1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"Suy ngẫm" - Đừng thờ ơ và vô tâm với "thói quen"!

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi ngoisaotimban, 03/07/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ngoisaotimban

    ngoisaotimban Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    "Suy ngẫm" - Đừng thờ ơ và vô tâm với "thói quen"!

    Ứng xử đẹp với cái đẹp​

    Khoảng 200/1.635 viên đá (mỗi viên có hai câu thơ) của công trính thư pháp Truyện Kiều viết trên đá cuội của tác giả Nguyễn Văn Tân trưng bày tại công viên 3-2 trong khuôn khổ Festival Huế 2008 đã bị đánh cắp chỉ sau khi ra mắt hai đêm. Những viên đá dù đã được tác giả và các cộng sự kỳ công gắn định vị lên giàn sắt dài 2.905m, rộng 81cm, cao 172cm nhưng vẫn bị những người mang danh là đi thưởng lãm văn hóa lấy mất. Thật đau lòng!
    Điều đáng nói là chuyện xâm hại các tác phẩm nghệ thuật từ lâu đã trở thành căn bệnh kinh niên của festival, của Huế.
    Nhớ lại Festival năm 2006, chiều 3-6, nghệ sĩ Đinh Khắc Thịnh vừa hoàn tất tác phẩm sắp đặt Mùa lục lạc gồm hơn 2.000 gương sen được làm bằng giấy bồi và lục lạc gắn trải dài hơn 200m trên hè phố Nguyễn Đình Chiểu. Chưa kịp chụp ảnh đứa con tin thần của mình thì sáng 4-6, tác giả bàng hoàng, quặn thắt khi chỉ trong một đêm, gần 20% số gương sen đã nhanh chóng bị những người thiếu ý thức đập cho méo mó hoặc lấy đi, cần sắt bị vít đổ... Chứng kiến cảnh ấy, cũng như anh, chúng tôi cay xè mắt, ruột xót như xát muối. Trước nữa, tác phẩm sắp đặt Dưới giàn thiên lý của Đinh Khắc Thịnh và Lê Thừa Tiến thực hiện cũng tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu nhân Festival nghề truyền thống Huế 2005, gồm 1.000 chuông gió được kết bằng 5.000 nón lá các cỡ, 8.000 gương soi tráng thủy và 1.000 cái chuông; toàn bộ tác phẩm được treo trên một giàn tre dài 150m... cũng bị phá tả tơi dù chưa vãn hội.
    Cũng tại Huế, các khu vườn tượng bên tả và hữu ngạn sông Hương gồm 96 tác phẩm, thành quả của ba trại sáng tác điêu khắc quốc tế được tổ chức vào các năm 1998, 2002 và 2004, cũng luôn bị xâm hại với mức độ nghiêm trọng. Bức bị vít đổ, bức bị cưa ngang, bức bị viết vẽ nhằng nhịt, cạy mất bảng hiệu... Các nhà quản lý phải làm hàng rào sắt rồi lấy dây xích chằng quanh tượng; các giảng viên và sinh viên Đại học Nghệ thuật Huế sau khi tu sửa những bức tượng hư hỏng đã dùng bút phủ viết những lời kêu gọi rất thống thiết: "Xin đừng phá tượng! Đi sửa mệt lắm!"... nhưng những người dân thiếu ý thức vẫn hằng ngày đập phá các tác phẩm nghệ thuật.
    Chuyện phá phách, cưỡng đoạt cái đẹp không phải là hiếm ở nước ta.
    Tại lễ hội hoa anh đào lần thứ hai được tổ chức ở Hà Nọi ngày 6-4, những người bạn Nhật Bản bàng hoàng và khiếp đảm khi chỉ trong nháy mắt, 300 cành hoa anh đào tươi mà họ công phu chuyển từ quê nhà sang để dựng thành ba cây đào lớn và rất đẹp đã bị những công chúng Việt Nam, phần đông là giới trẻ, chen lấn xô đẩy nhau để vặt trụi.
    Lại nhớ chuyến xuyên Việt vừa quả của tôi cùng 30 du khách người Pháp, Bỉ, Canada. Chặng dừng hân trên đỉnh đèo Pha Đin (Điện Biên), khi thấy một bông hoa chuối rừng nở đỏ tươi, đẹp hoang sơ, người lái xe định bẻ mang về tặng người thân. Ngay lập tức, cả đoàn khách sôi lên kịch liệt phản đổi. Người phân tích: "Vẻ đẹp thiên nhiên là của chung nên phải để mọi người cùng được thưởng thức", người gay gắt thì mắng: "Anh có trồng cây chuối ấy đâu mà lại đòi chiếm cho riêng mình"... Nhiều người tái mắt. Anh tài xế lầm lũi trở về xe, từ bỏ ý định ban đầu.
    Xem ra trước cái đẹp, chúng ta thua kém một trời một vực với cư dân một số nước. Họ thấy cái đẹp thì chia sẻ cho người khác để cùng tận hưởng, trong khi chúng ta tìm mọi cách tư lợi hoặc không ăn được thì đạp đổ. Với họ, ký ức về những ngày trèo đèo lội suối, cuốc bộ xuyên rừng, khám phá và trải nghiệm cuộc sống giữa thiên nhiên hoang dã... là báu vật, thì không ít người chúng ta lại "khẳng định" dấu ấn của mình bằng chiến tích ăn thịt thú rừng. Nghe một tiếng chim gù, họ lấy ống nhòm ra say sửa ngắm bộ lông, cái mỏ, động tác chuyền cành..., còn nhiều người chúng ta chỉ nhăm nhe mang súng ra bắn...
    Không cái gì tự nhiên mà có. Nếu từ nhỏ, đứa trẻ đã được cha mẹ dạy mang thóc rắc trước hiên nhà cho những chú chim hoang dã đến ăn chứ không phải trèo cây phá tổ hay lấy ná bắn chim, chắc chắn lớn lên chúng sẽ yêu và bảo vệ thiên nhiên để được nghe tiếng chim lích chích. Nếu trước mặt trẻ, người lớn không khạc nhổ, nhả kẹo cao su ra đường... thì chúng sẽ không bao giờ xả rác bừa bãi...
    Để làm giàu có khi ta chỉ mất dăm mười năm, nhưng để nuôi dưỡng tâm hồn ta phải mất cả thế hê. Nhưng muôn đời, giàu có về tinh thần mới là giá trị trường tồn.
    Bằng Vân
    - Tuổi trẻ số 156/2008 ra ngày thứ ba 10-06-2008

    Được ngoisaotimban sửa chữa / chuyển vào 13:38 ngày 03/07/2008
  2. ngoisaotimban

    ngoisaotimban Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    Đó là những "thói quen" thường ngày ta có thể thấy, nhưng có mấy ai có thể nhìn nhận ra để sửa chữa.
    Người thứ ba đọc bài này - Bạn - và tôi hãy thử suy ngẫm để làm những điều tốt đẹp hơn. Điều đó không khó; cái khó là nâng cao nhận thức và ý thức.
    "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay" bạn nhé!
  3. laoshu_110

    laoshu_110 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2007
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Tục ngữ có câu:"Ngủ ngày quen mắt, ăn cắp quen tay!"
    Đã nói là thói quen thì rất là khó sửa. Sửa được mới là bản lĩnh.
    Nếu là thói quen tốt thì còn đỡ, còn là thói quen xấu thì thôi rồi lượm ơi.

Chia sẻ trang này