1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sưu Tầm Vovinam-Việt Võ Đạo

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi vobinhdinh, 10/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Sưu Tầm Vovinam-Việt Võ Đạo

    CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO

    Kỹ thuật hô hâ?Tp
    Thuật đư?Tng tâ?Tn
    4 lô?Ti che?Tm tay
    4 lô?Ti gạt
    4 lô?Ti đa?Tnh cùi chỏ
    Kỹ thuật đâ?Tm
    Kỹ thuật đa?T
    Kho?Ta, gỡ
    Chiê?Tn lược 1-5
    Nhập Môn Quyền
    Nhảy chân trì
    4 lô?Ti đa?Tnh đầu gô?Ti
    12 ca?Tch phản đòn đâ?Tm
    Chiê?Tn lược 6-10
    Thập Tự Quyền
    Kỹ thuật te?T ngã
    Đâ?Tm & đa?T di động co?T mục tiêu
    Nhu Khi?T Công Quyền I
    Đa?Tnh cùi chỏ 5-8
    4 ca?Tch phản đòn đa?T
    Đòn chân 1-4
    Thập Nhị Liên Thủ Tâ?Tn Bộ
    Chiê?Tn lược 11-15
    Long Hổ Quyền
    5 lô?Ti đa?T di động & chuyển tâ?Tn
    Đâ?Tm, đa?T, che?Tm, gạt di động
    Liên Hoàn Đô?Ti Luyện I
    Xô ẩn đạp bụng 1-2
    Kho?Ta tay dẫn đi 5-6
    Đòn chân 5-6
    Chiê?Tn lược 16-20
    Song Luyện I
    Tư?T Trụ Quyền
    16 thê?T phản đòn căn bản trình độ
    Đòn chân 7-9
    Liên Hoàn Đô?Ti Luyện II
    Thê?T vật cổ truyền 1-10
    Bài Vật I
    Ngũ Môn Quyền
    15 thế phản đòn tay
    Song Dao Pha?Tp
    Chiến lược 21-25
    12 thê?T tay không đoạt dao cơ bản
    Song Luyện II
    Song Luyện Dao
    15 thế kiếm cơ bản
    Viêm Phương Quyền
    Tinh Hoa Lưỡng Nghi Kiếm
    Đòn chân 10-14
    Chiến lược 26-30
    Nhu Khi?T Công Quyền II
    Song Luyện III
    Thập Thế Bát Thức Quyền
    Đòn chân 15-21
    Thế vật cổ truyền 11-18
    12 thế tay thước & phân thế
    Lão Mai Quyền
    Bài Vật II
    Bài Song Luyện Kiếm
    Mộc Bản Pha?Tp
    12 thế côn cơ bản & phân thế
    9 thế tay không đoạt súng trường (Đầu tiên do quân triều Huế & nghĩa quân chế ra để đoạt súng trường của thực dân Pháp. Sau đó chư vị võ sư Vovinam sửa chữa, thêm bớt, và bổ sung để đưa vào quân đội & cảnh sát miền Nam)
    4 thê?T tay không đoạt su?Tng ngă?~n (Giô?Tng như trên, khởi đầu là quân triều đình & nghĩa quân chê?T ra để gia?Tp chiê?Tn xa?Tp la?T cà vơ?Ti quân đội Pha?Tp. Su?Tng lục, lựu đạn là những vũ khi?T lợi hại trong cận chiê?Tn, cho nên người xưa phải tìm ca?Tch đô?Ti pho?T, sau này được sửa lại, thêm bơ?Tt, đưa vào quân đội & cảnh sa?Tt)
    Việt Võ Đạo Quyền
    Tư?T Tượng Côn Pha?Tp
    Âm Dương Hồ Điệp Phiê?Tn
    Liên Hoàn Đô?Ti Luyện III
    Song Luyện IV
    Bát Quái Quyền
    Xà Quyền
    12 thế tay không đoạt búa rìu
    Ngọc Trản Quyền
    9 thế tấn công bằng súng trường (Thời nhà Nguyễn, võ kinh đã có nhiều miếng võ hiểm hóc tấn công bằng súng hỏa mai [súng điểu thương] được tập trong triều nội. Sau đó khi thực dân qua xâm lược thì môn đánh xáp lá cà bằng súng hỏa mai càng được phổ biến. Thời gian sau, các danh sư Việt Võ Đạo sửa sang, sàng lọc, áp dụng cho súng trường, rồi đưa vào hệ thống chính huấn luyện QLVNCH)
    Nhật Nguyệt Đại Đao Pha?Tp (Kết hợp Siêu Thái Âm & Siêu Thái Dương từ làng-võ Bà Trà - Tân Khánh)
    Bài Đâ?Tu Bu?Ta Rìu
    Thương Lê Pha?Tp
    Hạc Quyền
    12 thế tay không đoạt mã tấu
    Thái Cực Đơn Đao
    Thê?T vật cổ truyền 19-28
    Tiên Long Song Kiếm
    Nhu Khí Công Quyền III
    Bài Đấu Mã Tâ?Tu
    Bài Vật III
    Việt Điểu Kiếm Pha?Tp
    Mã Tấu Pháp
    Bát Quái Song Đao
    Nhu Khí Công Quyền IV
    Liên Hoàn Đối Luyện IV


    Các bài võ nằm trong chương trình phụ (chương trình nghiên cứu võ học) :

    Thiền Môn Quyền (phổ biền ở Houston, TX)
    Loa Thành Quyền (Thành Cổ Loa, bài quyền này phổ biến ở Houston, TX)
    Phụng Hoàng Quyền (cố võ sư Nguyễn Dân Phú ở Florida sáng chế, phổ biến ở Houston, TX)
    Chí Khí Kiếm
    Song Long Chuyển Vân (Bài côn nhị khúc do võ sư Vũ Đức Thọ ở Florida sáng chế, bài binh khí này đã 1 thời gây nên tranh cãi kịch liệt trong giới VVN hải ngoại, vì Côn Nhị Khúc không phải là vũ khí của ta)
    Đồng Tử Quyền
    Liên Sơn Quyền (Núi Hoàng Liên Sơn)
    Điểu Quyền
    Tha?Ti Cực Thương Pha?Tp (võ sư Thái Nhật Lĩnh ở Seatle, Washington sáng chế)
    Bài Đồng Diễn Quạt

    Ghi chú: Ca?Tc môn kỹ thuật xếp đặt theo thứ tự huấn luyện.
  2. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Thập Tự Quyền
    Khai thủ thập tự quyền
    Quyết nhập nội tranh tiên
    Cước bộ, đạo, quyền, dự
    Liên chi đả nhãn tiền
    Trực chỉ phạt tam điểm
    Phiên tả đả câu liêm
    Chuyển hữu phi long tuyến
    Luân thân trảm nhị biên
    Phi cước tam long giáng
    Hồi mã tọa trung bình
    Song thủ trực địa tạng
    Đạt chí nguyện bình sinh
    Luân nhị thập tự nhai
    Tả xung trảm hữu đái
    Thôi cước xuyên sơn bích
    Liên đao bổ cước lai
    Thoái hữu phục mã công
    Luân thân hoành lập tấn
    Phi nhị cước bàn long
    Lục thức hoàn môn tấn
    Lời thiệu Nhu Khí Công Quyền I
    Nguyên thần vận thủ khai
    Thủ túc hiệp thiên đài
    Trọng tâm trung quán định
    Đinh phối triển mã lai
    Nghênh phong hoàng hạt triển
    Thoái bộ song thủ khai
    Qui tấn phiên thân quyết
    Hồng lộc lãng thiên thai
    Hướng thiên song long vũ
    Hồi mã đáo viên giai

    Lời thiệu Nhu Khí Công Quyền II
    Song long luân khai thủ
    Thiên điạ nhân hiệp quần
    Tiền hướng đảo hậu hướng
    Lập tấn chuyển song luân
    Đinh tấn hoành cước trụ
    Đảo bộ liên hoành thân
    Thoái cước địa long chưởng
    Nhất tự đinh song lân
    Xà đầu tham lưỡng diện
    Cử đầu lảm thiên vân
    Phiên thân hoành cung thủ
    Hồi vị vận nguyên thần
  3. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Tổng Quát Môn Phái Vovinam-Việt Võ Đạo
    Cố Võ Sư Nguyễn Lộc sinh ngày 8 tháng 5 năm Nhâm Tý (1912) tại làng Hửu Bằng, Huyện Thạch Thất, Tỉnh Sơn Tây miền Bắc Việt Nam. Sau một thời gian dài rèn luyện nhiều môn võ, ông đã nghiên cứu, phân tích đặc điểm kỹ thuật của từng môn võ. Đặc biệt là môn võ và vật cổ truyền Việt Nam để đi tới sáng tạo một hệ thống kỹ thuật võ học với tên gọi là Võ Việt Nam.
    Để phân biệt với các môn võ Việt Nam đã có từ trước và để người ngoại quốc dễ đọc dễ nhớ khi phát triển quốc tế nên tên được gọi thu gọn là Vovinam.
    Năm 1938, Cố Võ Sư Nguyễn Lộc đích thân huấn luyện và tuyễn thu. Chỉ một năm sau Vovinam đã đựợc nhiều người biềt đến và Hội Thân Hửu Thể Dục Hà Nội đã chính thức mời Võ Sư Nguyễn Lộc cộng tác để mở các lớp dạy võ công khai. Lớp võ đầu tiên được khai giãng vào năm 1940 tại trường Sư Phạm Hà Nội.
    Sự phát triển của Vovinam quá nhanh chóng khiến nhà cầm quyền Pháp lúc đó e ngại. Năm 1942 Võ Sư Nguyễn Lộc đã nhận được lệnh đóng cửa các lớp võ, cùng lệnh cấm bản thân ông dạy võ. Chính sự cấm cản này lại nung đúc tinh thần các môn sinh dưới thời của thực dân Pháp quyết tâm hơn, trong việc trường tồn môn phái. Các lớp võ bí mật được tổ chức và hoạt động cho đến chế độ thực dân Pháp sụp đổ năm 1945.
    Năm 1946, Võ Sư Nguyễn Lộc và một số môn đệ tâm huyết mở nhiều lớp Vovinam tại vùng Thạch Thất, trường quân chính Trần Quốc Tuấn v.v...Tháng 8 năm 1948, Võ Sư Nguyễn Lộc trở lại Hà Nội tiếp tục dạy Vovinam. Ba năm sau, năm 1951, ông thành lập Việt Nam Võ Sĩ Đoàn và mở rộng việc truyền bá võ thuật qua các lớp võ đại chúng tại trường Hàng Than Hà Nội. Tháng 7 năm 1954, Võ Sư Nguyễn Lộc vào Nam tiếp tục mở các võ đường tại Sài Gòn. Thời điểm này môn phái Vovinam đã tròn 16 tuổi và có thêm danh xưng là Vovinam Việt Võ Đạo. So với nhiều môn phái khác, Vovinam Việt Võ Đạo còn rất trẻ nhưng dưới sự chỉ đạo của vị Sư Tổ, môn phái đã đạt tới một căn bản vững vàng và ổn định về nhiều mặt.
    Tâm nguyện của Võ Sư sáng lập môn phái Vovinam là cố gắng hình thành một nền võ đạo cho dân tộc Việt Nam. Hoài bảo của ông là đào tạo những thế hệ thanh niên có sức khỏe có ý chí, nghị lực và có lòng can đảm để sống hửu ích cho chính mình cho gia đình và xã hội và Tổ Quốc. Nhưng muốn đi đến võ đạo phải qua thời gian quảng bá võ thuật do đó Vovinam Việt Võ Đạo chỉ là một.
    Về kỹ thuật: Trước khi sáng tạo ra Vovinam Việt Võ Đạo, Võ Sư Nguyễn Lộc đã nhận định môn võ nào cũng có những kỹ thuật độc đáo của nó nhưng hay nhất vẫn thuộc về dân tộc của người sáng tạo và phù hợp với tầm vóc và thể tạng của người dân nước đó. Nghiên cứu thể tạng người Việt Nam Võ Sư sáng tỗ Nguyễn Lộc thấy rằng: Người Việt Nam tuy nhỏ, thể tạng phần đông mảnh khảnh nhưng đặc biệt rất lanh lẹ, gan dạ và bền bỉ chịu đựng. Do đó, ông quay về nghiên cứu các môn võ VN và vật cổ truyền Việt Nam, sáng tạo ra những đòn thế căn bản lấy nền võ học thế giới làm đối tượng nghiên cứu, để tìm cách ?ohóa giải? hoặc ?okhắc chế?.
    Về tinh thần: Vovinam Việt Võ Đạo được sáng tạo trong thời gian dân tộc Việt Nam bị ách thống trị của người Pháp và người Nhật. Thời bấy giời, học võ không phải để hơn thua với nhau mà với tinh thần để chống xâm lăng, đánh đủoi ngoại nhân ra khỏi đất nước, ngoài kỹ thuật chiến đấu tinh thần và danh dự là hai yếu tố quan trọng để quyết định sự thành bại... Người Việt Nam phải có phương pháp tự vệ mang danh dân tộc Việt Nam, tiêu biểu cho tinh thần tự chủ, bất khuất của tiền nhân để khi chiến đấu có được cái ?ohùng khí? quyết đem vinh quang về cho Tổ Quốc. Do tinh thần đó, Võ Sư Sáng Tổ đã mạnh bạo vạch ra một con đường riêng, không tự ti mặc cảm, quyết tâm tạo dựng cho dân tộc Việt Nam một nền võ thuật, võ đạo mới, mang danh là Vovinam Việt Võ Đạo. Võ Sư Sáng Tổ môn phái Vovinam đã vỉnh viễn ra đi ngày 4 tháng 4 năm Canh Tý tức ngày 30 tháng 4 năm 1960 tại Sài Gòn lúc ông mới 48 tuổi. Người ra đi nhưng sự nghiệp Vovinam Việt Võ Đạo mãi mãi trường tồn. Quyền lãnh đạo môn phái được giao cho Võ Sư Lê Sáng, Chưởng Môn đời thứ hai của Vovinam Việt Võ Đạo.
    Phát triển: Nối tiếp sự nghiệp của Võ Sư Sáng Tổ, Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng là Võ Sư Chưởng Môn đời thứ 2 và Cố Võ Sư Trần Huy Phong Chưởng Môn đời thứ 3 quyết tâm phát triển, quãng bá Vovinam Việt Võ Đạo. Năm 1964, Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng đã thành lập trung tâm huấn luyện Vovinam tại số 61 đường Vĩnh Viễn, quận 10, Sài Gòn. Trong đầu thập niên 70, môn phái đã phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là tại Sài Gòn với Tổng Cục Huấn Luyện Vovinam, sân Hoa Lư đường Đinh Tiên Hoàng, và hầu hết các trường công lập và tư lục thời đó như: Pétrus Ký, Chu Văn An, Cao Thắng, Võ Trường Toản, Gia Long, Trưng Vương, Nguyễn Bá Tòng, Hưng Đạo, Lê Bảo Tịnh, Chân Phước Liêm v.v... Số học sinh, sinh viên theo học khá đông. Ngoài ra còn cục huấn luyện miền Trung tại Nha Trang, cục huấn luyện miền Tây tại Cần Thơ... Cùng với những thăng trầm của lịch sử Việt Nam, sau năm 1975 với làn sóng người tị nạn, các võ sư, huấn luyện viên, và các môn sinh Vovinam đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Úc, Pháp, Đức, Bỉ, v.v... và ở đâu có võ sư, huấn luyện viên Vovinam ở đó có sự phát triển để xây dựng thế hệ thanh niên Vovinam Việt Võ Đạo, tiếp nối hoài bảo của Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc. Hiện nay đã có những liên đoàn Vovinam cấp quốc gia đó là Liên Đoàn Vovinam Việt Võ Đạo Pháp, Mỹ, và Úc v.v...
    Tháng 8 - 1996, trên 40 võ sư Vovinam từ các quốc gia đã đến họp tại Paris thủ đô Pháp Quốc và Tổng Liên Đoàn Vovinam Quốc Tế đã ra đời, Võ Sư Ngô Hửu Liên đã được bầu làm chủ tịch. Trụ sở của Tổng Liên Đoàn được đặt tại tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.
    Võ phục - màu đai đẳng cấp của môn phái Vovinam:
    - Võ phục màu xanh dương
    - Đai có bốn màu đai chánh
    1. Bậc sơ đẳng đai màu xanh lam: tượng trưng cho biển cả và hy vọng. Tại bậc sơ đẳng này có ba cấp, mổi cấp tập trung bình là sáu tháng.
    2. Bậc trung đẳng - huấn luyện viên đai màu vàng: tượng trưng cho màu da vàng của chủng Việt Nam, màu da của hoàng đạo, có 3 đẳng, mổi đẳng tập từ 2 đến 3 năm.
    3. Bậc cao đẳng - võ sư đai màu đỏ: màu máu tượng trưng lửa sống và sự tranh đấu hào hùng, có 7 đẳng mổi đẳng trung bình là 4 năm.
    4. Võ Sư Chưởng Môn - đai màu trắng: đai duy nhất dành cho vị Chưởng Môn. Màu của tinh khiết với triết tính "không màu không sắc".
    Vovinam Việt Võ Đạo có hệ thống kỹ thuật võ học với nguyên lý cương nhu phối triển qua biểu tượng cây tre và chủ thuyết Cách Mạng Tâm Thân do Cố Võ Sư Nguyễn Lộc đề xướng, cùng với Nhân Sinh Quan Việt Võ Đạo và tinh thần Việt tộc. Môn phái đào tạo con người cả hai phương diện võ thuật và tinh thần võ đạo (thể xác và tinh thần luôn luôn kết hợp để gắn bó để kiện toàn) hướng dẩn môn sinh về cội nguồn dân tộc với tinh thần tự chủ, bất khuất của tiền nhân và hảnh diện về nền văn học cũng như võ học của dân tộc Việt Nam hầu hửu ích cho mình, cho gia đình, hiến ích cho người và cho đời.
    Hiện nay Vovinam Việt Võ Đạo đang trên đà phát triển quốc tế tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các bạn hãy đến với Vovinam Việt Võ Đạo.
    Võ Sư Phạm Đình Tự
  4. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Nhu Khí Công Quyền Việt Võ Đạo
    Huy Vũ
    Nền tảng khí công của Vovinam là Nhu Khí Công Quyền. Bởi quyền tượng hình, hình gợi ý, ý dẫn khí. Khi đi quyền cần phải biết tụ khí và vận khí ở các bộ phận cần thiết trong cơ thể mới mang lại kết quả mong muốn, nếu không chỉ là múa cái hình bề ngoài mà thôi.
    Phổ thông việc hướng dẫn đi Nhu Khí Công Quyền phân ra hai phần: bên trong là hô hấp (thở ra, hít vào), bên ngoài là quyền thức. Khi đi quyền, xuất thủ thì hô (thở ra), thu tay thì hấp (hít vào); thăng thì hấp, giáng thì hô; khai thì hấp, hợp thì hô; đồng bộ chuyển thân và lúc đi những thức quá độ thì hít thở ngắn chứ không hô hấp dài; giữa hô và hấp còn hàm cái lượng hơi đình chỉ hơi thở (tức ngưng thở). Khi đẩy, ấn tay ra thì hô, lúc thu tay vào thì hấp.
    Tập Nhu Khí Công Quyền, gân cốt phải mềm mại, các khớp phải linh hoạt chuyển động tay chân, di thân chuyển hướng như nước chảy không thôi, bản lề không mọt. Công pháp này nhằm rèn luyện các khớp xương trong toàn thân hoạt động, làm cho các cơ quan nội tạng cũng hoạt động theo, từng bước nâng cao tính hưng phấn của hệ thần kinh, tạo tính linh hoạt, nhịp nhàng của các khớp xương cốt và dây chằng. Đi Nhu Khí Công Quyền, tiết tấu trầm nhẹ, mạch lạc, tư thế phóng khoáng, thi triển khoảng khoát, đường bệ. Khi luyện động tác nhịp nhàng, phối hợp với hơi thở một cách khoan thai, không cứng nhắc, không uể oải mà phải linh hoạt tự nhiên với hai mắt nhìn thẳng long lanh có thần, khắp châu thân tràn trề sức sống.
    Tà khí nhập vào tim phổi thường lưu giữ ở hai nách. Tà khí nhập gan tích tụ ở mạng sườn. Do đó, khi tập cần vươn tay, mở nách, chuyển động khu trừ tà khí ở Tim, Phổi, Gan làm tăng thêm lượng chứa hơi trong phổi, tăng sức dẻo dai cơ ngực, cơ đầu cổ và cơ bụng rèn luyện các khớp ở vai, khuỷu tay, sườn, đồng thời bổ tâm ích tỳ vị, khiến huyết lưu thông tốt, thúc đẩy sự bài tiết và hấp thụ tốt, tránh bệnh tật, hỗ trở và trị liệu chứng
    viêm phế quản, mãn tính...
    Y học Đông Phương nhận định: Thận là cái gốc của hậu thiên, lưng là cái nơi chứa quả thận. Cho nên, bất cứ loại quyền thuật hay thể thao nào, cho chí lao động sản xuất, nếu lưng yếu làm việc sẽ yếu kém. Tuy nhiên, phải căn cứ vào tình hình thể chất của mình mà "Tập tùy sức, vừa phải, tuần tự, tiệm tiếm để giữ sức không bị tổn hại". Sự sống tồn tại nhờ ở vận động, ít hoạt động sẽ giảm bớt quá trình sống. Người khỏe mạnh nhờ thường xuyên vận động, luyện tập; người yếu, mắc bệnh mãn tính càng cần thiết hoạt động, luyện tập hơn. Vấn đề là nên hoạt động, luyện tập như thế nào? Phải dựa vào tình hình cụ thể của bản thân từng người mà lựa chọn phương pháp khí công thích hợp, luyện tập đúng mức, vừa sức sẽ có hiệu quả tốt, tăng cường sức khỏe. Khi người yếu mắc bệnh mãn tính mà quá chú trọng nghỉ ngơi, không dám rèn luyện khí công sẽ khiến tinh thần ủy mị, thiếu lòng tin về khả năng chiến thắng bệnh tật, bị suy sụp tức khắc.
    Rèn luyện khí công có tác dụng tốt để chữa trị về nhiều mặt trong cơ thể đặc biệt là đối với hệ thần kinh trung ương. Thần kinh trung ương là bộ tư lệnh của toàn thân, các tế bào thần kinh trung ương có quan hệ mật thiết với các cơ quan nội tạng và cơ bắp trong toàn thân. Chữa trị bằng khí công, người bệnh cần làm những hoạt động thích hợp để khiến cho cơ bắp co giãn và thả lỏng, sẽ điều hòa các quá trình hưng phấn và ức chế để điều tiết sự hoạt động của các cơ quan nội tạng toàn thân để có khả năng đề kháng, tiêu trừ bệnh tật.
    1. Xây dựng lòng tự tin và tư tưởng lạc quan yêu đời.
    2. Kiên trì và thường nhật luyện tập một cách có hệt thống (không tập bữa đực bữa cái).
    3. Tuần tự và tiệm tiến theo đà thuyên giảm của bệnh tật. Khi bệnh đã lui cần nâng cao lượng hoạt động và luyện tập để tăng cường sức khỏe.
    4. Rèn luyện toàn diện. Mọi cơ bắp, gân cốt đều được vận động, cả trong và ngoài cơ thể cho khí huyết lưu thông, mới đẩy lui được bệt tật.
    Đốt sống cổ, sống lưng là những bộ phận sung yếu trong cơ thể, thường xuyên luyện tập động tác xoay lưng, cơ thể khai thông các mạch Đốc, Nhâm, Đới làm linh hoạt cột sống, tăng cường thăng bằng.
    Động tác dang rộng cánh tay, mở rộng ***g ngực có thể làm cho cơ tay chân thả lỏng, huyết áp hạ thấp; hít hơi thật sâu rồi thở ra thật hết, nhờ đó tăng lượng hơi ở phổi, tăng cường cơ ngực, cơ bả vai, cơ hai đầu cánh tay dưới, cánh tay trên và cơ bụng. Đồng thời còn giảm bớt mỡ dưới da... Eo lưng là chỗ ở của thận. Thận làm chủ lưng, đùi. Tập uốn và xoay eo lưng làm cho eo và đùi vững chắc, khiến gan, thận khỏe mạnh. Động công tiến hành rèn luyện trên cơ sở tĩnh công, chú trọng lấy thế chuyển khí, nhờ đó đạt được "Khí huyết cùng luyện, kình khí cùng luyện, nội ngoại cùng luyện", khiến khí lực tăng gấp đôi, thúc đẩy khí huyết toàn thân điều hòa, kinh lạc thơi thông, chủ yếu luyện tích lũy và giải phóng năng lượng, tăng cường công năng "ngoại khí nội thu, nội khí phóng ngoại" của đôi tay thao tác, đôi chân di động.
    "Nội kình" trong khí công là năng lượng hoạt động trong cơ thể, là cơ sở vật chất của hoạt động sinh mạng, là tiềm lực ẩn náu trong cơ thể con người. Trong quá trình luyện công nhất thiết phải có sự huấn luyện đặc biệt và có tính mấu chốt, đó là sự rèn luyện ban động và án động của 10 ngón tay và 10 ngón chân. Chính chúng là nơi khởi đầu và là chỗ kết thúc của 12 kinh trong cơ thể, sự ban động (các hoạt động của các ngón tay như nắm, gẩy... là ban động) và án động (các ngón chân bấm, ấn... là án động) không những có thể tích lũy và điều tiết giải phóng nội kình mà còn là phương pháp hỗ trợ, khiến việc luyện công đạt được kết quả gấp đôi trong cùng một thời gian.
    Ban chỉ pháp kiên trì luyện tập sẽ có cảm giác có một dòng hơi ấm từ Mạch Đốc ở sau lưng vận chuyển lên rồi từ Mạch Nhâm vận chuyển xuống ở phía trước, chu chuyển tuần hoàn làm cho Mạch Nhâm, Mạch Đốc lưu thông. Mạch Nhâm là biển của Âm Mạch. Mạch Đốc là nơi tụ hội chung của Dương Mạch. Một khi khơi thông hai mạch đó thì Bát Mạch Kinh Kỳ trong cơ thể đều thông; qua đó cho thấy sự quan trọng của hai mạch Nhâm, Đốc.
    Sự ban động ngón tay và án động ngón chân nhịp nhàng cùng lúc sẽ thúc đẩy sự vận chuyển khí trong các kinh lạc có liên quan, cho nên ban, án, ngón tay, ngón chân đúng quy luật thì sẽ có thể điều chỉnh trực tiếp về lưu lượng và vận tốc, nhờ đó thúc đẩy được sự vận hành của khí huyết, khơi thông kinh lạc, kích phát và tích trữ nội kình (tiềm năng trong cơ thể). Dẫn đến tác dụng tăng nhanh tiến trình luyện công đạt hiệu quả gấp đôi.
    Tĩnh công định tâm để tụ khí. Động công để tán phóng khí. Động tĩnh phối hợp, trong Động có Tĩnh, trong Tĩnh có Động. Tĩnh là cơ sở, Động là thể dụng. Vận khí bằng đi quyền, tay chân ban, án lúc thăng lúc trầm! Dẫn lực bằng hơi, thu phóng tự nhiên. Hữu hình vô ảnh, theo khí sinh lực.Vận dụng phát huy thông suốt kinh lạc. Khí thông bì phu, xuyên thông cốt tủy, xương khớp chơn tru, gân xương cứng khỏe. Ngón tay co bóp, ngón chân bấm ấn, khí thông toàn kinh, lục phủ ngũ tạng. Âm dương cân bằng, thuận nhĩ thính vượng, phù chính trừ tà, đẩy lùi bách bệnh.
    Nhu Khí Công Quyền phối hợp giữa Động công và Tĩnh công, hỗ trợ lẫn nhau, nên không thủ ý, lấy chuyển động trong thư giãn để dẫn khí khiến người tập cảm thấy sảng khoái, khoáng hoạt, đi hoài không mệt mỏi.
    Chú trọng về Động công, nhưng khi đi xong những bài Nhu Khí Công Quyền. Vovinam vẫn cho môn sinh tĩnh tọa để tập Tĩnh công. Tĩnh tọa theo cách ngồi "kiết già" hay "bán già" hay ngồi thông thường đều được, nhưng phải ngồi ngay ngắn vững vàng (chính thân đoan tọa), đỉnh đầu như treo lên (hư linh đỉnh kình), vai trầm ngực ngậm, toàn thân buông lỏng, đầu lưỡi chạm nhẹ vào giữa vòm miệng trên, môi răng ngậm nhẹ, mắt lim dim hơi khép. Lưng tay trái đặt vào lòng bàn tay phải, để sát bụng dưới buông lỏng trên hai đùi, bụng rốn buông nhẹ xuống.
    Giềng mối của Tĩnh công là "Tam điểm nhất tuyến" tức là: Điều Thân - Điều Tức - Điều Tâm. Tâm Bình, Khí Hòa, Chí Chính, Thể Trực, Tâm phải thanh tịnh, không vọng tưởng lan man, cũng không để tinh thần căng thẳng. Và phải:
    1. Tập trong khung cảnh vắng lặng yên tĩnh, có cảm giác ở huyệt Ấn Đường.
    2. Các khớp xương toàn thân buông lỏng, mềm mại, nhẹ nhàng, tránh cứng đơ, căng thẳng.
    3. Tránh tập lúc quá đói hoặc quá no; nên tập vào giờ Mão (5-6 giờ sáng) và giờ Dậu (gà lên chuồng 5-6 giờ chiều). Nếu nửa đêm không ngủ được, có thể tập vào giờ Tý (12 giờ đêm).
    Quan trọng nhất là tâm tư phải thật vắng lặng, không ta không người. Nhất thiết mọi tư lự không chạy ra ngoai (thu thị phản thính - thu cái nhìn nghe ngược lại)
    1. Tai không nghe để Tinh quay về Thận.
    2. Mắt không nhìn để Hồn quay về Can.
    3. Miệng không nói để Thần quay về Tâm.
    4. Mũi không ngửi để Phách quay về Phế.
    5. Ý không nghĩ để Ý quay về Tỳ.
    Tinh-Hồn-Thần-Phách-Ý có chỗ quy về Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận thì là "Phục Kỳ Mện" ắt thiện Tâm nhiên hậu hiện ra.
    Tập khí công đạt mức, thành tựu sẽ khơi thông được ba huyệt "Tam Quan", tức các huyệt Vĩ Lư, Hiệp Tích, và Ngọc Chẩm.
    Cần Lưu Ý: Nước bọt có rất nhiều tác dụng. Ở trong miệng, trước hết, nước bọt bôi trơn lưỡi và miệng nên tiếng nói phát âm dễ dàng. Nếu miệng lưỡi khô, nói sẽ hụt hơi. Trong nước bọt có chất kháng sinh có thể diệt được vi trùng và làm trung hòa vi khuẩn hình thành ở men răng sau khi ăn. Ngay sau khi thức ăn vào miệng, nước bọt đã bắt đầu tác động đến quá trình dễ tiêu hóa cho bao tử, làm tốt việc phục hồi men răng và giữ vệ sinh cho răng miệng. Do đó, khi tập Tĩnh công cần phải chạm đầu lưỡi vào giữa miệng trên để nước bọt ứa ra giữ hơi cho bền.
  5. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Tấn Pháp Vovinam-Việt Võ Đạo
    VS Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ
    Trong cuộc sống, muốn giảm thiểu sự thua thiệt, con người phải vững vàng cả về thể chất lẫn tinh thần trong mọi vấn đề và mọi truờng hợp. Võ thuật, một khía cạnh của cuộc sống cung vậy. Phương pháp tạo nên sự vững vàng trong ngành võ chính là Tấn pháp. Có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng trong thực hành lại na ná nhau về Tấn pháp.
    - Theo võ cổ truyền Việt Nam: Tấn là giữ lại (không nên lầm với Tấn là tiến lên...) là sự ghìm giữ lại, chịu lại một sức nặng nào đó trên một phần của co thể...
    - Theo tự điển Lê Ngọc Trụ: Tấn là cách luyện tập cho cứng chân
    tay trong môn võ học.
    - Theo dân gian: Học võ là đứng Tấn, vô mùng phải tấn mùng (giắt, chận), đi ngủ phải tấn cửa (cài, chặn), nhiều đứa tấn một đứa vô gốc để đánh (ép, dồn, vây)...
    Tuy chỉ là ba trong rất nhiều kiểu định nghĩa và hiểu về Tấn, nhung chúng ta đều thấy bất ổn: Vậy Tấn đích thực là gì?
    Tấn là phương pháp giữ vững TRỌNG TÂM và CÂN BẰNG cho co thể con người ở mọi vị thế, mọi trường hợp, hầu có thể thực hiện những động tác, những ý muốn của toàn thân, khi bất động hoặc di động đuợc linh hoạt, dễ dàng, chắc chắn và hữu hiệu. Bởi lẽ hầu hết các kiểu Tấn thông thường đều dùng CHÂN làm trụ chính, các bộ phận thân thể khác giữ vai trò phối hợp và hỗ trợ nên nguời ta hay gọi Tấn là cách đứng (bộ Pháp), bộ ngựa (Mã bộ)...
    Trên thực tế hầu như tất cả các bộ phận phía ngoài cơ thể con người đều là trụ chính trong các thế tấn đặc biệt hữu dụng cho riêng từng bộ môn, ngành nghề, môn phái... Ngọa tấn (tấn nằm), Nhập địa thủ tấn (trồng chuối), Đọa tấn, Lạc tấn (té, lộn, ngửa sát đất), Lăng Không tấn (nhảy đạp, kẹp cổ), Tọa tấn (ngồi bẹp). Ngoài ra chúng ta còn phải kể đến bộ Tấn siêu tuyệt của tri giác nhằm quân bình tinh thần, tạo nên sự bình tinh, sáng suốt, thánh thiện và an nhiên, tự tại cho con nguời: Tâm tấn.
    Nguồn Gốc Chữ Tấn và Tên Các Thế Tấn
    Sau khi định nghĩa và hiểu Tấn là gì, chúng ta đều đi đến kết luận: Tấn là danh từ Hán Việt nhung đã đuợc Việt hóa và cho đến nay mọi người đã quen dùng, vì vậy Tấn là một danh từ Việt Nam thuần túy để dùng và hiểu nó. Bởi lẽ, nếu xuất xứ từ chữ Hán, thì các cụ võ sư tiền nhân đã dùng một cách dễ dãi, chưa chính xác chữ Tấn.
    1. Chữ "Tấn" thuộc bộ Thủy (nước) ghép với chữ "Phàm" (gồm, hèn hạ, cõi trần) có nghĩa là: Rẩy Nước, trú binh đề phòng giặc. Nếu chữ này dùng vào ngành võ để diễn tả: Tấn (tiếng Việt) thì rất guợng ép và khó hình dung.
    2. Trong khi đó chữ Hán có một chữ âm vận tựa như âm Tấn, nghĩa thì rất hợp với võ thuật về Tấn pháp (tiếng Việt). Đó là chữ "Trấn". Chữ "Trấn" thuộc bộ Kim (chỉ những vật bền chắc) ghép với chữ "Chân" (thực: không giả dối) có nghĩa là giữ gìn, đè, ép. Ví dụ: Trấn chỉ là cái chận giấy. Trấn biên là giữ gìn nơi biên ải.
    Theo đó, có lẽ các cụ ngày xưa đã ảnh huởng vào lối nói không rõ ràng của người Hoa nên đã phiên âm theo kiểu riêng mà không cần tìm xuất xứ nơi chữ viết.
    Trải qua nhiều thời gian, do nơi việc: Trọng văn, khinh võ, coi võ biền là dốt chữ - các bậc tiền nhân thâm nho đã nhắm mắt làm ngơ, nên đã luu truyền đến bây giờ cái nhầm lẫn kể trên. Dù sao, chúng ta vẫn lấy chữ Tấn quen dùng để gọi chữ Trấn này. Mặt khác, chúng ta phải khẳng định rằng không phải chỉ riêng võ thuật là có Tấn.
    Hầu nhu tất cả mỗi loài động vật đều có một hay nhiều thế tấn, đơn giản hoặc phức tạp, sáng tạo hay bẩm sinh, đuợc sử dụng trong các sinh hoạt thuờng ngày. Tuy vậy chúng ta phải công nhận chỉ riêng ngành võ là có hệ thống Tấn pháp đa dạng, phong phú và hữu hiệu cho từng bộ môn, ngành nghề, thoả mãn mọi nhu cầu sinh hoạt của con nguời. Theo đó, chúng ta không nên quá chú trọng về tên gọi các thế Tấn cũng như các kiểu Tấn.
    · Về Tên Gọi: mỗi phái võ trên toàn thế giới đều có rất nhiều cách đặt tên cho một số thế Tấn cố định. Nhung danh xung di nhiên hết sức hoa mỹ, đôi khi bí hiểm, lúc lại nôm na, cộc lốc và phần lớn là ép đặt...
    · Về Các Kiểu Tấn: như trên đã nói, bất cứ trong công việc gì, sinh hoạt nào, con nguời đều phải ổn định trọng tâm, sự thăng bằng co thể bằng cách phối hợp các bộ phận trong co thể để tạo ra một hình thức vững chắc tối đa. Đó là Tấn pháp.
    Vậy nếu chịu mất thì giờ nghiên cứu, chúng ta có thể liệt kê cả trăm cả ngàn kiểu tấn với các tên gọi thật kêu, thật lạ. Ví dụ: Tấn xay lúa, tấn giã gạo, Nê hành tấn (tấn lội sình), Đăng sơn tấn (tấn leo núi), Tấn bán vé xe buýt, Kỵ Nguu tấn (tấn cuỡi trâu), tấn cua v.v... Trong nhu cầu ngành võ, chúng ta chỉ cần biết những danh xung thường gọi về Tấn pháp của một số môn phái để khỏi bỡ ngỡ trong khi tìm hiểu hoặc dự khán các buổi trình diễn võ thuật.
    Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo có 5 bộ tấn chính và 5 bộ tấn đặc biệt. Các phái võ trên thế giới cùng đều có hệ thống Tấn pháp tuong tự nhung cách đặt tên thì hoàn toàn khác nhau. Vovinam gọi theo tên thông dụng nhất: Tấn.
    1. Võ Cổ Truyền Việt Nam, theo võ sư Lê Kim Hòa: bộ tấn đuợc hệ thống theo chiều đứng từ thấp đến cao và lấy tên các loài thú vật
    a. Cao: Lập tấn, Phụng tấn
    b. Trung: Miêu tấn, Hổ tấn, Long tấn, Mã tấn, Hạc tấn, Kim kê tấn
    c. Thấp: Xà tấn.
    2. Võ Cổ Truyền Sa Long Cương: Trung bình tấn, Đinh tấn, Hổ lập Bình dương, Xà tự hạc tấn, Xà tự Đinh tấn, Mài thiền sư, Tả mã bộ, Hữu mã bộ, Bạch hạc tầm giang, Trảo mã chuyển, Xà tấn, Độc hành Thiên lý tấn.
    3. Thiếu Lâm theo võ sư Đoàn Tâm Ảnh:
    a. Cao: Lập tấn, Hạc tấn, Độc hành vu tấn
    b. Trung: Trung bình tấn, Đinh tấn, Trảo mã tấn, Xà tự tấn, Âm duong tấn, Tẩu mã tấn.
    c. Thấp: Quy tấn, Hạ mã tấn, Tọa tấn, Ngọa tấn.
    4. Nam Phái Thiếu Lâm: Nội quyền
    a. Cao: Lập tấn, Hạc tấn
    b. Trung: Trung bình tấn, Đinh tấn, Trảo mã tấn, Bát cước tấn, Quỵ tấn
    c. Thấp: Xà tấn, Tọa tấn, Ngọa tấn.
    5. Một số phái võ khác:
    - Hùng tấn, Hầu tấn, Báo tấn, Áp tấn, Hồ vi tấn, Long vi tấn, Xà vi tấn, Hành tấn, Kỵ mã tấn, Bôn tấn, Liên hoa tấn, Thái âm tấn, Bá hoa trung tấn, Tả cung bộ, Hữu cung bộ, Phi cước tấn, Bàng long cước tấn, Nhi tự kiềm duong mã, Dương cung tấn, Narani, Kima, Chongul, Hugul v.v...
    Tấn Pháp Vovinam-Việt Võ Đạo
    Tấn pháp Vovinam-Việt Võ Đạo gồm 5 bộ căn bản. Mỗi bộ chia ra 3 phương vị: Thượng- Trung- Hạ và các thế tấn phụ có xuất xứ từ 5 bộ chính. Ngoài ra, còn có 5 thế tấn đặc biệt, trong đó có thế Lăng Không Tấn đã cùng với 21 đòn tấn công trên không bằng chân là hai đặc thù khá quen thuộc của môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo.
    Nguyên tắc: "Ngũ trực" (Năm cái thẳng) đuợc triệt để áp dụng khi luyện tấn pháp, buộc toàn thể môn sinh thực hiện
    1. Đầu thẳng (không nguớc lên hoặc cúi xuống) thì Trung Trực.
    2. Mắt thẳng (không nhìn xuống, nhìn lên, liếc ngang) thì Chính Khí
    3. Cổ thẳng (không nghiêng lệch) thì Bất Khuất, Bất Sỉ.
    4. Vai thẳng (không bên cao, bên thấp) thì Công Bằng, Sáng Suốt.
    5. Lưng thẳng (không cong, không uỡn) thì Uy Dũng, Không Hèn.
    Năm bộ Tấn chính
    1. Bình Tấn: có nghĩa là cân bằng không nặng không nhẹ. Sức nặng có thể chia đều lên hai chân.
    2. Đinh Tấn: có hai nghĩa:
    a. Giống chữ Hán J (Đinh) truớc ngang sau thẳng (hơi chéo)
    b. Theo nghĩa chữ Đinh là cái đinh, cái đùi bằng sắt, trước dọc sau ngang.
    Môn phái sử dụng Đinh tấn theo hình thức: Trước ngang sau thẳng.
    3. Trảo Mã Tấn: có nghĩa là tấn móng ngựa.
    4. Độc cước Tấn: có nghĩa là Tấn một chân.
    5. Hồi tấn còn gọi là Qui Tấn: có nghĩa là Tấn để trở về, đổi hướng.
    Năm bộ đặc biệt
    1. Lăng Không Tấn: tấn luớt nguời lên không (dùng trong 21 đòn chân)
    2. Ngọa tấn: tấn nằm (xấp, ngửa, nghiêng), dùng trong các thế vật.
    3. Tọa tấn: Tấn ngồi (xổm, bẹp) dùng trong các thế khóa nằm.
    4. Đọa tấn: tấn té (xấp, ngửa, nghiêng). Thủ tấn: Tấn tay (trồng chuối, lộn bằng tay khi té)
    5. Tâm tấn: tấn tri giác (nội công, khí công để định lực tinh thần).
    Xác Định Vị Trí và Hướng Tấn
    1. Vị trí tấn: luôn luôn lấy chân trụ để định vị trí tấn.
    a. Đinh tấn phải: có nghĩa là chân phải trụ phía truớc
    b. Trảo mã phải: có nghĩa là chân phải trụ phía sau
    c. Quỵ tấn phải: có nghĩa là chân phải quỳ phía trước
    d. Độc cước phải: có nghĩa là chân phải trụ, chân trái co lên.
    2. Huớng tấn: các loại tấn khác định huớng Phải - Trái, Thuận - Nghịch
    a. Hồi tấn phải: có nghĩa là chân Trái bước chéo về bên phải, truớc và sát chân Phải.
    b. Tấn Thuận: có nghĩa là bước về phía Trước.
    c. Tấn Nghịch: có nghĩa là lui về phía Sau
    Năm Bộ Tấn và Các Tấn Phụ
    I. Bộ Bình Tấn:
    1. Nghiêm Lễ tấn
    2. Lập Tấn Cao: như thể nghiêm lễ, hai tay thành quyền ngửa, sát bên hông
    3. Lập Tấn Thấp: (Nhu khí công quyền 1) như Lập tấn cao, nhưng rùn thấp.
    4. Thuợng Bình Tấn: (Hai chân giang rộng bằng hai vai, bàn chân song song, người hơi rùn xuống)
    5. Trung Bình Tấn: Hai chân giang rộng bằng 3 đến 4 bàn chân. Hai đùi song song với mặt đất, cẳng chân thẳng với góc mặt đất.
    6. Hạ Bình Tấn: giống nhu Trung Bình tấn, nhung rùn gần đất, khoảng cách hai bàn chân từ 4 đến 5 chiều dài bàn chân (Hồ tấn).
    II. Bộ Đinh Tấn:
    1. Đinh Tấn Dọc (trước và sau): Chân trụ phía truớc nằm ngang chịu 80% sức nặng, chân kia thẳng, bàn chân hoi chéo về phía truớc.
    2. Đinh Tấn Ngang (cao - thấp): chân trụ hướng phải hoặc trái nằm ngang, chân kia thẳng (Mài thiền sư - Xà tấn).
    3. Đinh Tấn Chéo (tam giác tấn): chéo bên phải hoặc trái.
    III. Bộ Trảo Mã Tấn
    1. Trảo Mã Tấn: một chân trụ phía sau chịu 90% sức nặng toàn thân, chân kia đặt hờ trên mặt đất. Hai đầu gối gần nhau, mui bàn chân hoi cong hoặc thẳng.
    2. Cung Tiền Tấn Cao: chân sau ngang chân trước, mui bàn chân thẳng về trước, sức nặng chia đều trên hai đầu chân (thế thủ) chân thẳng
    3. Cung Tiền Tấn Thấp: như Cung Tiền Tấn Cao nhung chân sau chịu 70% sức nặng, đùi ngang với mặt đất, chân truớc chịu 30% sức nặng hơi cong đầu gối (khoảng cách giữa hai chân chừng 70cm)
    4. Quỵ tấn cao: quỳ, mông không chạm gót.
    5. Quỵ tấn thấp: quỳ, mông đặt trên chân quỳ.
    IV. Độc cước Tấn: một chân trụ chịu 100% sức nặng co thể, chân kia co lên khỏi mặt đất.
    1. Nhất Trụ Kình Thiên: (chân co ép sát chân trụ, đùi thẳng góc với thân nguời, mui chân huớng xuống đất hoặc co xếp chéo phía truớc gót chân sát nguời phía duới hạ bộ, mui chân huớng chéo xuống đất.
    2. Độc cước Công: chân co sử dụng các lối đá, đạp, lên gối (các môn phái gọi là Tấn Bàng Long Cước, Thăng Long Cước, Phi Cước...)
    V. Hồi Tấn (Qui Tấn)
    1. Hồi Tấn: Hai chân chéo nhau, trở về hướng nào thì bước ngang bàn chân về hướng đó, trước chân trụ, cạnh chân phía ngón cái quay về hướng tấn công hoặc huớng tiến. Riêng trường hợp quay về phía sau phải bước chân về sau chân trụ, mũi chân gần gót chân trụ hoặc thẳng góc với bàn chân trụ.
    2. Hồi Tấn Thấp: chân này chéo qua chân kia trước hoặc sau xà sát gần mặt đất, cuộn tròn giống như con rắn (Xà Tấn, Xà Tự Tấn)
    3. Bát Cước Tấn: bàn chân này chéo qua bàn chân kia tạo thành hình chữ (j) bát (ngang hoặc dọc, xuôi hoặc nguợc)
    Ứng Dụng và Luyện Tập
    Nhu trên đã nói, Tấn pháp đuợc dùng trong sinh hoạt của mọi loài động vật, truớc khi đi vào chi tiết luyện tập, chúng ta cần hình dung so qua các ứng dụng Tấn pháp của một số ngành nghề môn phái.
    A. Thể Dục Nghệ Thuật: một môn thể dục biểu diễn với dụng cụ hoặc tay không, các động tác múa độc đáo nặng về dân tộc tính. Trong ngành này, Tấn pháp gồm 5 tu thế chính để từ đó thực hiện các động tác khác: quay, bật nhảy, ngồi sâu, đá chân...
    1. Hai gót sát nhau, hai bàn chân nằm ngang trên một đường thẳng.
    2. Hai gót cách nhau một bàn chân, hai bàn chân nằm trên một đường thẳng.
    3. Giống như Bát cước Tấn thuận, nhung hai mắt cá sát nhau, hai bàn chân song song nhau. Mũi chân quay về hai hướng đối nhau, nằm ngang.
    4. Giống như Bát cước tấn thuận, hai bàn chân song song và cách nhau một bàn chân.
    5. Giống tư thế 4 nhưng hai bàn chân sát nhau, nghịch chiều nhau.
    B. Nghệ Thuật Múa: với tính chất đa dạng và phong phú của Múa chèo và múa Tuồng, nhằm diễn tả hầu hết các sinh hoạt điển hình của con nguời. Hai môn này đã đúc kết Tấn pháp thành hệ thống qui định theo danh từ đặc biệt.
    1. Múa chèo
    - Kiểu đi và đứng: chân chữ bát, chân chữ nhất, chân chữ đinh, chân bắt chéo, chân kỷ.
    - Kiểu ngồi: ngồi trên một gót, một chân chống. Ngồi trên hai gót chấm đất. Ngồi xếp hai chân về một bên, ngồi một chân xếp, một chân ruỗi. Ngồi hai chân bắt chéo.
    2. Múa Tuồng:
    - Đứng: Kỳ, cầu, co, duỗi chéo, tấn
    - Ngồi: khép gối, dạng chân, chéo chân.
    C. Thể dục Thẩm Mỹ: ngoài lối đứng bình tấn, ngành này còn áp dụng lối đứng chéo chân (Hồi Tấn) và kiểu hai mũi chân xoay vào trong người (giống nhu thế Tấn kiềm dương mã của phái Vịnh Xuân). Thể dục thẩm mỹ phần lớn thực hiện các kiểu tấn, ngồi, nằm xấp, nằm ngửa và trồng chuối bằng vai trong các bài tập.
    Ngoài ba ngành kể trên, chúng ta cung đã nghe và diện kiến các tư thế đặt biệt của ngành điền kinh (chạy, bơi) xiếc (trồng chuối, đi dây). Tất cả những tu thế đó đều là Tấn pháp của mỗi ngành nghề. Việc ứng dụng các kiểu tấn vào từng bài múa, thế đánh... hoàn toàn tùy thuộc vào những nhà sáng tạo từ ngàn xưa hoặc những cái cách của vị đứng đầu mỗi bộ môn, môn phái ngày nay. Tuy nhiên bỏ qua những cái cách lập dị, cầu kỳ, phần lớn các thế Tấn đều đuợc ứng dụng vào thực tế một cách chính xác hữu dụng. Ta có thể nói một cách tương đối là mỗi thế tấn đều có một hữu ích (sở trường đặc biệt) cho riêng thế thủ hoặc thế công, cho quyền hoặc cước... Nếu chúng ta khai thác đúng sở trường đó, thì ta sẽ đạt đuợc kết quả cao nhất.
    Theo đó:
    1. Bình Tấn: vững chắc, trầm ổn, thích hợp cho thế thủ, các thế vật chỏ, đấm thẳng, móc và gạt.
    2. Đinh Tấn: vũ bão ở thế công, di chuyển nhan chắc chắn, tránh né hữu hiệu theo chiều dọc. Thích hợp với đấm móc, lao, đấm bật và các lối chém, gạt.
    3. Trảo Mã Tấn: linh động, thoắt công, thoắt thủ, thích hợp với các thế hu và để chuyển thế cho cả tay và chân.
    4. Độc cước Tấn: Dùng trong thế công bằng chân, chuyển tấn và tránh né.
    5. Hồi Tấn: linh hoạt để chuyển huớng tấn công hoặc xoay tránh cả trên cao lẫn duới thấp.
    - Để luyện tập dễ dàng và hữu hiệu, chúng ta nên vẽ hoặc lót gạch đá... các mốc chính, mỗi khoảng cách thích hợp với hai chân của mình.
    - Luyện Bình tấn theo bốn cạnh của một hình vuông (phối hợp với độc cước tấn).
    - Luyện Đinh tấn theo ba cạnh của một tam giác đều (phối hợp với Trảo Mã tấn, 1/2 khoảng cách của Đinh tấn) Cung tiền tấn, quỵ tấn....
    - Luyện Hồi tấn theo hai chiều ngang dọc.
    VS Nguyễn Đức Quỳnh Kỳ
  6. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Lời thiệu Ngũ Môn Quyền
    Ngũ môn xuất thủ, thủ khai hoa
    Song chưởng luân giao trục trọc hà
    Thối thủ luân thân phi trực cước
    Quá giang song thủ đảo sơn hà
    Lưỡng túc khinh thân nghịch cước phi
    Hội thao quyền, dực hiệp đồng thi
    Ngũ quyền độc thủ liên chi đã
    Triệt cước phi long tấu cấp kỳ
    Trực thủ, câu liêm, liên trảm triệt
    Thượng quyền hạ dực, túc tam di
    Tam dực luân thân, hoàn hậu cước
    Cầm long giáng cước mãn thiên trì
    Tứ bộ liên hoạ thoái hậu vi
    Lời thiệu Viên Phương Quyền
    Viên phương hình tượng vuông tròn
    Tay vươn long trảo, khai sơn dựng đời
    Cánh chỏ tám thức ngược xuôi
    Đảo thân linh hoạt, khứ hồi nhu cương
    Tâm thân kình khí âm dương
    Uy nghi thao tác, bốn phương tương hình
    Cước quyền phản thế ngạc kình
    Trọng tâm pháp mã, trung, đinh, qui, xà
    Tiền hậu tả hửu khai hoa
    Đông tây nam bắc độc tà triệt tiêu
    Hàng long, cầm hổ biến chiêu
    Cương nhu phối triển phiêu diêu ảo huyền
    Hoá giải khắc chế cước quyền
    Tán vân nhật hiện thuận thiên bảo hòa
    Viên phương hoàn hoả tối đa
    Hồi đầu long trảo chính tà phân minh
    Hạc Quyền
    Hoành hạc hoành thi triển vũ uy
    tam chiêu thủ dực trảo liên vi
    Song thủ hiệp đồng luân vũ hội
    Lãng vân dực trảo đảo xuân thì
    Thoái tấn liên phi hoàng hạc du
    Tưởng phong lai khứ, vũ hoàn chu
    Trủy thủ thích cước tả phương vụ
    Hoạch điạ ban sơn, bán đảo phù
    Tấn hậu nhị khuyên hoàn chính diện
    Song phi nghịch cước hải hà xuyên
    Qui tấn hoàng trung tiền hậu trảo
    Nhị hoàn tam giác trụ kình thiên
    Luân trảo trung, đinh thương hạ thủ
    Triển dực hoành phi hoàn mản viên
    Liên chi song chưởng trực hữu hướng
    Đào truy thoái tả, qui thanh tuyền
    Hướng ngoại thanh tiên hoàng hạc du
    Phong ba hải thượng luyện công phu
    Giao lưu ngân thủy uyên ương vủ
    Hồi cố hương thần quyết vận trù
    Thập Nhị Liên Thủ Tấn Bộ
    Trung mã đinh tấn, phi mã cung thủ
    Bát cước tứ diện, phượng dực lưỡng diện
    Song long khai sơn, cương đao bát bộ
    Liên đã ngũ hành, Đăng sơn phi cước
    Song thủ hiệp đồng, hạ tấn xuyên bích
    Liên phi thập tự, độc cước trường chinh
    Việt Võ Đạo Quyền
    Trung mã đinh tấn đảo quyền phong
    Cung thủ hoành phi trảo mã công
    Bát cước, phượng dực, quyền, đao phạt
    Xà tự song long trảo biến không
    Bát bộ cương đao đả ngũ hành
    Đăng sơn phi cước tảo thiên thanh
    Song thủ hiệp đồng xuyên bích chỉ
    Thập tự trường chinh độc cước hành
  7. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Lời thiệu Ngũ Môn Quyền
    Ngũ môn xuất thủ, thủ khai hoa
    Song chưởng luân giao trục trọc hà
    Thối thủ luân thân phi trực cước
    Quá giang song thủ đảo sơn hà
    Lưỡng túc khinh thân nghịch cước phi
    Hội thao quyền, dực hiệp đồng thi
    Ngũ quyền độc thủ liên chi đã
    Triệt cước phi long tấu cấp kỳ
    Trực thủ, câu liêm, liên trảm triệt
    Thượng quyền hạ dực, túc tam di
    Tam dực luân thân, hoàn hậu cước
    Cầm long giáng cước mãn thiên trì
    Tứ bộ liên hoạ thoái hậu vi
    Lời thiệu Viên Phương Quyền
    Viên phương hình tượng vuông tròn
    Tay vươn long trảo, khai sơn dựng đời
    Cánh chỏ tám thức ngược xuôi
    Đảo thân linh hoạt, khứ hồi nhu cương
    Tâm thân kình khí âm dương
    Uy nghi thao tác, bốn phương tương hình
    Cước quyền phản thế ngạc kình
    Trọng tâm pháp mã, trung, đinh, qui, xà
    Tiền hậu tả hửu khai hoa
    Đông tây nam bắc độc tà triệt tiêu
    Hàng long, cầm hổ biến chiêu
    Cương nhu phối triển phiêu diêu ảo huyền
    Hoá giải khắc chế cước quyền
    Tán vân nhật hiện thuận thiên bảo hòa
    Viên phương hoàn hoả tối đa
    Hồi đầu long trảo chính tà phân minh
    Hạc Quyền
    Hoành hạc hoành thi triển vũ uy
    tam chiêu thủ dực trảo liên vi
    Song thủ hiệp đồng luân vũ hội
    Lãng vân dực trảo đảo xuân thì
    Thoái tấn liên phi hoàng hạc du
    Tưởng phong lai khứ, vũ hoàn chu
    Trủy thủ thích cước tả phương vụ
    Hoạch điạ ban sơn, bán đảo phù
    Tấn hậu nhị khuyên hoàn chính diện
    Song phi nghịch cước hải hà xuyên
    Qui tấn hoàng trung tiền hậu trảo
    Nhị hoàn tam giác trụ kình thiên
    Luân trảo trung, đinh thương hạ thủ
    Triển dực hoành phi hoàn mản viên
    Liên chi song chưởng trực hữu hướng
    Đào truy thoái tả, qui thanh tuyền
    Hướng ngoại thanh tiên hoàng hạc du
    Phong ba hải thượng luyện công phu
    Giao lưu ngân thủy uyên ương vủ
    Hồi cố hương thần quyết vận trù
    Thập Nhị Liên Thủ Tấn Bộ
    Trung mã đinh tấn, phi mã cung thủ
    Bát cước tứ diện, phượng dực lưỡng diện
    Song long khai sơn, cương đao bát bộ
    Liên đã ngũ hành, Đăng sơn phi cước
    Song thủ hiệp đồng, hạ tấn xuyên bích
    Liên phi thập tự, độc cước trường chinh
    Việt Võ Đạo Quyền
    Trung mã đinh tấn đảo quyền phong
    Cung thủ hoành phi trảo mã công
    Bát cước, phượng dực, quyền, đao phạt
    Xà tự song long trảo biến không
    Bát bộ cương đao đả ngũ hành
    Đăng sơn phi cước tảo thiên thanh
    Song thủ hiệp đồng xuyên bích chỉ
    Thập tự trường chinh độc cước hành
  8. mat_troi_vang

    mat_troi_vang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt vời VOVINAM, võ hay vậy nhưng vẫn thiếu người đưa tầm môn võ của nước mình ra ngoài thế giới để trở thành môn thể thao thi đấu ở các kỳ đại hội.
    Tôi có đọc một bài báo nói rằng ở Châu Âu có nhiều người rất thích môn Vovinam. Có một cậu bé đang học môn này, hỏi vì sao cậu ta học thì hồn nhiên trả lời rằng "VN đánh được TQ, đánh đổ Mỹ và Pháp nữa nên muốn học môn này". Đúng là tinh thần của vovinam chưa được truyền bá rộng rãi nên mọi người vẫn thấy môn vovinam có vẻ mờ nhạt trước các môn võ khác của Nhật và Hàn.
  9. duckhang

    duckhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy......! chựi khó, nghiêm túc, ngiên cứu một cách đúng đắn, thì sẽ thấy Vovinam thật tuyệt vời bao gồm từ Võ thuật và Võ Đạo .Tôi học Võ phái khác nhưng gặp Vovinam thì mê liền, nhất là cương nhu phối triển, biến hoá khôn lường....!
  10. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Xà Quyền
    Mảng xà vương xuất động
    Khởi thủy ngọc viên trung
    Liên thủ hoành chi tự
    Tróc địch tầm thiên long
    Mảng xà vương tái xuất
    Tả hữu lưỡng đầu khai
    Tam biên truyền khẩu mật
    Xà đầu trực hậu lai
    Luân thân xà thiệt thích
    Thôi chưởng chấn ba đào
    Đão thân luân triệt vĩ
    Lưỡng biên phạt cương đao
    Thôi chỉ lưỡng xà đầu
    Song luân xà đầu hạ
    Thượng hạ luân xà đao
    Phiên dực lưỡng đầu tọa
    Tứ diện thôi xà vĩ
    Song hoàng chưởng xà mâu
    Nhị luân thủ tức vị
    Hồi nhập động xà đầu
    Bát Quái Quyền
    Trung bình, đinh tấn đảo quyền phong
    Hổ lập kim kê trảo mã công
    Xà tự loan đài truyền bí kíp
    Khai thông bửu bối ngô thần thông
    Bát bộ cương đao đã ngũ hành
    Đăng sơn phi cước tảo thiên thanh
    Ấm dương song thủ truyền chảo mã
    Thập tự trường chinh độc cước hành
    Song Dao Găm
    Song dao khai thủ, thiên chỉ địa quyền
    Hoành đinh luân trụ, qui tấn hữu biên
    Phạt tả khuynh hữu song dao đồng thích
    Hữu thoái luân thân, đao thủ diện tiền
    Thích đao tứ thức, song thủ vũ lộng
    Kháng đao nhất thế, phương dực tranh tiền
    Hậu kháng nhị chiêu, tả thoái dực phạt
    Hữu thoái phản tam, tứ thế tả biên
    Chuyễn hướng hoàn phi song thủ liêu đảo
    Tái đảo song thủ bạch hạc giang biên
    Hạ mã tứ loan phiên thân luân vũ
    Tái hoàn luân vũ đinh quân trực tiền
    Kháng đao ngũ thế phi tất phạt châm
    Hậu kháng lục chiêu, phất thủ quá giang
    Thất chiêu phi tất song đao giáng hạ
    Luân thân độc trụ, bát chiêu cước hoàn
    Thần điêu triển dực, hoành thích tiền hậu
    Song dao thượng thích, tả cước tiền thao
    Nhất bộ tấn qui, song dao nghênh vũ
    Hữu túc thoái biên, cửu thế kháng đao
    Tõa thủ cầm long, phiên thân bán nguyệt
    Tước dao hạ thích, đão thân tọa bàn
    Hậu kháng thập chiêu, song trao luân đão
    Nhị tỏa ách hầu, hạ thích đảo thân
    Tứ loan luân đao, phản thế thập nhị
    Luân thủ liên thích tam bộ tấn qui
    Thượng túc luân yêu, nghêng phong độc cước
    Hoàn mãn thâu đao như lập tiền thị
    Tứ Tượng Côn Pháp
    Khai côn bái sư môn
    Tã hồi mã bộ côn
    Khởi xung thiên tróc địch
    Lưỡng đã trung bình côn
    Triều côn kiềm long giáng
    Ngũ loan tả biên phòng
    Thoái tấn liên đả thích
    Đoạn hồi côn chấn phong
    Luân thân hậu tam loan
    Đoạt mệnh quỷ môn quan
    Thoái tã đảo côn pháp
    Hoành xà bạt nhị san
    Độc cước kình thiên trụ
    Tảo vân ngưỡng thiên nhan
    Luân thân liên hậu đã
    Liên bộ côn ngũ loan
    Hoành tả đinh tấn côn
    Phiên thân luân diện thích
    Trấn áp đỉnh tầm long
    Tả hồi côn mã bộ
    Tâm vong nguyệt thôi song
    Tả hạch thích, hữu kích
    Nhất trụ kình thiên phong
    Phi long thiên thượng giáng
    Tứ diện hoạch linh côn
    Tứ loan tiền truy kích
    Phản chấn hồi loan côn
    Xà côn tả hữu bộ
    Phục hổ ngoạ long côn
    Thần điêu triều thiên thượng
    Bạt vũ ngũ loan côn
    Hồi đầu côn mã đáo
    Thái Cực Đơn Đao
    Thái cực khai đao, bản hoàn tâm vị
    Tiền bổ nhị trảm, liên tam giác biên
    Phi long quá hải, tả hữu đồng nhất
    Thôi đao trực thích, phương tả tứ biên
    Luân thân tam thoái, đạp hoành đao cước
    Quan đôi đão hậu, trực thôi đao tiền
    Ngũ đao lưỡng diện, khoái đao ngưỡng thiên
    Tứ trụ vũ đao, lập đinh trảm hậu
    Qui luân xà đao, phản hoàn song đấu
    Khởi tam loan đao, trảm thích bối tiền
    Trấn đao xuyên sơn, tam thức lưỡng biên
    Nhị phiến phiên thân, hoành đao trực chỉ
    Nghịch lộng huy đao, hoàn trung chỉnh bị
    Thoái nhị, trụ hạ, tam vũ song luân
    Liên phi long trảm, hồi bộ vệ thân
    Đảo cước tả luân, hoàn trung tấn trụ
    Phạt hữu, nhị khuyên, xuyên tả thích thủ
    Trực tiền cước trảm liên đao hướng thiên
    Đảo thủ loan đao, tam thức tứ biên
    Hoành cước hồi đao, trực chỉ chi nguyên
    Nhật Nguyệt Đại Đao
    Xung khí đề đao nguyệt bế kình
    Lôi phong trà tẩu quỉ thần kinh
    Hồi đao thập tự phiên thân phạt
    Loan vũ song phương vãng phãng hoành
    Tứ diện huy đao kình thiên trụ
    Thủ hoàn yêu cảnh đảo hùnh tinh
    Luân thân hổ giáng tam hoàn vũ
    Truy địa long thăng tứ giác minh
    Sư hống tương hy uy lực phát
    Điểu tàng xà ẩn độc tà sinh
    Án sơn tản thạch liên đạo trảm
    Viên hoàn tam bộ, đoạn trường chinh
    Bát Quái Song Đao
    Bát quái song đao luân chi khai thiên
    Tứ loan, tam giác, trực trảm điện tiền
    Hồi trung trấn địa, đinh tấn tâm xuyên
    Song đao sản vũ, liên phạt tứ biên
    Độc cước hoành thân, tác loan ngũ hướng
    Đao hoàn ngũ bối, đinh trực ngưỡng thiên
    Thoái trung quan vân, tam phất lưỡng biên
    Huy đao luân tảm, qui xà địa tạng
    Thích trảm nghịch lân, tứ hoàn ngọc kháng
    Khởi lập hoành thân, trấn áp tứ phương
    Tả cước giáng hạ hữu xuyên lưỡng sơn
    Hữu thoái luân đao hoàn tam giác thích
    Nhịch hổi nhị bộ, tựu trung chấp kích
    Hữu cước qui hậu, luân bồi song đao
    Độc cước giáng hạ, đão địa tam hoàn
    Hữu tấn tả thoái song đao liên bích
    Song đao tam giác, lộng thủ biên thích
    Cước bộ chi tự đáo trung trấn giang
    Hậu phi long vĩ, khẩu phún hàn quang
    Tiền cước tảo vân, kiếm sơn đao án
    Thoái tả trụ trảm, hoành đinh truy cản
    Dương đao nhất tam luân tỏa tam vi
    Song đao chính diện, lưỡng biên xà qui
    Đao thủ trực địa, mã phiên thân đảo
    Tam bộ hoàn đao, vệ thành quan đao
    Song đao vang phải phi cước lưỡng biên
    Thái tọa xà bộ, ngũ loan hướng thiên
    Thập tự liên thích, tứ thiên hoành trụ
    Độc cước hoành đao, tiến qui thoái thủ
    Mã hoàn chính bộ, thác đao trấn sơn
    Tả hữu phi long, song đao khai phong
    Mã đáo công thành, tâm đồng hiệp tụ

Chia sẻ trang này