1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Suy nghĩ về Lập Pháp

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi lawyerhlu, 28/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lawyerhlu

    lawyerhlu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2007
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Suy nghĩ về Lập Pháp

    Cách thức làm luật của VN là quá rõ: Hầu hết do UB TVQH soạn thảo, trình Quốc hội thông qua , Xong....
    Thực tế, Luật VN chưa di vào cuộc sống là mấy. Nhiều luật sinh ra rồi lại chìm vào quên lãng, kô sử dụng đc hay có nhiều bất cập. NGuyên do chính là ở cách làm luật của VN còn kém.
    Theo em biết ở Úc, Cannada có cho phép dự thảo luật của cá nhân, tổ chức. Đièu này vừa làm cho Luật mang tính thực tế hơn, ở một khía cạnh nào đó luật đã " Hiểu đc lòng dân hơn", vừa đi vào cuộc sống và phong phú hơn. Tuy nhiên, hình thức này cần tuân theo những quy định nghiêm ngặt mà em sẽ gửi đến ở một bài viết sau.
  2. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu bạn học luật hay có trình độ gì, nhưng xin trao đổi về những vấn đề bạn nêu nhé.
    1. Hầu hết luật VN do UBTVQH soạn và trình QH thông qua.
    Bạn nhầm lẫn cực lớn. Hầu hết luật VN do Chính phủ trình, tùy loại mà có một số luật do TAND hoặc VKSNDTC trình, một số ít do các tổ chức trình, ví dụ Luật MTTQ do MTTQ trình. Chính phủ lập ban soạn thảo luật thường do Bộ trưởng làm trưởng ban và tổ giúp việc ban soạn thảo nằm luôn ở một Bộ.
    UBTVQH làm gì? 3 việc, một là trình những luật liên quan tới mình như luật tổ chức QH, luật hoạt động GS của QH ... hai là cho ý kiến về các dự án luật do CP hoặc các cơ quan, tổ chức khác trình tại các kỳ họp UBTVQH trước khi trình QH. Ba là với những luật qua 2 bước (xin ý kiến QH và Trình thông qua tại hai kỳ họp khác nhau) thì bước thứ 2 do UBTVQH trình.
    Vậy bạn có thể biết luật được hình thành thế nào rồi chứ. Bạn có thể lý giải luật VN đi vào quên lãng là do ai rồi đó (tất nhiên từ soạn thảo đến thông qua)
    2. Ai có quyền trình luật
    Như trên đã liệt kê các tổ chức trình luật trong thực tế (tức là luật quy định có quyền và thực tế đã sử dụng quyền).
    Mời bạn đọc Hiên pháp 1992: Điều 87
    *************, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.
    Đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật và dự án luật ra trước Quốc hội.
    Như vậy, không phải bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào cũng được trình dự án luật. Vậy nếu để cá nhân có quyền trình luật thì sẽ loạn mất vì VN có khoảng 80 triệu dân thôi ạ, chỉ cần một phần triệu mắc bệnh loạn thần đi trình luật thì cũng tèo QH thôi. Giống ông CHHVũ ấy, ông ấy tự ứng cử Bộ trưởng bộ VHTT trước QH nhưng không biết rằng chức vụ ấy do TTg trình QH phê chuẩn, không ai tự ứng cử được trước QH. nếu có thì gửi đơn cho TTg và tự đề xuất mà thôi.
    Quay lại chuyện chính, vậy cá nhân trình luật như thế nào, có mấy cách sau: thông qua DBQH là người đại diện cho mình, thông qua tổ chức xã hội là thành viên của MTTQ mà mình tham gia, đề xuất với các cơ quan của QH. Các cá nhân, tổ chứcnày xem xét và trình trước QH.
    Hy vọng bạn có thêm thông tin
  3. liemdng

    liemdng Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    1.081
    Đã được thích:
    0
    Úc, Canada mấy ngưới đó phát triển cao, dân trí cao công dân học trình dự án luật là chuyện thường. Chứ dân mình hiệu luật đó mà còn chưa hiểu được thì sao trình dự án luật được.
  4. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi, có cách nào chống lại việc ra quyết định của nhà nước không?
    Ở đây là quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm trong nội thành. Nếu như em cảm thấy không thích, nhiều người không thích, có cách nào tác động lên quyết định. Vd sưu tập chữ ý, kiến nghị lên quốc hội chẳng hạn?
  5. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Bác này ********* nhờ . dám vận động "chống lại việc ra quyết định của nhà nước" cơ à
    Các luật gia nhà mình cho bác này biết tội chống phá nhà nước nằm trong khung hình phạt nào đi nhớ ??
    Mọi quyết định của nhà nước ta đều có sự lãnh đạo sáng suốt của Đ luôn đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên đầu ... môi . Nếu bác chưa hiểu được lợi ích của việc đội mũ bảo hiểm là to lớn như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng thành công XHCN ở nước ta thì bác chịu khó tìm hiểu các văn kiện hướng dẫn thi hành việc qui định đội mũ bảo hiểm trong nội thành. Người đâu mà nười thế
    Nếu sau này nhà nước ta cảm thấy cần thay đổi qui định trên thì Đ sẽ đi đầu trong việc sửa sai và đổi mới qui định trên để mang lại thêm nhiều hạnh phúc ấm no cho nhân dân ta .
    Bác muốn phản đối hay đòi tác động vào quyết định của nhà nước thì coi gương của bọn *********, gián điệp đang bị nhà nước ta trừng trị đích đáng kia kìa . Thủng chưa nào
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Có tòa hành chính đó bác ạ. Tòa này chuyên dùng để xử quyết định của cơ quan nhà nước + hành vi của cán bộ công chức nhà nước.
  7. thesouth_ic

    thesouth_ic Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2006
    Bài viết:
    357
    Đã được thích:
    0
    Cái gì thế má. Tôi đã nói rồi nói phét thì nói be bé thôi.
    Toà hành chính chỉ là công cụ chống lại nhà nước nhưng rất khiêm tốn. Bởi toà HC chỉ xử những hành vi mang tính cá biệt còn những hành vi để áp dụng chung cho mọi người thì sao?
    Toà hành chính chỉ xử lý hành vi hành chính. Còn những hành vi mang tính chất "lập pháp " như của chính phủ chẳng hạn thì không có một toà hành chính náo dám xư!
    Thế tôi hỏi bạn satthutinhdoi nha giả xử( giả xử thôi) nếu như Quốc hội nó ban hành một cái Luật nói rằng bắt người dân ko được mặc quần áo khi đi ra đường thì làm thế nào? Mang cả Quốc hội ra toà Hành chính mà bạn nói để xử chắc.
    Thế nên ở nhiều nước mới ra đời một khái niệm: Bảo hiến
    Hiện nay trên thế giới có hai mô hình bảo hiến:
    1. Bảo hiến bằng toà án án thường
    2. Bảo hiến bằng toà bảo hiến.
    Tuy nhiên mô hình 1 ko phổ biến mà là mô hình 2. Mô hình này được áp dụng nhiều ở các nước Âu châu. Khi một đạo luật của quốc hội hay một nghị định nào đó...v v có tính áp dụng chung mang ra thi hành với dân chúng bị tuyên là vi hiến thì sẽ bị hoặc bị huỷ bỏ hoặc mất giá trị thi hành.
    Hiến pháp chính là một công cụ của dân chúng chống hại sự lạm quyền của nhà nước hay còn gọi là sự hạn chế quyền lực nhà nứơc.
    Bạn nên tìm sách của PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung( Khoa Luật_ĐHQGHN) như:
    1.Sự hạn chế quyền lực nhà nước.
    2. Luật Hiến pháp nước ngoài
    3. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam
    4..v v
    Bạn sẽ hiểu rõ hơn!
    Thân!
  8. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Bạn TheSouth viết đúng rồi đó em SatThu.
    + Bạn lawyerhlu nếu có xem topic có thể vui lòng cho mình biết thông tin bạn lấy ở đâu, hay là bạn nghe nói (hearsay evidence), là ở các nước common law system như Australia thì cho phép dự thảo luật của các cá nhân và tổ chức không. Theo tớ biết thì họ chỉ tham khảo ý kiến của các cá nhân và các tổ chức liên quan đến dự thảo luật (nhưng có chọn lọc) và Law Reform Commission sẽ thu thập ý kiến đó và viết ra một bản báo cáo dài để cho các thành viên quốc hội tranh luận khi biểu quyết thông qua một dự luật. Bạn hãy cho biết là thông tin bạn lấy ở đâu thì tớ sẽ show cho bạn thấy đúng và sai ở chỗ nào trong statement này của bạn. Mình nói việc này là vì nếu bạn nói thế thì bạn khác sẽ cãi là chuyện dân trí cao thì trình dự án luật là chuyện bình thường. Bất chấp bạn có dân trí cao hay không, chuyện viết một dự thảo luật phải là do dân học luật ra viết (legal drafters) chứ không phải dân thường có thể viết được đâu để trình cho quốc hội phê chuẩn. Ở các nước common law system, trình tự làm luật được posted lên website của quốc hội rất là rõ ràng cho tất cả các công dân đều đọc được. Chuyện này không có gì là che giấu cả đâu. Bạn muốn thử tìm qua Google thử đi sẽ thấy liền.
    + Em ST xem lại thử. Administrative courts là toà án dùng để giải quyết một khiếu nại của người dân đối với một quyết định của một cơ quan hành chính (decision maker) lấy ví dụ bạn xin đổi status của bạn từ non-immigrant thành immigrant nhưng USCIS từ chối điều đó nhưng họ làm sai quy định trong việc từ chối cho bạn (gọi là matter of law) thì bạn có quyền kiện lên toà án liên bang để xem xét lại quyết định của USCIS nhưng bạn phải có lý do hợp lý show cho thấy đây là sai về luật (matter of law) chứ không phải sai về facts (matter of fact). Kiện lên một toà án hành chính (admin law) phải xem xét hai mặt chính là as a matter of law hay là as a matter of facts.
    + Việc mà VoiCon hỏi là bạn đó nếu muốn làm thay đổi quyết định của Chính phủ trong việc bắt đội mũ bảo hiểm thì bạn TheSouth nói đúng đó bạn. Bạn phải kiện lên toà án có thẩm quyền (jurisdiction) đọc và giải thích Hiến Pháp để show cho thấy rằng quyết định đó của Chính phủ là vi phạm Hiến Pháp (giả sử như trong luật pháp Mỹ bạn sẽ chứng minh là nó vi phạm tu chính án của Hiến Pháp Mỹ về quyền tự do cá nhân và bạn kiện lên toà án cấp cao nhất US Supreme Court là nơi duy nhất được quyền giải thích Hiến Pháp).
    + Để làm được điều này bạn phải có thật sự là seperation of power (đã nói trong topic cách làm luật ở Việt Nam mà bạn ST mở ra) nghĩa là một quyết định của toà án phải không phụ thuộc vào bất cứ sức ép quyền lực nào của executive. Thứ hai là phải có toà án (ghi trong Hiến Pháp) được phép giải thích Hiến Pháp.
  9. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    ủy ban thường vụ QH có thể đình chỉ và hủy các văn bản pháp quy do chính phủ ban hành đấy. Có ai biết địa chỉ email bác Nguyễn Văn An cho em xin với
  10. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    - cho dân trình dự án luật khá nhiều nước đã làm. nghe nói dự thảo luật trưng cầu dân ý của nước ta cũng có đề cập tới. không thể không tính trình độ dân trí.
    -cơ quan bảo hiến có quyền bãi bỏ cả văn bản hay quyết định của các cơ quan nhà nước theo họ trái hiến pháp, kể cả văn bản của QH. cái này thì VN chưa có. Toà hành chính ở nước ta cũng không như toà hành chính ở Pháp.

Chia sẻ trang này