1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

SV ĐH là học sinh cấp 4???

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi ConCay, 19/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    SV ĐH là học sinh cấp 4???

    Trong nền giáo dục của chúng ta, người thầy chưa bao giờ thôi giữ vai trò trung tâm. Họ là thanh nam châm mạnh hoặc yếu, ?ohút? sinh viên đến lớp, đánh thức hay ru ngủ sự ham học của sinh viên. Họ chính là tác nhân chính quyết định chất lượng đào tạo ở đại học trong tình hình hiện nay.

    Quan trọng là cách giảng dạy của thầy cô

    Hầu hết sinh viên khi vừa đặt chân vào trường đại học đều mường tượng, chuẩn bị cho mình tâm lý học rất khác với thời phổ thông. Họ sẽ được tự nghiên cứu, tìm tòi để chứng tỏ khả năng. Thế nhưng, với quan niệm hai năm đầu chủ yếu là giai đoạn học đại cương (hầu hết chỉ là các môn phụ), các thầy, cô đứng lớp vẫn coi họ là những học sinh cấp 4, vẫn đọc cho chép và thói quen của thời học phổ thông sẽ cứ tồn tại.

    Ngay bản thân nhiều thầy, cô cũng tự làm cho mình quen với cách dạy đọc, cuối môn học lại cho ra câu hỏi giới hạn, vô tư đã tạo tâm lý lười ?ovận động? ở sinh viên, tạo cho sinh viên thói quen chờ đợi tiếp thu kiến thức ở thầy mà không chủ động tìm kiếm. Hơn nữa, bận rộn với việc dạy sô, đôi khi sinh viên tìm đến trao đổi những vấn đề còn thắc mắc thì nhận được câu trả lời: ?oTôi bận lắm?. Ngay cả việc ra câu hỏi cũng lặp lại của năm trước, theo những khuôn mẫu đã có để đỡ tốn... thời gian chấm bài.

    Người ta thường lý giải chuyện sinh viên nước ta không tự học được vì những thói quen học thụ động từ phổ thông. Hẳn là vậy, nhưng bước vào đại học, nhiều sinh viên đã chuẩn bị tâm lý thích ứng với một cách học mới ở đại học. Có thể họ lúng túng, chưa quen, nhưng với sự hào hứng họ sẽ từng bước khắc phục. Một khi đã kích thích được sự chủ động, kích thích được khả năng sáng tạo ở sinh viên thì việc họ tự học, tự nghiên cứu, thảo luận không còn là những yêu cầu bắt buộc đầy khó khăn nữa. Nghiễm nhiên họ sẽ trở thành chủ thể của lớp học, mạnh dạn trao đổi, chất vấn lại cùng giảng viên. Nếu làm được điều đó, hẳn sinh viên đại học không phải là học sinh cấp 4. Cũng có nghĩa là chất lượng giáo dục đại học sẽ có phần cải thiện hơn.

    Cần mạnh dạn phá cách

    PGS Nguyễn Xuân Tế, khi đứng lớp dạy môn Thể chế chính trị các nước ASEAN, đã tạo điều kiện cho sinh viên trình bày vấn đề, trao đổi cùng nhau, biến người học trở thành chủ thể của lớp học, ông nói: ?oNếu không vướng mắc những quy định của nhà trường thì sau những gì các anh chị thể hiện, tôi đã có thể thẩm định cho điểm mà không cần phải thi hết môn?. GS Trần Ngọc Thêm, một người có thâm niên trong việc giảng dạy, cho biết: ?oBản thân tôi khi đứng lớp, sinh viên thi hết môn không bao giờ giới hạn chương trình. Có điều gì mình tự cải thiện được thì cải thiện. Nhưng trong tình hình chung hiện nay, có những điều mà nếu trường này làm trường khác không làm, khoa này làm khoa khác không làm, mình làm người khác không làm... thì lập tức sẽ có nhiều luồng phản đối?. Một giảng viên trẻ khi còn là sinh viên từng không thích cách học ở Việt Nam nên tìm cách đi học ở nước ngoài theo phương pháp học chủ động. Về nước, đứng lớp giảng dạy lại vẫn đọc cho sinh viên chép. Khi được hỏi tại sao, thì câu trả lời là: ?oCác thầy, cô đi trước đều dạy thế, mình là người trẻ không thể làm khác được?.

    Trong khi chờ đợi những thay đổi mang tầm vĩ mô từ các cấp cao hơn trong việc nâng cao, chất lượng giáo dục ở đại học thì các giảng viên hãy tự phá cách, tự đổi mới mình, tìm ra một phương pháp tiếp cận sinh viên, một phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất, thoát ra khỏi cái vòng ?omọi người nhìn nhau cùng dạy cho giống?.

    Một người thầy trung bình là một người thầy nói. Một người thầy khá là một người thầy giải thích. Một người thầy giỏi là một người thầy minh họa. Một người thầy xuất sắc là một người thầy truyền cảm?. Loại trừ khả năng truyền đạt trời cho ở một vài giảng viên thì còn lại và chủ yếu hơn, là việc các giảng viên thuyết phục sinh viên bằng kiến thức, tấm lòng. Chính họ là người truyền kiến thức, đưa đường dẫn lối cho sinh viên đến với khoa học, gợi lên lòng yêu thích, đánh thức sự năng động và quét đi tinh thần ?ohọc cho rồi? của sinh viên.


    (Trích báo Người lao động số loanh quanh gần đây)
  2. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Cũng may, em học rất nhiều thấy cô không đọc cho chép, nên lứa CNSH đầu tiên của trường ĐH KHTN không có cảm giác mình học cấp 4 lắm. Nhưng không phải thấy cô nào cũng cho chúng em tự giác giống như nhau. Có rất nhiều cách để khuyến khích SV tự giác học :
    1. In sẳn giáo trình, bài giảng .... rất gọn gàng, chi tiết và lên lớp chỉ giải thích thôi, thi cứ ôm giáo trình học hết lá chắc ăn --> không cần chép
    2. Giới thiệu sách cho đọc, khi vô lớp chỉ giảng kiến thức, vẽ hình lên bảng (hoặc chiếu slide) rồi cho SV hỏi.
    3. Giới thiệu sách tiếng Anh, giảng bằng tiếng V thật ... chán --> SV tự đọc sách tiếng Anh --> quá tốt
    4. Cho làm seminar, tự hỏi nhau --> tự tìm tài liệu tự đọc lấy --> thi chấm seminar, khỏi học bài ... quá khoẻ.
    Lúc học thì thấy mình chủ động lắm cơ (không thì chết à ?!!) nhưng mà sau khi ra trường rồi, chả hiểu sao mấy đứa bạn tự nhiên "trẻ hoá", học thi cao học mà còn cần có người ... dò bài. Bó tay, hổng hiểu thấy cô đã thiếu sót chỗ nào nữa ?!!! Rõ ràng SV là trung tâm lắm mà !!!
    Được concay sửa chữa / chuyển vào 14:23 ngày 19/04/2004
  3. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Vừa mới thấy mấy chiêu quảng cáo của cô em tenderlion độc đáo quá, định quay vào viết vài dòng comment. Nhưng mà bác con cầy xoá đi mất rồi, thôi đành tẽn tò quay ra vậy.

Chia sẻ trang này