1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sưu Tầm Vovinam-Việt Võ Đạo

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi vobinhdinh, 10/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hầu hết các bài quyền ghi nhận lại ở đây không có nguồn cội, xuất xứ từ môn phái Vovinam .
    Sở dĩ có tình trạng du nhập một cách bừa bãi vào môn phái là vì những mưu toan xa xôi mà sẽ lần lượt được đưa ra công luận qua chuỗi bài : Sự thật trong môn phái VVN ....
    Việc du nhập các bài quyền này kèm theo những câu thiệu Hán Việt mà không chỉ rõ xuất xứ đã không đem lại vinh dự cho môn phái mà còn làm mất đi tinh thần dân tộc của môn phái .
    Để phê bình việc này, VS Trần H Phong, Chưởng môn đời thư ba đã can gián như sau :

    .....
    5) Sự xuống cấp của nền kỹ thuật môn phái ta đã đến mức báo động: Đỉnh cao của bất cứ môn võ nào cũng là khả năng chiến đấu, tức là khả năng giao đấu tự do. Trong lĩnh vực thể thao, người ta cũng lấy việc thi đấu để tranh giải. Trước 1975, tiêu chuẩn chấm thi của môn phái ta tương đối quân bình và hợp lý: môn võ thuật (hệ số 5), gồm 4 môn thi (1) Đòn căn bản (2) Bài song luyện + đơn luyện (3) đấu tự do (4) vật tự do. Sau 1975 và gần đây một số võ sư trẻ tại quốc nội đã tự ý sửa đổi tiêu chuẩn nói trên bằng nhấn mạnh về các bài bản đòn thế mà xem nhẹ việc đấu và vật tự do (coi việc thi đấu chỉ là phụ để tính điểm sắp hạng cao thấp mà thôi). Hầu như trong mấy năm qua các trình độ từ hoàng đai tam trở lên chỉ có "Thăng mà không thi" hay "chỉ thi múa qua loa một hai bài" để Hợp Thức Hóa mà thôi. Với tình trạng nầy thì chỉ ít lâu nữa môn VVĐ sẽ trở thành một môn võ để biểu diễn mà thôi. Kỹ thuật của Vovinam-Việt Võ Đạo đang xuống cấp đến mức Báo Động!!!
    Hồi em mới về, chính tai em đã được nghe nhiều võ sư HLV trẻ than phiền là: Chương trình huấn luyện mà anh mới cải cách, không hay hơn chương tình trước 1975. Ngoài ra anh còn phát hành cả chục bài quyền mới, tập khó nhớ mà không nâng cao được trình độ kỹ thuật. Nói cách khác, các bài quyền đó không được thực dụng. Lại khi em xuống Rạch Giá và ra Nha Trang chấm thi hồi cuối năm 1990, em cũng được nghe một số HLV phản ảnh tương tự. Nhưng em chỉ im lặng, không hề phát biểu gì cả. Vì lúc đó, em cũng chưa được biết các bài quyền ấy. Mãi gần đây em mới có dịp tham khảo các bài quyền mới này, em có nhận xét: không hơn quyền pháp của võ cổ truyền và Trung Quốc. Nhưng nếu chỉnh biên lại thì có thể Tập để dưỡng sinh nhiều hơn là chiến đấu Em có ý kiến: Môn phái ta không đặt về quyền, nếu chúng ta đưa quá nhiều quyền vào chương trình huấn luyện thì có thể Võ cổ truyền họ sẽ cạnh tranh được với chúng ta. Như vậy môn phái ta sẽ giảm mất bản sắc của nền kỹ thuật của mình đi. Em đề nghị Anh nên chỉnh biên lại các bài quyền mới phát hành này và chỉ nên đưa vào chương trình Hoàng Đai III cấp trở lên để các võ sư tham bác. Còn chương trình ở các bậc dưới thì cần thu ngắn lại theo các tiêu chuẩn giản dị, khoa học, và hữu hiệu - nhất là dành nhiều thời gian cho các môn sinh luyện.
    Em cũng thiết tha mong anh bình tâm mà xét lại đề nghị nầy. Ngày nay, có rất nhiều môn võ đang ráo riết cạnh tranh. Chúng ta phải luôn luôn gọt dũa nền kỹ thuật của mình một cách thận trọng, nếu không, chúng ta sẽ bị đẩy lùi về phía sau Vì vậy, bậc tôn sư phải thật tình tuân theo các điều kiện khách quan và thực tế, chứ không thể cứ theo cái chủ quan của mình. Trong sự cạnh tranh giữa các môn phái, nó có những điều rất khắc nghiệt và phủ phàng. ....
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất tán thành ý kiến của Võ sư Trần Huy Phong. Hiện nay, Võ cổ truyền Việt Nam đang rất lúng túng giữa hai việc là làm sao để giữ vững được tinh tuý của những bài bản cổ và việc hấp dẫn giới trẻ cũng như đảm bảo huấn luyện được thực tế chiến đấu. Tự nhiên Vovinam đang không có vướng mắc vào những bài bản cổ lại đi ôm đồm mấy cái bài bản (có cải biên) này làm gì không biết?
  3. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Bác DHN ngày xưa chắc có nhiều ân oán với môn GDCD hay sao mà xúc động thế ? Mấy cái sưu tầm về võ đạo của ScarletHakama cũng tốt cho các môn sinh Vovinam và đâu gây ảnh hưởng gì ở đây đâu nào .
    Tuy nhiên , cũng xin có ý kiến một chút . Về kỹ thuật của môn phái Vovinam , đã có topic VoViNam Việt Võ Đạo , môn võ của dân tộc Việt , trong đó có rất nhiều bài sưu tầm về kỹ thuật của Vovinam . Bạn vobinhdinh nếu có thể thì tham khảo và tiếp tục phát triển topic đó nhé , để tránh sự trùng lắp ý mà (tôi cũng sưu tầm được một ít tài liệu về vovinam nhưng hiện giờ tôi bận quá , chưa thể online thường xuyên được) . Cũng mời bạn vobinhdinh và các anh em khác vào đọc những topic cũ hơn trước đây trong box , để đỡ mất công gửi bài lên nhưng bài đó đã có xuất hiện trong box từ rất lâu rồi (như một vài bài sưu tầm về võ Bình Định , võ Việt Nam mà bạn vobinhdinh gửi lên đã có tồn tại ở đây rồi) . Cũng hơi ái ngại khi thấy các bạn tốn công sức , tốn thời gian sưu tầm rồi lại gửi những bài đã tồn tại lên

    Lonelymanus
  4. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn đã nhắc nhở . Thiệt ra trước đó tôi cũng đã lưu ý việc này và cũng đã đọc qua một số bài mà các bạn đã sưu tầm . Nhưng không nhớ nổi, thôi thì các bạn quản lý ở đây nếu thấy nhiều bài giống nhau thì remove nó dùm tôi vậy .
  5. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Hồn Việt Võ
    Phạm Thành Nam
    Kể từ lúc dấn thân vì Tổ nghiệp
    Đạo nghìn đời khởi xuất tự Thăng Long.
    Trang sử vàng dân tộc đã ghi công
    Đường kiếm bạc hoa bay: Hồn Lạc Việt
    Nòi Âu Lạc bao anh hùng hào kiệt
    Dòng tinh anh trong sáng tợ trăng rằm
    Hướng dẫn Người bằng Cách Mạng Tâm Thân
    Luôn gắn bó tình sư môn huynh đệ
    Với chí hướng kinh qua nhiều thế hệ
    Nâng cao lên nền Việt Võ oai hùng
    Năm nghìn năm gìn giữ vững non sông
    Đánh đổ hết những kẻ thù xâm lược
    Nền Việt Võ gồm tinh hoa quyền cước
    Đã bao đời hấp thụ võ mười phương
    Vô Vi Nam - võ đạo của tình thương
    Nửa thế kỷ tạo lòng dân thế nước
    Văn không võ thì chỉ là văn nhược
    Võ thiếu văn cũng chỉ võ biền thôi
    Võ văn luôn ở vị thế sánh đôi
    Mới nảy nở tinh thần Nhân Võ Đạo
    Trong cuộc sống giúp người không cần báo
    Nêu cao gương đại nghĩa chẳng khoe tài
    Để dựng xây cho thế hệ tương lai
    Một lý tưởng với mục tiêu hiển ích
    Nào dấn bước nhằm chung về một đích
    Võ Việt hồn thiêng linh khí vươn lên
    Khắp đất trời Nhân Võ Đạo khai nguyên.
    Nén Nhang Trầm Dâng Lên
    Kẻ hậu sinh lặng nhìn trang sử cũ
    Mấy ngàn năm, văn võ nước non nhà
    Máu hồng pha xương trắng dựng sơn hà
    Đương kiếm cũ hoa bay hồn Lạc Việt
    Tổ Quốc ta - Việt Nam - hơn một lần dũng liệt
    Đắp cơ đồ vững mãi với ngàn sau
    Ngước nhìn lên đất nước vẫn tươi màu
    Hồn Lạc Việt sáng ngời niềm ái quốc
    Xin nhớ ơn Người soi đường đốt đuốc
    Sáng tình ai ngàn trước với ngàn sau
    Kẻ lập văn như sông nước tươi màu
    Người dựng võ tựa biển sâu thăm thẳm
    Văn gọi người dời nẻo đường mê đắm
    Võ vì ta xây dựng lại non sông
    Chí tiền nhân muôn thuở nghiệp anh hùng
    Trung kiên mãi với lời thề môn phái
    Bàn tay thép đặt trên trái tim từ ái
    Vững như thành trong giông tố phong sương
    Chông gai nào mong lấp lối chia đường
    Trước dòng Việt quật cường tình võ đạo
    Xin quì lạy đấng Thầy - Hiền - Gương - phấn đấu
    Sông núi này còn vết máu phù sa
    Lớp trẻ này vẫn tâm huyết thiết tha
    Còn nhớ chí bao la tình Sáng Tổ !
    Đâu dám bỏ người dân nghèo thống khổ
    Đâu nỡ đành làm nghiêng đổ non sông
    Tất cả Đồng Quy - tất cả - Tâm Đồng
    Tất cả dã về đây, dưới chân người xây võ đạo .
    Công Liễn
    Tâm sự Việt Võ Sĩ
    Thân ta nhỏ nhưng trí ta chẳng nhỏ,
    Chí muôn trùng sao khuất phục đại dương,
    Việt Võ Sĩ ơi !
    Hãy cất bước lên đường,
    Cười vang nhé, ta đắp xây đời mới.
    Dù nguy khó sẵn sàng tai đi tới
    Quyết san bằng đồi núi của trần gian.
    Hãy bắt tay, đừng câu nệ lời báng!
    Nói và làm phải đi đôi song bước,
    Đó ! nhìn gương những anh hùng thuở trước,
    Nọ ! xem hình hài Tổ Quốc hôm nay !
    Không lẽ cứ cuối đầu an phận nước không may
    Rồi quên vội, không bao giờ suy nghĩ lại ?
    Anh em hỡi ?
    Vai mang nặng chí làm trai,
    Cố bắt tay đoàn kết xây dựng tương lai,
    Đừng ngồi đó chê bai rồi đả kích.
    Suy nghĩ kỹ: ai là người thân thích ?
    Chống đối nhau nào khác chặt tay chân,
    Nghĩ lại đi: đâu còn nữa xác thân ! ...
    Kìa lịch sử đã chứng minh thật rõ,
    Chuyện nước ta, ai là người chẳng tỏ:
    Liều mình cứu chúa: Lê Lai
    Lê Lợi vì nước chẳng nài gian nguy,
    Còn anh em sao ngoảng mặt lơ đi,
    Tự sát đấy: có gì ai nâng đỡ ? ...
    Ôi chuyện môn phái giờ đây lở dở !
    Việt Võ Sĩ đâu ? có gì than thở !
    Dựng cơ đồ, cùng tâm chí đắp xây
    Tạo giềng mối, đoàn kết chặt đôi tay,
    Đừng chậm trễ vì tương lai con cháu:
    Chúng hấp thụ bao điều hư tật xấu,
    Sẽ quên đi nguồn gốc của Rồng Tiên
    Vui xa hoa, cuộc sống lụy vì tiền
    Hướng dẫn chúng:
    Cách Mạng Tâm Thân thẳng tiến.
    Này đây tuyệt chiêu của đường gươm mũi kiếm,
    Chém tan đi giọt lệ của nữ nhi,
    Rèn luyện tâm thân với tay sắt da chì,
    Chân đứng vững:
    Trung bình tấn, rồi hạ tấn
    Hai vai gánh vác sơn hà
    Khà khà sợ chi nghiêng ngửa
    Ô hô nửa tỉnh nửa say.
    Nguyễn Hoàn Đức
    Thân tặng Tổng Đoàn Thanh Niên
    Sức sống là đây, của nước nhà
    Gái trai chung ước vọng cao xa
    Tim từ, tay thép an nhân loại
    Trí mẫn, thân cường thịnh quốc gia
    Giận giặc, dám quên gương Quốc Toản
    Thương dân, phải nhớ chuyện Hai Bà
    Giữ thơm đất mẹ thời ly loạn
    Dựng một mùa xuân, thuở gấm hoa
    Quang Vũ
    Mến tặng các Võ Sư Trần Tuấn Vũ, Ngô Kim Tuyền, Nguyễn Văn Nhàn
    Vũ Môn là đó, chuyện ngư long
    Sự nghiệp ghi thêm một điểm hồng
    Võ Việt vinh thăng ba tuấn kiệt
    Đạo Nam hưng phấn một tâm đồng
    Tâm Thân Cách Mạng hòa nhân loại
    Trí Dũng tô bồi mạnh núi sông
    Dân tộc soi đường người đạo nghĩa
    Tương lai còn mãi đại thành công
    Quang Vũ
    Miền Tây Triển Đạo
    Miền Tây dựng luyện thép dựng trường thành
    Việt Võ vươn mình trên lúa xanh
    Lòng đất dưỡng sinh vùng quảng phát
    Niềm tin dẫn đạo cuộc tung hoành
    Khí thiêng sông núi thăng nhân kiệt
    Mạch sống quê hương đắc địa linh
    Tâm đạo hòa theo dòng đạo vị
    Bốn năm dựng nghiệp chí bình sanh
    Quang Vũ (Tháng 11-1973)
    Miền Trung Chiến Sử Cảm Tác
    Trận mạc tung hoành mấy chục niên
    Trường Sơn sừng sững trần bình nguyên
    Tam Quan dũng tiến soi quân tử
    Phù Cát tranh phong phá bạo quyền
    Vững đất Tây Sơn miền bất khuất
    Sáng danh Bình Định cuộc trân chuyên
    Đất bằng dậy sóng đang lui sóng
    Sông núi từ đây mãi vững bền
    Quang Vũ
    Lời Ca Bất Diệt
    Ôi Sông Núi vang lời ca bất diệt
    Biển biếc, đồng xanh, núi thẳm, sông dài ...
    Từ bao thuở vẫn khơn nguồn dũng liệt
    Nung hồn thiêng từng thế hệ tương lai ...
    Anh có nghe chăng lời ca bất diệt
    Nương thời gian về nhắc lại ngàn xưa ?
    Thuở lập quốc năm ngàn năm lẫm liệt
    Về Nam phương phá núi dựng cơ đồ ...
    Anh có nghe chăng lời ca bất diệt
    Nhắc bao lần chiến thắng bọn cuồng xâm
    Hán, Mông, Minh, Thanh, Chiêm Thành, Chân Lạp
    Tả tơi thua trong ngàn trận tung hoành
    Anh có nghe chăng lời ca bất diệt
    Bất Khuất, Kiên Cường, Tự Chủ, Hy Sinh
    Ôi, nghĩa khí! Lời hào hùng thắm thiết
    Sáng ngàn sau từng trang sử uy linh
    Dương Minh Hải
  6. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Luyện Võ
    Hiếm người may mắn được xem một võ sĩ kỳ tài luyện võ dưới vòm hang động Đông Triều, giữa núi rừng Yên Thế, Thanh Nghệ, hay giữa đồng nội bát ngát vùng Kinh Bắc, Sơn Nam.
    Lá hoa nở từ lòng tay , chim chóc vỗ cánh từ những đầu ngón chau chuốt, muông thú ẩn hiện toát từ thân xác võ sĩ, thác, bão, đổ dồn dập nơi cánh tay gân cứng : Hạc, Phượng, Long, Hổ, Hầu, Xà, ... Không còn là đấm, đá, xỉa, chém, móc, gạt, ... với những tấn bộ, bước tiến lui, xoay vòng, ngang xéo, biến hóa ẩn hiện, mà là múa: Múa Võ. Có lúc tất cả nhẹ gọn như khói tơ, có lúc thân hình uyển chuyển, lay động dũng mãnh, nặng chịch. Xương thịt như đã nhường chỗ cho một vầng sinh khí hừng hực bốc lửa. Trên gương mặt võ sĩ, mỗi thớ thịt đều lay chuyển, ánh mắt long lanh, sắc bén, tay chân tung lượn theo sóng gầm, chắc nịch, khiến người xem dường như đứng trước những đối nghịch ***g lộng của cuộc đời, dào dạt ngay trong từng hơi thở, từng động tác.
    Ta không xem nữa.
    Ta thấy ta cầu nguyện.
    Thế giới phồn thực tan biến dưới chân, xa hút, im lặng.
    Ta chứng ngộ cõi giải thoát.
    Ta cởi bỏ thân xác, hòa vào muôn vật, vào cái đẹp trường cửu.
    Ta nhập Đạo.
    Cách nay hơn bốn ngàn năm, hình thức múa võ đi quyền của cư dân đồng bằng sông Hồng, sông Mã đã được ghi tạc qua nghệ thuật tạo hình, chạm đúc trên gỗ, trên đồng, ... , mà khảo cổ học đã liệt kê, áp xếp cho những căn bản của các giai đoạn văn hóa khác nhau: Hòa Bình, Hạ Long, Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn, v.v...
    Trên Bề Mặt Của Sự Phân Loại
    Luyện võ là sự phối hợp tinh vi, mạch lạc của những động tác thân mình tay chân ứng dụng trong việc chiến đấu, việc công, thủ hay bảo vệ, pháp triển sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần.
    Từ xa xưa , tập võ đi quyền của người Việt cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ đã tuân hành khít khao những luật tắc mà ngày nay vẫn là những khuôn thước kim cương của người học võ chân chính :
    - Luật động.
    - Ý nghĩa và hiệu năng động tác.
    - Lề lối thực hiện.
    Về hình thức, quyền cước có nhiều thế, nhiều miếng. Mỗi thế có nhiều đòn, và đòn lại là một kiểu kết hợp khít khao của nhiều yếu tố, gói trọn trong các tư thế của :
    - Thân pháp,
    - Bộ pháp,
    - Điều tức,v.v...
    Luyện thân pháp là phép rèn luyện thân thể, đầu mình và tay chân cho mạnh mẽ, bền bỉ, dẻo dai, rắn chắc. Khi chiến đấu, tay chân đấm đá, chém gạt điều hòa không rối loạn, mực thước, lanh lẹ. Tay công tay thủ , co ruỗi, sấp ngửa, trên dưới, phải trái dũng mãnh, hòa hợp nhịp nhàng theo luật âm dương, ngũ hành.
    Mối liên đới giữa các bộ phân của cơ thể phải hòa nhịp đồng bộ với nhau dựa trên bốn tương quan:
    - Thượng hạ tương phù,
    - Tả hữu tương ứng,
    - Phì sấu tương chế,
    - Nội ngọai tương quan.
    Thân pháp lại gồm có đầu pháp, thủ pháp, chỉ pháp, cước pháp, nhĩ pháp, nhãn pháp, v.v...
    Bộ pháp là những tư thế, điệu bộ đứng trụ hay di động. Đứng, ngồi, phải vững vàng, nặng chịch như bàn thạch. Khi di chuyển hay chạy nhẩy thì nhanh lẹ chắc nịch, lúc nhẹ như bấc, lúc nặng như chì, chuyển dịch tấn bộ đúng phép, hội đủ tính chất: nhanh, mạnh, chính xác.
    Nhà võ xưa có câu:
    "Dụng quyền, phóng cước hợp tung
    Nhập xà, xuất hổ, tranh hùng thượng phong"
    nghĩa là quyền cước phải phối hợp, công thủ che đỡ bổ xung lẫn nhau để tạo hiệu năng tối đa; trong chiến đấu, khi muốn tiến tới thì tràn mình qua phải, lách qua trái như rắn lượn, dương đông kích tây, tạo yếu tố bất ngờ làm đối phương khó lượng định, khó toan tính chận đánh; lúc thối lui, dáng điệu phải oai phong, hùng dũng như cọp beo gây cho đối phương ấn tượng nể sợ không dám tấn công theo.
    Về phong thái khi giao đấu, sắc diện bình thản, không khinh xuất, không tỏ ra giận dữ hay sợ sệt, hơi thở điều hòa, phong tỏa ngũ quan,...
    Động thái của luyện võ là "Đòn" (đòn đơn) và "Thức" (đòn kép), nói rõ hơn là "một đơn vị võ ", ví dụ đòn đơn như đấm, đá, quăng quật, chém xỉa bằng cạnh tay bằng đầu ngón tay, gạt đỡ, lên gối, cùi chỏ, ... Đấm lại có nhiều kiểu, nhiều cách, như: đấm thẳng, đấm móc, đấm lao, đấm múc, đấm ngược, đấm bật, đấm ngang, ... , hoặc đá có đá thẳng, đá cạnh, đá tạt, đá vòng cầu, đá giò lái, đá bật, đá ngựa, đá ngược, v.v... Tương truyền từ xa xưa người Việt cổ có tới 108 đòn và thức, ngày nay, vì tính chất bí truyền và tộc truyền cố hữu phương Đông, thày dậy võ thường dấu riêng một vài thức độc đáo ngừa khi "trò phản thày", hoăc giữ riêng cho dòng họ mình, quyền cước VN vì thế bị thất truyền đi nhiều, nay chỉ sưu tầm lại được non nửa, gom thành nhiều nhóm, nhiều "thế" (hay "chiêu", hoặc có nơi gọi là "bộ"); có nhóm chỉ gồm 3 hoặc 4 đòn hay thức, có nhóm tới 10, 12 đòn hay thức, tồn tại với những biến tướng của nó :
    - Võ Dưỡng Sinh hay Võ Thể Dục.
    - Võ Lâm hay Võ Vườn.
    - Võ Kinh hay Võ Trận.
    - Võ Tự do hay Võ Thượng đài.
    - Đấu Vật.
    - Đấu Binh khí.
    .....
    Do đó, từ những đòn hay thức cơ bản, các bậc tôn sư có thể tạo nên vô vàn các cách đi quyền khác nhau, nhưng vẫn tuân thủ những qui luật chặt chẽ về lực đẩy, lực căng, lực bật, lực xung, lực phản, lực xoắn , lực đối, lực chiếu, v.v... và mang những ý nghĩa riêng biệt.
    Về nội thể, mỗi động tác, mỗi tư thế biến đổi của tay chân, của thân, đầu, của hít thở,..., lại liên hệ mật thiết đến kinh mạch, đến các huyệt đạo, các điểm sinh hoạt phân bố cùng khắp trong toàn bộ cơ thể người luyện tập.
    Luyện võ có nhiều mục đích khác nhau :
    - Luyện võ để tự vệ, để phô bày vẻ đẹp và những khả năng vận động của cơ thể.
    - Luyện võ để thân xác khoẻ mạnh, để chữa trị hay phòng ngừa bệnh tật. Đây chính là luyện võ dưỡng sinh. Từ xa xưa dân tộc Việt đã phát triển mạnh loại này, được vua quan các triều đại xưa từ Đinh, Lê, Lý, Trần, ..., khuyến khích và toàn dân hưởng ứng với những kiểu cách đi quyền theo phép "Đạo Dẫn Khước Bệnh ", phép "Khử Bệnh Diên Thọ ", phép "Thái Thượng Lục Tự Khí Quyết ", v.v...
    Tuệ Tĩnh, một danh y Đại Việt thế kỷ 14 có lời khuyên:
    Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần,
    Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.
    Thủ thân, luyện hình, theo quan niệm ngừơi xưa là tập luyện những động tác võ thể dục, bảo tồn sức khoẻ, tránh hay trị các chứng bệnh mãn tính (kinh niên), những chứng bệnh suy khí về Tâm khí, Can khí, Đởm khí, Tỳ khí, Phế khí và Thận khí. Năm Vĩnh Trị nguyên niên, 1676, vua Lê Hy Tông đã chỉ dụ cho Thi Lang Bộ Hình Đào Công Chính cùng các ông Phạm Thế Vinh, Phạm Đình Liêu, Lê Bá Hồng, Nguyễn Đại, và Võ Viết Hiền hợp soạn sách Bảo Sinh Diên Thọ Toản Yếu để dậy cho nhân dân luyện cách gìn giữ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Vào thế kỷ 16 Hoàng Đôn Hòa cũng soạn tập Hoạt Nhân Toát Yếu với thiên nổi tiếng "Khuê Chỉ Tăng bổ " truyền lại cho hậu thế.
    - Luyện võ khổ luyện một công phu nào đó, mà thuật ngữ võ học có những từ như Ngoại công, Nội công hay Thần công, hoặc Khí công,v.v..., với sự xác quyết :
    Lực bất đả Quyền
    Quyền bất đả Công
    Luyện võ bất luyện Công
    Đáo lão nhất trường không ! (1)
    Ngoại công là công phu tập luyện sức lực biểu lộ bên ngoài, luyện tập da thịt, gân xương dắn chắc, luyện sức chịu đựng, bền bỉ, cường lực của thân xác.
    Ngoại công lại gồm Nhuyễn công (hay âm kình) và Ngạnh công (hay dương kình).
    Nội công là công phu luyện tập, bồi dưỡng sức mạnh, kình lực ẩn tàng bên trong cơ thể, sức mạnh của tinh thần, sức mạnh của khí huyết, của nội tạng. Nội công cũng luyện về khí, nên có lúc được gọi là Khí công.
    Ba công cụ chính để luyện nội công là:
    a/ Dụng Ý.
    b/ Dụng Khí.
    c/ Dụng Thế và Dụng Lực.(1)
    Luyện Nội công chính là một hình thức luyện võ dưỡng sinh cao cấp và là phép tu dưỡng tâm hồn, tạo niềm tự tin sống mạnh và yêu tha nhân, bồi đắp tư đức và công hạnh.
    - Luyện võ để dựng nứơc và giữ nước. Đây là một ý thức dụng võ cao. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong một dịp khác.
    Tất cả các loại luyện võ khác nhau về mục đích đó đều có những qui tắc chặt chẽ, khít khao, giao thoa, xen kẽ, đồng bộ chi li nhiều mặt giữa ngoại thân và nội thân người luyện võ, ví dụ như ức chế hay hưng phấn từng phần hoặc toàn bộ của tư thế, của luật động, gia tốc, của hít thở, của buông lỏng, thư dãn, của ý lực, v.v...
    - Còn một đích nữa của luyện võ chỉ được trân trọng cử hành bí mật, với những nghi thức có tính cách tôn giáo hay ma thuật, ít người được tham dự và biết đến, rất xa xưa, ngày nay coi như mật truyền mà tàn dư còn tìm thấy ở những buổi tranh đua tổ chức nhiều trong những hội hè đình đám vụ mùa nông nghiệp lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng, lưa thưa trải rộng xuống Nam Á và Á châu hải đảo, chạy dài từ phía nam quần đảo Nam Dương đổ lên vùng đa đảo cực bắc Thái Bình Dương.
    Đó là nghi thức "Ra Giàng", hay "Xe Đài", hoặc có nơi gọi là "Múa Hoa", "Múa Hạc", của lối vật cổ truyền Việt Nam, nghi thức Kanbangan của các võ sĩ Pukalam Pentjak cổ điển ở Indonesia, nghi thức Nagdadasal của các đô vật Dommoq nhóm bộ lạc Tagalog vùng đảo Luzon, hoặc nghi lễ cầu nguyện lúc thượng đài của các võ sĩ Thái Lan hay của các đô vật Sumo Nhật Bản, v.v...
    Những nghi thức "Ra Giàng" này của các đô vật vùng Kinh Bắc hay Sơn Nam, Thanh Nghệ xa xưa tại đồng bằng sông Hồng, sông Mã, tại các hải đảo Celebes, Sumatra, Luzon, phía Đông Nam và Hokkaido phía Đông Bắc châu Á có hình ảnh mờ nhạt của nghi lễ "Bắt Ấn", "Bắt Quyết" của tu sĩ các tôn giáo phương Đông. Có lẽ nó có nguồn gốc từ lễ nghi tế thần sau những chiến thắng của các nhóm dân tộc ngữ hệ Malayo-Polynesien thuộc văn minh Nam Á, bên những ngọn lửa thiêng bập bùng trên thuyền chiến hay đồng nội ven ao hồ, sông biển.
    Tại bán đảo Đông dương, truyền thống thoát tục Malayo-Polynesien đã kết hợp với truyền thống Mon-Khmer thầm lặng và Hán-Tạng căng tràn nhục cảm, lộ rõ trong lối "Ra Giàng" say sưa này.
    Điểm đáng ghi nhận là bên cạnh hình thức quyền cước của phong cách Đông Sơn, Hòa Bình, còn vô số những hình thức đi quyền dân gian khác vùng Đông Nam Á với nhiều nhóm dân tộc ít người khác biệt cả từ phong tục đến tiếng nói. Nhưng điều hấp dẫn nhất ở đây là sự tương đồng về mục đích và kỹ thuật của hầu hết các hình thức võ này. Hay nói khác đi, nó giống như những biến tướng hay những dị bản của lối đi quyền cổ điển Đông Sơn, Hòa Bình, với những khác biệt xuất phát từ đặc tính địa phương và môi trường của chúng.
  7. vobinhdinh

    vobinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Ngót năm ngàn năm tiến hóa với những thăng trầm của dân tộc, đã khiến cho nghệ thuật đi quyền của Việt tộc không còn hệt như lúc đầu nữa. Những biến động về lịch sử, về tín ngưỡng, v.v..., và ảnh hưởng của các kỹ thuật chiến đấu dân gian, với những giao thoa qua lại về văn hóa giữa vùng Hoàng Hà và Ấn Hà đã làm cho hình thức đi quyền của người Việt cổ, từ một gốc Đông Sơn, Hòa Bình, xum xuê vươn ra nhiều nhánh.
    Dưới đây là bài thiệu dị bản của một bài quyền khá cổ, bài Ngọc Trản, chúng tôi sưu tầm được nơi một vị võ sư già tại một xóm nhỏ hẻo lánh của đồng bào Phan Rí, làng Kinh Cựu, và được xem vị võ sư này biểu diễn:
    Ngọc Trản ngân đài
    Tả hữu tấn khai, hồi thập tự
    Thối liên diệp, liên hoa tọa sát túc.
    Tấn đả tam chiến, thối thủ nhị linh
    Hoành tả tọa bạch xà lang lộ
    Hữu hoành tọa, thanh long biên giang
    Phụ tử tương tùy, phát hồi địa hổ
    Song phi chuyển dực, hạ bàn lôi đoản đả
    Hội triển khai cung, quyện địa, tấn khai hổ khẩu
    Tả hoành phục hạ, quyển địa, tấn đả song quyền
    Đả tí lưỡng diện, bàng phi lập như tiền.
    Chiều Sâu Triết Lý
    Mọi sinh hoạt hàng ngày, con người luôn luôn cố vươn lên cái hay, cái đẹp, cái thật. Nhưng quan niệm về Chân Thiện Mỹ mỗi nơi, mỗi địa phương, đông tây, lại khác hẳn nhau.
    Thử quan sát những sinh hoạt hàng ngày của người phương Tây, ta thấy ngay sinh hoạt đó mới chỉ chuyển động trên mặt phẳng ngang sự việc. Nói khác, nó mới chỉ chau chuốt, cố gắng tiến gần tới cao độ của nghệ thuật : nghệ thuật pha rượu, thuật cắm hoa, nghệ thuật chơi cây kiểng, nghệ thuật đấu kiếm, bắn cung, nghệ thuật Boxing v.v... Nghĩa là mới chỉ đứng ở cấp độ THUẬT.
    Người phương Đông, coi trọng đời sống nội tâm và tâm linh nhiều hơn, đã lướt qua những cái có tính cách mặt nổi giới hạn, không đứng dừng ở cấp độ " THUẬT " mà tiến vào cái " ĐAỌ ", cố gắng đi đến cái sâu thẳm của sự việc.
    Bởi thế, người phương Đông luôn luôn có khuynh hướng bao trùm, chộn lẫn cả vũ trụ và nhân sinh vào mọi sinh hoạt hàng ngày. Uống rượu, uống trà, chơi hoa, đánh kiếm, luyện võ, chơi cây kiểng, chơi non bộ, nghe nhạc, cầm, kỳ, thi, họa, v.v... họ quan niệm không phải chỉ riêng để giải trí, giải lao, để thưởng ngoạn, để bồi bổ hay thỏa mãn những đòi hỏi cấp thời của thân xác, mà còn để tu thân, di dưỡng nội tâm, hòa mình vào vũ trụ, vào thiên nhiên. Do đó, không lạ gì có những từ ngữ mà ít người phương Tây hiểu nổi: Trà đạo, Hoa đạo, Võ đạo, Kiếm đạo, Cung đạo,... , hoặc nói theo cung cách của tín đồ Phật giáo: Thiền trà, Thiền hành, Thiền quyền, Thiền hoa, Thiền nhạc, v.v...
    Trong cái đa dạng gần như bất tận của truyền thống tâm linh phương Đông, có một cột sống thống nhất: quan niệm " vũ trụ đồng nhất thể ". Thần, người hay muôn vật đều là một, cái ngã với vũ trụ là một, Atman với Brahman là một, biểu hiện qua tư tưởng cho rằng cái ý niệm tuyệt đối, cái chân lý không thể phân chia, cái nhất nguyên duy nhất trường tồn, gọi là Thái-cực, là Thượng-đế, là Brahman, v.v...
    Đời sống này chỉ là một đoạn ngắn hạn của thực tại nhất nguyên. Mục đích cao nhất của cuộc đời là đạt Thái cực, là chứng được Brahman, là Hồi Nguyên. Bản ngã mình hòa vào bản ngã duy nhất của vũ trụ, nói cách khác, là nhập Thần con người mình, khiến mình trở thành Thánh Thần, thành Bồ Tát, thành Siva, Vishnu, ...
    " Thiên mệnh chi vị tính,
    " Xuất tính chi vị đạo "
    (Thiên mệnh gọi là tính người, tuân theo tính gọi là đạo).
    (Trung Dung )
    Chí sĩ Trần Cao Vân cũng có câu:
    Ta cùng trời đất ba ngôi sánh,
    Trời đất in ta một chữ đồng.

    Trời đất ta đây đủ hóa công.
    Làm cách nào để nhập thần mà thân xác không bị hủy diệt ?
    Phương Đông có nhiều câu trả lời. Câu trả lời được nhiều người biết đến và hiểu được là Thiền, là Yoga. Và câu trả lời ít được người ta, kể cả người phương Đông, biết tới và hiểu thấu là Võ, là Quyền. Một phía ở thể Tĩnh, một phía ở thể Động.
    Trong khi đơn luyện, song luyện hay đa đấu, múa may, vật lộn, thao tác tòan thân, đầu, tay, chân, tâm não của võ sinh như cái hồ nước đục ngầu, bị khuấy đảo mạnh cùng khắp, để rồi yên dịu lắng trong, vẩn đục từ từ chìm xâu xuống đáy, tạp niệm biến thoát, trùng dãn hệ thần kinh, buông thả trống không, còn chăng chỉ là những đòn miếng, những kỹ thuật của hít thở, của bộ pháp, thân pháp, v.v...
    Xin mở một ngoặc đơn là một trong những chứng vật của nền văn minh thung lũng sông Ấn Hà là hình người tu luyện Yoga ngồi xếp bằng tròn tạc vào đá. Ngồi trong tư thế đó, thân thể Yogi tự nhiên khuôn thành một tháp tam giác có đỉnh ở chóp đầu và đáy chạy qua bộ phận sinh dục, nối hai đầu gối. Toàn bộ nỗ lực là để vút từ cái đáy phồn thực kia lên đỉnh điểm thực tại tối thượng. Và có biết bao những đường thẳng có thể kẻ từ đỉnh đó xuống đáy tam giác. Có biết bao nẻo Hồi Nguyên: qua sức mạnh, qua tri thức, qua tình yêu, qua những sinh hoạt hàng ngày, ... Đi quyền là nghệ thuật kết hợp được hầu hết các nghệ thuật khác : Múa, Thơ, Cờ, Họa, Nhạc,..., với sức mạnh siêu nhiên của một thân xác được khổ luyện và tinh sạch.
    Các tu sĩ xa xưa thuộc phái Thiếu Lâm thường nói: "Luyện võ là một hình thức tham thiền nhập định ". Điều đó không còn nghi ngờ gì nữa. Để đạt tới toàn thiện, đi quyền phải trải qua biết bao khổ luyện thân xác và tâm hồn, phải có cái Tâm Đạo thực sự, nghĩa là hiến trọn mình cho công việc đó. Chuyển vận từng thớ thịt, gân xương giữa những luồng máu nóng hổi căng phồng chuyển động để buông lỏng tâm hồn, trí não tinh sạch, bỏ ngỏ, giao nhập vào hư không, đã chỉnh hợp lại được quân bình cho tâm sinh lý người luyện võ.
    Một tác giả đã không nghịch lý khi luận về một thế võ mở đầu cho bài quyền Hoa Mai, mà biến chiêu của nó rất "độc ", có thể đánh gẫy cổ và bể ngực địch thủ, thế "Đồng Tử Bái Quan Âm", người luyện võ đúng cách khi vừa khởi động thế võ này, khi vừa khoa tay múa quyền vừa phải mỉm cười, phải tưởng tượng mình như một cậu bé trong trắng, cả tâm hồn và thể xác, chào lạy vị thánh "cứu khổ cứu nạn".
    Tác giả cũng mượn lời một người anh lớn " giảng võ " cho một cậu bé : "Võ học cũng là một cách để nhìn thấy được khuôn mặt thật của mình và vũ trụ. Tại sao ở bài Phong Vũ Quyền em phải thấy mình trở thành giông bão, cũng như tại sao ở Mai Hoa Quyền có lúc em phải thấy mình như cành mai nghiêng trước gió, có lúc cảm giác mình như nụ hoa mai đang nở. Rồi tới một lúc em sẽ thấy tất cả các tinh tú đều cùng đang xoay vần theo tay quyền của em và lúc đó em sẽ thấy được em ..." (2)
    Cho nên nói đi quyền là Nhập Đạo. Đẹp đẽ biết bao quan niệm cho rằng Thần, Người, Vật, chính là một thể. Người phương Đông cầu nguyện gọi tên Trời, Phật, Siva, Vishnu, Kali,..., mà lại không phải chỉ giản đơn cầu khẩn những hình tượng đó, họ đang gọi chính mình, họ đang chứng nghiệm những xung đột nội tâm sầu thảm nhất của mình trước những thách thức của cuộc sinh tồn. Chính cái quan niệm rất hiện đại đó đã là phương cách cân bằng hóa giữa tâm và thân và đã cứu quyền cước khỏi diệt vong trong thời đại máy móc tối tân này.
    Và luyện võ không phải chỉ riêng lẻ dành cho đám trẻ háo động, tranh thắng, mà chính là một môn dưỡng sinh di dưỡng tâm đạo và gìn giữ sức mạnh thể chất, gìn giữ và tuân hành kỷ luật nhà võ về điều độ, về vận động, v.v..., của lớp tuổi trung niên, kể cả lão ông lão bà nữa vậy.
    Võ Sư Vovinam Phan Quỳnh
  8. ScarletHakama

    ScarletHakama Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    mình nghĩ rằng dù sao đi nữa GDCD thật sự vẫn là một môn học tốt, nhất là thời điểm hiện tại đạo đức của giới trẻ có vẻ kém hơn ngày xưa nhiều.
    có đến hơn 40 lá thư từ CHưởng môn Lê Sáng nhưng mình kg thể post lên hết, vì hình như .. cuốn sách ấy sắp sửa được xuất bản.
    Tuy nhiên mình vẫn thấy có 1 vài lá thư khá thú vị, không post lên thì cũng tiếc, cho nên "xử" luôn vậy, hy vọng các bạn đọc không chán như học GDCD.
    Thư chưởng môn 15
    Các môn đệ thân mến,

    VOVINAM Việt Võ Đạo không chỉ đào tạo người môn sinh riêng về võ thuật không thôi mà còn hướng dẫn cho người môn sinh có một đời sống tinh thần cao đẹp, có tư tưởng tiến bộ, có ý chí quật cường, có tấm lòng khoan dung độ lượng, hiểu biết nghĩa vụ làm người và hăng say phục vụ công ích. Do đó song song công phu luyện tập võ thuật, võ lực, người môn sinh VOVINAM Việt Võ Đạo phải chăm lo trau giồi phẩm cách, tu dưỡng tinh thần và ý chí. Người VOVINAM Việt Võ Đạo phải bằng tác phong và hành động làm sống lại hào khí của ông cha, với hai bàn tay trắng đã làm nên sự nghiệp để lại cho đời; phát huy tinh thần tự chủ bất khuất của tiền nhân và tiêu biểudj tinh thần võ sĩ đạo thời đại, biết hòa mình theo trào lưutiến hóa mà vẫn bảo tồn những nét độc đáo của nền văn hóa truyền thống dân tộc.
    Thời đại này là thời đaị khoa học. Mọi ngành nghề mọi hiện tượng chỉ được chấp nhận và phổ biến qua nhãn quan khoa học. Tức là mọi việc phải rõ ràng chính xác và hợp lý. Không có chổ cho sự dựa dẫm của kẻ thiếu tài vô đức. Bởi vậy mỗi người môn sinh yêu môn phái phải nắm được đường hướng giao dục của bản môn, phải ý thức được trách nhiệm của mình với sự hưng thịnh của đất nước, phải tích cực làm việc trên nền tảng thực hiện ba phần vụ của người môn sinh VOVINAM Việt Võ Đạo. Đó là:
    - Sống.
    - Giúp người khác sống.
    - Và Sống cho người khác.
    Ở phầøn vụ thứ I: Phải sống với tất cả lửa sống tiềm tàng trong tâm thân, kiện toàn con người của mình để đảm đương trách vụ, làm việc hữu ích cho gia đình, xã hội.
    Sang phần vụ thứ II: Khi con người của mình đã kiện toàn, không dùng nó làm lợi khí tranh chấp, giành giật quyền sống của người khác, trái lại có bổn phận gíup người khác cũng đạt được nguyện vọng như mình.
    Tới phần vụ thứ III: Phần vụ cao quí nhất, nói lên đạo sống của VOVINAM Việt Võ Đạo. Người môn sinh phải tự mình hy sinh quyền lợi về vật chất hay tinh thần cho người, hoàn toàn do tinh thần vị tha huớng thượng.
    Dù ở đâu, vào thời nào, nền giáo dục của VOVINAM Việt Võ Đạo cũng vẫn là xây dựng những con người tòan diện, những con người sống thực, có tài năng và đức độ, trí tuệ, sẵn sàng dấn thân phục vụ công ích. Và đây là tiêu hướng chỉ đạo cho người môn sinh trong cuộc sống: ?Nếu lịch sử không làm chúng ta tiến bộ thì chúng ta hãy làm cho lịch sử tiến bộ bằng bàn tay thép và trái tim từ ái.?
    Nếu ước mơ đủ lớN Thì mọi Thứ khác chỉ là việc Nhỏ
  9. ScarletHakama

    ScarletHakama Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Thư chưởng môn 17
    Các môn đệ thân mến,
    Con người ai cũng có lúc mừnglúc giận lúc vui lúc buồn. Tuy nhiên người môn sinh VOVINAM Việt Võ Đạo phải phá vỡ cái khuôn sáo thông thường, không bị điên đảo quay cuồng theo ?othất tình? : Mừng, Giận, Vui Buồn, Yêu, Ghét, Sợ, không nô lệ cho những tình cảm, cảm xúc của mình. Có thế chúng ta mới mong chế ngự và điều khiển được chúng để biểu lộ đúng chổ, đúng lúc. Mừng, giận không những không có hại mà trái lại nếu biểu lộ đúng chổ đúng lúc còn tạo thêm uy thế cho chúng ta nữa. Vậy vấn đề mà chúng ta cần bàn tới là tìm hiểu tính cách lợi hại của sự mừng giận.
    Như chúng ta nhận định, giá trị của con người không do nơi chức vị, tiền tài, tuổi tác, mà do nơi tài năng, đạo đức và tinh thần làm việc vì công ích của con người. Với con người đầy đủ tư cách, bản lĩnh chỉ nhìn qua nét mặt, khí sắc của họ chúng ta cũng đã quyết đoán được chân giá trị của họ rồi. Bậc thánh nhân sỡ dĩ được mọi người tôn sùng kính trọng cũng chỉ ở khiù cách siêu thoát, thần thái điềm tĩnh vô vi, với những đức tính ưu ái và cách hành xử lúc nào cũng ung dung, nhân hậu, thuận với lẽ trời và hợp lòng người. Luôn luôn chế ngự và đièu hòa được cảm quan, không bao giờ hệ lụy vì vạn vật. Mừng những việc đáng mừng, giận những lúc đáng giận. Mỗi cảm xúc, hành động và lời nói đều biết đặt đúng lúc và đúng chổ.
    Đối với một võ sư, một huấn luyện viên mang trọng trách lãnh đạo phong trào tại một địa phương, vấn đề mừng giận càng trở nên quan thiết. Mừng giận đúng việc đúng lúc sẽ gặt hái được nhiều thành công trong việc giao tế và quản trị. Vì sự mừng giận đúng chổ đúng lúc không những là một phương pháp để trau giồi phẩm hạnh mà còn là một kỹ thuật có tác dụng tâm lý rất cao, tạo một ảnh hưởng sâu rộng và mãnh liệt trong lòng các học viên.
    Mừng giận phản ánh rất trung thực nếp sống tính tình và tư cách của mỗi người. Những hạng dũng phu khi nổi giận thì ***g lộn như một ác thú, hung hăng tàn bạo. Ngược laị những bậc chân nhân đại dũng khi tức giận người không hay, kh mừng vui người không biết, luôn luôn giữ thái độ điềm tĩnh vô tư vô vi. Không vì sự thất lễ của người mà thất lễ lại với người, lúc nào cũng cư xử hòa nhã điềm đạm để cảm hóa người. Thái độ đó được người xưa ca tụng:
    ?oChổ mà người gọi là hào kiệt ắt phải có khí tiết hơn người. Nhưng nhân tình có chổ không thể nhịn được. Vậy kẻ thất phu gặp nhục tuốt gươm đứng dậy, vươn mình xô đánh, cái đó chưa đủ là dũng. Bậc đại dũng trong thiên hạ, thình lình gặp những chuyện phi thường không kinh, vô cớ gặp những điều ngang trái cũng không giận. Đó là nhờ chổ hoài bão của họ rất lớn, và chổ lập chí của họ rất cao xa vậy..?
    Vì thế muốn có một tinh thần đại dũng để hướng dẫn và cảm hóa người, trước hết chúng ta phải biết chế ngự mọi cảm xúc của mình. Chế ngự ở đây không có nghĩa là chúng ta ép nén chúng , mà là để điều khiển chúng phát hiện cho hợp thời đúng chổ. Quá giận mất khôn. Cho nên hai cảm quan mừng và giận chúng ta cần phải huấn luyện trước tiên. Thói thường, được thì mừng, bị thì chê. Nếu chúng ta không thoát được tâm lý thông thường nàythì làm sao đủ tư cách hướng dẫn người khác theo nếp sống võ đạo của môn phái mình? Một phẩm hạnh phải có, cần có; một tinh thần võ đạo mà chúng ta vẫn thường hằng rèn đúc giáo luyện:
    ?oThắng không kiêu, bại không nản?
    Chỉ với tinh thần trên cũng đủ nói lên cái phong độ hào hùng cao thượng của người môn sinh VOVINAM Việt Võ Đạo chân chính. Do đó chúng ta phải đặt sự huấn luyện mừng giận lên hàng đầu mọi công phu tu dưỡng, khổ luyện. Phải huấn luyện sao để mỗi khi mừng giận chúng ta đều biểu lộ được cái khí cách hiên ngang mã thượng, thần sắc uy nghi, điềm đạm và cách xử sự vẫn hồn hậu tinh tế, hợp với thiên ý nhân tình.
    Từ xưa các nhà quân sự và chính trị đã khéo tận dụng sự mừng giận để tranh đọat quyền lực tâm lý. Một vị tướng khéo bày tỏ cảm xúc của mình trước ba quân sẽ được ba quân liều chết công trận. Một chính trị gia khéo bày tỏ sự mừng giận của mình ắt sẽ được mọi người trong đoàn thể tuân phục. Một ông thầy biết mừng giận đúng lúc sẽ được sự kính mến của học trò. Một người lãnh đạo hay quản trị viên khéo bày tỏ cảm xúc của mình trước thuộc viên thì sẽ được sự nhiệt liệt hưởng ứng của cả tập thể. Ngược lại, từ kết quả sẽ tạo ra: quân yếm, tướng lọan, nghịch đồ, phong trào suy sụp, đoàn viên xa lãnh tụ.
    Đến đây có một vấn đề chúng ta phải lưu ý nữa là: sự mừng giận chẳng những phải đặt đúng lúc đúng chổ mà còn phải có lý do chính đáng. Việc đáng mừng phải mừng, điều đáng giận phải giận và biết tùy theo tâm lý đa số của mọi người. Tuyệt đối không được mừng giận theo tư dục tư kỷ.
    Tâm lý mừng giận của người lãnh đạo cũng thế, nếu biết đặt đúng chổ đúng lúc thì sẽ trở thành một kỹ thuật tác dụng tâm lý rất cao, còn nếu đặt sai thì hậu quả tai hại không lường trước được. Ngoài ra còn một quan trọng phải lưu ý nữa là, khi mừng chớ nên tha kẻ có tội, khi giận cũng không phạt bừa những người vô tội. Làm sao cho mỗi cái nhếch mép, mỗi sự cau mày của chúng ta lúc nào cũng gây được sự cảm phục của mọi người thì công việc lãnh đạo và quản trị của chúng ta chắc chắn sẽ đi tới thành công.
    Nếu ước mơ đủ lớN Thì mọi Thứ khác chỉ là việc Nhỏ
  10. ScarletHakama

    ScarletHakama Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    THƯ CHƯỞNG MÔN 19
    Các môn đệ thân mến,
    Người môn sinh VOVINAM Việt Võ Đạo phải sống cho ra sống, để xứng đáng được lòng tin yêu của mọi người, để hưởng được hương vị và ý nghĩa của cuộc sống. Muốn vậy trước hết chúng ta phải yêu cuộc sống, phải chăm lo tu tâm rèn thể, làm cho mình trở nên con người hữu dụng, thỏa hiệp được với mọi người, cùng với mọi người làm việc, đấu tranh và xây dựng. Chúng ta phải tìm hiểu và suy luận về ý nghĩa cuộc sống và giá trị đích thực của con người trong cuộc sống.
    Muốn thực hiện mộng ?ová trời lấp biển?, điều kiện tiên quyết là phải ?osống khỏe?. Vì khỏe là biểu tượng đầu tiên của con người yêu cuộc sống. Khỏe cả thể xác lẫn tinh thần. Có 3 nguyên tắc tăng cường sức khỏe thể xác. Đó là:
    1. Điều độ
    Tuổi trẻ khí huyết phương cương, nhiều ham muốn, ước vọng, nhưng muốn xứng đáng là những người môn sinh đã thấm nhuần tinh thần võ đạo, có đầy đủ bản lĩnh, chúng ta phải ước thúc kiềm tỏa được chúng để mà sống điều độ, phải gìn giữ ngay từ khi sức khỏe còn đầy đủ, khí huyết phương cương, gân cốt vững mạnh, sức chịu đựng còn bền bĩ. Nếu không sống tiết độ tới khi thân thể suy nhựơc, bệnh tật nảy sinh, dù chúng ta có đau buồn hối hận cũng đã muộn, không ai có thể giúp đỡ chúng ta được. Hơn nữa nếp sống của chúng ta có điều độ mới hy vọng phát triển được những phần tốt và trừ bỏ được những phần xấu trong con người của mình. Thiếu sức khỏe, ngay chính thân thể của chúng ta cũng không bảo vệ nổi, còn nói chi tới lẽ phải với công bằng. Sống không tiết độ chắc chắn tương lai không nằm trong tay chúng ta nữa. Chúng ta chỉ còn là những kẻ sống thừa bám víu lấy cuộc sống.
    2. Chuyên cần luyện tập võ thuật
    Tuổi trẻ tràn đầy sinh lực, nếu không trút nguồn sinh lực đó vào sự chuyên cần luyện tập thì chúng ta sẽ pung phí vào những cuộc ăn chơi sa đọa, đó là lẽ tất nhiên. Phải rèn tậptính tốt để loại bỏ những tật xấu. Ngoài ra võ thuật chính là tinh hoa cao nhất của việc luyện thể. Đến với võ thuật chúng ta mới cảm thấy sức khỏe là cần. Sống không tiết độ làm sao chúng ta có thể theo đuổi luyện tập được. Sự chuyên cần luyện tập võ thuật sẽ đuổi ra khỏi chúng ta mọi ý nghĩ hắc ám, mang tới cho chúng ta sức khỏe dồi dào, thân thể tráng kiện, đủ sức đương đầu với mọi gian khổ hiểm nguy.
    3. Bền bĩ chịu đựng mọi thử thách
    Sự luyện tập mỗi ngày một đòi hỏi thêm nhiều cố gắng nhẫn nại. Võ thuật muốn cao thì phải cần tới võ công. Mà do đâu võ công nảy sinh ra, nếu không nhờ công phu khổ luyện qua nhiều năm tháng?
    Khi vào đời chúng ta càn cần tới sức bền bĩ chịu đựng, không phải lúc nào chúng ta cũng giải quyết sự việc bằng võ thuật. Đức tính nhà võ phải luôn luôn khiêm nhường, nhẫn nại, kiên trì. Biết lúc đáng tiến thì uy dũng tiến lên, thấy cần phải lùi thì vui vẻ lùi bước. Có thế chúng ta mới đạt được mức độ hàm dưỡng sinh lực đầy đủ để thắng vượt mọi thử thách hiểm nghèo trong cuộc sống.
    Cũng có 3 nguyên tắc gia tăng sức mạnh tinh thần, đó là:
    1. Biết vui với cảnh ngoä
    Gặp cảnh ngộ nào, dù không được lựa chọn, chúng ta cũng vui vẻ tiếp nhận. Nhưng tiếp nhận với tinh thần chủ động quyền biến, tháo vát, biết không sao tránh được thì vui vẻ tiếp nhận để tạo hòa khí thuận lợi cho việc cải hóa, mà vượt thắng cảnh ngộ sau này. Chúng ta luôn giữ thái độ không bất mãn và cũng chẳng tự mãn. Cảnh ngộ chỉ được thay đổi khi chúng ta có cuộc sống thuận buồm xuôi gió, tâm hồn thơi thới hân hoan, nghềø nghiệp tinh tiến, đức hạnh vẹn toàn
    2. Biết tự lượng sức mình
    Thẳng thắn nhìn đúng tài năng đích thựuc của mình, chỉ nhận lãnh những gì mà mình gắng sức có thể làm nổi, chứ không ôm đồm những việc quá sức để phải nương tựa cầu cạnh người mà hỏng việc, mang lụy vào thân, bị người khinh thị coi thường. Biết tự lượng sức mình thì cuộc sống của chúng ta sẽ ung dung thanh thản. Chúng ta trau giồi và phát huy những gì mà chúng ta sẵn có và đặt mình vào chổ cao sang riêng biệt. Cái giá trị đích thực của con người không ở chổ nhận những trọng trách, chiếm được địa vị tôn quý trong xã hội, mà ở chổ làm trọn được trách vụ khi nhận lãnh, và từ cái địa vị đó, chúng ta đã làm được gì lợi ích cho quốc gia xã hội.
    3. Biết hướng theo lý tưởng
    Đã sống là có vui có buồn, có thành công có thất bại, có hưởng thụ có hy sinh. Muốn giữ thăng bằng được tâm hồn khi vui cũng như khi buồn, khi thành công cũng như khi thất bại, khi hưởng thụ cũng như khi hy sinh, chúng ta phải biết hương theo lý tưởng. Lý tưởng là nguồn lửa thiêng lôi cuốn chúng ta vào cuộc sống tranh đấu và hăng say làm việc. Chúng ta luôn luôn tìm nguồn ?osống khỏe?o cả thể xác lẫn tâm hồn ?" của mình trong cuộc sống chung của đồng loại. Đó là chúng ta đã biết hướng theo lý tưởng, phải biết tạo cho mình nguồn hứng thú vô biên trong cuộc sống. Chúng ta nhìn rõ con đường sẽ đi, phải đi rồi bình thản liên tục dấn bước.
    Và cần luôn ghi nhớ câu danh ngôn dưới đây:
    ?oMột thân thể không đau, một tinh thần không lọan, đó là chân hạnh phúc của mỗi người. Được bấy nhiêu thôi thì được gì nữa cũng là thừa, mà thiếu một trong hai điều ấy thì có được gì nữa cũng vẫn thiếu mãi?
    Nếu ước mơ đủ lớN Thì mọi Thứ khác chỉ là việc Nhỏ

Chia sẻ trang này