1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sưu Tầm Vovinam-Việt Võ Đạo

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi vobinhdinh, 10/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Nhập Môn Quyền
    Cương mãnh nhập môn quyền
    Tả cước hữu thủ tiêu
    Tiền khởi cương đao trảm
    Kế đả ngũ lôi quyền
    Phất thủ luân di giải
    Phượng dực tung hoành liên
    Bát cước oanh thiên địa
    Đình bộ nhập môn quyền
    Tinh Hoa Lưỡng Nghi Kiếm Pháp
    Kiếm tảo hoành thân,
    Phong kiếm áp đỉnh, tụ lực kiếm phi
    Tả dực phá kiếm, hữu dực thích kiếm
    Phong quyển tán vân, luân thân sát địch
    Tả toạ hữu thích, hữu toạ tả thích
    Thần kiếm đoạt mệnh, tỏa kiếm truy hồn
    Độc hành liên kích, cuồng phong loan kiếm
    Ngoạ long hóa vũ, hồi đầu chung kiếm
    Thập Thế Bát Thức Quyền
    Khai: Ấm dương khai bế chưởng luân di
    Thất quyền, nhất cước diện tiền truy
    Hậu trảm phối quyền, thiên nhất trụ
    Tả hồi lưỡng cước chầu quyền huy
    Liên phi quyền trảm oanh thiên địa
    Hối đầu phạt châu, cước nghịch phi
    Thoái đao đảo hậu thần long tồn
    Song phi tam biến, hữu lộng chi
    Tả công viên chưởng tề phương cước
    Đạo tiền liên cước trảm cơn di
    Đảo thân tấn thoái âm dương chuyển
    Phong: Bát thức tung hoành chiến lược uy
  2. ScarletHakama

    ScarletHakama Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Mình chỉ mới tham gia diễn đàn, và thấy các bạn rất yêu thích môn VOVINAM Việt Võ Đạo nên mình post những gì mình có được. Mong các bạn bỏ qua nếu mình có lặp lại bài viết cũ trước đây. Đây là các lá thư từ chưởng môn Lê Sáng gửi đến các môn sinh đang theo học VOVINAM Việt Võ Đạo
    THƯ CHƯỞNG MÔN 1
    Các Môn Đệ Thân mến,
    VOVINAM là một môn phái võ đạo do Cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc sáng tạo vào năm 1938 tại Hà Nội ?" miền Bắc Việt Nam. Vào nam năm 1954, chỉ trong một thời gian ngắn đã lan rộng ra khắp các tỉnh quận huyện. Tới thập niên 70 mới bắt đầu dặt kế hoạch phát triển quốc tế và hiện nay VOVINAM đã có mặt tạo nhiều nước trên thế giới.
    Ngay khi sáng tạo, Cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn LỘc đã nghĩ tới toàn thể nhân loại, đặt tên cho môn võ của mình là VOVINAM để tất cả các dân tộc trên thế giới đều dễ đọc, dễ nhớ. VOVINAM là từ quốc tế hóa, bao gồm hai ý nghĩa: võ thuật và võ đạo Việt Nam.
    Do đó, VOVINAM là cội nguồn, còn Việt Võ Đạo là hoa kết trái của VOVINAM.
    Gọi là VOVINAM hay Việt Võ Đạo đều được cả vì cùng chung một nguồn gốc. Cách gọi đúng, đầy đủ nhất là VOVINAM Việt Võ Đạo.
    Tâm nguyện của vị Sáng Tổ môn phái VOVINAM là cố gắng hình thành một nền võ đạo chung cho nhân lọai khởi xướng từ Việt Nam. Do đó:
    A/. Về nghệ thuật:
    VOVINAM Việt Võ Đạo là kết tinh của tinh thần và kỹ thuật tự vệ, chiến đấu để giữu nước, dựng nước và mở nước của dân tộc vn có từ thời lập quốc. Sáng tổ Nguyễn Lộc là người đầu tiên có công thâu thập kho tàng võ học phong phú của các dân tộc ẩn náu ỏ nhiều vùng với nhiều phương pháp huấn luyện độc đáo, đặc dị; san định và bổ túc phần phân thế thất truyền, rồi hệ thống hóa và hiện đại hóa thành môn VOVINAM Việt Võ Đạo. Bởi vậy, trong VOVINAM Việt Võ Đạo có đủ mọi hình thức chiến đấu, tự vệ, và tấn công được hệ thống qua phương thức Một phát triển thành ba, như:
    1. Các đòn phản thế Tay, Chân trình độ 1.
    2. Ghép thành bài Tứ Trụ quyền.
    3. Phối hợp lại thành bài Song Luyện hoặc Liên hoàn đối luyện.
    Cũng như:
    1. Các thế chiến lược tấn công từ 1 đến 10.
    2. Ghép thành bài Thập Tự quyền.
    3. Phối hợp đánh đuổi để thực tập đối kháng.

    Với phương thức Một phát triển thành ba này được áp dụng xuyên suốt cho tất cả các đòn thế, bài bản gắn bó với nhau trên các đơn vị:
    1. Đòn cơ bản phản thế ( tay không hoặc các loại vũ khí)
    2. Đòn chiến lược tấn công.
    3. Song luyện hoặc Liên hoàn đối luyện (không té)
    4. Vật, khóa gỡ.
    5. Giao đấu (đối kháng)
    6. Đơn luyện (đi quyền, thập bát ban?)

    Đây là một sáng tạo rất tân ky độc đáo do Sáng Tổ Nguyễn LỘc lam khuôn mẫu cho các đệ tử nối tiếp nhau hoàn chỉnh. Sáng Tổ cũng truyền dạy:
    ?oVOVINAM phải luôn tiến theo trào lưu của võ học thời đại, phải lấy các môn võ đã có và hiện có trên thế giới làm đối tượng nghiên cứu, để rồi, hoặc là thái dụng tinh hoa của họ, ngõ hầu kiện toàn tinh tiến cho mình; hoặc tìm cách hóa giải khắc chế lại những tinh hoa đó. Điều cần phân biệt ở đay: thái dụng không có nghĩa là toa rập, mô phỏng. Thái dụng là thâu thái những tinh hoa rồi biến chế, hòa điệu theo một tinh thân riêng, hợp với thể chất từng loại người, rồi đem áp dụng. Cũng ví như ta thái dụng tinh hoa của màu xanh, màu đỏ để biến cải thành màu tím, chứ không còn là màu xanh màu đỏ nữa.?
    B/. Về tinh thần:
    VOVINAM Việt Võ Đạo mang truyền thồng dùng võ để bảo vệ đất nước chống xâm lăng, dùng võ của những người yếu muốn vươn lên tự giải quyết lấy những khó khăn trở ngại, không chịu nép mình dưới cường lực bạo tàn để được sống xứng đáng, và làm cho mọi người đều được sống xứng đáng.
    Khác với mọi môn phái võ đạo chịu ảnh hưởng của tôn giáo hay chính trị, để đôi khi trở thành công cụ hay phương tiện hành giáo hay hành chính, VOVINAM Việt Võ Đạo luôn giữ vững truyền thống tổng hợp võ học và lý thuyết võ đạo qua những gương phấnn đấu của các danh nhân thế giới, dung hợp mọi triết thuyết, mọi tôn giáo, thích ứng đời sống tư tưởng vào đời sống hành động trong truyền thống giữ, dựng và mở nước
    Của các thời đại lịch sử loài người.
    VOVINAM mang sứ vụ truyền dạy cho người biết võ, rồi hương dẫn họ phải làm gì lợi ích cho mình, cho người. Tinh thần đó phải được thể hiện bằng nếp sống tình cảm, cách ăn nết ở, cách đối đãi với tha nhân, sao cho mọi người đều hiểu và tin tưởng, yêu thương mình. Phải truyền thông ấn tượng tốt vào cảm quan của đối tượng tinh thần võ đạo thật sự không biên giới quốc gia, giai cấp và tôn giáo.
    Đó mới đích thực là tinh thần :
    VOVINAM ?" VIỆT VÕ ĐẠO
  3. ScarletHakama

    ScarletHakama Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    THƯ CHƯỞNG MÔN 2
    Các Môn Đệ Thân mến,
    Hôm nay chúng ta đề cập tới ý nghĩa lối Nghiêm Lễ của VOVINAM- Việt Võ Đạo:?Bàn tay thép đặt lên trái tim từ ái? được dùng để mở đầu cho mọi sinh hoạt giao tiếp trong các dịp gặp mặt, trước các buổi lễ, trước và sau khi biểu diễn hay giao đấu..
    Bàn tay biểu tượng cho sức mạnh là bàn tay thép . Trái tim biểu trưng cho tình thương là trái tim từ ái. Bàn tay thép, do công phu luyện tập mà thành, trái tim từ ái do thấm nhuần tinh thần võ đạo mà có.
    Khi đặt tay lên tim nghiêm lễ, người môn sinh VOVINAM Việt Võ Đạo luôn phải nhớ ràng: chỉ được dùng võ khi đã đặt vào đó một tình thương, tức là bàn tay thép phải đi đôi với trái tim từ ái; đức dũng phải đi đôi với lòng nhân; võ thuật phải song hành với võ đạo.
    Người môn sinh VOVINAM Việt Võ Đạo chỉ dùng võ để cảnh cáo, cảm hóa, khuyến dụ người chứ không dùng võ để trừng phạt trả thù người. Dùng võ với tinh thần võ đạo luôn bao dung tha thứ cho người, chớ không với tính cách thuần võ thuật, tàn bạo, áp bức người phải tuân hành ý mình.
    Ngoài ra, khi đặt tay lên tim còn phải nghĩ rằng: chúng ta cùng chung sống trong cộng đồng nhan loại, cùng có trái tim và dòng máu đỏ như nhau; cần yêu thương che chở giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau; cần luôn khích lệ nhau làm việc lợi ích cho gia đình Tổ Quốc và nhân loại.
    Bàn tay thép cũng biểu tượng cho đức dũng, và trái tim từ ái còn là biểu tượng của lòng nhân. Đức dũng phải có lòng nhân đi kèm. Dũng và Nhân cần có Trí phối kiểm, điều hòa mới sáng suốt để biểu lộ đúng chỗ, đúng lúc. Người học võ muốn có đầy đủ những đức tính trên, phải rèn luyện, học tập và hàm dưỡng về cả Tâm-Trí-Thể, về cả võ thuật lẫn võ đạo mới không xuẩn động trong hành xử, để rồi hoặc là tàn bạo, độc ác hoặc là nhu nhược yếu hèn; đó là những thói tật cản trở sự tành công và mất đi lòng người tâm phục.
  4. ScarletHakama

    ScarletHakama Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    THƯ CHƯỞNG MÔN 3
    Các Môn Đệ Thân mến,
    Bàn tay thép và trái tim từ ái cũng biểu tượng cho đức dũng và lòng nhân.
    Trong đời sống, chúng ta thường gặp những hành động biểu lộ về đức dũng: Người chiến sĩ vượt bqua những trở ngại thử thách gian lao để hoàn thành nhiệm vụ; người con cố gắng khắc phục mọi khó khăn để phụng dưỡng cha mẹ già yếu, bệnh hoạn; người có tinh thần trách nhiệm cao vượt qua mọi cạm bẫy mua chuộc để hoàn thành trách vụ. Tất cả đều biểu hiện lòng can đảm, sức chịu đựng, tận tụy với nghĩa vụ được gọi là đức dũng. Nhưng dũng có hai mức cao thấp khác nhau được gọi là Thường Dũng và Đại Dũng.
    Thường Dũng là cái dũng nhất thời được biểu hiện trong cử chỉ, thái độ và hành động chống đối, không chịu khuất phục của con người khi gặp điều sai trái. Thường dũng do hoàn cảnh tạo nên, do đởm lược coi nhẹ tử sinh, đương đầu với mọi khó khăn, nguy hiểm, nhằm giải quyết những sự việc trước mắt và hữu hạn.
    Đại dũng là cái dũng có tính cách lâu dài, biểu lộ qua sự chịu đựng, nhẫn nhịn để vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn với thái độ trầm lặng, lúc nào cũng bình thản, thông suốt, tự tại ung dung. Có những việc lâu dài mà không ai thấy, có khi suốt cả cuộc đời mới chứng tỏ được đại dũng. Điều động binh sĩ phản công, quýet tiêu diệt quân Mông Cổ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trỏ gươm xuống sông Hóa mà thề: ?oKhông dẹp xong giặc, quyết không trở về khúc sông này nữa?, là biểu lộ thường dũng do tình thế bắt buộc. Nhưng khi nghe tin Thoát Hoan sắp đưa 300.000 quân Mông Cổ sang đánh lần thứ hai, trong khi đất nước ta đã cạn kiệt vì bị giặc tàn phá, lực lượng quân bị còn yếu kém, thưa thớt chưakịp hồi phục, Ngài vẫn bình tĩnh sáng suốt nhận định, thảo hịch khích động, thôi thúc tinh thần chiến đấu của ba quân, họp Hội nghị Diên Hồng, chỉnh đốn hàng ngũ với chủ trương? Quân quí về tinh nhuệ, không quí ở nhiều? và tâu với vua Trần Nhân Tông khi bàn về việc ngăn giặc ?onăm nay đánh giặc dễ?, đã chứng tỏ đức đại dũng của Ngài.
    Đức đại dũng có khi cả đời người mới biểu lộ được. Lê Lợi kháng Minh, năm năm đầu thất bại chạy dài, vợ con đều chết thảm, vẫn kiên trì dũng cảm chiến đấu mãi. Sau đó đỏi chiến pháp ?otránh chổ địch mạnh, đánh chổ địch yếu? cũng phải năm năm sau mới chiến thắng hoàn toàn và chứng tỏ được là bậc đại dũng.
    Vậy trong đời sống hiện thời, người môn sinh VOVINAM Việt Võ Đạo nên ứng dụng thường dũng hay đại dũng?
    Tùy trường hợp mà ứng dụng. Thường dũng giúp chúng ta đương đầu với hoàn cảnh để biểu lộ cái hùng khí của con nhà võ và giải quyết cấp thời những khó khăn trở ngại. Hơn nữa, khi bực dọc mà không dám tỏ thái độ, bị áp chế mà không có tinh thần đối kháng thì làm sao tâm hồn có thể thảnh thơi? Điều quan trọng là phải tỏ thái độ chống đối theo chiều hương trầm tĩnh, ôn hòa, dẫn dụ, thuyết phục để người thay đổi quan điểm và cách đối xử.
    Chúng ta cũng cần đại dũng, vì đại dũng giúp chúng ta rèn nghị lực, tinh thần và đức độ đến mức dật lạc, siêu khoáng để có thể an vui trước mọi hoàn cảnh, thản nhiên trước mọi thành bại; vượt trên mọi ưu tư hay thõa mãn tự ái giai đoạn, ngõ hầu biết mình phải sống ra sao, phải làm gì cho tương lai cho đại nghĩa?
    Tuy nhiên cần phân biệt những kẻ thoạt đầu tỏ vẻ ta đây có hoài bão lớn, theo đuổi sự nghiệp phi thường, không quan tâm giải quyết những việc nhỏ nhặt thường ngày, thiếu chuyên nhất trong hành xử, khôn khéo né tránh mọi đụng chạm dù lớn hay nhỏ với bất cứ ai thì chỉ là kẻ thời cơ, cầu an, vụ lợi.
    Dù đại dũng hay thường dũng cũng đều nảy sinh từ sự thực hiện những việc bình thường tích lũy hàng ngày (như quyết tâm dậy sớm, từ bỏ nghiện ngập, chuyên cần, nhẫn nhịn..). không có quan niệm sống đứng đắn, rõ rệt, thiếu chuyên nhất, làm việc chóng chán hay thay đổi thì chỉ là kẻ đớn hèn, như nhược nói chi đến chuyện đại dũng hay thường dũng.
    Muốn xứng đáng mang danh môn sinh VOVINAM Việt Võ Đạo, có tinh thần dũng cảm, chúng ta phải trau giồi, tu tập 4 đức tính: tự chủ, tự thắng, cương trực, và tận tụy với nghĩa vụ.
    1/. Tự chủ: con người là phần tử của gia đình, gắn bó với cộng đồng dân tộc và nhân loại. Trong sự hòa nhập chung sống nếu không có đức tính tự chủ sẽ dễ bị đồng hóa. Muốn có đức tính tự chủ, chúng ta phải luôn bình tĩnh trước mọi biến động của ngoại cảnh, luôn triển khai nội tâm, luyện ngũ quan cho thật nhạy bén và làm chủ được sự bén nhạy đó. Sau hết, luyện thần khí cho được ung dung, thanh thản, không cầu cạnh, ước ao gì cả.
    2/. Tự thắng: Mọi người đều có một số ưu điểm, nhược điểm. Trong lịch sử chúng ta thấy có biết bao vua chúa, danh tướng lẫy lừng j thời đã bị danh vọng tiền tài, gái đẹp làm băng hoại, tha hóa đi đến sụp đổ. Cụ thể trong hiện tại, có nhiều chiến sĩ yêu nước đã chiến thắng vẻ vang quân thù lại trở thành những kẻ tiêu cực tham ô, nên đã thân bại danh liệt, chỉ vì họ không tự chế , tự thắng được những nhược điểm trong con người mình.
    Muốn có đức tính tự thắng, chúng ta phải kiên nhẫn nghe, từ những điều chưa biết đến những điều đã biết, nghe cả những điều phải lẫn những điều trái để hiểu rõ nguyện vọng của người, để tập thói quen tôn trọng và nghĩ tới người. Kiên nhẫn học hỏi ở mọi người, trong mọi trường hợp, liên tục trong đời sống. Kiên nhẫn trong việc xử thế, là gặp trường hợp bị đối xử bất công, thô vụng lầm lẫn, chúng ta vẫn kiềm chế được tính nóng nảy hiếu thắng, vẫn ung dung nhu nhã với tinh thần thông cảm hòa giải, không tức khí nổi quạu, ?oăn miếng trả miếng? tùy hứng. Kiên nhẫn hành động sẽ giúp chúng ta vượt được mọi khó khăn trở ngại, thắng phục được những thất bại trên đường đời, nhất là khi mới vào đời để đạt thành công cuối cùng.
    3/. Cương trực: Đây là đức tính đặc biệt của con nhà võ. Nhưng chúng ta cần phải hiểu: Cương là cương quyết trong tinh thần, hòa nhã ngoài thái độ. Trực là ngay thẳng một cách tế nhị, chứ không là tính cứng cỏi thô lỗ của kẻ thất phu và sự ngay thẳng của người điên khùng. Tiêu biểu trong lịch sử Việât Nam có Lý Thường Kiệt, Chu Văn An, Trần Hưng đạo, Nguyễn Trãi? là những người cương trực dám nói dám làm, dám lãnh trách nhiệm về những lời nói của mình.
    Không có sự cương quyết nào vững chắc bằng sự cương quyết trong tinh thần. Khi tinh thần đã nhất quyết rồi thì thái độ phải tỏ ra ôn hòa, nhu nhã. Chính thái độ ôn hòa nhu nhã đã nói lên sự quyết tâm đến cùng cực. Người cương quyết phải là người có ý thức vững chắc rằng mình nên nghĩ gì, phải làm gì? Và khi đã quyết, là quyết tâm theo đuổi chí hướng của mình đến cùng.
    Ngay thẳng là một đức tính được mọi người cảm mến, nhưng không đồng nghĩa với chất phác ?othẳng ruột ngựa?. Ngay thẳng cứng nhắc sẽ làm cho mọi người phiền lòng, phật ý và khiến mình luôn bị thua thiệt, thất bại. Phải ngay thẳng một cách linh động khéo léo, không bao giờ được dối trá nhưng cũng không nên thật thà lố bịch, nói hết những điều không đáng nói, gây xáo trộn thất vọng vho người. Đó là ngay thẳng một cách tế nhị.
    4/. Tận tụy với nghĩa vụ: Với lý tưởng tập thể, với sứ vụ sư môn, Tổ quốc và nhân loại, chúng ta phải hết lòng, tận dụng mọi khả năng thực hiện nghĩa vụ bằng được, dù có hy sinh tính mạng, song phải hy sinh cho đúng chỗ đúng lúc; trong phạm vi trách nhiệm của mình. Nếu ngoài phạm vị trách nhiệm mà cứ nhắm mắt hy sinh thì chỉ là người bất trí thiếu sáng suốt, không thông tình đạt lý, không quán triệt công nghĩa khác với tư ân tư lợi. Thí dụ: khi được người hiểu rõ khả năng của ta, tín cẩn trọng dụng ta, và đó cũng là lợi ích chung cho mọi người thì ta nên đem hết tâm lực ra làm việc; còn nếu đấy chỉ là âm mưu mua chuộc, tri trá bất minh, để giành thắêng lợi riêng tư thì ta không thể tận tụy hy sinh mù quáng được.
    Tận tụy với nghĩa vụ giúp ta nâng cao phẩm cách, và trở thành con người năng động, yêu người yêu việc, biết học tập để kiện toàn, có tinh thần trách nhiệm cao. Trau giồi, tu tập được 4 đức tính trên, chắc chắn chúng ta sẽ tạo được phong cách đặc thù cho mình, để trở thành người hiệp sĩ thời đại, thể hiện được tinh thần và ý nghĩa :
    ?Bàn tay thép đặt lên trái tim từ ái?
  5. ScarletHakama

    ScarletHakama Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    THƯ CHƯỞNG MÔN 4
    Các Môn Đệ Thân mến,
    Làm việc gì cũng cần có một mục đích. Mục đích phải mang lại lợi ích cho con người thì làm việc mới có ý nghĩa, mới được mọi người công nhận và người thực hiện sẽ cảm thấy hứng khởi mà đặt hết tâm hồn vào công việc.
    Học võ cũng vậy, nếu không có mục đích, chẳng khác gì người đi đường không biết mình đi đâu, người lính ra trận mà không biết mình ra trận để làm gì? Tuy vậy, có những mục đích cao xa đáng nâng lên thành lý tưởng và có những mục đích tầm thường thiển cận, chỉ có giá trị và được đặt ra trong một giai đoạn naò đó mà thôi.
    Người bắn cung dù có lắp tên căng dây, nhưng nhắm mắt buông dây bừa đi thì đó là không có mục đích, sự bắn chẳng có ý nghĩa gì. Nếu chỉ nhắm những đích gần và thấp, rồi dí sát vào tận nơi mà bắn thì hẳn dễ trúng lắm. Song sự bắn trúng đó chẳng mang lại cảm giác thích thú gì, vì đích đó tầm thường, thấp kém quá, có gì đáng hãnh diện?
    Cho nên khi mới học bắn có thể ngắm những đích gần và thấp, sau đó phải đặt lên một tầm mức cao xa hơn, việc bắn mới có ý nghĩa. Nhưng điểm quan trọng là ở chổ suy nghĩ để tìm phương cách ?oLàm thế nào đạt tới, làm sao cho trúng đích??
    Chính những tính toán và sự sửa soạn để vươn tới thành quả đó là một cơ hội cho ta tự kiện toàn chính mình, gặt hái được nhiều kinh nghiệm để trở nên trưởng thành hơn trong cuộc sống.
    Học võ cũng vậy, có mục đích mới có hứng thú để tạo đà tiến bộ. Cũng như học bắn cung, lúc đầu có thể nắhm những đích gần và thấp, như học võ để tự vệ, học võ vì ham thích võ thuật, muốn trở thành nhân vật giỏi võ. Đó chỉ là ý nghĩ đầu tiên của những người mới bước chân vào ngưỡng cửa VOVINAM Việt Võ Đạo. Sau đó, người võ sinh sẽ thấy rằng: võ thuật và võ đạo là những chất liệu vô cùng quan trọng để xây dựng con người toàn diện, vun trồng cho cuộc sống và con người mỗi ngaỳ một tốt đẹp hơn. Học võ với mục đích đó thật cao xa mà cũng rất thực tế. Rèn luyện thể chất song song với tu dưỡng tinh thần để trở thành những con người có ý chí, nghị lực, khoan hòa đức độ, biết sống vì mọi người thì sẽ được mọi người yêu thương tin tưởng. Được vậy, chắc chắn sẽ dễ dàng thành công trong đời sống. Đó là học võ với tinh thần võ đạo, cao xa mà thiết thực, mọi môn sinh nếu cốgắng, kiên nhẫn theo đuổi, rèn luyện và tu dưỡng, đều đạt tới đích cả.
    Với nhận thức trên, môn sinh VOVINAM Việt Võ Đạo học võ để thân thể khỏe mạnh, trí tuệ minh mẫn, tâm hồn cao thượng, để có ý chí hơn, có nghị lực hơn, để tin tưởng cái giá trị thực sự nơi con người mình, tin tưởng khả năng đóng góp của mình sẽ đắc lực hơn cho việc mưu cầu hạnh phúc chung cho gia đình, cho xã hội.
  6. ScarletHakama

    ScarletHakama Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    THƯ CHƯỞNG MÔN 5
    Các Môn Đệ Thân mến,
    Là một môn phái võ đạo với mục đích góp phần xây dựng con người, VOVINAM Việt Võ Đạo chú trọng phổ cập đại chúng để đào tạo những thế hệ thanh thiếu niên biết luôn tự kiện toàn chính mình về cả tinh thần lẫn thể xác để làm việc hữu ích hơn cho gia đình, xã hội, chứ không nhằm đào tạo những nhà vô địch về quyền cước mà nghèo nàn về đời sống tinh thần.
    Thực hiện di chỉ của Sáng Tổ :?.. Phải tiếp theo thời đại?. Và để đáp ứng nhu cầu giao lưu quốc tế, VOVINAM Việt Võ Đạo cần có hình thức thi đấu đối kháng nhưng phải đặt căn bản trên tình hữu nghị đồng môn. Do vậy, luật thi đấu phải thể hiện được:
    1. An toàn tối đa.
    2. Sử dụng được đòn thế đặc thù của môn phái.
    3. Thang điểm phải cho công khai, rõ ràng.
    Dù hòa nhập theo trào lưu quốc tế: đề cao tính thể thao của võ thuật, VOVINAM Việt Võ Đạo vẫn chú trọng đi vào chiều sâu để gắn hoạt động vui khỏe, giải trí của sinh họat đời thường vào sự tu luyện tinh thần thanh cao, hướng thượng. VOVINAM Việt Võ Đạo đã từ kỹ thuật võù học nâng mình lên thành nghệ thuật dinh dưỡng tâm hồn để hoàn thiện con người đạt tới chân-thiện-mỹ của cuộc sống, chứ không say mê chiến thắng, coi chiến thắng là mục đích tối hậu.
    Trong giao đấu đối kháng, người môn sinh tận tình thi triển tài năng để chứng minh công phu luyện tập và để mọi người thấy được tinh hoa võ thuật của VOVINAM Việt Võ Đạo, nhưng không sát phạt, hung hãn làm sứt mẻ tình đồng đạo, đồng môn.
    Khi danh dự, quyền sống cá nhân bị xúc phạm, đe doạ, người môn sinh VOVINAM Việt Võ Đạo được phép dùng võ để tự vệ. Và cũng được phép dùng võ khi lẽ phải bị chà đạp, khi kẻ yếu bị ức hiếp, nhưng chỉ an thiệp đúng lúc, đúng chỗ và có mức độ, luôn làm chủ được tình cảm, cảm xúc của mình, kiềm chế được tính hiếu thắng, hiếu chiến của tuổi trẻ với tinh thần ?othắng không kiêu, bại không nản?.
    Tinh hoa của VOVINAM Việt Võ Đạo không chỉ ở đòn thế, bài bản là phần thuần võ thuật, mà còn ở trong tinh thần võ đạo, ở cốt cách hào hùng mà dung dị, nghiêm cẩn mà nhiệt tình, phong thaí thi đấu dũng mãnh nhưng không sát phạt, quyết liệt nhưng không bạo tàn.
    Trường hợp phải dùng võ để tự vệ, hoặc bảo vệ lẽ phải bị chà đạp, bênh vực kẻ yếu bị hiếp đáp, phải biết cân sức đối thủ mà phóng đòn cho vừa tầm sức chịu đựng, không quá tay gây nguy hiểm cho họ nhưng đủ để họ phải nể sợ mà cải tà qui chánh.
    Đó là quan niệm dụng võ :
    VOVINAM Việt Võ Đạo
  7. ScarletHakama

    ScarletHakama Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    THƯ CHƯỞNG MÔN 6​
    Các Môn Đệ Thân mến,
    Môn phái VOVINAM Việt Võ Đạo quan niệm Tài và Đức phải đi đôi với nhau, do vậy chú trọng rèn luyện môn sinh về cả thân lẫn tâm, cả võ thuật lẩn tinh thần võ đạo.
    Nếu chỉ có tài mà thiếu đức, tài ấy sẽ làm hại mọi người, không hữu ích cho chính bản thân, gia đình, xã hội. Nếu chỉ có đức mà thiếu tài sẽ thành người tốt hiền lành nhưng ngu dại, không đủ bản lĩnh giữ tốt được maĩ cho bản thân, nói chi đến phát huy, phổ cập tính tốt ấy cho người khác. Như chuyện một cô gái tốt, nhưng khờ khạo bị người lừa dối, bản thân bị thua thiệt mà còn ảnh hưởng xấu đến người khác.
    Do đó, người môn sinh VOVINAM Việt Võ Đạo phải rèn luyện võ thuật song song với tu dưỡng tinh thần võ đạo. Rèn luyện võ thuật để có sức lúc mạnh mẽ dẻo dai, có kỹ thuật ứng phó khi cần thiết, nhất là có khả năng xốc vác công việc. Tu dưỡng tinh thần võ đạo để có quan niệm sống đứng đắn, có ý chí, có nghị lực sung mãn, ý thức được trách nhiệm của mình đối với nhân quần xã hội.
    Phải có đầy đủ hai phần Tài và Đức, con người mới có gía trị biết tạo ý nghĩa cho cuộc sống, để được mọi người tin tưởng yêu thương. Nhờ đó mà tâm hồn ta vui thỏa, trí ta mở mang, ta yêu đưòi sống, biết trọng kỷ luật, giữ gìn tôn ty trật tự..
    Có tài sẽ được đời trọng dụng, có đức sẽ được người mến phục. Nhờ đó mà ta có uy tín, có uy tín ta sẽ tự tin, sống hòa mình với mọi người. Người có đủ tài và đức không mặc cảm, đố kỵ, luôn biết tự kiềm chế, biết nhân nhượng, bao dung người, biết lắng nghe, tìm hiểu nguyện vọng của người để khuyến khích, tán dương khi người có điểm nổi bật thành công, hoặc để an ủi giúp đỡ khi người gặp khó khăn hoạn nạn.
    Tài và Đức rất cần thiết trong đời sống. Tài để quán xuyến công việc, để giải tỏa khó khăn. Đức để hoàn thành trọng trách mà không kiêu ngạo, giúp người mà không phách lối khoe khoang; không khắt khe xét nét người, không lấy mình làm khuôn mẫu bắt người khác phải dập theo, luôn bình đẳng và công bình với mọi người.
    Quan niệm Tài và Đức của VOVINAM Việt Võ Đạo là vậy.
  8. ScarletHakama

    ScarletHakama Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    THƯ CHƯỞNG MÔN 7
    Các Môn Đệ Thân mến,
    Sống đức độ là sống có đức hạnh và độ lượng bao dung nhân nhượng, vị tha khoan thứ với người. Người sống đức độ là người tự kiềm chế được mình, giữ gìn hạnh kiểm, nhưng không khắt khe xét nét người, không tự cho mình là mẫu mực về đạo hạnh để khích bác hoặc bắt người khác phải sống dập khuôn theo mình.
    Người môn sinh VOVINAM Việt Võ Đạo chúng ta có 4 nguyên tắc trau dồi cho một cuộc sống đức độ:
    1/. Yêu người, nghĩ tới người: Muốn được người yêu và nghĩ tới mình, mình phải yêu người, nghĩ tới người trước. Phải tìm hiểu nguyện vọng của người cả về vật chất lẫn tinh thần. Tất nhiên chúng ta không phải là những bậc thánh có phép màu đáp ứng được mọi khát vọng của người, song chúng ta có thể mang đến cho người nguồn an ủi chân thành, sự giúp đỡ thiết thực. Sự quan tâm an ủi và giúp đỡ đó sẽ khích lệ mọi người yêu đời, hăng say làm việc. Nhờ đó chúng ta cũng được hưởng vui lây.
    2/. Nhận biết ưu điểm của người: Là người ai cũng có những ưu và khuyết điểm. Nếu chỉ xóc mói đến cái xấu của người, thì cái xấu đó sẽ xâm nhập vào chúng ta. Trái lại, nếu nhận biết ưu điểm của người thì ưu điểm trong chúng ta sẽ nổi bật, và những ưu điểm đó sẽ sửa đổi những khuyết điểm nơi chúng ta.
    3/. Hãy đối xử với người như lòng mình mong muốn được người đối xử lại như thế: Một nguyên tắc sống rất công bằng và hợp lý, chúng ta phải luôn tâm niệm và áp dụng vào trong đời sống, chắc chắn chúng ta sẽ tiếp nhận được niềm thông cảm chân thành và lòng yêu thương vô cùng tốt đẹp. Việc đời có đi có lại. Gieo nhân thì gặt trái. Chúng ta độ lượng tận tâm với người thì sẽ được người độ lượng tận tâm lại. Chính hành vi khả ái đó làm tâm hồn chúng ta được cởi mở vui tươi và có tác dụng cảm hóa được người.
    4/. Đời sống đức độ là nguồn vui vô tận thể hiện giá trị làm người: người môn sinh VOVINAM Việt Võ Đạo đối xử đức độ với người vì kết quả tốt đẹp đó mang lại nguồn vui và nghĩa sống cho người, chứ không vì lừi khen và sự nhớ ơn. Chúng ta hành xử tốt bới chính điều đó làm đời sống trở nên có ý vị, mọi người sống gần gũi, thân cận nhau hơn. Chúng ta sống với sự yên tĩnh, thoải mái của tâm hồn, với nguồn tin tưởng vô biên của chân-thiện-mỹ.
    Tuy nhiên, tất cả những hành vi thể hiện đức độ của người môn sinh VOVINAM Việt Võ Đạo phải đặt dưới sự hương ẫn của trí tuệ để được trúng thời đúng tiết, có lúc nên khoan, có lúc nên mau, có lúc cần tích cực chia sớt nỗi đau thương tận tình giúp đõ, có lúc phải bộc trực can ngăn, cảnh cáo để cảm hóa. Đó mới đúng là đức độ của người môn sinh VOVINAM Việt Võ Đạo có tác dụng kết hợp và hương dẫn lẫn nhau cùng sống đức độ.
  9. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    hờ hờ hờ, dòng đời không êm ái như là dòng sông.
    Kính mời các bác các anh các chị vào www.vovinam.com mà đọc thêm các lời huấn thị, các lời dạy dỗ của các bậc đức cao vọng trọng nhưng ... toàn làm bậy.
    Làm ơn bàn về kỹ thuật đi mà, rao rảng võ đạo hoài chán lắm, có môn giáo dục công dân ở trường học là đủ rồi.
    nothing is forever
  10. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Tứ Trụ Quyền
    Khởi vũ phong loan chưởng
    Thủ bộ tứ hoạt quyền
    Kháng long trực hữu hướng
    Liên phá quyền tả biên
    Phiên thân hoàn kiếm thủ
    Tả hữu tấn song câu
    Luân thân đoạt thiên trụ
    Song đao trảm mã đầu
    Thoái tạo trực cước tiền
    Luân phá hạ câu liêm
    Liên đoạt hạ song thức
    Phạt nhị hổ long quyền
    Cước bộ tứ diện phi
    Trực, hoàn, bàn long cước
    Hàng long, cầm hổ qui
    Tứ trảm hoàn tam ước

Chia sẻ trang này