1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Suy giãn tĩnh mạch ở người già như thế nào?

Chủ đề trong 'Public - Gặp gỡ giao lưu' bởi kullkio90, 04/03/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kullkio90

    kullkio90 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2017
    Bài viết:
    524
    Đã được thích:
    0
    Suy giãn tĩnh mạch là một trong những bệnh lý mạn tính phổ biến trên toàn thế giới và những đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao là phụ nữ và người cao tuổi. Tại sao suy giãn tĩnh mạch ở người già lại phổ biến như vậy? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé !

    Nguyên nhân khiến suy giãn tĩnh mạch phổ biến ở người già

    Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trong cơ thể của chúng ta, tuy nhiên thực tế thì suy giãn thường chỉ gặp ở hệ thống tĩnh mạch ngoại vi tại chân, trực tràng hậu môn và số ít ở tay, cổ. Hệ thống tĩnh mạch ngoại vi bao gồm 3 loại là tĩnh mạch nông, sâu và tĩnh mạch xuyên. Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở cả 3 loại này, trong đó phổ biến nhất là suy giãn tĩnh mạch nông

    Sự hình thành bệnh lý suy giãn ở tĩnh mạch là do tình trạng suy yếu cấu trúc, độ đàn hồi của thành mạch hay sự suy van tĩnh mạch dẫn tới tuần hoàn máu bị ứ trệ ở ngoại vi không trở về tim được. Nguyên nhân bệnh có thể do nhiều yếu tố khác nhau tác động cùng lúc như: tuổi tác, di truyền, chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc…

    Đặc biệt đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là phụ nữ và người cao tuổi. Phụ nữ do thói quen sinh hoạt làm việc đứng ngồi văn phòng thường xuyên, mặc quần áo bó sát cùng thói quen làm đẹp đi giày cao gót, mang thai sinh đẻ… khiến cho suy giãn tĩnh mạch dễ phát sinh. Còn người già thì do cơ thể bị lão hóa, cấu trúc chức năng của tĩnh mạch cũng bị suy giảm theo nên dễ gặp phải các bệnh lý khác nhau, trong đó suy giãn tĩnh mạch là thường gặp nhất.

    Các số liệu thống kê dịch tễ học đã chỉ ra rằng: có đến gần 2/3 những người phụ nữ trên 50 tuổi gặp vấn đề về suy giãn tĩnh mạch.

    Nhận biết suy giãn tĩnh mạch ở người già

    Ban đầu người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới sẽ có các triệu chứng thông thường như tê chân, cảm giác nặng chân, nhức mỏi, có thể phù chân, chuột rút khi đi đứng nhiều. Đến giai đoạn nặng hơn thì người bệnh sẽ có hiện tượng tĩnh mạch xanh tím nổi thành từ từng búi ở trên da. Đấy là biểu hiện ở tĩnh mạch nông, còn nếu bị ở tĩnh mạch sâu thì người bệnh sẽ không thấy những đường gân xanh tím trên da. Tuy nhiên suy giãn tĩnh mạch sâu nguy hiểm hơn tĩnh mạch nông vì dễ dẫn đến biến chứng.

    Sự hình thành, phát triển của bệnh suy giãn tĩnh mạch được các chuyên gia phân loại và chia ra thành 7 cấp độ khác nhau:

    +Giai đoạn 0: Tĩnh mạch đã bắt đầu suy yếu nhưng không có những dấu hiệu có thể nhìn thấy bằng mắt hay sờ cảm nhận được.

    +Giai đoạn 1: Các tĩnh mạch giãn nhỏ (khoảng hơn 1mm) ở dưới mắt cá trong, vùng đùi, bắp chân…

    +Giai đoạn 2: Các tĩnh mạch giãn trên 3mm. Ngay từ giai đoạn này những dấu hiệu lâm sàng cùa bệnh suy giãn tĩnh mạch đã rõ ràng

    +Giai đoạn 3: Bàn chân có hiện tượng sưng to, phù bàn chân khi đứng nhiều hoặc vào buổi chiều; chỉ sưng phù bàn chân, không có các bộ phận khác.

    +Giai đoạn 4: Da vùng cẳng chân sậm màu kèm theo phù chân, xơ bì, sừng hóa. Khi ấn ngón tay vào bàn chân sẽ tạo ra vết lõm.

    +Giai đoạn 5: Xuất hiện các vết loét.

    +Giai đọan 6: Các vết loét to xen kẽ những vết loét nhỏ. Vết loét sâu và bẩn. Da sạm màu và phù.

    Cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch ở người già

    Để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch khi về già thì ngay từ lúc còn trẻ chúng ta nên thực hiện lối sống lành mạnh khoa học:

    +Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu chất xơ

    +Kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh thừa cân béo phì

    +Đi dày dép thoải mái

    +Hạn chế mặc quần áo bó sát, đi giày cao gót quá nhiều

    +Nên kê cao chân khi đi ngủ

    +Thường xuyên tập thể dục, thể thao, đi bộ nâng cao thể chất.

Chia sẻ trang này