1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sưu Tầm Võ Tây Sơn

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi vobinhdinh, 10/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. shogatsu

    shogatsu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/10/2010
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    HỒ HỮU TƯỜNG PHẢI CHĂNG LÀ MỘT HẬU DUỆ CỦA TÂY SƠN?

    Gia đình họ Hồ, khi Tây Sơn thua, chạy đến miệt Cái Răng là đã kiệt quệlắm. Hồ Hữu Tường thuật lại rằng: «Tía tôi, Hồ Văn Sây, lớn lên trong cảnh nghèo nàn, thất học từ nhỏ, ông được cả làng chú ý vì tánh tình ngay thẳng, cương trực, hiền lành» (Thằng Thuộc con nhà nông, trang 14-15). Mẹ Hồ Hữu Tường, bà Võ Thị Nữ, tuy con nhà giàu nhưng mồ côi cha năm mười hai tuổi, mẹ tái giá để con lại cho bà cô (giàu) nuôi; cô gả Nữ cho Sây (người làm công) vì muốn cháu gái có chồng họ Hồ, «họ của ba vua» ( Quý Ly, Thái Đức, Quang Trung).

    Hồ Hữu Tường sinh ngày mùng 8 tháng 5 năm 1910 tại làng Thường Thạnh, huyện Cái Răng, tỉnh Cần Thơ. Cha là Hồ Văn Sây, mẹ là Võ Thị Nữ và ông nội là Hồ Văn Điểu.
    Dòng họ Hồ này khi xưa ở đất Nghệ An. Sau khi Hồ Quý Ly thất thế, đầu thế kỷ XV đã bị xua vào đất Qui Nhơn sinh sống. Đến thế kỷ XVIII, trong họ xuất hiện ba anh em Nhạc, Huệ, Lữ, nổi lên cầm đầu phong trào Tây Sơn. Khi nhà Tây Sơn bại liệt, tất cả những người họ Hồ, bà con xa gần với Tây Sơn đều phải lánh nạn. Tỉnh Qui Nhơn bị Nguyễn Ánh đổi tên thành Bình Định. Sự đổi tên này, đối với họ Hồ, có nghĩa là một sự trả thù, một sự đàn áp.
    Để tránh sự trả thù của nhà Nguyễn, một thanh niên tên là Hồ Văn Phi trốn vào Nam, lưu lạc đến rạch Cái Răng ở miệt Cần Thơ, lập nghiệp. Vợ chồng Hồ Văn Phi chưa có con trai, nuôi một đứa nhỏ tên là Điểu mà mẹ nó dường như là một người trong hoàng tộc nhà Tây Sơn lánh nạn. Khi trao con lại cho Hồ Văn Phi, bà dặn dò rằng: Cha nó cũng họ Hồ, tôi cho nó cho ông là để nó giữ họ. Khi nó lớn lên, ông bà dặn nó nên nêu lên hai chữ Kế Thế mà thờ giữa hai chữ Hồ phủ, và truyền lại mãi mãi với con cháu nó nên làm như vậy.
    Chữ Kế Thế rút từ những chữ "Kế thế vi đức, dĩ hữu thiên hạ", hàm súc cái mộng làm đế vương.
    Người con nuôi của Hồ Văn Phi có dòng dõi bí mật, đế vương ấy (dòng Quang Thiệu), chính là Hồ Văn Điểu và là ông nội của Hồ Hữu Tường. Đó là những điều mà Hồ Hữu Tường thuật lại về dòng dõi của mình trong cuốn tự truyện Thằng Thuộc, con nhà nông và tiểu thuyết dã sử Kế thế.
    Đúng hay sai là công việc của những nhà nghiên cứu lịch sử. Đối với chúng ta, người đọc và tìm hiểu Hồ Hữu Tường, thì đây là một trong những yếu tố giải thích tư tưởng cải tổ chính trị và văn hóa của Hồ Hữu Tường, giải thích chí hướng tân tạo lại Việt Nam, chấn hưng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, một đạo do con cháu nhà Tây Sơn dựng nên, sau này hưng vượng trong tinh thần đạo Hòa Hảo (có lẽ đó là lý do khiến Hồ Hữu Tường có cảm tình với tướng Ba Cụt và đạo Hòa Hảo, và cộng tác với nhóm Mặt Trận Thống Nhất, chống lại Ngô Đình Diệm), và nhất là quyết tâm tái lập tinh thần Minh Đạo mà Hồ Quý Ly đã xướng lên từ thế kỷ XIV,

    ( http://thuykhue.free.fr )
  2. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----
    Tôi không hiểu tại sao chủ đề lại không nội lên trang 1 nhỉ ?
  3. shogatsu

    shogatsu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/10/2010
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Thực ra Phật Triệt (hay Phật Triết !?) là người Chiêm Thành, tài liệu của Nhật họ viết thời Pháp nên dịch ra tiếng Pháp là Annam. Annam không có nghĩa là Việt Nam.
  4. shogatsu

    shogatsu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/10/2010
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Chuyện kể rằng ở huyện Chợ Mới (An Giang) có một tay ham mê cờ bạc, rượu chè be bét, khi đã cháy túi, trong nhà không còn món gì khả dĩ bán được để thanh toán nợ nần, y đành phải đem vật gia bảo của gia đình là xấp bản thảo đầy lỗi chính tả đi cầm thế. Được một người bạn rượu “chí cốt” bằng lòng cầm với ý nghĩ như một sự “cứu bồ” không hơn không kém. Tuy vậy, những lúc rỗi rảnh anh “bạn nhậu” cũng để mắt xem trong đó viết những gì. Không ngờ càng đọc càng say mê thích thú. Rồi một hôm, anh ta tổ chức bữa tiệc mọn, ỳ hú đủ mặt bạn bè. Đến dự, ai nấy vẫn tưởng đây là chuyện “bắt mâm” bình thường, nhưng khi nhập tiệc không thấy có chai rượu như mọi khi, nên anh em không thể không nhao nhao lên kêu nhắc. Lúc đó anh mới tâm sự là, từ khi có dịp đọc những lời khuyến tu, khuyến thiện trong xấp bản thảo trên, anh lĩnh hội được rất nhiều điều, xét lại thấy mình còn phạm nhiều sai, tệ nên quyết bỏ hẳn chuyện cờ bạc, rượu chè, để tâm lo tu hành tích đức, sống sao cho có ý nghĩa, có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Nghe qua, ai nấy đều rỏ ra hết sức bàng hoàng, xúc động. Kẻ cảm thông, người hưởng ứng “quày đầu hướng thiện”.
    Sách đó là sách gì vậy ta? Sách đó do ai viết? Có liên quan gì đến Tây Sơn?
  5. vovinamvn

    vovinamvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/10/2007
    Bài viết:
    988
    Đã được thích:
    1
    Võ Tây Sơn hay những môn nào mà vinh danh nhà Tây Sơn muốn, hay vận động trở thành chính thống hay quốc võ như một dạo nào đó trước sau cũng bị âm binh nổi lên quật xuống. Thà cứ xem là võ ta, tổ tiên di dân từ miền Bắc-Trung, kết hợp võ tàu để lại thì còn có cơ phát triển mạnh.

    Bởi vì đừng có nghĩ đơn giản ai cũng kính nhà Tây Sơn.

    Cho nên về mặt chiến thuật bám vào danh hiệu Tây Sơn thì cũng gây thanh thế và một bộ phận người ủng hộ (cơ quan công quyền cấp hàng tỉnh/huyện) nhưng về mặt chiến lược thì thực tế đã trả lời rõ ràng trên toàn quốc. Bởi vì người Việt nam hay có kiểu "bằng mặt mà không bằng lòng", ca ngợi thì ca ngợi...chứ thực tâm ủng hộ thì chưa chắc.

    Ví dụ vui: cách 2 năm vào trước đêm giao thừa, tôi ra đầu ngõ uống cafe, gặp một người đàn ông cỡ khoảng 45 tuổi. Vì trong quán có 2 người, trò truyện một lúc mới biết ông anh công tác bên quân đội. Tán phét sang chuyện nhà Tây Sơn, ông anh nói "nhà Tây Sơn xét về công trạng không bằng nhà Nguyễn mà tôn vinh thái quá, một bên thì nâng lên, một bên thì đạp xuống"

    Hãy xem môn Vovinam, có sóng gió, loạn lạc rút cục thì chính quyền nào cũng ủng hộ. Bởi vì bản chất võ thuật chẳng liên quan gì đến chính trị (trừ cá nhân lợi dụng quần chúng để gài độ theo ý riêng), cổ suý cho thanh niên sống khoẻ, sống tốt, tuyên truyền văn hoá VN dĩ nhiên sẽ có nhiều cảm tình viên, nhân sĩ trí thức ủng hộ, và các doanh nghiệp tài trợ.
    Chứ không phải họ phỉnh phờ, ngộ nhận...dính vào ba cái võ vẽ có lợi lộc gì đâu? Được cái danh trong võ giới thì có làm gì được cho đời, có làm xã hội nể đâu?
    Cụ thể hơn đụng phải những thằng ăn cướp, xưng danh là võ sư/đại võ sư đâu có làm nó sợ, không nhanh hạ gục/khống chế nó thì nó chém chết mà thôi.
    Xem những bài viết trên võ cổ truyền chỉ có một cây bút chủ lực là võ sư Nguyễn Văn Bảo hay Trương Văn Bảo gì đó, cảm giác có vẻ đơn độc.


    anh shogatsu mà có người tiến cử cũng nên đóng góp kiến thức võ thuật cho đời. Dẫu đó chí là thú vui, giải trí nhưng ít nhiều để lại một giá trị nào đó cho "không gian võ giới"
  6. shogatsu

    shogatsu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/10/2010
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Vovinamvn có một quan điểm nói đi nói lại hoài không biết chán sao??? Hãy nghe chuyện giữa Trần Quang Diệu (Tây Sơn) và Võ Tánh (Nhà Nguyễn) để biết rằng cả hai họ đều là những bậc võ thánh đáng được tôn thờ hơn Quan Vũ. Suốt ngày nhăm nhăm đi đạp Tây Sơn xuống. Môn Vovinam của bạn đáng bị đạp hơn Tây Sơn đấy. Võ thuật Bình Định vốn là kết hợp cả võ thuật của triều nhà Nguyễn lẫn võ của Tây Sơn.
  7. shogatsu

    shogatsu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/10/2010
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    "KIM CỔ KỲ QUAN" Một Da Vinci Code của Việt Nam.

    Quyển bản thảo mà người bợm nhậu đó cầm chính là quyển “Kim cổ Kỳ quan”, một quyển “kinh” của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương được viết chủ yếu theo thể thơ “thất bát” (thể thơ do chính tác giả - ông Nguyễn Văn Thới sang tác ra). Thể thơ gồm câu trên bảy chữ, câu dưới tám chữ, được nhận xét là “đọc nghe vừa mạnh, vừa véo von lôi cuốn”. Nội dung của “Kim cổ Kỳ quan” theo “hiển ngôn” là nói về “Long Hoa Hội”, một mô hình xã hội lý tưởng và tiên đoán tương lai rạng rỡ của nước Nam giọng văn tiên đoán tương tự như Cư sĩ Mây Trắng Nguyễn Bỉnh Khiêm và có rất nhiều lỗi chính tả [:P].

    Tuy nhiên theo tác giả Sripolieu thì bên ngoài cái “hiển ngôn” kia là “ý tại ngôn ngoại” nói về thân thế của ông Đoàn Minh Huyên, người sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương (tiền thân của Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo và Đạo Ông Trần…). Theo Sripolieu trong quyển “Thân thế Phật Thầy Tây An & Ngọc Hân Công Chúa qua Kim Cổ Kỳ Quan” (tham khảo ở đây: http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=12341 ) thì ông Đoàn Minh Huyên chính là hoàng tử Quang Mục, con của Công chúa Ngọc Hân và Quang Trung. Chẳng hạn những câu như:

    Mẫu Long sanh đắc tử long.
    Hổ phụ hổ tử trái bông tại nhành.
    Cây ngọt trái đắng để dành.
    Cây ngọt trái đắng chẳng lành bỏ đi.
    Lời ghi người hở lời ghi.
    Người ăn ở hết, người đi thời còn.

    Hoặc

    Không ai chánh trị ngôi trời.
    Quán Trung (Quang Trung?) có kẻ nối đời hậu lai.
    Láng Linh am, tự Phi Lai
    Tây An chữ đặt, đố ai tri tình.

    Theo Sripolieu thì:
    - Hậu duệ vua Quang Trung có ba người thoái được sự tru diệt của Gia Long trong đó có Quang Mục và Quang Thùy (Quang Thùy là cha của Hồ Văn Điểu và là ông cố của ông Hồ Hữu Tường???). Nếu như vậy thì cũng không lạ gì việc ông Hồ Hữu Tường ủng hộ và có cảm tình với Tây Sơn, đạo Hòa Hảo và cũng hết lòng quảng bá cho võ thuật Tây Sơn.
    - Công chúa Ngọc Hân đã cùng con trốn vào Nam dưới sự trợ giúp của Ngô Văn Sở và mất ở đó, hiện nay mộ bà vẫn còn ở rạch Cái Nai.
    - Quang Mục chính là ông Đoàn Minh Huyên (Phật Thầy Tây An). Ông sinh năm 1789, năm sinh 1807 trên lý lịch chính thức của ông là nhằm che dấu triều đình nhà Nguyễn.
    - Quang Mục được mẹ dạy cho Phật Pháp và Y học. Sách "Tu Nhân Học Đạo" và "Kim Cổ Kỳ Quan" chính là tác phẩm của bà chứ không phải của ông Nguyễn Văn Thới.
    - Phong tục thờ cúng của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương đơn giản, thờ tấm trần điều thay vì thánh tượng nghe qua giống như việc thờ Jehovah của dân Do Thái. Nhưng theo Sripolieu đó chính là mật ý của ông Đoàn Minh Huyên về việc thờ phụng lá CỜ ĐÀO của Vua Cha.
    - Trong "Kim Cổ Kỳ Quan" có nói về công trình "Kim điện" được xem như là một công trình bí mật của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương để chuẩn bị cho việc đón Hội Long Hoa. Nghi vấn rằng đó chính là ng mộ thật của vua Quang Trung.

    Nếu những điều trên là sự thật thì phải chăng việc những người theo đạo Tứ Ân, Hòa Hảo, Đạo Ông Trần để "búi củ hành" chính là mã hóa câu "Đánh để cho nó dài tóc" của vua Quang Trung?

    [​IMG]
    Lá "Cờ Đào Tây Sơn" (?) trên bàn thờ của Bửu Sơn Kỳ Hương

    [​IMG]
    Duy trì phong tục "đánh cho nó để dài tóc" ở Long Sơn - Vũng Tàu.
  8. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Tôi có đọc nhiều bài báo về võ Bình Định sau 1975, giống như các bài mà anh vobinhdinh đã post lên . Tôi cảm thấy rất buồn phiền ! Bên cạnh những chuyện đáng tin và những dữ kiện có thật, xen kẻ vào giữa là những lời tán hưu tán vượn, thêm mắm muối như là những câu chuyện của các tay bợm nhậu trong các bửa nhậu !!!
    Nếu quả thật họ có ý tuyên dương cho võ Bình Định nói riêng và võ VN nói chung thì đây quả thật là phản tuyên truyền.
    Ngay cả các anh bạn trẻ võ Bình Định mà tôi mới quen trên Net sau này hình như cũng bị ảnh hưởng thói quen này và cái nhìn của họ về võ Bình Định nói riêng và võ Việt Nam nói chung rất giới hạn qua mấy cái gọi là tạp chí võ thuật này. Nhưng như vậy thì cũng còn đỡ khổ hơn đa số các bạn trẻ Việt Nam khác khi nói đến võ VN thì họ nói đến một “môn phái” mặc đồ lót của Samurai nhuộm xanh đứng trước bàn thờ “Sáng Tổ”. Người Nhật nhìn vào thì ai cũng kinh hoàng ma hỏi sao người Việt có phong tục gì kỳ lạ thế ????

Chia sẻ trang này