1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ta buồn

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi binhminhdiuem, 07/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binhminhdiuem

    binhminhdiuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Ta buồn nên viết ra đây để lòng nhẹ bớt, cũng là để nhắc nhở mình phải làm gì đó hữu ích. Ta cũng muốn các bạn cùng chia sẻ, ta không muốn các bạn lảng tránh. Chúng ta là thế hệ trẻ, cần nhìn thẳng vào sự thật, dám nói thẳng, nói thật và dám làm.
  2. binhminhdiuem

    binhminhdiuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Giáo sư - nhà sử học Trần Văn Giàu:
    Cần trang bị cho thanh niên lý tưởng để hành động


    Giáo sư Trần Văn Giàu
    Mặc dù tuổi cao sức yếu, giáo sư - nhà sử học Trần Văn Giàu vẫn từng ngày dõi theo bước chân của giới trẻ: ?oMấy chú thanh niên ít chơi với mấy ông già. Nhưng mấy ông già chú ý đến thanh niên lắm?.
    Ông đặc biệt cảm thấy thú vị với các cuộc tranh tài sôi nổi tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh của giới trẻ.
    Thưa giáo sư, người trẻ cần quan tâm những nội dung nào trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh?
    Nội dung nào cũng liên quan đến giới trẻ cả, vì họ chính là lực lượng quan trọng tiếp tục thực hiện sự nghiệp cách mạng Việt Nam được hệ thống lại trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
    Theo tôi, thanh niên cần nắm được một trong các vấn đề cốt lõi nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng. Yêu nước phải anh hùng, tức phải hành động chứ không nói suông. Vì mỗi con người phải có Tổ quốc và phải chiến đấu vì Tổ quốc.
    Tôi nghiên cứu sử học và thấy rằng trên thế giới này không có dân tộc nào không từng bị xâm lược trong lịch sử.
    Nhưng có dân tộc nào bị xâm lược nhiều lần nhất, lâu dài nhất hơn dân tộc Việt Nam? Có dân tộc nào bị đô hộ lâu dài hàng ngàn năm mà vẫn tồn tại, không bị tiêu diệt? Có dân tộc nào trên thế giới đánh bại được quân xâm lược mạnh gấp 10, 20, 30 lần như Việt Nam không?
    Nói như vậy không phải để tự cao, tự phụ mà là để tự hào. Thanh niên mà được trang bị chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng, tôi cho là đã tốt cơ bản.
    Theo giáo sư, đâu là mặt mạnh, mặt yếu của thanh niên trong cơn lốc kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập?
    Thanh niên thời nào cũng hăng hái, nhiệt tình, dám nghĩ dám làm vì đó là bản chất của tuổi trẻ. Nhưng không phải tuổi trẻ nào cũng như thế đâu, chỉ là của phần đông thôi, vì trong thanh niên có nhiều tầng lớp. Tôi nói mặt yếu của một tầng lớp thanh niên nào đó. Ví dụ như việc ham ăn chơi, đua đòi, bị quyến rũ bởi thói hư tật xấu.
    Cả những thanh niên trí thức cũng không ít người ham danh vọng hơn là phục vụ. Danh thì cần, nhưng ham mê danh vọng thì nguy hiểm, thanh niên nào cũng có thể mắc phải. Thế hệ thanh niên thời chiến tranh nuôi lắm kỳ vọng, lắm cao vọng. Có kỳ vọng, có cao vọng là tốt; không có kỳ vọng, không có cao vọng là kém.
    Tôi nhớ hồi trẻ mình từng có kỳ vọng trở thành một người như Nguyễn An Ninh vì ông yêu nước, chống Tây, học trường Tây mà không theo Tây, được dân khen, nể phục. Lớn lên tôi mới nghiệm ra cái gì tốt cho gia đình, tập thể, làng xóm mình, cho dân, cho nước mình thì đó mới là ước mong.
    Cần phải có bản lĩnh để nhận ra thanh niên ngày nay được sống trong hòa bình nên có nhiều bứt phá trong cuộc sống. Ngược lại, một bộ phận thanh niên sống không mục đích, ăn chơi đua đòi, hút chích. Ngay thanh niên có Đoàn cũng thế, vậy thì tổ chức Đoàn cần phải kiểm điểm trách nhiệm của mình.
    Vậy theo giáo sư, việc chăm lo bồi dưỡng giới trẻ đang ?ocó vấn đề"?
    Có thể tôi hiểu không hết, nhưng dường như một bộ phận không nhỏ thanh niên bây giờ thiếu lý tưởng. Tôi nói thiếu chứ không phải không có. Có, nhưng đậm, nhạt khác nhau. Và đậm, nhạt khác nhau một phần do ông thầy trong trường, một phần do ?oông thầy? ngoài đời.
    Trong trường được dạy cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, nhưng khi ra đời thấy xe cộ, ăn chơi, chạy chọt? Đó là những ?oông thầy? tiêu cực, nhiều khi còn tác động hơn cả ông thầy trong trường. Nó làm hư hỏng thanh niên, làm hư hỏng con người. Do vậy không chỉ trong nhà trường, trong cuộc họp mới có sự tuyên truyền, giáo dục. Cái hư hỏng lý tưởng ở ngoài đời nhiều lắm, có khi nhiều quá. đó là nguy cơ.
    Chăm lo cho giới trẻ chẳng những phải giáo dục mà còn phải tạo cơ hội cho họ hoạt động xã hội. Hoạt động là cách hay nhất để học tập. Quá trình hoạt động đó sẽ chứng minh việc tuyên truyền, giáo dục có hiệu quả hay không, sâu hay cạn. Như việc làm đường Hồ Chí Minh chính là việc giáo dục lý tưởng không gì bằng.
    Giới trẻ nhìn xung quanh mình thấy cán bộ này, đảng viên nọ hư hỏng nên họ dường như có băn khoăn về việc tu dưỡng đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
    Đồng chí Phạm Văn Đồng có tóm gọn đạo đức cách mạng của Bác Hồ trong cụm từ ?onhân, nghĩa, trí, dũng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư?. Con người cách mạng không phải chỉ cần hiểu lý thuyết cách mạng, mà còn phải và cần phải có đạo đức cách mạng. Cái khác và cái khó đều nằm chỗ đó.
    Ai nói đạo đức cũng được nhưng làm đúng theo đạo đức cách mạng thì không dễ đâu. Chú là một tổng giám đốc, một ông bộ trưởng nên được cấp ôtô, rồi chiều thứ bảy chú đưa vợ con chú đi nghỉ mát tại Vũng Tàu bằng xe gì? Xe công, xe tư hay xe đò?
    Chưa nói rằng có những ông lớn khi giao xe cho ổng phải sơn màu gì ổng mới nhận nữa kìa, như vậy là thiếu đạo đức rồi. Làm một người cách mạng có đạo đức cách mạng không dễ đâu. Chưa hết, gần đây một bộ phận cán bộ, đảng viên còn biểu hiện quan liêu, tham ô, lãng phí, xa dân.
    Người làm cán bộ mà quan liêu, tham ô, lãng phí, người ấy đạo đức cách mạng có vấn đề. Đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu một cách quyết liệt, thường xuyên là nhiệm vụ cần kíp của chúng ta hiện nay.
    Tôi thấy thanh niên của mình không yếu, không thiếu. Mà nếu yếu thì mình phải làm cho nó mạnh, thiếu phải làm cho đủ. Cái chính là trang bị cho họ lý tưởng để hành động. Còn tư tưởng Hồ Chí Minh thật ra là những điều rất bình dị trong cuộc sống, song người học tư tưởng Hồ Chí Minh phải biết suy nghĩ sâu.
    Hồi mới ra Bắc sau Cách mạng Tháng Tám, tôi được một người biếu một bộ quần áo. Khi thấy tôi mặc bộ đồ mới, Bác rờ cái nút áo bảo: ?oĐẹp quá!?. Lúc đó tôi chợt hiểu cụ đang chê mình, đang phê bình mình, vì nhiều người ngoài đường còn đang chết đói? Ngay chiều đó tôi mang đồ trả lại.
    Sau này tôi mới hiểu ra đó chính là một nét tư tưởng của phong cách Hồ Chí Minh.
    Xin cảm ơn giáo sư.
    Thái Bình - Quốc Linh
    Báo Tuổi Trẻ

    http://web.tintucvietnam.com/Nhip-Song-Tre/2004/5/50460.ttvn
  3. binhminhdiuem

    binhminhdiuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Một góc nhìn về văn hóa Mỹ


    Xếp hàng thể hiện tính kỷ luật của từng phần tử và tính hiệu quả của cả hệ thống.
    Điều đầu tiên tôi học được khi đến Mỹ có lẽ chính là ?ovăn hóa xếp hàng?. Tính tiền ở siêu thị, vào rạp chiếu phim, cơ quan nhà nước, các văn phòng của trường đại học, ra đến chợ trời... chỗ nào cũng xếp hàng, xếp hàng trên xa lộ, xếp hàng lấy thức ăn, xếp hàng lên thang máy...
    Chỉ hai người cũng xếp hàng. Một cách tự nhiên như ăn, ngủ, hít thở... Chẳng cần phải vừa xếp hàng vừa xô đẩy.
    Tất nhiên, không chỉ ở Mỹ người ta mới biết xếp hàng. Ngay tại một vài nước lân cận ở Đông Nam Á người ta đã biết xếp hàng rồi. Xếp hàng thể hiện tính kỷ luật của từng phần tử và tính hiệu quả của cả hệ thống.
    Hè rồi có dịp về nước, bài học về xếp hàng mới rõ nét trong tôi. Ở những nơi công cộng người dân chưa có thói quen xếp hàng, thường thây cảnh chen lân, hai người cũng chen lấn.
    Ở đây có hai ý. Thứ nhất, ý thức của người dân thấp và hệ thống giáo dục của chúng ta không quan tâm đến những việc tưởng như rất nhỏ nhưng rất cơ bản này. Thứ hai là chất lượng của quản lý. Rõ ràng tổ chức để mọi người xếp hàng cho một dịch vụ là việc không khó và chẳng tốn chi phí, nhưng các nhà quản lý không nhận diện được, do vậy làm giảm hiệu quả hoạt động của cả hệ thống và nguy hại hơn là cư xử giữa các thành viên trong xã hội rất hằn học và thiếu văn minh. Câu chuyện xếp hàng tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn.
    Nhìn rộng ra các vấn đề khác của xã hội, có thể thấy phần lớn dân Mỹ (cũng như dân một số nước thượng tôn pháp luật khác) rất tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Người ta sống tự do trong khuôn khổ của pháp luật, những gì pháp luật không cấm người dân có quyền làm.
    Một xã hội thượng tôn pháp luật chính là một xã hội được vận hành trên cơ sở luật lệ (rule-based society), tức là tất cả đều được quy định, viết thành văn bản và truyền thông rộng rãi. Tòa án là đầu mối quan trọng phân xử mọi tranh chấp trong xã hội. Người dân biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình, cũng như ý thức được vai trò của các cơ quan chính phủ. Do vậy họ rất tự tin sống trong khuôn khổ luật pháp - không cấm.
    Nếu các viên chức hay cơ quan chính phủ vi phạm quyền lợi của công dân, họ sẽ bị kiện ra tòa. Đây chính là cơ chế để hạn chế tham nhũng, lạm quyền, vượt quyền của các viên chức nhà nước.
    Xã hội kiểu này khác nhiều với các xã hội Á Đông vốn thường vận hành dựa trên các mối quan hệ (relation based society) cá nhân. Mỗi cá nhân hay mỗi nhóm tự thiết lập các mối quan hệ với nhau và sử dụng mối quan hệ đó để đạt các mục tiêu của mình thay vì sử dụng hệ thống pháp luật chung.
    Luật pháp không rõ ràng, không đầy đủ và không được nghiêm túc thực thi chính là mảnh đất màu mỡ cho sự tồn tại của các ?oxã hội bè, nhóm? này. Không cấm nhưng cũng không có quyền làm - điều này làm cho dân chúng đánh mất tự tin và tính tự tôn công dân cần thiết cho một xã hội. Để người dân giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ bản cần đẩy mạnh giáo dục quyền và ý thức công dân, củng cố các tòa án.
    Cạnh tranh quyết liệt mọi lúc, mọi nơi là đặc điểm khá rõ nét trong văn hóa Mỹ. Cạnh tranh quyết liệt song dân Mỹ biết chấp nhận thua cuộc một cách đường hoàng và chấp nhận học hỏi từ thành công của đối thủ. Tuy nhiên, trong thực tế xã hội vẫn còn tồn tại một sự phân hóa giữa những người thành đạt (the winners) và những người thất bại (the losers).
    Tất nhiên, cạnh tranh không nhất thiết luôn là thắng - thua (win-lose), mà trong rất nhiều trường hợp nó là tình huống cùng thắng (win-win). Đây là khái niệm mà nhiều doanh nghiệp Mỹ đang sử dụng: từ cạnh tranh trong đối đầu sang cạnh tranh trong hợp tác.
    Chấp nhận đổi mới có lẽ cũng là một đặc tính của một bộ phận xã hội Mỹ. Họ tiếp thu rất nhanh những cái mới, cởi mở để chấp nhận sự khác biệt. Đặc điểm này có lẽ xuất phát từ nguồn gốc lập quốc của nước Mỹ. Dân Mỹ là một tập hợp của rất nhiều sắc dân trên thế giới, nên tổng hợp, kế thừa nhiều nền văn hóa khác nhau. Đặc điểm văn hóa này khuyến khích những giá trị mới. Sáng tạo trở thành giá trị quan trọng trong xã hội.
    Điều này được thể hiện rất rõ trong hệ thống giáo dục ở Mỹ. Học sinh từ nhỏ đã được khuyến khích tìm hiểu và đưa ra những cái mới. Học tập luôn đi đôi với quan sát, thực hành và đánh giá. Đánh giá ở đây là người học tự đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của điều mình đang học. Học sinh học cách công nhận các giá trị của bài học, nhưng cũng đồng thời phải chỉ ra những cách tiếp cận khác cho cùng một vấn đề và so sánh giữa các phương pháp hay giải pháp. Không có ?okhuôn vàng ?" thước ngọc? nào tồn tại mãi trong khoa học, những vấn đề hôm qua đúng (ngay cả đúng cũng không phải trong mọi trường hợp), hôm nay có thể sai và chính những người hôm nay phải tìm ra cái sai đó để xây những chuẩn mực mới.
    Đây chính là chỗ khác biệt rất lớn với cách giáo dục của chúng ta. Chúng ta hầu như chỉ cung cấp một lời giải cho một vấn đề và đó là lời giải tuyệt đối đúng, học sinh học thuộc lòng các lời giải đó. Khen, chê đều có mẫu sẵn, phải học thuộc lòng. Và khi phê phán một cách tiếp cận/ một quan điểm khác, thậm chí chúng ta cũng chẳng cho người học biết nội dung cách tiếp cận/ quan điểm đó mà chỉ cung cấp những lời phê bình có sẵn. Học sinh của ta do vậy rất thiếu tự tin và kém tính sáng tạo. Không có tính sáng tạo thì không có xã hội và nền kinh tế tri thức.
    ThS. Vũ Thế Dũng
    Khoa quản lý công nghiệp ĐH Bách Khoa TP.HCM
    Báo Tuổi Trẻ


    http://web.tintucvietnam.com/Nhip-Song-Tre/2004/4/43955.ttvn
  4. binhminhdiuem

    binhminhdiuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Lạm bàn về chí hướng


    Và thế là họ bắt đầu nghĩ suy về chí hướng của mình, cho quê hương mình, nơi mà cha anh họ đã đổ máu để gìn giữ...
    Tại sạo chúng ta vẫn đang mày mò? Vì việc thì lớn mà chúng ta còn quá trẻ. Không phải vì độ tuổi hai mươi, mà quá trẻ với thị trường cũng như tất cả mọi người dân nước Việt. Sau mười lZm nZm Đổi Mới, chúng ta là thế hệ đầu tiên lại ở đúng nơi mà hai trZm nZm trước không phải chỉ nhà Nguyễn mà cả các sĩ phu thời đó đã thất bại trong việc canh tân tránh tụt hậu. Nếu chúng ta thất bại có nghĩa là dân tộc này thêm một lần thất bại, trong hoà bình.
    Nếu không phải chúng ta, thì ai sẽ là người đón đầu, đi tắt?
    Tìm được chí hướng mới không hề là một việc dễ. Có những thế hệ may mắn sinh ra thì mọi thứ đã rõ ràng đến như trong suốt. Nhưng chúng ta thì không. Chúng ta vào tuổi 18 phải đối mặt với thị trường, với những sức xoáy vô tri ghê gớm. Chúng ta phải đấu tranh để có việc làm cho chính mình trước hết. Rồi sau nữa chúng ta đối mặt với đói nghèo của đất nước. Với trì trệ trong một thế giới đang mải miết nhảy những bước dài...
    Cần bao nhiêu nZm để một dân tộc tìm được một chí hướng như thế? Không thể là mười nZm. Sau nZm mươi nZm nô lệ, người Việt Nam mới hiểu rõ cần phải làm gì. Cho dù có hàng trZm cuộc thử nghiệm, cho dù "Nguyễn Trung Trực lại Hoàng Hoa Thám, đầu nối thay đầu, chân nối chân", đất nước vẫn trong một thời kỳ không hề ngắn ngủi, "đen tối tưởng chừng không có lối ra" (Hồ Chí Mình).
    Chúng ta không thể yên tâm được chỉ với hình ảnh anh công nhân lái máy cày hay chị công nhân làm ca đêm trong thời đại của nên kinh tế tri thức này. Hình ảnh đẹp đẽ ấy, tiếc thay là của thời kỳ khác dù là một thời kỳ mở đầu rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho tương lai.
    Ai đã cho chúng ta hình ảnh mới, hình ảnh của thời bình, hình ảnh của những trí thức, nhà cải cách, những thương nhân, những lập trình viên? Chúng ta không thèm đi xin những điều đó vì chúng ta tự hào rằng ta có thể tự mình tìm thấy, ngay từ trong lịch sử của dân tộc này.
    Bạn học của tôi tin vào ai? Họ tin vào những người đã đi bước đi của họ, từ sáu mươi nZm trước, những thế hệ trí thức Tây học đầu tiên của Việt Nam: Hoàng Xuân Hãn, người thiết kế giáo dục trung học VN hiện đại, Trần Đức Thảo - nhà triết học đầu tiên, GS Tạ Quang Bửu, GS Trần Đại Nghĩa, v.v... Và cùng với rất nhiều những con người lớn lao khác đang được coi là ngọn nguồn của giới trí thức Việt Nam hiện đại. Những người đã đem về tri thức mới, trong sạch và lạ lẫm, những người đã đóng góp không mệt mỏi theo lối của các trí thức chân chính, nghĩa là trong thầm lặng.
    Những bạn bè tôi có thể lấy được nguồn mạch ấy từ đâu, nếu không phải là từ những người đang quở trách những người kế tục của các thế hệ trí thức tiền bối ấy. Họ rất sẵn sàng nhưng tiếc thay, lại không biết tại sao họ còn chưa trao cho người trẻ tuổi nguồn mạch ấy.
    Chúng ta đang bị quở trách chỉ vì chưa tìm ra được bước đi, trong khi chính nhiều người đang quở trách lại đã từ lâu thúc thủ trước thị trường, sợ hãi nó, xua đuổi nói. Họ không hề đưa ra được một gợi ý, dù nhỏ cho người trẻ tuổi. Không có một khoa hoc mới về đạo đức thị trường, tinh thần doanh nhân. Không có ai nói lên thị trường đáng tín và đáng trân trọng ở điểm nào, tận dụng sức mạnh của thị trường để nhân lên niềm tự hào dân tộc thế nào. Họ cũng đang bị khuất phục với công cụ mạnh mẽ của chính họ chỉ vì nó quá mới mẻ.
    Cũng được, chúng ta sẽ làm việc đó. Nhưng trách móc, có nghĩa là quay lưng lại với con em họ đang phải một mình đối mặt với thách thức lớn lao.
    Ban bè tôi đang đi về đâu? Có những người nhuộm tóc và đeo khuyên mũi. Một số khác đang miết mải trên con đường học tập ở nước ngoài, nơi họ nghĩ, duy nhất có thể đón đầu, đi tắt. Ho nghĩ, những kiến thức ở trường đại hoc Việt Nam của họ chưa đủ để đi tắt, một khi những người mà họ muốn đón đầu còn học nhiều hơn, biết nhiều hơn, trong môi trường vận động nhanh hơn.
    Chúng ta có thể đi tắt được bao nhiêu khi cuốn giáo trình của chúng ta được dịch lại, thậm chí được đơn giản hoá từ 30 nZm trước? Có những thứ ta cần để đón đầu còn hoàn toàn chưa xuất hiện ở Việt Nam: xã hội học thực nghiệm, công nghệ vật liệu nghiên cứu các dạng nZng lượng mới, trí tuệ nhân tạo... Vì thế mà họ không hề từ nan phải học ở bất kỳ đâu cái mà đất nước cần, cho dù phải nếm trải nỗi nhọc nhằn xa quê.
    Liệu có mất đi niềm tự hào dân tộc khi hướng tới tri thức mới của nhân loại? Có lẽ không! Cần đọc lại điều nhức nhối triều Nguyễn. Nó còn là của chúng ta, những ngựời được giao kế tục, gánh vác trọng trách của nước nhà, vì cho đến nay, chúng ta vẫn còn chưa được vẻ vang sánh vai với các cường quốc nZm châu. Và hơn hết, nó còn có thể lặp lại một cần nữa. Lịch sử rất vui lòng tàn nhẫn với những thế hệ ươn hèn.
    Bạn bè tôi lo sợ khi nhìn thấy thư viện 15 tầng của trường đại học New York làm việc 24/24 giờ, luôn chật sinh viên. Viện Toán Courant - số một về toán ứng dụng, đèn trên 13 tầng không bao giờ tắt trước 12 giờ khuya. Họ sợ những con tàu trí tuệ thao thiết chay, mà sinh viên ta chưa biết tới cuộc đua ấy. Họ lo sợ khi nhìn những thư viện trong các trường trung bình ở nước ngoài đã có lượng sách nhiều hơn Thự viện Quốc gia của ta đóng cửa lúc 8 giờ, sợ những thư viện khổng lồ trên mạng Internet mà bạn bè họ còn chưa biết đến sự tồn tại của chúng.
    Nhưng họ cũng có những ước mơ. Họ muốn một ngày nào đó nhìn thấy bờ sông Hồng, sông Thao, sông Lô như bờ sông Mixixipi, không cỏ lác và rau cải vàng. Bởi vì, người nghèo sẽ không còn phải tận dụng những mảnh đất một mùa của lũ bấp bênh nữa.
    Và thế là họ bắt đầu nghĩ suy về chí hướng của mình, cho quê hương mình, nơi mà cha anh họ đã đổ máu để gìn giữ...
    Nguyễn Thái Bình
    Báo SVVN

    http://web.tintucvietnam.com/Nhip-Song-Tre/2004/4/42339.ttvn
  5. BIN7701

    BIN7701 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Ta mừng !
    Mừng vì ta còn sống tại Vn nơi ta sinh ra và lớn lên.
    Ta mừng vì ta vẫn còn làm việc kiếm ra tiền nuôi vợ nuôi con, không có bỏ quê hương đất nước để rồi bây giờ thấy buồn . ka ka ka ...
    ta vừa mừng mà vừa thấy vui nữa.

  6. faceofdragon

    faceofdragon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    To Binhminhdiuem: Những bài trích của bạn quả là dài, phản ánh đúng thực trạng Xã hội. Những người đã đọc qua những bài này không phải là không hiểu và càng không phải là không biết, nhưng tại sao chúng ta lại không thể thay đổi một sớm một chiều được? Thực trạng XH là vậy; nếu chúng ta đi trái với thực trạng XH, "quy luật" chung của XH thì ngay bản thân chúng ta sẽ là người bị thiệt hại và có khi không thể tồn tại được; bên cạnh đó "thường" thì người ta nghĩ đến việc làm "lợi" cho mình trước. Bản thân bạn cũng vậy thôi, bạn hãy suy từ bản thân bạn sao bạn lại làm như vậy, đó có phải là làm cho chính bạn không, làm lợi cho chính bạn không? Nếu như bạn hiểu được điều đó thì bạn cũng sẽ "cảm thông" được hành động của người khác là tại sao họ lại làm vậy.
    Rốt cục để cho XH "tốt" lên (chúng ta vẫn đang ngày càng tốt lên, ngày càng phát triển lên chỉ có điều tốc độ chưa phải là lý tưởng) thì chúng ta phải làm như thế nào? Một câu hỏi nghe chừng rất dễ trả lời trên lý thuyết nhưng thực tế thì vô cùng khó. Theo tôi (trên lý thuyết) thì tất cả mọi người cùng cố gắng (đại đoàn kết), mọi người cùng làm cái "nghĩa" trước khi làm cái "lợi" như thế thì chả mấy chốc mà chúng ta trở nên tốt lên, XH chúng ta không phát triển cao lên. Cũng như vậy, XHCN phát triển dựa trên nền tảng con người là gốc. Lý thuyết của chúng ta hoàn toàn đúng đắn chỉ có điều XH chúng ta chưa đạt được đến trình độ đấy và chúng ta phải chấp nhận thực tế - Chấp nhận thực tế để vượt qua. Bạn đưa ra những bài trích cũng vậy, đó cũng là "lý thuyết", chúng ta cũng dựa trên "lý thuyết" để xây dựng hệ thống chính trị và con người. Nhưng tại sao chúng ta chưa làm được như lý thuyết bởi chúng ta còn quá nghèo so với Thế giới; bởi vậy chúng ta cần phải có thời gian, chúng ta không thể "sáng muốn chiều có" được.
    Bạn là người có ước muốn cho Tổ quốc ngày một giàu đẹp hơn, trước hết bạn hãy làm một điều gì đó thiết thực cho Tổ quốc - "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc". Với lại bạn hãy đưa ra quan điểm, ý kiến của bạn; bạn trích dẫn thế này đọc "chán" lắm, hay thì hay thật nhưng cái hay đó lại là của các Giáo sư, các Tiến sỹ,... Tiếp thu thì tiếp thu được nhưng "thảo luận" nó mất "hay" mà tôi thì chưa đủ trình độ để thảo luận.
  7. binhminhdiuem

    binhminhdiuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Khi chính quyền than phiền giới trẻ... thụ động


    Ông Tharman Shanmugaratnam nhảy dây tại một khu dân cư để khuyến khích giới trẻ năng vận động hơn.
    Quá bức xúc với lối nghĩ của lớp trẻ Singapore hiện nay, quyền Bộ trưởng Giáo dục Tharman Shanmugaratnam chê bai thanh niên nước này "mềm yếu, ích kỷ và không đủ khao khát vươn lên".
    Ông Tharman nói thái độ như thế đang ngày càng phổ biến và về lâu dài sẽ là một thách thức lớn hơn nhiều so với những thách thức mà các thay đổi về kinh tế mang đến.
    Từ những cuộc trao đổi với hiệu trưởng các trường, ông Tharman đã chỉ trích nhiều sinh viên Singapore không còn thích chơi thể thao, dã ngoại mà chỉ ru rú ở nhà chơi trò chơi điện tử hoặc tham gia câu lạc bộ công nghệ thông tin.
    Ông cho rằng một thái độ "đáng trách" nữa của sinh viên Singapore là chỉ chọn đi thực tế tại các nước phát triển như Mỹ, Úc thay vì sang những nước như Trung Quốc, Việt Nam.
    Điều này không giống như sinh viên nước ngoài đang theo học tại Singapore vốn sẵn sàng dấn thân vào những nơi khó khăn để trưởng thành.
    Tâm sự với tờ The Straits Times quanh những than phiền của ông Tharman, sinh viên năm thứ ba Đại học Kỹ thuật Nanyang, Chew Lelian, thừa nhận sinh viên Singapore chỉ thích chọn đến những nơi sung túc.
    Để giải thích cho thái độ thiếu tích cực của giới trẻ, ông Tharman nói đơn giản là vì điều kiện sống của Singapore đã cải thiện rất nhiều nên họ không cần nhọc sức và không có được tinh thần cộng đồng như thế hệ đi trước.
    Quyền Bộ trưởng Tharman không phải là quan chức đầu tiên của Singapore có những lời chỉ trích kèm với khuyến khích thanh niên cầu tiến. Trước đó, nhà lãnh đạo kỳ cựu Lý Quang Diệu và Thủ tướng Goh Chok Tong cũng từng có những phát biểu tương tự.
    Phải chăng các nhà lãnh đạo Singapore có ý "mưa dầm thấm đất" để giúp những người trẻ không ngủ quên trên thành tựu kinh tế mà thế hệ trước phải khó nhọc lắm mới đạt được?
    Sơn Nguyễn
    Báo Tuổi Trẻ - The Straít Times, CNA
    http://www4.tintucvietnam.com/Nhip-Song-Tre/2004/5/50011.ttvn
  8. binhminhdiuem

    binhminhdiuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    ?oNếu lý tưởng của thanh niên chỉ là làm giàu thì đó là một bước thụt lùi..."


    Ông Nguyễn Khoa Điềm phát biểu tại Hội nghị.
    Tại Hội nghị Tư tưởng - Văn hoá toàn quốc tổ chức tại TP Đà Nẵng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương Nguyễn Khoa Điềm đã đặc biệt nhấn mạnh về công tác giáo dục lý tưởng cho thanh, thiếu niên. Theo ông, những vấn nạn trong xã hội đều bắt nguồn từ việc không xác định được hoặc xác định không đúng lý tưởng của mỗi người.
    Ông nói: Có người nói rằng, lý tưởng của thanh niên hiện nay là làm giàu, quyển sách gối đầu giường là quyển sách dạy làm giàu. Hỏi: ?oLớn lên em sẽ làm gì??, trả lời: ?oLớn lên em sẽ làm doanh nhân?. Điều này được một số người cổ vũ, cho rằng đó là lẽ sống của thanh, thiếu nhi.
    Thật ra, chúng ta đang khuyến khích mọi người làm giàu một cách lương thiện, chính đáng, nhưng nói rằng, lý tưởng là làm giàu thì tôi cho rằng đó là một bước thụt lùi về lý tưởng, tinh thần của con người. Cha ông ta mấy nghìn năm nay luôn luôn mong muốn làm giàu để cải thiện cuộc sống, nhưng không ai nói lý tưởng là làm giàu cả. Nếu bây giờ hỏi ông tỷ phú Bill Gates ở Mỹ, chắc chắn ông ta cũng sẽ nói, lý tưởng của ông ta là vì nhân loại, vì con người chứ không phải vì sự làm giàu.
    Vì thế, cần xác định rõ, lý tưởng của thanh niên là phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những năm vừa qua, trong chừng mực nào đó, xã hội có phần coi nhẹ lý tưởng. Vì thế nó đã xuất hiện một số vấn đề có thể nói là ?ođau đầu?.
    Ví dụ, về học tập của thanh, thiếu nhi. Ai cũng nói chất lượng học tập sa sút, các nhà giáo thì cải tiến chương trình sách giáo khoa... Nhưng nếu thanh, thiếu niên, học sinh chúng ta có lý tưởng đúng, sôi sục thì với xã hội chúng ta, với điều kiện hiện tại, đủ cho các em học giỏi.
    Bây giờ máy vi tính rất nhiều, sách vở rất nhiều, các em muốn giỏi ngoại ngữ không thiếu gì sách, muốn tham khảo không thiếu gì sách... Nhưng vì sao chất lượng sa sút? Đó là do những vấn đề về tinh thần chưa sáng tỏ trong con người các em. Nên phải trở lại vấn đề giáo dục lý tưởng cho các em. Nếu như các em quyết tâm học vì lý tưởng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh thì các em chắc chắn sẽ học giỏi, bằng không, chúng ta dù đưa cho các em một chương trình tốt nhất thì nó vẫn không có ý nghĩa gì với những người nhận thức như những đưa trẻ lên ba. Như vậy, nói về vấn đề giáo dục cũng phải bắt đầu từ lý tưởng.
    Về văn học nghệ thuật, tại sao chưa có những tác phẩm gây rung động sâu sắc trong lòng người, tại sao một số cây bút trẻ, các hoạ sĩ trẻ của chúng ta vẫn chỉ đi vào những riêng tư vụn vặt như vậy? Những tìm tòi sáng tạo vẫn thiếu cái gốc của sự chói sáng, của lý tưởng, lẽ sống, trách nhiệm với cuộc sống. Nếu không xác lập được sức mạnh lý tưởng thì khó hy vọng có những tác phẩm lớn. Nếu văn học nghệ thuật mà không có tính tư tưởng cao, không có lý tưởng thì sẽ rơi vào sự tầm thường, cho dù sự tầm thường có mang màu sắc sang trọng...
    Để ngăn chặn sự sa sút về lối sống trong một bộ phận cán bộ, tệ quan liêu, tham nhũng... chúng ta đi tìm cơ chế chính sách, tìm cách kiểm tra, kiểm soát... nhưng cái gốc vẫn là lý tưởng. Cán bộ mắc khuyết điểm, trước hết là do lý tưởng sống không rõ ràng, muốn ăn chơi, hưởng thụ thì phải vướng vào... Tôi nghĩ rằng, tất cả mọi vấn đề tồn tại trong cuộc sống hiện nay, nếu chúng ta không bắt đầu từ giáo dục lý tưởng thì sẽ không giải quyết được. Vấn đề này tưởng là cũ, là đã nói từ lâu rồi, nhưng thực ra nó đang là vấn đề thời sự.
    Chúng ta rất may mắn có được một gia sản quý báu, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh - đây không chỉ là một tấm gương mà còn là một hệ thống phong phú về lý luận cách mạng, về con đường đi lên của đất nước và về lẽ sống. Nhiệm vụ của giáo dục là làm sao để tư tưởng này thấm sâu vào mỗi con người...
    Một vấn đề khác được ông nhấn mạnh trong bài phát biểu là phải cổ vũ cho tài năng và sự sáng tạo. Ông nói: Nói đến sáng tạo là nói đến sự quý trọng và phát huy tài năng. Bây giờ mà không có tài năng thì chúng ta không thay đổi được tình hình đâu.
    Tôi ví dụ như các trận bóng đá trong SEA Games vừa rồi, nếu không có những tài năng kiểu như Phan Văn Quyến, Phan Văn Tài Em... thì có thể nói rằng dân tộc chúng ta sẽ đau xót như thế nào khi thất trận trước các đội bóng khác.
    Tài năng là hết sức quan trọng đối với mỗi dân tộc. Có thể anh em cầu thủ chưa biết điều họ làm quan trọng đến đâu, nhưng khi bằng tài năng và sự tâm huyết của mình, họ giành được thắng lợi thì điều đó hết sức có ý nghĩa với xã hội... Mới đây, tôi nghe chuyện anh Hai Lúa làm máy bay trực thăng, ai cũng thấy buồn cười, nhưng theo tôi, phải ?ochọc trời khuấy nước? như thế mới làm nên sự nghiệp lớn...
    Nguyễn Thế Thịnh
    Báo Thanh Niên

    http://www4.tintucvietnam.com/Nhip-Song-Tre/2004/3/40113.ttvn
  9. binhminhdiuem

    binhminhdiuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Những tính cách cản trở người Việt trẻ


    "Cái gương nó bảo tớ đẹp thì chắc chắn là tớ đẹp thôi...!"
    Người Việt còn nhiều tính xấu... Ai cũng nói rồi. Nhưng tính cách của con người là chuyện chẳng dễ gì thay đổi, nhất là khi người ta đã lớn. Những tính cách ấy, nhiều người cho là xấu, nhưng rồi họ lại chặc lưỡi bỏ qua: Mọi người cũng vậy thôi! Và thế nên, cái chặc lưỡi ấy cũng là một cản trở của người Việt trẻ trên đường hội nhập với thế giới.
    1. "Giờ cao su": Nhìn chung, ý thức giờ giấc của người Việt Nam rất kém. Nhiều sinh viên đi du học ở các nước phát triển lúc đầu rất hay bị bỡ ngỡ. Họ dễ bị trễ tàu, lỗi hẹn với bạn bè bản xứ, nhưng lâu dần họ cũng khắc phục được.
    Tuy nhiên, đến khi về nước họ lại tiếp tục "giờ cao su" và bào chữa cho mình với quan niệm: Nhập gia tuỳ tục!
    2. Thiếu tự tin và óc phê phán: Ðây cũng là nhược điểm của văn hoá phương Ðông có lối sống khép kín. Nhiều sinh viên năm thứ ba, thứ tư đại học mà vẫn ngại phát biểu ý kiến hoặc trình bày vấn đề trước đám đông vì thiếu tự tin, thiếu thói quen suy nghĩ, đi học chỉ biết "chép chính tả".
    Kiểu giáo dục thụ động luôn tỉ lệ thuận với sức ì của tư duy và tỉ lệ nghịch với óc phê phán (critical thinking) của thanh niên.
    3. Bệnh hình thức: Có bạn trong cơ quan hay công ty mình làm việc đang chẳng đâu vào đâu thì lại đi học master. Có bạn tốt nghiệp rồi mà chưa tìm được việc làm cũng đi học master. Tư duy nặng về "điểm chác", bằng cấp rất phổ biến. Không xác định tư tưởng học để làm việc mà học để lấy bằng.
    Người Mỹ có quan điểm: to learn is to change (học tập là để thay đổi). Còn chúng ta ra sức theo học rất nhiều lớp nhưng rốt cuộc cách làm việc không thay đổi gì cả. Điều duy nhất khác là chúng ta có thêm mấy cái bằng bổ sung vào hồ sơ cá nhân.
    4. Không tiết kiệm: hay tâm lí thích tiêu xài phung phí. Ðây là virus đang rất phổ biến và rất dễ lây lan trong giới trẻ. Họ quan tâm đặc biệt đến quảng cáo, thích xem các loại tem nhãn quần áo, nhận xét, đánh giá người khác qua tài sản, thấy thèm muốn, thán phục nếu ai đó có nhiều quần áo, xe, điện thoại, nhà..."xịn" hoặc tiêu xài sang hơn mình. Chúng ta đang tiêu dùng nhiều hơn chúng ta kiếm được.
    5. Thiếu trách nhiệm cá nhân, thừa trách nhiệm tập thể: Nói chung trong những người bình thường, chúng ta thường hay đùn đẩy trách nhiệm, bất kỳ việc gì chuyển được sang cho người khác cũng đều thấy nhẹ cả người. Khi xảy ra sai phạm đó sẽ là lỗi chung của cả tập thể chứ không của riêng cá nhân nào.
    6. Thể lực kém: xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chế độ dinh dưỡng, chương trình học quá tải, học lệch, tâm lí lười vận động... Và hậu quả là khi làm việc với các đồng nghiệp nước ngoài, mặc dù rất cố gắng nhưng người Việt trẻ vẫn rất hay bị hụt hơi và cảm thấy khó có thể theo được cường độ làm việc của họ.
    7. Thiếu thực tế: Ông Kim Woo Choong - Chủ tịch Công ty Deawoo viết: "Tuổi trẻ không có ước mơ thì không phải là tuổi trẻ... lịch sử thuộc về những người biết ước mơ". Nhưng đó là những ước mơ hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Chúng ta thường hay suy nghĩ viển vông, thiếu suy nghĩ thực tế và chưa có suy nghĩ học là để làm việc.
    8. Tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm (team work) còn hạn chế. Thế kỷ 21 là thế kỷ làm việc theo nhóm vì tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ngay cả văn học và nghệ thuật, một cá nhân cũng không thể đảm đương được.
    9. Tác phong công nghiệp: Ðây là điểm rất quan trọng, có thể bao hàm một vài điểm đã nêu trước.
    Một nhà xã hội học Mỹ nói về nguồn gốc của cách làm việc tiểu nông như sau: "Anh nông dân sau khi gieo lúa xong có thể nhậu lai rai, ngủ dài dài và chờ đến thời điểm nhổ cỏ, bón phân mới làm tiếp. Mà việc này có làm muộn vài ngày cũng chẳng sao, không ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới. Nhưng một người công nhân đứng máy luôn luôn phải đúng giờ, có thao tác chính xác tuyệt đối và tinh thần kỷ luật cao. Một sơ suất nhỏ cũng có thể gây tác hại đến cả dây chuyền."
    Nhân Hưng
    Báo HHT

    http://www4.tintucvietnam.com/Nhip-Song-Tre/2004/3/39807.ttvn
  10. one_third

    one_third Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Đọc topic của bác 1 lần rồi em bái bai bác luôn! không hiểu í đồ sâu xa của bác là gì đây hehe!
    Em nói thật nhé! không biết là bác có con chưa chứ mà nếu cách bác "dạy" con bác cũng theo cái giọng này thì em thấy đáng thương cho nó quá!!! Nó có bị điểm 1 điểm 2 thì bác phải động viên nó ! chứ bác cứ ủ rũ, mặt nhàu nhĩ thì nó sẽ càng mặc cảm vì chả thấy ai tin nó cả!
    Quay lại vấn đề của bác! Chả biết là bác đã mấy chục mùa lá rụng rồi! Và cũng chả biết bác đã làm được cái quái gì cho Việt Nam rồi! Do đó bác có kêu gọi cũng chả ai thèm nghe đâu! Họ chưa chửi bác là lão già điên lẩm cẩm là may đấy! Bác đang than thân trách phận hay đang phê phán Việt Nam đấy? Nói rõ cái! Nói thật với bác. em thấy bác éo xứng để nói = tiếng mẹ đẻ nữa cơ.
    Thôi nhá né vờ see u again!

Chia sẻ trang này