chín, gã Con Gà kéo con đầm, Steiner và gã đánh bạc lận mỗi người một con ách.
    Gã đánh bạc lận ngước mắt:
    - Kinh đi.
    Hắn rút một lá. Lại một con ách. Hắn cười rồi đưa bài sang Steiner. Steiner kéo dưới bộ bài? một lá ách chuồn. Con Gà cười:
    - Hên quá vậy!
    Gã đánh bạc lận không cười. Hắn nhìn sững Steiner:
    - Bạn cũng biết mấy trò nầy nữa à? Có phải người trong nghề không?
    - Không. Chỉ chơi tài tử thôi. Biết được một tay thiện nghệ, cũng là điều hân hạnh.
    Gã đánh bạc lận vẫn không rời mắt Steinter:
    - Không phải vậy. Tôi muốn biết là vì chính tôi phát minh ra trò nầy.
    Steiner dụi tàn thuốc:
    - À, thật sao! Tôi học ở Budapest lúc bị giam.
    Trước khi bị trục xuất. Do một người Katsher.
    Gã đánh bạc lận thở ra khoan khoái:
    - Katsher! Thế là đúng rồi. Katsher là học trò tôi. Bạn cũng khá lắm.
    - Càng đi nhiều càng già dặn, thế thôi.
    Gã đánh bạc lận trao một bộ bài cho Steiner rồi lên giọng:
    - Thưa quí vị, ánh sáng rất tồi nhưng chúng ta chỉ chơi để giải khuây thôi. Thành thật mà nói?
    Kern nằm dài, nhắm mắt. Một cơn buồn mờ mịt, dày như sương mù bao phủ Kern. Cuộc thẩm vấn ban sáng khiến anh không ngớt nhớ tới cha mẹ. Đây là lần đầu tiên sau một thời gian khá lâu, anh nhớ tới. Kern nhìn thấy lại hình ảnh người cha khi ông từ trụ sở Cảnh sát về. Một người thương gia cạnh tranh nghề nghiệp đã tố cáo cha Kern với Gestapo, cho là ông có tư tưởng chống chánh quyền, nhằm mục đích phá hại cơ sở sản xuất nước hoa và xà bông thuốc của ông để rồi sẽ mua lại cơ sở nầy với giá rẻ. Aâm mưu đó đã thành công như hàng ngàn âm mưu khác. Sau sáu tuần bị giam, cha Kern trở về như một cái xác không hồn. Ông không nói gì cả, lẳng lặng bán lại cơ sở của mình cho gã gian thương đó với giá rẻ mạt. Tiếp theo đó là lịnh trục xuất và một cuộc đào tẩu triền miên. Từ Dresde tới Prague, từ Prague tới Brunn, từ đó họ vượt biên giới Aùo ban đêm, sáng hôm sau họ bị đuổi sang Tiệp Khắc, rồi từ nơi nầy, vài hôm sau, họ lại vượt biên giới sang thành Vienne trong khi mẹ Kern bị gãy tay và phải cột lấy với một sợi dây lượm ở dọc đường. Từ Vienne họ sang Hunggari, ở lại ông bà ngoại, rồi Cảnh sát tới. Kế đến là cuộc chia ly với mẹ vì bà là người gốc Hung nên được cho ở lại. Lại tới Vienne lần nữa, bán dạo xà bông, nước hoa, dây giày? hết nhà nầy sang nhà kia để đỡ đói ?" và cái sợ dai dẵng của kẻ sống lậu, sợ bị tố cáo, sợ bị bắt? cho đến một đêm người cha không trở về chỗ trọ, Kern sống một mình cả tháng, chạy trốn từ nơi nầy sang nơi khác?
    Kern lăn qua một bên, đụng phải một người. Nằm sát bên Kern là một khối đen nhòa, một người khoảng năm mươi tuổi từ sáng tới giờ gần như không buồn cử động.
    - Xin lỗi, tôi không thấy.
    Không có tiếng trả lời. Kern nhìn kỹ. Mắt ông ta vẫn mở. Kern biết rõ trạng thái tinh thần ấy. Đã nhiều lần, anh chứng kiến cảnh tượng đó trong một cuộc chạy trốn. Tốt hơn hết là nên để ông ta yên.
    Thình lình Con Gà kêu lên:
    - Mẹ, mình ngu quá! Ngu hết cỡ!
    Steiner thản nhiên:
    - Tại sao? Con đầm cơ là đúng rồi.
    - Không phải vậy. Đáng lẽ phải nhờ thằng cha người Nga tới lấy con gà gởi vào. Ngu quá, ngu như con bò.
    Hắn nhìn quanh với bộ điệu như trời sập đến nơi.
    Kern bỗng thấy mình cười. Anh không muốn cười nhưng không dằn được. Anh cười rung cả người, cười như điên. Cái gì đó đã khiến anh cười, quét sạch tất cả, cơn buồn thảm, quá khứ và ưu tư.
    Steiner rời mắt khỏi những lá bài, nhìn Kern:
    - Cái gì vậy, cậu bé?
    - Không biết. Tôi cảm thấy buồn cười không chịu nổi.
    - Cười được là tốt.
    Steiner vừa nói vừa kéo con già bích, thắng anh chàng Ba Lan ván đó.
    Kern tìm một điếu thuốc. Tất cả đối với Kern bỗng thật đơn giản. Anh quyết định sẽ học chơi bài ngày mai và có cảm tưởng là quyết định đó sẽ thay đổi toàn diện cuộc sống của mình.
    ....
  8. Phoenix_Chicken

    Phoenix_Chicken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    2.695
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo: Phần 1 - Chương 1
    Năm hôm sau, gã đánh bạc lận được trả tự do. Người ta không có bằng cớ để kết tội hắn. Hắn và Steiner chia tay nhau thân thiết. Trong thời gian nầy, hắn đã dạy cho Steiner tất cả bí quyết cờ bạc lận. Lúc đi, hắn tặng bộ bài cho Steiner, dạy cho Kern cách đánh cách-tê, đánh bài jass, chơi Tarot và phé. Cách-tê là trò chơi của di dân, bài jass là của người Thụy Sĩ, bài Tarot là để đánh với người Aùo và phé để chơi trong các trường hợp khác.
    Đúng mười lăm ngày, Kern được gọi lên văn phòng. Một sĩ quan đưa Kern sang một căn phòng có một người đứng tuổi. Căn phòng trông to rộng đối với Kern, ánh sáng chói chang khiến anh nheo mắt. Viên chức đứng tuổi hỏi giọng lạnh lùng, mắt không rời chồng giấy tờ:
    - Ludwig Kern, không quốc tịch, sinh viên, sanh 30 tháng 11 năm 1914 ở Dresde?
    Kern gật đầu. Anh không thể nói được. Tự nhiên cổ họng anh như khô đặc. Viên chức vừa hỏi, ngẩng đầu lên. Kern cố gắng lắm mới nói được hai tiếng khàn khàn:
    - Thưa phải.
    - Anh đã đến Aùo không giấy tờ và không khai báo ?" Ông ta đọc nhanh hồ sơ ?" Anh bị phạt 15 ngày giam, cho tới nay là vừa đủ. Anh sắp bị trục xuất. Còn trở lại sẽ bị phạt nặng hơn. Đây, giấy trục xuất. Anh ký vào và cam kết sẽ chịu tội nếu còn trở lại. Chỗ nầy, bên phải.
    Kern nhìn người đứng tuổi đang đốt thuốc. Như bị thôi miên, mắt anh không rời bàn tay nổi gân xanh của ông ta đang cầm diêm quẹt. Hai tiếng đồng hồ nữa, con người nầy sẽ khóa cửa văn phòng lại và đi ăn, kế đó rất có thể là ông ta sẽ chơi bài Tarot và uống một vài ly Heurigen, tới mười một giờ ông ta sẽ ngáp dài, trả tiền rượu và tuyên bố: ?oMệt rồi. Tôi phải về để ngủ?. Về. Ngủ. Cũng vào khoảng giờ đó, trời tối mịt trên những cánh đồng và những khu rừng biên giới. Bóng tối, xứ lạ, sự sợ hãi, giữa những thứ đó, Ludwig Kern lạc lõng, cô đơn, lần mò từng bước, mong mỏi tìm gặp một bóng người, lạc lõng và cô đơn như một tia lửa mỏng manh, chập chờn đợi tắt. Và tất cả ngần ấy thứ xảy ra chỉ vì một mảnh giấy được gọi là thông hành đang chia cách anh và viên chức đang buồn ngủ bên bàn giấy. Máu của hai người luân lưu cùng một nhịp, mắt của họ cũng như nhau, thần kinh của họ cũng phản ứng giống nhau, thế mà một vực thẳm đang chia cách họ. Tất cả trong họ đều khác nhau, sự bình lặng của người nầy là một mảnh giấy có ghi tên họ và một vài dấu hiệu riêng tầm thường nào đó.
    - Đây, bên phải. Tên và họ.
    Kern tỉnh táo lại và ký tên vào.
    - Anh muốn qua biên giới nào?
    - Tiệp Khắc.
    - Được. Chỉ còn có một tiếng đồng hồ nữa thôi. Sẽ có người đưa đi.
    - Thưa, tôi còn một vài món đồ ở phòng trọ. Tôi xin được ghé qua để lấy đi.
    - Đồ gì?
    - Một vali quần áo.
    - Được. Anh nói với nhân viên phụ trách áp giải ra biên giới, chắc sẽ được chấp thuận.
    Kern trở lại phòng giam. Steiner được gọi lên.
    Gã Con Gà tò mò:
    - Chuyện gì vậy?
    - Một tiếng đồng hồ nữa họ sẽ thả tôi ra.
    Anh chàng Ba Lan kêu lên:
    - Jesus Christ! Lại bắt đầu trốn chui, trống nhủi.
    Con Gà hỏi người Ba Lan:
    - Bộ bạn muốn ở đây mãi hả?
    - Nếu đồ ăn tốt hơn và được cho làm việc chút chút như tội phạm thì sẵn sàng.
    Kern dùng khăn tay phủi qua bộ đồ. Chiếc sơmi đã quá dơ sau mười lăm ngày bị nhốt. Kern vuốt thẳng tay áo. Anh chàng Ba Lan nhìn Kern lo chuyện áo quần, chép miệng:
    - Chỉ một vài năm nữa là bạn sẽ bất cần tất cả.
    Con Gà hỏi:
    - Bạn định đi đâu?
    - Tiệp Khắc. Còn anh? Hunggari hả?
    - Không, tôi sẽ cố tới Praugue.
    Một lúc sau, Steiner được dẫn trở lại phòng giam. Hắn hỏi Kern:
    - Cậu có biết tên thằng đánh tôi, hôm tối mình bị bắt không? Leopold Schafer. Hắn ở 27 đường Trautenaugasse. Tôi biết được khi họ đọc phúc trình. Họ chỉ biết là thằng đó đã đánh tôi vì đe dọa nó ?" Steiner nhìn vào mắt Kern ?" Đừng tưởng là tôi sẽ quên và địa chỉ của nó.
    Kern đáp ngay:
    - Dĩ nhiên là không.
    - Đúng vậy.
    Một Cảnh sát viên Tư pháp mặc thường phục tới kiếm Kern và Steiner. Tuy cố gắng che giấu nhưng Kern không khỏi xúc động.
    Ra tới cửa, tự nhiên anh dừng lại. Cảnh tượng bên ngoài đang diễn ra trước mắt anh giống như một luồng gió nhẹ từ phương Nam. Trời bắt đầu tối nhưng các mái nhà vẫn còn phản chiếu mặt trời chiều, dòng sông Danube lấp lánh. Ngoài đường xe cộ nối đuôi nhau chạy từ từ giữa những đám đông người ra về giờ tan sở. Một nhóm thiếu nữ áo màu sặc sỡ đi qua, sát bên anh. Kern có cảm tưởng như chưa bao giờ thấy cảnh tượng xinh đẹp hơn thế nữa.
    Viên chức Cảnh sát bảo:
    - Thôi, đi chớ!
    Kern giựt mình. Anh cúi gầm mặt xuống xấu hổ. Một người qua đường ngắm anh từ đầu đến chân. Họ băng qua đường, người Cảnh sát đi giữa Kern và Steiner. Các quán cóc bắt đầu bày bàn ghế trên vỉa hè và đâu đâu mọi người cũng đều nói cười vui vẻ. Kern cúi mặt, bước mau hơn. Steiner nhìn Kern với ánh mắt châm chọc thân tình:
    - Ê cậu bé, tất cả những thứ đó không thuộc chúng mình, có phải không?
    Kern mím môi:
    - Không.
    Họ tới nhà trọ. Bà chủ nhà tiếp họ với chút ít hờn giận pha lẫn xót thương. Bà trao ngay cho họ những món đồ còn lại. Tất cả đều nguyên vẹn . lúc còn ở phòng giam, Kern có ý định sẽ thay áo cho sạch sẽ nhưng bây giờ, sau khi đã đi qua nhiều đường phố, anh thấy không còn cần thiết. Kern đón lấy vali cám ơn bà chủ trọ và xin lỗi:
    - Rất tiếc là bà đã gặp phải nhiều chuyện phiền phức.
    Bà chỉ lắc đầu:
    - Có gì đâu. Hy vọng là cậu sẽ bình yên. Và cả ông nữa, ông Steiner. Bây giờ các người đi đâu?
    Steiner là một cử chỉ mơ hồ:
    - Ra biên giới. Luồn lỏi trong rừng cây, bụi cỏ, như oai chí rận.
    Bà chủ trọ ngập ngừng vài giây rồi đi thẳng tới một cái tủ bằng gỗ hồ đào đóng theo hình dáng một lâu đài phong kiến.
    - Xin mời mấy người lại đây dùng chút rượu cho ấm trước khi lên đường.
    Bà lấy ra một chai rượu rót vào ba ly. Steiner hỏi:
    - Loại Slivovitz hả?
    Bà chủ trọ gật đầu và trao cho một ly cho viên chức Cảnh sát.
    Người Cảnh sát chùi râu mép:
    - Chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ thôi.
    Bà chủ trọ rót cho ông ta thêm một ly nữa:
    - Dĩ nhiên.
    Và bà hỏi Kern:
    - Cậu không uống à?
    - Không dám uống. Bụng đói?
    - Thật hả? ?" Bà nhìn đăm đăm vào mặt Kern ?" Trời đất ơi, còn nhỏ quá. Franzi đâu, cho một ổ bánh mì thịt.
    Kern đỏ mặt:
    - Cám ơn nhiều. Tôi không đói.
    Cô gái giúp việc mang tới một khúc bánh mì lớn dồn thịt nguội. Bà chủ nhà bảo:
    - Aên đi, đừng ngại gì cả.
    Kern hỏi Steiner:
    - Anh chia một nửa với tôi, nghe? Tôi ăn không hết đâu.
    - Đừng mắc cỡ gì cả cứ ăn đi.
    Chờ Kern ăn và uống xong ly rượu, hai người ra đi. Họ đi xe điện tới nhà ga cửa Đông. Ngồi trên xe, đột nhiên Kern chán nản lạ lùng. Những dãy nhà chạy lùi bên cửa xe giống như một giấc mơ. Rồi hãng xưởng, đường phố, quán trọ với những cây hồ đào to lớn trước sân, những đồng cỏ, những ruộng lúa đắm mình trong ánh hoàng hôn nửa vàng nửa tím. Kern đã ăn khá đầy và cơn no thoả khiến anh như đang say nhẹ. Sức bén nhọn của tư tưởng anh bỗng cụt lùn đi, chìm trong mộng. Kern thấy một ngôi nhà trắng lẩn khuất trong những cây dẻ trỗ hoa, một đoàn người mặc lễ phục và một nhà độc tài đang quỳ trước mặt mình, khóc lóc xin tha tội.
    Khi họ tới trạm quan thuế thì trời đã tối hẳn. Người Cảnh sát giao Kern và Steiner cho nhân viên quan thuế rồi bước mau trở về trong bóng tối ảm đạm.
    Một viên chức đang bận kiểm soát các xe đi về bên kia biên giới, nói:
    - Còn sớm lắm. Tốt nhứt là phải đợi tới mười giờ rưỡi.
    Kern và Steiner ngồi trên một chiếc ghế dài ngay trước cửa trạm, nhìn xe cộ chạy qua. Một lúc sau, một nhân viên quan thuế đi ra. Kern và Steiner theo người nầy. Họ vượt qua những đồng lúa, mùi đất đẫm sương xông lên vừa nồng vừa thấm thiết. Họ đi qua một vài ngôi nhà rồi tới một khu rừng. Vài phút sau, viên chức quan thuế đứng lại:
    - Cứ tiếp tục đi tới nhưng nhớ đi sát bên trái để lẩn tránh trong các bụi cây cho đến lúc tới sông Morava. Mùa nầy sông hơi cạn, có thể đi qua dễ dàng.
    Hai người tiếp tục đi. Cảnh vật yên lặng, chỉ có tiếng bước chân sột soạt. Được một lúc, Kern quay nhìn lại. Bóng đen của viên chức quan thuế nổi bật ở vòm trời. Ông ta vẫn còn đứng, nhìn theo. Kern và Steiner tiếp tục đi.
    Tới sông Morava, họ lột hết quần áo ra, quấn tất cả đồ đạc thành một bọc. Nước sông lầy bẩn, phản chiếu một vài tia ngầu bạc. Trời ít sao nhưng rất nhiều mây, thỉnh thoảng mặt trăng lại nhô ra. Steiner bảo:
    - Để tôi đi trước. Tôi lớn hơn cậu.
    Họ lội qua dòng sông cạn. Nước thấm vào thân Kern mát dịu và bí ẩn, dường như nó không muốn buông tha anh nữa. Phía trước, Steiner vừa bước vừa dọ dẫm. Hắn đeo bị trên lưng và đội quần áo trên đầu. Đôi vai to rộng của hắn, dưới ánh trăng, trắng toát ra. Tới giữa sông, Steiner quay lại. Kern cố bước mau hơn để tới gần. Hắn nhìn Kern gật đầu và cười.
    Họ trèo lên bờ sông thoai thoải và hối hả lau khô người bằng khăn tay. Họ mặc quần áo vào, tiếp tục đi. Một lúc sau, Steiner đứng lại:
    - Mình đang ở một lãnh thổ khác.
    Mắt Steiner ngời sáng ánh trăng. Hắn nhìn Kern:
    - Cây cối có mọc lên khác hơn không? Gió có khác mùi không? Trên kia có phải cũng chính là những vì sao đó không? Và con người khi chết có khác nhau không?
    - Không. Cố nhiên là không. Nhưng chính tôi, tôi thấy mình khác hẳn đi.
    Họ tìm một chỗ ngồi dưới gốc cây già. Trước mắt họ một cánh đồng cỏ trải dài nghiêng nghiêng. Xa xa, lốm đốm những ánh đèn của một làng Tiệp Khắc. Steiner gỡ bọc trên vai xuống, tìm thuốc lá:
    - Theo tôi thì một cái bị tiện lợi hơn một cái vali. Ít làm người ta chú ý. Họ chỉ tưởng mình là một kẻ đi tìm việc.
    - Những người đi tìm việc cũng bị kiểm soát. Tất cả những gì phơi bày sự nghèo khổ đều bị kiểm soát. Chỉ có xe hơi là yên.
    Hai người đốt thuốc, Steiner bảo:
    - Khoảng một giờ nữa, tôi sẽ quay trở lại. Còn cậu?
    - Tôi cố gắng tới Prague. Ở đó Cảnh sát không quá nghiêm khắc. Có thể xin được một giấy cư trú vài hôm. Cũng có thể là tôi sẽ thấy ba tôi để nhờ ông giúp. Nghe nói ba tôi cũnng đang ở Prague.
    - Biết chỗ không?
    - Không.
    - Cậu còn bao nhiêu tiền?
    - Mười hai Đức kim.
    Steiner tìm kiếm trong túi áo:
    - Đây, cần có thêm một ít nữa để dễ tới Prague.
    Kern ngẩng đầu lên. Steiner thẳng thắn:
    - Cậu cứ cầm lấy. Tôi còn đủ xài.
    Trong bóng tối, Kern không thể biết rõ số bạc đó là bao nhiêu. Anh do dự một lúc rồi cầm lấy.
    - Cảm ơn anh.
    Steiner không đáp. Anh hút thuốc. Lửa thuốc rực đỏ khi Steiner hút vào soi hồng khuôn mặt rắn rỏi của anh ta. Kern ngập ngừng hỏi:
    - Tại sao anh cũng đi? Anh đâu phải là Do Thái?
    Steiner im lặng một lúc khá lâu mới đáp:
    - Không, tôi không phải Do Thái.
    Có tiếng động ở phía sau. Kern giật mình, Steiner nói:
    - Chắc một con thỏ nào đó. Bây giờ hãy ghi nhớ những gì tôi sắp nói mỗi khi cậu thất vọng. Cậu ra đi, cha cậu cũng đi, cả mẹ cậu nữa. Tôi thì khác, tôi đi nhưng vợ tôi vẫn còn ở Đức. Không một tin tức gì cả.
    Lại còn tiếng sột soạt trong các lùm cây. Steiner dụi tàn thuốc và tựa lưng vào cây dẻ gai. Gió bắt đầu nổi dậy, trăng treo lơ lửng ở cuối trời, một màu trăng đục ngầu, vô cảm? giống như đêm hôm ấy, lần cuối cùng?
    ...
  9. Phoenix_Chicken

    Phoenix_Chicken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    2.695
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo: Phần 1 - Chương 1
    Sau khi trốn khỏi trại tập trung. Steiner trốn luôn tám ngày trong nhà một bạn thân. Anh ta ở luôn trên một cái gác khóa bên dưới, lúc nào cũng sẵn sàng vượt mái nhà đào tẩu nếu có tiếng động khả nghi. Ban đêm, ngừơi bạn mang cho anh ta bánh mì, đồ hộp và vài chai nước, đêm kế tiếp, vài quyển sách. Steiner đọc tất cả và đọc lại lúc ban ngày. Sách cũng là một thứ thuốc an thần. Anh không dám đốt lửa, không hút thuốc. Về phần đại tiểu tiện, anh đã có sẵn một cái ?opô? đặt trong một hộp giấy bồi. Người bạn lấy xuống rồi lại đưa lên. Cả hai chỉ có thể thì thầm với nhau vài câu thôi vì sợ những người giúp việc ngủ ở phòng bên cạnh nghe và tố cáo.
    Đêm đầu, Steiner hỏi:
    - Marie hay chưa?
    - Chưa. Nhà bị canh chừng.
    - Có gì xảy ra cho vợ tôi không?
    Người bạn lắc đầu và bỏ đi.
    Steiner cứ hỏi mãi những câu ấy. Đêm thứ tư, người bạn cho biết đã gặp vợ anh và đã nói cho biết cả rồi. Ngày mốt, người bạn sẽ gặp lại vợ anh tại phiên chợ hằng tuần, giữa đám đông. Hôm sau, Steiner dành suốt ngày để viết thư cho vợ. Tới tối anh xé đi. Anh ngại trường hợp bị theo dõi. Steiner lưu lại thêm ba ngày nữa. Cuối cùng người bạn mang lên cho một ít tiền, một vé xe lửa và một bộ quần áo. Steiner tụ cắt tóc lấy và gội đầu bằng nước oxygénée cho tới khi tóc vàng hoe. Anh cũng không quên cạo râu. Sáng hôm sau, anh rời nơi ẩn trú, mặc quần áo xanh, tay xách một hộp dụng cụ thợ thuyền. Đáng lý phải rời thành phố ngay, anh lại muốn gặp mặt vợ lần cuối. Hai năm rồi, cả hai chưa hề thấy mặt nhau. Steiner đi ra chợ. Khoảng một tiếng đồng hồ sau Marie tới nơi. Steiner bắt đầu run. Người vợ đi ngang qua chỗ anh nhưng không thấy anh. Anh vội vã bước theo. Đến lúc đã tới sát phía sau người vợ Steiner khẽ bảo:
    - Em đừng quay lại. Anh đây! Cứ tiếp tục bước như chẳng có gì xẩy ra.
    Vai người thiếu phụ rung động, đầu hơi ngửa ra phía sau. Nàng vẫn bước đều nhưng toàn thân, toàn thể tâm trí và tinh thần đều hướng cả về phía sau.
    - Người ta có làm khó dễ gì em không?
    Người thiếu phụ lắc đầu.
    - Có bị theo dõi không?
    Nàng gật đầu.
    - Ngay lúc này?
    Nàng ngập ngừng? rồi lắc đầu.
    - Anh phải đi ngay bây giờ. Anh sẽ cố gắng vượt biên giới. Không giám viết thư sợ nguy hiểm cho em.
    Nàng gật đầu.
    - Em nên làm đơn xin ly dị.
    Tự nhiên, người thiếu phụ chậm chân luôn nhiều bước. Nhưng rồi nàng lại tiếp tục bước đều.
    - Em phải xin ly dị. Phải lo ngay nội ngày mai. Cứ bảo là xin ly dị vì bất đồng chính kiến với anh, có điều là trước kia em không hề biết như thế. Em nghe rõ chưa?
    Đầu người đàn bà không lay động. Nàng tiếp tục bước đi, thẳng đứng như người máy. Steoner van lơn.
    - Nên hiểu cho anh. Anh chỉ muốn sao cho em được yên thân. Nếu em bị bọn chúng làm hại bất cứ gì anh sẽ điên lên. Chỉ có ly dị là chúng mới để em yên.
    Người đàn bà không trả lời. Steiner nói qua kẽ răng:
    - Anh yêu em, Marie. Anh sẽ không đi đâu cả nếu em không hứa. Em hiểu chưa?
    Hắn nhìn chăm chú vào phía sau đầu vợ. Một lúc lâu, hắn có ảo giác như cợ hắn đã gật đầu.
    - Em đồng ý hả?
    Người đàn bà từ từ gục đầu ra phía trước, đôi vai cũng từ từ rũ xuống theo.
    - Bây giờ anh quay trở lại và đi lên bên phía phải. Em đi bên trái, ngược chiều với anh. Đừng nói gì cả, cũng đừng cử động. Anh chỉ muốn được nhìn mặt em. Sau đó anh đi ngay. Nếu không có tin gì cả tức là anh đã đi thoát an toàn.
    Người đàn bà gật đầu và bước mau.
    Steiner tách ra và đi lên theo lề chợ bên phải. Cả dãy lề nầy san sát những gian hàng tạp hoá và những thớt thịt. Những bà nội trợ to tiếng nổi tiếng trả giá. Những miếng thịt đỏ máu dưới ánh mặt trời. Mùi tanh hôi ngọt ngạt. Các gã bán thịt vừa đối giá với người mua vừa oang oang mời gọi khách hàng. Nhưng đột nhiên tất cả sự huyên náo đều biến mất. Tiếng dao bằm trên thớt trở thành nhịp điệu dịu dàng của những lưỡi liềm. Một cánh đồng hiện ra, đồng lúa, sự tự do, gió mát và những bước chân của hai người yêu nhau. Tia nhìn của người nầy dán chặt vào sóng mắt của người kia. Aùnh mắt? Chỉ có ánh mắt là nói lên tất cả, thống hận, hạnh phúc, tình yêu và ly biệt. Aùnh mắt còn cho thấy dấu vết của cuộc sống trên khuôn mặt sáng rỡ, dịu dàng và nồng nhiệt nhưng đồng thời cũng diễn tả thật chính xác nỗi u uất và cơn xoáy lốc loạn cuồng của hàng ngàn lưỡi dao cháy rực.
    Họ cùng đi tới và cùng dừng khựng lại một lượt. Khoảng trống thình lình và tàn nhẫn hiện ra trước mắt Steiner. Phải mất một lúc lâu, anh mới phân biết được những màu sắc mà cách đó vài giây anh ta có cảm tưởng như đang nhìn vào ống kính vạn hoa.
    Steiner lại cất bước, trợt chân, rồi cố đi mau, thật mau để khỏi bị lưu ý. Anh làm ngã đổ một nửa con heo bày trên một cái bàn phủ vải dầu. Lập tức những tiếng chửi rủa thô tục nhứt đuổi theo sau. Anh bắt đầu chạy tới một góc quanh rồi dừng lại, đợi chờ.
    Steiner nhìn thấy vợ ra khỏi chợ. Nàng đi thật chậm. Tới góc đường, nàng dừng lại, quay mặt về hướng chồng. Nàng đứng bất động như thế thật lâu, mặt ngẩng cao, mắt mở to. Gió quyện vào người, y phục dán sát vào thân. Steiner không rõ vợ có thấy mình không. Anh không dám lộ diện, lo ngại, nếu không tự kềm chế nổi, vợ sẽ chạy bộ tới. Một lúc sau, nàng chấp tay trước ngực rồi chìa cả hai tay ra về phía Steiner. Nàng muốn ôm lấy chồng trong một khoảng không, mờ mịt đau xót, miệng mở to, mắt nhắm nghiền. Rồi nàng từ từ quay người lại, và bóng tối con đường nuốt trửng hình bóng một người.
    Ba hôm sau, Steiner vượt biên giới. Đêm sáng nhòa nhòa, gió dậy từng cơn và trăng đục màu vôi. Là một người quả cảm nhưng sau khi vượt biên giới, toàn thân điểm mồ hôi lạnh, Steiner bỗng như một người điên. Anh ta quay lại bên kia, gào to, gào to mãi, tên của người vợ thân yêu?
    Steiner lấy một điếu thuốc nữa. Kern châm lửa.
    - Cậu mấy tuổi? Steiner hỏi.
    - Hai mươi mốt, sắp hai mươi hai.
    - A, sắp hai mươi hai, cũng chẳng có gì lạ phải không?
    Kern gật đầu. Steiner lặng im một lúc rồi bảo:
    - Năm hai mươi mốt tuổi, tôi đã đi đánh giặc. Ở Flandres. Cũng chẳng có gì lạ. Tình trạng hiện thời của mình còn tốt gấp trăm lần. Cậu hiểu chớ?
    - Hiểu ?" Kern quay người lại ?" Còn tốt hơn là chết. Tôi hiểu lắm.
    - Thế là cậu hiểu khá nhiều rồi. Trước chiến tranh rất ít người biết được như vậy.
    - Trước chiến tranh? Cách đây một trăm năm.
    - Còn xa hơn nữa. Có lẽ từ khi có nạn đại hồng thủy. Năm hai mươi hai tuổi, tôi nằm bệnh viện dã chiến. Ở đó, tôi học được khá nhiều. Cậu có biết nhờ đâu không?
    - Nhờ đâu?
    Steiner hít một hơi thuốc:
    - Tôi bị thương không nặng lắm. Một viên đạn xuyên qua thịt không đau đớn mấy. Nằm bên cạnh tôi là một người bạn. Không phải là một kẻ quen biết qua loa mà là một người bạn đúng nghĩa. Một mảnh đại bác rạch tét bụng hắn. Hắn nằm đó kêu la. Không có morphin, cậu biết chớ? Ngay cả với sĩ quan cũng không đủ. Qua ngày thứ hai, hắn đã khàn cả giọng nên chỉ còn rên nho nhỏ. Hắn bảo tôi phải làm sao cho hắn chết thật nhanh. Có thể tôi đã làm theo lời yêu cầu đó nếu tôi biết cách. Qua ngày thứ ba, người ta bất ngờ cho tụi nầy món súp đậu. Súp đặc sệt và béo ngậy như súp thời bình. Trước đó, họ chỉ cho tụi nầy có loại súp lỏng bỏng như nước rửa dĩa. Tụi nầy nuốt ngấu ngay vì quá đói. Và trong khi tôi đang ăn uống như ngây dại, tôi chợt nhận thấy mặt hắn như bị một bàn tay vụng về nào đó xếp nhăn méo mó. Tôi biết hắn đang lịm chết trong những cơn đau tàn khốc nhất. Hai tiếng đồng hồ sau, còn tôi? tôi no nê thỏa mãn như chưa từng có trong đời.
    Steiner ngưng nói. Kern không thể lặng im:
    - Có lẽ tại các anh quá đói.
    - Không phải vậy. Vấn đề là có một người chết bên cạnh mà mình thì chẳng cảm thấy gì. Thương xót, dĩ nhiên là có? nhưng cơn đau, cơn đau nát thịt tan xương thì mình không làm sao ghi nhận được. Bụng mình không bị thương. Bên cạnh mình, trong tầm tay, một người bạn đang gào thét, rên la và mình thì không một chút đau đớn nào. Đó chính là sự khả ố, sự khốn cùng. Cậu nên nhớ điều đó. và cũng chính vì vậy mà thế giới tiến triển rất chậm mà lại thoái hóa nhanh. Cậu có nhận thấy như thế không?
    Kern thản nhiên:
    - Không.
    Steiner cười, cũng thản nhiên:
    - Điều tôi vừa nói đã quá rõ và chính xác. Tuy nhiên, cậu có thể nghĩ lại khi có dịp. Ít ra nó cũng giúp cho cậu được chút ít.
    Steiner đứng lên:
    - Tôi đi đây. Tôi sẽ quay lại. anh chàng quan thuế không tưởng tượng được là tôi còn quay lại. hắn chỉ lưu ý nửa giờ đầu. Tới sáng mai, hắn lại mới canh chừng. Mình đi qua trong khoảng thời gian hắn không ngờ. Tâm lý quan thuế. Rất may là chẳng bao lâu mà kẻ bị truy nã lại tinh khôn hơn người truy nã. Cậu có biết tại sao không?
    - Không.
    - Chỉ vì cuộc tranh đấu sống còn mới thật sự là quan trọng ?" Anh ta vỗ nhẹ vào vai Kern ?" Chính vì vậy mà người Do Thái tinh khôn nhứt thế giới. Sự nguy hiểm tự nó mài giũa các giác quan, đó là luật sơ đẳng của sự sống.
    Anh chìa tay cho Kern. Bàn tay to lớn, khô và ấm.
    - Cố gắng vượt mọi bất trắc. Tôi sẽ thỉnh thoảng tới quán Sperler. Cậu có thể hỏi thăm về tôi tại đó.
    Kern gật đầu.
    - Phải tự tin, làm hết sức mình. Đừng quên các môn bài. Chơi bài giúp mình quên phiền muộn và không phải nghĩ ngợi. Đối với những kẻ vô gia cư, đó là điều có thể chấp nhận. Cậu có vẻ hơi khá về môn bài Thụy Sĩ và Tarot. Về phé, cậu phải liều hơn một chút. Phải biết thấu cấy.
    - Được, tôi sẽ thấu cấy. Cám ơn anh về những sự giúp đỡ. Cám ơn tất cả.
    - Cám ơn là điều mà cậu nên gạt bỏ ra ngoài thói quen. Mà cũng không nên cứng nhắc. Việc đó có thể giúp ích. Không phải cho những người đã giúp cậu mà chính là cho cậu. Nói được một lời cám ơn khi có dịp để cám ơn cũng là giây phút ấm áp nhứt của cuộc đời. Và luôn luôn nhớ rằng mọi sự tốt đẹp hơn chiến tranh.
    - Và còn hơn là chết.
    - Còn hơn là chết, tôi không biết. Nhưng còn hơn là chết chắc chắn. Giã từ cậu bé.
    - Giã từ, Steiner.
    Kern ngồi thêm một lúc khá lâu. Nền trời đã bắt đầu trong sáng, cảnh vật yên tĩnh lạ lùng, không một sự hiện diện của loài người chung quanh.
    Kern ngồi lặng yên dưới bóng cây dẻ gai. Tàng lá xanh trong trên đầu anh phồng to như một cánh buồm căng gió, như trái đất bị gió đùa đi đang bềnh bồng trong những khoảng không gian xanh vô tận, từ từ lướt qua ngọn hải đăng của vầng trăng và các đèn báo hiệu của ngôi sao.
    Kern quyết định tới Presbourg trong đêm rồi tiếp tục đi Prague. Thành phố bao giờ cũng có một vài chỗ an toàn. Anh mở vali lấy một chiếc sơmi sạch và một đôi vớ tốt để thay. Kern nghĩ đó cũng là điều cần thiết khi chường mặt với đời. Ngoài ra, anh còn muốn lột bỏ cái ám ảnh của lao tù.
    Lúc đứng lên, Kern chợt nhận có cảm giác kỳ lạ, trần truồng dưới ánh trăng. Anh tự ví với một đứa trẻ bị bỏ rơi. Anh vội vàng mặc chiếc áo vừa lấy ra, chiếc áo màu xanh. Dưới ánh trăng màu áo trở thành màu đục. Anh mím môi, quả quyết với chính mình là không bao giờ nhu nhược nữa.
    ...

Chia sẻ trang này