1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sưu Tầm Võ Bình Định

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi vobinhdinh, 10/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Nữ kiệt Bùi Thị Xuân có bốn lần đối đầu với Nguyễn Ánh sau là vua Gia Long. Lần thứ nhất vào mùa hạ năm 1797, Đại Nam Thực Lục Chính Biên, bản dịch, tập 2, trang 261 có chép, tóm lược như sau:
    Nguyễn Ánh đem binh thuyền đánh Thị Nại, rồi đích thân đem hơn 100 chiếc thuyền ra đánh cửa Đà Nẵng nhưng vì Trương Phúc Luật không tiếp tế thuyền lương thực kịp thời vì bị gió ngược, trong quân chỉ còn năm ngày lương nên vua tạm đem quân về Gia Định và cố nhiên không thể lấy mạnh yếu mà luận. Đó là lời biện bạch của sứ thần nhà Nguyễn, nhưng theo Quỳnh Cư thì ban đầu Nguyễn Ánh định đem quân đánh Thị Nại, nhân lúc triều đình Phú Xuân chia rẽ nội bộ (phe Bùi Đắc Tuyên bị phe Võ Văn Dũng sát hại) nắm bắt thời cơ, đích thân ông đem binh thuyền ra đánh Đà Nẵng, nơi Bùi Thị Xuân đang trấn nhậm, với ý định phá tan căn cứ quan trọng nằm sát nách kinh đô Phú Xuân. Nhưng đội thám mã Tây Sơn từ Bản Tân (5) đã kịp thời báo về Tổng hành dinh của bà về cuộc hành quân bất thần của Nguyễn Ánh. Nhân có chiếu chỉ của vua Cảnh Thịnh hối thúc bà hồi triều để dàn xếp nội bộ, tương kế tựu kế, Bùi Thị Xuân phao tin ba ngày nữa sẽ kéo đại binh về Phú Xuân, cốt làm kiêu lòng giặc. Quân Nguyễn hăm hở tiến tới thành Quảng Nam nhưng đã bị 5000 quân của Bùi Thị Xuân phục đánh đúng chỗ. Trận ấy, may cho Nguyễn Ánh đi đoạn hậu nên thoát chết. Thua cả tài lẫn trí đàn bà, Nguyễn Ánh vừa thẹn vừa tức, thu tàn quân về Gia Định, giấu nhẹm việc bại trận, nại cớ hết lương phải rút quân.
    Lần thứ hai Nguyễn Ánh đụng độ với Bùi Thị Xuân tại mặt trận Trấn Ninh (6). Theo hai bộ chính sử của Trần Trọng Kim và Phạm Văn Sơn, quân Tây Sơn cả thủy bộ gồm ba vạn, chia làm ba đạo tấn công.
    Tháng 12 năm Tân Dậu (tháng 1-1802) quân Tây Sơn vượt sông Linh Giang (sông Gianh), lực lượng tiền phương quân Nguyễn đang đóng ở đây do các Tướng Nguyễn Văn Trương, Tống Phúc Lương và Đặng Trần Thường chỉ huy, phải lui binh về Đồng Hới. Được tin cấp báo, Nguyễn Ánh thân chinh đem cả đại binh ra tiếp ứng, sai Phạm Văn Nhân và Đặng Trần Thường giữ mặt bộ, giao Nguyễn Văn Trương giữ mặt biển.
    Ngày mùng Một tết Nhâm Tuất (3-2-1802) Nguyễn Quang Thùy tiến đánh lũy Trấn Ninh bị hỏa lực của quân Nguyễn cầm chân lại. Bùi Thị Xuân lãnh chức Đại tướng đem 5000 quân bản bộ tấn công lũy Đồng Hới, địch quân bắn ra như cát vãi nhưng cờ lệnh của bà vẫn chúc hẳn xuống, dấu hiệu quyết chiến không lùi. Đang chiến đấu anh dũng, vua Cảnh Thịnh ra lệnh lui binh, bà không chịu, vua phải nghe theo. Suốt ngày hôm ấy bà ngồi trên bành voi xông xáo trận tiền đôn đốc binh sĩ; tuy thế trận chưa nghiêng hẳn bên nào nhưng Nguyễn Ánh đã núng thế, định tháo lui.
    Bỗng nghe tin thủy quân Tây Sơn ở cửa Nhật Lệ bị Nguyễn Văn Trương phá tan lại thêm tướng Nguyễn Văn Kiên ra hàng địch làm cho vua Cảnh Thịnh và các tướng tá nản lòng. Trước tình thế ấy bà vẫn quyết chiến, sai một đội quân đến điền khuyết bọn làm phản rồi giành lấy dùi trống thúc quân liên hồi. Được lệnh xung phong quân của bà ào ạt trèo tường chiếm thành. Thế trận này nếu kéo dài thêm hai tiếng đồng hồ nữa, bà hạ được thành Trấn Ninh rồi, Nguyễn Ánh và tướng tá hoảng hốt liền sai thủy quân liều chết vượt sông đánh bọc hậu để chia lực lượng, hòng giảm bớt mũi nhọn tấn công của Tây Sơn, ngõ hầu mở đường máu thoát thân. Nhưng Nguyễn Quang Thùy nhát gan, thấy thủy quân của Nguyễn Ánh ở mặt sau đánh tới, sợ bị vây, vội rút quân. Một lúc sau Bùi Thị Xuân mới biết trên mặt trận chỉ còn quân dưới quyền bà đang đơn độc chiến đấu, các cánh quân khác đã hỗn loạn tháo chạy. Bà vẫn bình tĩnh giữ vững hàng ngũ, bảo vệ vua Cảnh Thịnh rút lui an toàn.
    Lần thứ ba, Nguyễn Ánh đối diện với Bùi Thị Xuân khi bà cùng gia đình bị quân Nguyễn bắt ở huyện Thanh Chương, Nghệ An và giải về Phú Xuân. Sự kiện này có nhiều sách kể lại nhưng chi tiết lại khác nhau đôi chút. Nếu theo hai tài liệu của Vương Bích Thu và Quách Giao viết trong Giai phẩm Tây Sơn Xuân Quí Dậu (1993) và Xuân Ất Hợi (1995) thì lời đối đáp giữa Nguyễn Ánh và Bùi Thị Xuân như sau:
    Khi quân hầu dẫn Bùi Thị Xuân vào, Nguyễn Ánh với giọng tự đắc hỏi:
    "Ta và Nguyễn Huệ, ai hơn?"
    Bùi Thị Xuân ung dung đáp:
    "Nói về tài ba, tiên đế ta bách chiến bách thắng, hai bàn tay trắng dựng nên cơ đồ. Còn nhà ngươi bị đánh phải trốn chui trốn nhủi, phải cầu viện ngoại bang, hết Xiêm đến Pháp. Chỗ hơn kém như ao trời nước vũng. Còn về đức độ, tiên đế ta lấy nhân nghĩa mà đối xử với kẻ trung thần thất thế như đã đối với Nguyễn Huỳnh Đức, tôi nhà ngươi. Còn nhà ngươi lại dùng tâm của kẻ tiểu nhân mà đối với những bậc nghĩa liệt đã hết lòng vì chúa, chẳng nghĩ rằng ai có chúa nấy, ái tích kẻ tôi trung của người khác, tức là khuyến khích tôi mình trung với mình. Chỗ hơn kém cũng rõ ràng ban ngày và đêm tối. Nếu tiên đế ta đừng thừa vong sớm, dễ gì nhà ngươi trở lại đất nước này."
    Nguyễn Ánh cười gằn:
    "Nhà ngươi có tài sao không giữ ngai vàng cho Cảnh Thịnh?"
    Bùi Thị Xuân đáp:
    "Nếu có thêm một nhi nữ như ta thì cửa Nhật Lệ không dễ gì mà lạnh. Cửa Nhật Lệ không dễ lạnh thì nhà ngươi cũng khó đặt chân lên đất Bắc Hà."
    Nguyễn Ánh nén giận hỏi với giọng mỉa mai:
    "Ngươi có muốn ta ân xá không?"
    Bùi Thị Xuân đáp:
    "Ta đâu có sợ chết mà phải chịu nhục, hạ mình trước một kẻ tiểu nhân đắc thế!"
    Nguyễn Ánh căm gan, dằn từng tiếng:
    "Không chịu nhục. Ta sẽ làm cho ngươi biết nhục..."
    Lần thứ tư, vua Gia Long lại đối đầu với bà Bùi Thị Xuân tại pháp trường.
    Trước đó, Nguyễn Ánh gặp Bùi Thị Xuân ba lần đều lãnh ba vố thua đau. Lần một, đấu trí thua tài, lần hai đấu lực thua dũng, lần ba đấu khẩu thua lý. Vì thế, sau Quang Toản, Bùi Thị Xuân là kẻ thù số một của Gia Long, nhà vua dành cho gia đình bà cực hình thảm khốc nhất và đích thân chứng kiến cuộc hành quyết này. Gia Long hả hê nghĩ rằng phen này bà phải chịu đau đớn tột cùng về thể xác lẫn tinh thần, dù có gan đồng da sắt cũng không thể cầm được nước mắt. Thế nhưng Gia Long lại một lần nữa thua cuộc.
    Theo tài liệu của Giáo sĩ De la Bissachère viết năm 1807 (7) do một người thân tín đã chứng kiến rồi tường thuật lại, tại pháp trường hôm ấy, dân chúng khắp kinh thành Phú Xuân được huy động đến xem đông nghẹt. Trên khán đài các quan và khách ngoại quốc đã tề tựu đông đủ, khi kiệu nhà vua đến nhiều phát đại bác nổ vang làm tăng thêm uy nghi của ngày lễ hiến phù. Kế bên khán đài là chòi phát thanh cao lêu nghêu vang lên bài chiếu của Gia Long, nghe câu được câu không:
    "Vì chín đời mà trả thù... Chợt nửa chừng gặp lúc gian truân, để ngoan dân gây nên biến loạn... Chống giặc bắt xong tội nhân được hết... Yết tế thái miếu, làm lễ hiến phù... Phanh xác tán xương, trả thù miếu xã, rửa hận thần dân..." (8)
    Tiếng loa vừa dứt, một hồi thanh la vang lên báo hiệu giờ phút thi hành án bắt đầu. Hàng vạn người như nín thở, mắt đăm đăm nhìn mẹ con bà Bùi Thị Xuân, không khí nghiêm trọng bao trùm cả pháp trường. Từ xa, một thớt voi to lớn, đen đủi, lù lù tiến tới tử tù theo lệnh của quản tượng. Cô con gái của bà mới 18 tuổi xuân, bị lột hết quần áo đang co ro trong thân thể tiều tụy, bỗng nàng hét lên thất thanh rồi toàn thân biến sắc trắng bệch như một bóng ma, quay lại cầu cứu mẹ.
    Bà Bùi Thị Xuân nén xúc động, nghiêm nét mặt nói với con lần cuối: "Con gái của mẹ, con không được làm thế, phải chết anh dũng để xứng đáng là con nhà tướng Tây Sơn. Mẹ đây còn làm thế nào cứu con được!"
    Con voi hung hãn dùng vòi quấn chặt cô gái, đu đưa lấy trớn tung mạnh nạn nhân lên cao rồi nhảy bổ lên dùng ngà hứng lấy và lại tung lên lần nữa, cao hơn lần trước. Lần này cô gái rơi xuống đất chỉ còn là một cái xác mềm nhũn bê bết máu. Bây giờ voi dùng chân trước chà đạp lên xác nạn nhân cho đến khi nát bấy thành đống bùn màu đỏ.
    Đến lượt Bùi Thị Xuân, bọn đao phủ mới phát hiện trong lớp áo quần bà đã quấn chặt thân thể bằng lụa để tránh sự lõa lồ khi bị voi giày. Chúng định tháo gỡ nhưng không kịp nữa rồi vì con voi đang hăng máu xồng xộc chạy tới toan làm phận sự như lần trước. Bà vẫn đứng bình thản, nét mặt không hề biến sắc, đợi voi đến gần bỗng thét lên một tiếng thật lớn, nhái theo khẩu lệnh dùng để nạt những con voi bướng bỉnh. Voi giật mình lùi bước rồi cong vòi quay đầu lại.
    Một sự kiện bất ngờ! Dân chúng lại càng thán phục người nữ tướng Tây Sơn trước cái chết vẫn còn biết tiên liệu và vẫn còn oai quyền khiến voi dữ cũng phải khiếp sợ. Gia Long ngự trên khán đài đang hí hửng bỗng sầm mặt lại khiến viên Đề Đốc chỉ huy cuộc hành hình tái mặt, run lập cập, truyền loa giục đao phủ thi hành án lệnh gấp. Viên quản tượng hốt hoảng dùng cây sào nhọn đâm vào miệng voi và quát to bảo bà phải quì xuống cho voi khỏi sợ. Còn bọn giáp sĩ cũng vội vàng bắn hỏa pháo vào đít voi, buộc nó phải tiến tới phía tội nhân. Con voi bị kích thích cùng cực trở nên hung tợn và như điên dại, chạy bổ tới vội vã quấn lấy bà, tung lên cao rồi cong đuôi chạy quanh pháp trường, rống lên những tiếng đầy sợ hãi, làm hàng vạn người hoảng hốt theo.
    Về cái chết của bà, giáo sĩ Bissachère còn cho biết trong đám vua quan Tây Sơn bị Gia Long hành hình tại Phú Xuân chỉ có ba người gồm em vua Quang Toản (9), quan Thiếu Phó Trần Quang Diệu và vợ là nữ Đại tướng Bùi Thị Xuân là vẫn bình thản, mặt không biến sắc trong lúc bị hành hình.
    Ông Nguyễn Huyền Anh, trong Việt Nam Danh Nhân từ điển, đã nhận xét về bà: "Có tài binh bị, bà thường tòng chinh chống địch, lập được nhiều chiến công. Là một nữ tướng rất dũng cảm và có độ lượng, bà không bao giờ giết những quân đã chạy hay đầu hàng."
    Trong Từ điển Nhân vật Lịch sử Việt Nam có bài thơ vịnh bà:
    Vận nước đang xoay chuyển
    Quần thoa cũng vẫy vùng
    Liều thân lo cứu chúa
    Công trận quyết thay chồng
    Khảng khái khi lâm nạn
    Kiên trinh lúc khốn cùng
    Ngàn thu gương nữ kiệt
    Gương sáng hãy soi chung
    Ông Nguyễn Bá Huân (1848-1899), một danh sĩ Bình Định có chân trong phong trào Cần Vương của tỉnh nhà, chuyên nghiên cứu sử Tây Sơn để viết liệt truyện qua các tác phẩm như Tây Sơn tiếm long lực, Cân quắc anh hùng truyện, Tây Sơn danh tướng chinh nam truyện... Ông còn để lại bài thơ vịnh Bùi Thị Xuân (Vịnh phu nhân Bùi Thị Xuân)
    Cân quắc do tư báo quốc cừu
    Khả liên di hận phó đông lưu
    Dạ lan mỗi độc Tây Sơn sử
    Phảng phất phương dung hiện án đầu
    Việt Thao dịch:
    Phận gái lo tròn chuyện nước non
    Thương thay mối hận chảy về đông
    Đêm khuya lần đọc Tây Sơn sử
    Phảng phất dung nhan trước án còn
    Và trên vùng đất quê hương của bà, miền sông Côn, người đời sau có bài thơ hết lời ca tụng, rất phổ biến:
    Xưa nay khăn yếm vượt mày râu,
    Bùi Thị phu nhân đứng bậc đầu.
    Chém tướng, chặt cờ, khoe kiếm sắc,
    Vào thần, ra quỷ, tỏ mưu sâu.
    Quên nhà, nợ nước, đem toan trước,
    Vì nước, thù nhà, để tính sau.
    Tài đức nghìn thu còn nức tiếng,
    Non còn chảy ngọc biết vì đâu?
    Với tài đức và gương dũng cảm ấy, anh thư Bùi Thị Xuân đáng đứng riêng một danh sách và vượt hẳn các nhân vật nữ ở Bình Định đã nêu trên.
    Chú thích:
    1. Tràn bộ: xê dịch nhanh sang bên trái hay bên phải để tránh đòn của đối thủ.
    2. Hoành bộ: quay ngược trở lại để tấn công vào chỗ sơ hở của đối thủ.
    3. Kịt ngựa: thế võ tiến thẳng tới hoặc tiến sang bên phải, bên trái của đối thủ mà bàn chân không rời mặt đất.
    4. Đứng ngựa: thế đứng mà bắp đùi song song với mặt đất để bảo vệ phần hạ bộ.
    5. Bản Tân: tức Bến Ván, tên của bến sông Trầu ở làng An Tân phía namcửa Đại, thuộc tỉnh Quảng Nam.
    6. Trấn Ninh: thuộc xã Trấn Ninh, sau đổi là Phù Ninh, huyện Phong Lộc phủ Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình.
    7. Theo Thiên Nam nhân vật chí bà Bùi Thị Xuân bị xử lăng trì. Các sách sau này viết về cái chết của bà đều dựa vào một trong hai thuyết ấy.
    8. Theo tài liệu của Quỳnh Cư trong Những vì sao đất nước, tập 5, trang 228.
    9. Vua Nguyễn Quang Toản có bốn người em: Quang Thùy tự tử ở ngoài Bắc, còn Quang Bàn, Quang Duy và Quang Thiệu cùng bị bắt với vua anh và bị đóng cũi giải về Phú Xuân chịu cảnh gia hình.
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Vậy tôi xin nhường diễn đàn lại cho bạn "độc diễn". Để xem trong box võ thuật này có được mấy người quan tâm đến đề tài của bạn. Hay họ chỉ toàn Vĩnh Xuân, Vovinam, Taekwon, Aikido... Từ đây nếu có mặt bạn, tôi chỉ lắng nghe thôi, không phát biểu nữa. OK.
  3. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy mấy cái topic võ Ta được nhiều người views đấy chứ . Những người nào chưa biết thì chưa trả lời, tôi thích vậy . Tôi cũng chỉ sưu tầm rồi copy & paste lại cho các bạn ttvn coi thôi chứ cũng không muốn bàn luận gì mất thì giờ lắm . Vả lại kiến thức tôi về võ Ta rất nông cạn, không dám lạm bàn . Còn bạn Cuong này muốn phát biểu ý kiến thì cứ tự nhiên, miễn sao bạn để ý ngôn ngữ của mình một chút là được .
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Vậy à? Tôi nhìn kỹ lại thấy lời lẽ của mình đâu có gì là quá đáng đâu? Vả lại việc châm biếm trên diễn đàn cũng là lẽ thường tình. Đừng nên căng thẳng quá.
  5. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    BÀI ROI THẦN ĐỒNG
    Chống roi đứng thủ thần đồng
    Bắt qua tả bạn đánh càng lưỡng biên
    Bắt rồi lại trụ roi liền
    Xây lưng đâm trái hãy liền đánh qua
    Đánh rồi lao tới bôn ba
    Thôi lao trở lại roi là đồng tân
    Chống roi quỳ thế một chân
    Quơ roi đánh tréo tựa thầy thét oai
    Mộc liên cất gánh trên vai
    Quơ roi mà đánh đánh rồi lại đâm
    Đâm rồi lại đánh lật màng
    Bước tới roi tống lưỡng long độc xà
    Tống rồi cuốn gói nhảy ra
    Nhảy hai bên chụp lập hòa triều công
    Nhảy theo đâm tới thẳng song
    Đánh qua bên hữu Kiều công trở về
    Bàng tang một cái chỉnh ghê
    Xây lưng đâm đánh lộn về hùng anh
    Hình nhi thối tẩu lai tranh
    Lưỡng biên phát thảo hai đầu mạnh thay
    Phụng đầu kế ấy rất hay
    Làm ông Lữ Vọng ngồi cây thạch bàn
    Vít lên một cái rõ ràng
    Đỡ trên gạt dưới tàn vân che đầu
    Xây lưng đâm trái hay đầu
    Phất cờ danh gọi thần đồng bái sư
    Cụ Cử Nhân Võ Triệu Thúc Lang, đảo Phú Quốc VN
    (Trích Nguyệt san Võ Thuật)
  6. TroiOiBoToiRa

    TroiOiBoToiRa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    hehe ông bạn võ bình định này rên rỉ một hồi giờ hết vốn hay sao mà không thấy gì nữa nhỉ, hay bị mấy ông võ tầu đánh cho tẹt mỏ roài nên không dám rên nữa
  7. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Bài liên quan đến võ Bình Định, nhà Tây Sơn:
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=43&sub=134&article=14333
    http://vietkiem.com/vietkiem/nc/ndc/VaiTroCuaHaiPhi.pdf
  8. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Bài về Lão võ sư Phan Ngọc:
    http://www.baobinhdinh.com.vn/642/2004/8/13707/
    Bài về Hồ Ngạnh:
    http://www.baobinhdinh.com.vn/642/2004/5/10943/
    (Các anh đọc bài phần cuối này sẽ thấy có rất nhiều truyền thuyết về sự giao du của ông với dân giang hồ.)
    Được ohmy sửa chữa / chuyển vào 06:40 ngày 03/09/2004
  9. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Cách luyện tập Võ Bình Định / Tây Sơn:
    http://www.baobinhdinh.com.vn/642/
  10. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Tôi đọc báo bình định online thấy cái này tức chịu không được:
    http://www.baobinhdinh.com.vn/642/2004/5/10757/
    trong đó có đoạn thế này:
    Sau đây là mẩu đối thoại giữa ông và Quách Trường Xuyên:
    - Đối với tôi, nước Trung Hoa là cha, nước Việt Nam là mẹ. Chữ hiếu nặng cả hai vai.
    Trường Xuyên hỏi:
    - Võ Bình Định nổi tiếng ở Việt Nam, nhưng đối với võ Tàu thì như thế nào?
    Diệp Trường Phát đáp:
    - Võ Bình Định gốc võ Tàu mà ra. Mà võ Tàu có nhiều môn phái. Truyền sang Việt Nam hầu hết là môn phái Thiếu lâm. Những võ sư sang Việt Nam có lắm người chưa học hết các môn trong môn phái. Rất ít người đã lãnh hội được môn bí truyền của bổn sư. Như thế những người Việt Nam học võ, thì làm sao sánh kịp những người học tận gốc.
    - Lúc về Tàu, chắc chú thụ giáo được nhiều?
    - Học suốt đời mà còn chưa tới chỗ vi diệu, huống hồ tôi chỉ học có mấy năm. Những gì trước kia tôi học được ở Việt Nam, khi về Tàu đều trở thành vô dụng mà còn có hại là khác. Những đường đi sai lâu ngày trở thành thói quen, thật khó cải tạo! Cho nên muốn học võ phải tìm thầy thiện nghệ chớ nếu học với những người thiếu căn bản chỉ biết "tròm trèm đôi miếng", tục gọi là "thầy vườn" thì đừng học còn hơn. Chính những người thiếu căn bản, những ông thầy vườn lại là những người ưa khoe khoang, ưa đấm đá, làm mất uy danh của võ lâm nhiều lắm. Do đó tôi ít muốn nói về võ nghệ.

    Anh Võ Ta có nói cái hội võ Việt Nam bị võ Tàu phân hoá có lẽ đúng. Nếu không sao lại có bài thế này đăng lên.

Chia sẻ trang này