1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Suy nghĩ của bạn khi bạn sử dụng tiếng nước ngoài ?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi natvie, 08/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. natvie

    natvie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Suy nghĩ của bạn khi bạn sử dụng tiếng nước ngoài ?

    Tớ có cảm giác rất lạ là : tại sao khi dùng tiếng nước ngoài (ví dụ tiếng Anh chẳng hạn ) thì mình luôn có 1 cái gì đấy ( ko định rõ được là gì ) bao quanh việc sử dụng nó. [​IMG]
    Lấy ví dụ cụ thể là cái gì làm bạn muốn đặt tên nick của bạn bằng tiếng Anh ( hay Đức, Nhật , Nga ,.... ). Mỗi khi đăng kí 1 account nào đấy mình thường nghĩ đến 1 cái nick mà bắt nguồn từ tiếng Anh, lúc suy nghĩ thì tự hỏi tại sao lại không bằng tiếng Việt ?
    Có lần nghe bài Green Field thấy hay quá, nên khi đặt account là Greenfield thì có người dùng rồi, nhưng đổi là cánh đồng xanh ( cùng ý nghĩa ) thì mình lại không muốn. Khía cạnh tâm lí của nó là gì ? Mình không hiểu.
    Và gần như là 80% thành viên của TTVNOL mang nick có dính dáng tới từ nước ngoài. Vậy số còn lại mang những cái nick thuần Việt họ nghĩ gì khi dùng cách đăt tên ấy. Tôi nghĩ câu trả lời : "Đơn giản vì họ yêu tiếng Việt" không đích đáng --- bởi vì tớ cũng yêu tiếng Việt bỏ xừ[​IMG]

    Và rõ ràng là khi nói "I Love You" thì nó mang sắc thái khác hẳn "Anh yêu em ". Vậy nó là cái quái gì thế ?[​IMG]
  2. grasshoper

    grasshoper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2004
    Bài viết:
    904
    Đã được thích:
    0
    Nick của tớ lẽ ra phải là grasshopper. Nhưng có người dùng nick đó rồi nên mình đặt là grasshoper, mọi người không để ý sẽ vẫn hiểu đúng.
    Nếu bây giờ lấy nick là "con châu chấu" thì nghe rất buồn cười và hơi sến. Nói "I love you" thì sắc thái tình cảm sẽ ít được bộc lộ hơn.
    Ngay như tiếng Việt, các tác phẩm văn học cổ cũng khó cảm hơn các tác phẩm hiện đại. Một phần là vì chúng ta không hình dung hết được bối cảnh ra đời của tác phẩm để hiểu tâm trạng của tác giả, một phần là vì chúng ta không thấu được hết ngôn từ sử dụng trong các tác phẩm đó.
    Suy nghĩ của con người bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ.
    Tớ cũng không hiểu đích xác nó là cái gì nữa. Chờ người khác trả lời vậy.
  3. narcissus

    narcissus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Tớ nghĩ là cách sử dụng ngôn ngữ không chỉ đơn thuần về mặt ý nghĩa như bạn nói (theo như tớ hiểu ý bạn nói thì đúng hơn!) mà còn về ngữ âm, ngữ cảnh, thói quen, kinh nghiệm của người sử dụng. Lấy ví dụ về trường hợp từ Greenfield. Khi bạn nghe bài hát đó là bằng tiếng Anh -> ngữ cảnh sử dụng từ này in vào óc bạn đã khác hoàn toàn từ "cánh đồng xanh" trong tiếng Việt. Cách phát âm của từ cũng mang đến những cảm nhận rất khác nhau, nên việc bạn cảm thấy hai từ này khác nhau là dễ hiểu.
    Còn việc rất nhiều người dùng nick tiếng Anh thì tớ cũng chịu, chỉ đưa ra một vài giải thích không biết có đúng không:
    - tiếng Anh nghe có vẻ mới mẻ, bí ẩn hơn tiếng Việt. Vì đó là tiếng nước ngoài. Bình thường sử dụng mãi tiếng Việt đã quen và nhàm rồi, nghe tiếng nước ngoài vào vẫn thấy mới lạ hơn.
    - Cảm nhận về văn hoá(nhạc, thơ, truyện, phim, ..v..v..) mà bạn học được qua tiếng Anh, khi chuyển nó sang tiếng Việt thì bạn sẽ không thể có cùng cảm giác đó khi sử dụng từ đồng nghĩa.
    - Tớ cũng có thói quen viết nhật ký bằng tiếng Anh. Tớ cho rằng bởi vì khi diễn tả cảm xúc của mình bằng tiếng Việt nó có cảm giác phô bày lộ liễu quá nên viết tiếng Anh cho nó kín đáo. Có thể văn hoá Tây phương qua những truyện, phim tớ đọc và xem, qua trò chuyện với bạn bè người nước ngoài, diễn tả cảm xúc của mình đối với họ rất dễ dàng. Mà văn hoá VN thì ngược lại, thường thì mọi người không thường xuyên nói ra mình cảm thấy như thế nào. Có thể từ đó mà sinh ra thói quen hay dùng từ tiếng nước ngoài chăng?
    Còn hai câu "I love you" và "Anh yêu em" khác nhau rất nhiều. Thứ nhất là về mặt ngôn ngữ đơn thuần: sắc thái tình cảm trong cách xưng hô của hai tiếng "anh", "em" trong tiếng Việt cũng đã rất khác I, you trong tiếng Anh rồi. Thứ hai là: từ nhỏ đến giờ nói tiếng Việt, chúng ta đã quá quen với từ "anh yêu em" rồi, nói đến là cảm thấy ngay tình cảm trong đó. Tiếng Anh dù sao đi nữa cũng là ngôn ngữ thứ hai, hơn nữa văn hoá của những người dùng thứ tiếng này khác mình, hoàn cảnh họ sử dụng câu này cũng không hoàn toàn giống mình, thì mình cảm nhận khác là phải.
    Tớ thấy bạn grasshoper nói cũng có phần đúng về phần ngữ cảnh của ngôn từ. Nhưng tớ không đồng ý lắm với "Suy nghĩ của con người bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ", phải nói là: cảm nhận của con người bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ thì đúng hơn.
  4. alex_fsvn

    alex_fsvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Khi dùng tiếng nước ngoài, tớ nói được nhiều chuyện mà bình thường tớ không dám nói. Chẳng hạn như khi cần nói thẳng nói thật một điều gì đó, ví dụ bảo ai là con này con kia, hay quá đáng thế này thế nọ...., hay nói những câu tình cảm, mà dùng trong cuộc sống hàng ngày nó hơi sến, thì tớ thấy tiếng nước ngoài tiện hơn.
    Có hai trường hợp:
    1. Nói tiếng nước ngoài với người mình: vì đó không phải là tiếng mẹ đẻ, nên khả năng diễn đạt của người nói và khả năng thấu hiểu của người nghe đều không đạt được mức cao nhất, nên sắc thái của câu chuyện sẽ được/bị giảm nhẹ.
    2. Nói tiếng nước ngoài với người dùng thứ tiếng đó: do khả năng ngôn ngữ của mình không cao, nên người nước ngoài có lẽ sẽ bỏ quá cho mình.
    Nói chung tớ dùng tiếng nước ngoài khi nào tớ cảm thấy cái gì khó nói quá. Cả với người nhà cả với người ngoài...
    Ví dụ như khi nhờ ai lấy hộ tờ giấy hay cái dập ghim, tớ nói :Thanks thay vì cám ơn, do tớ cảm thấy sẽ quá khách sáo nếu nói tiếng Việt. Nói Thanks mang sắc thái giảm nhẹ....
    Được alex_fsvn sửa chữa / chuyển vào 12:32 ngày 09/03/2005
  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    1- Bạn có thấy rất rát nhiều người Việt nam vẫn rất thích nói cái câu "của ngoại đấy!" hay là "của ...(tên một quốc gia)" nào đó không? Có thấy là hàng Trung Quốc vô cùng đểu nhưng nhiều nhà sản xuất VN vẫn cố ý in chữ Trung lên sản phẩm y như đó là hàng TQ không? Đó là 1 lí do đấy : tâm lí thích cuangoải đã ăn sâu đến mức thành phản xạ vô thức của đại đa số người VN (mặc dù bình thường họ vãn yêu nước và vẫn hiểu là hàng Vn cũng tốt chán nhưng nó thành phản xạ ban đầu mất rồi)
    2- Mọt số từ Tiếng Việt nghe quá nhiều đâm ra ... chán, thậm chí nếu nghĩ kĩ còn cảm thấy nó hơi... vớ vẩn hay thô, kể các từ có ngữ nghĩa khá hay, thế thì thaynó bằng một từ ngoại ngữ cùng nghĩa là một giải pháp thích hợp.
    Việc chọn nick chẳng qua là do cả 2 lí do trên!
    3- Trong việc bày tỏ tình cảm thì dùng ngoại ngữ nghe có vẻ ít sắc thái tình cảm hơn, nhất là ngay tức thì, nó chỉ phát huy tác dụng sau khi ... đối tượng suy nghĩ kĩ. Tất nhiên tôi phản đối trò này, tôi là cứ "anh yêu em" thôi, không lằng nhằng làm gì, mà nếu không dám nói thẳng đã chẳng phải là yêu.
  6. datlanh

    datlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Đúng đề tài của tui rồi, coi nick tui là tiếng Việt đó nha: "đất lành" thay vì neverlands gì gì đó, tuy rằng 2 nghĩa có khác nhau nhiều, nhưng tui thích xài tiếng Việt hơn. Ở đâu đâu cũng thấy nhiều nick tiếng Anh, tiếng Pháp, có lẽ cũng chả phải chuyện tâm lý gì to tát, lý do có thể là tiếng Anh không có dấu nên dễ xài. Đặt nick tiếng Việt mà không dấu thường bị e rằng đọc tầm bậy .
  7. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
  8. lth2411

    lth2411 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    -------------------------(*.*)-----------------------------
    theo mi`nh nghi~ thi` Người Việt nói tiếng anh cũng giống như người nước ngoài nói tiếng Việt vậy. họ nói một cách dễ dàng những câu , những từ mà người Việt có thể hiếm khi hoặc rất căn nhắn trước khi nói. họ nói được như vậy bởi vì họ không thể hiểu hết hoặc cảm nhận ý nghĩa thực sự của nó.
    mình có một đứa bạn người Trung Quốc , nhưng nó sinh ra và lớn lên ở Canada, nên nó nói tiếng anh là ngôn ngữ chính. Một hôm nó kể là có một người bạn Việt dạy cho nó swear* bằng tiếng việt, rồi thì nó nói cái từ do'' ra,,,, lúc nó nói xong nó vẫn cười giỡn như chẳng có chuyện gì, mình nghĩ chỉ vì nó không hiểu hết được mức độ xấu tốt,, ý nghĩa của cái từ ấy thôi,,,, cũng như nó sẽ không có thái độ dửng dưng như vậy khi nói từ ấy bằng tiếng anh (like ....F.U).... whewwww...
  9. grasshoper

    grasshoper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2004
    Bài viết:
    904
    Đã được thích:
    0
    À xin nói thêm là tớ không phải tác giả của câu "Suy nghĩ của con người bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ".
    Nói cho dễ hiểu thì giờ vầy nhé. Giả sử bạn không được dùng số âm (tức là giả sử bạn không biết số âm là gì). Vậy bạn thử nói kết quả của các bài tính này xem:
    4-7=???
    4-7+5=???
    Có phải là nếu khái niệm "số âm" không tồn tại trong ngôn ngữ của bạn thì bạn sẽ không làm được các phép tính trên hay không? Và có phải suy nghĩ của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều hay không?
    Bên box học thuật và box Tiếng Việt đang có tranh luận về việc tư duy có trước hay ngôn ngữ có trước. Các bác qua bên kia tranh luận cho vui.
  10. Guest

    Guest Guest

    tiếng anh sắc nét, ngắn gọn và chính xác, ko kiểu "đa nghĩa và lan man" chính vì thế tớ hay dùng thay cho tiếng việc..
    còn nói về việc đặt tên ID : tiếng anh ngắn gọn súc tính và có cái unique mà tiếng việt ít từ chuẩn bằng

Chia sẻ trang này