1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TẢ PÍ LÙ VỀ PHÁP LUẬT

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi khongtheyeuemhon, 16/10/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khongtheyeuemhon

    khongtheyeuemhon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    TẢ PÍ LÙ VỀ PHÁP LUẬT

    Mạn phép các Mod cho em lập chủ đề mới. Em mong chủ đề này sẽ được mọi người "trong nghề" lui tới thường xuyên nhằm:

    1.trao đổi những quan điểm của cá nhân quanh một vấn đề, 1 vụ việc;
    2. chia sẻ những kinh nghiệm quý báu có được trong quãng thời gian hành hiệp giang hồ của mình và giúp đỡ lẫn nhau,
    3..........

    Vì mới nảy sinh ý tưởng này nên em chưa kịp nghĩ ra nhiều. Mong mọi người bổ sung cho em vậy.

    Hy vọng được mọi người ủng hộ ý tưởng này.
  2. khongtheyeuemhon

    khongtheyeuemhon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Em xin làm phát pháo đầu tiên:
    Thực tế hiện nay em có gặp nhiều tình huống như:
    1. Trả lại đơn khởi kiện do chưa đủ điều kiện khởi kiện (đã nhận, xem xét sau đó trả lại đơn)
    2. Ra quyết định đình chỉ vụ án (nhận, thụ lý, giải quyết sau đó ra quyết định đình chỉ).
    3. Không nhận đơn khởi kiện (vì bị đơn không còn tại địa chỉ này - một số tòa Quận tại Tp.HCM yêu cầu phải xác minh công an khu vực nơi bị đơn có hộ khẩu hoặc có đăng ký tạm trú nộp kèm đơn khởi kiện)
    Các tình huống trên đều liên quan đến một vấn đề đó là "địa chỉ của bị đơn". Lý do: bị đơn không còn ở địa chỉ hiện tại do nguyên đơn cung cấp, vì vậy nguyên đơn có nghĩa vụ phải cung cấp địa chỉ nơi bị đơn đang cư trú để tòa tống đạt giấy triệu tập giải quyết vụ án. Nếu nguyên đơn không cung cấp được địa chỉ thì tòa sẽ có một trong các quyết định trên.
    Vấn đề này thực tế em gặp rất nhiều vì em đang làm công việc "thu hồi nợ". Và không phải chỉ riêng em mà chắc chắn thực tế cũng nhiều người gặp. Thường khi đã mắc nợ, người ta thường lẩn trốn, thay đổi địa chỉ liên tục nay chỗ này mai chỗ khác. Tòa kêu nguyên đơn cung cấp địa chỉ nơi người đó có mặt để triệu tập đến tòa thì đúng là mò kim đáy biển.
    Mong các bác cho quan điểm và ý kiến bình luận. Em xin đề xuất tập trung ở các vấn đề:
    1. Việc một số tòa từ chối giải quyết trong trường hợp không tìm thấy bị đơn mặc dù nguyên đơn đã cung cấp địa chỉ của bị đơn trong đơn khởi kiện (địa chỉ là hộ khẩu thường trú, địa chỉ là nơi bị đơn có đăng ký tạm trú có xác nhận của CAKV nhưng bị đơn bỏ đi đâu không khai báo nên CA cũng không rõ hiện ở đâu...) đúng hay sai?
    2. Nếu gặp trường hợp này, các bác dùng lập lập như thế nào để buộc tòa phải thụ lý, tiếp tục giải quyết vụ việc?
    Trân trọng
  3. khongtheyeuemhon

    khongtheyeuemhon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Hic! Quán xá nhà em đìu hiu quá. Mong các pác dành chút thời gian vào thăm làm ấm trà, đàm đạo chút cho nó xôm tụ với. Quán tôi xin chân thành cảm ơn! Đây là ý kiến của em, các bác đóng góp với nhé.
    Căn cứ:
    - Công văn số 109/KHXX ngày 30/6/2006 của Tòa án nhân dân tối cao về việc xử lý các trường hợp không biết địa chỉ của người bị kiện
    - Căn cứ Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ 2: "Thủ tục giải quyết các vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm"
    - Căn cứ Bộ Luật TTDS.
    Ở đây em đặt giả thiết là người bị kiện (bị đơn) đã bỏ trốn và không biết hiện giờ đang ở đâu. Chúng ta, người đi kiện chỉ có trong tay địa chỉ thường trú hoặc tạm trú của bị đơn. Tòa ngại thụ lý, hoặc đã thụ lý rồi nhưng yêu cầu chúng ta cung cấp địa chỉ nơi có mặt của bị đơn để xét xử, nếu không sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án hoặc sẽ trả lại đơn kiện do chưa đủ điều kiện khởi kiện...
    Mục đích của chúng ta: Muốn tòa án thụ lý và xét xử vắng mặt.
    Phía tòa án: Ngại xử vắng mặt do sợ thiếu sót về mặt thủ tục, sợ kháng cáo, sợ mất ghế...
    Lập luận:
    - Tại điểm đ khoản 1 Điều 164 BL TTDS quy định yêu cầu người khởi kiện phải ghi rõ địa chỉ của người bị kiện chứ không quy định rõ là phải ghi địa chỉ nơi bị đơn đang ở. Địa chỉ cung cấp cho tòa là địa chỉ thường trú và đã được công an xác nhận đương sự vẫn còn hộ khẩu tại đây nhưng đã bỏ đi đâu không rõ.
    - Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 36 BL TTDS quy định: Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết. Do đó, dù bị đơn đã bỏ trốn nhưng tài sản bị đơn hiện vẫn còn tại địa phương (nhà, đất...) và chúng ta có cơ sở để yêu cầu Tòa án buộc phải thụ lý giải quyết. Hoặc chúng ta chứng minh với tòa rằng, địa chỉ chúng ta cung cấp là địa chỉ cuối cùng mà chúng ta còn gặp, tiếp xúc và làm việc với bị đơn. Sau này thì không biết (xác minh của công an khu vực... hiện không biết đương sự ở đâu).
    - tiểu mục 8.5 Nghị quyết 02: "đối với trường hợp trong đơn khởi kiện có ghi đầy đủ cụ thể và đúng địa chỉ của người bị kiện, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ ko có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú mà không thông báo địa chỉ mới cho người khởi kiện, cho Tòa án nhằm mục đích dấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì được coi là trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình dấu địa chỉ. Tòa án tiến hành thụ lý giải quyết theo thủ tục chung". Như vậy, trường hợp người vay mượn nợ mà bỏ đi đâu không rõ, không tìm được địa chỉ mới thì mình có thể căn cứ vào quy định này để yêu cầu tòa án thụ lý vụ án và xét xử vắng mặt.
    Em xin hết.
  4. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Trước đây tôi đã lậ một topic với chủ đề tương tự.
    Thực tế hiện nay, khi thụ lý hồ sơ khởi kiện nhiều tòa đã lạm dụng quá mức quy định về trách nhiệm cung cấp chứng cứ của nguyên đơn nên đã yêu cầu nguyên đơn cung cấp nhiều thứ như: đăng ký kinh doanh của bị đơn, xác nhận của chính quyền hoặc công an phường về địa chỉ của bị đơn.. . . thì mới thụ lý. Nếu không có đủu thì tòa án lấy do không đủ căn cứ khởi kiện để từ chối nhận đơn.
    Nhiều trường hợp, bị đơn không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký trong đăng ký kinh doanh (nguyên đơn không biết bị đơn chuyển đi đâu vì bị đơn không thông báo mà cũng không đăng ký lại với Sở KHĐT, thậm chí có thể là không còn hoạt động thực tế) thì tòa án không thụ lý dẫn đến không biết làm cách nào để đòi nợ. Trong khi đó, pháp luật chưa quy định rõ về thủ tực, điều kiện cho các chủ nợ truy đòi trách nhiệm của các thành viên, cổ đông công ty trong phạm vi vốn họ cam kết góp hay trong việc tẩu tán tài sản công ty . . . . nên rất khó đòi nợ trong các trường hợp này
    Trường hợp khác, bị đơn là công ty vẫn có địa chỉ nhưng khi tòa án gửi giấy tờ đến thì không ai nhận, mời đến tòa án để lấy lời khai, công ty không cử người đến. . . thế là thẩm phán cũng không dám xử vắng mặt mà lại ra quyết định tạm đình chỉ.
  5. khongtheyeuemhon

    khongtheyeuemhon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Chào vietnguyen, trường hợp bạn đưa ra cũng rất giống với mình nên mình đã post bài trong topic của bạn rồi đó. Thực ra mình cũng phải thông cảm với thẩm phán, thư ký của tòa. Bạn biết đấy, một thẩm phán nhiệm kỳ 5 năm bổ nhiệm lại một lần, chỉ cần vài ba vụ trong 5 năm đó bị kháng cáo, kháng nghị... mà hủy án là họ tiêu tùng. Vì vậy, họ rất ngại đưa vụ việc ra xét xử... mà mục tiêu hòa giải thành là hay nhất. Xét xử đầy đủ mà họ còn ngại huống gì là xét xử vắng mặt. Bởi vậy, thủ tục xét xử vắng mặt họ làm rất kỹ...
    Quan điểm của bên mình là hợp tác và tôn trọng nhưng vẫn phải đảm bảo quyền lợi. Nghĩa là tòa kêu gì mình làm nấy miễn sao được việc cho mình và ở một mức nào đó chấp nhận được. Còn làm quá, ví dụ như đòi đình chỉ, trả đơn... thì kháng cáo, khiếu nại... đến cùng . Họ có nể mình đâu mà mình phải nể họ. Cứ theo đúng quy định của pháp luật mà làm ...
    Trường hợp nêu trên của bạn, chỉ cần sở kế hoạch đầu tư xác nhận là công ty đó vẫn hoạt động bình thường, vẫn ở tại địa chỉ cũ (về mặt hình thức) là đủ điều kiện để khởi kiện. Khi tòa đi tống đạt, nếu không có ai nhận giấy thì thế nào cũng kêu mình lên. Lúc đó, mình sẽ trình bày lý do bên bị đơn cố tình thay đổi địa chỉ, không khai báo nhằm trốn tránh nghĩa vụ... và yêu cầu tòa giải quyết theo quy định của pháp luật (nghĩa là xét xử vắng mặt). Thực tế mình gặp, có tòa tống đạt hợp lệ 2 lần (đi cùng tư pháp phường), niêm yết tại ủy ban nơi mình cung cấp địa chỉ trong đơn khởi kiện... sau đó sẽ xử. Có tòa yêu cầu mình cung cấp địa chỉ mới của bị đơn để tòa tống đạt, mình gãi đầu: nó cố tình trốn nợ không khai báo, giờ em cũng không thể nào biết được nó ở đâu... trụ sở của nó vẫn còn chình ình ở đó, lên Sở KHĐT thì thấy vẫn còn hoạt động chưa giải thể, phá sản... kính đề nghị tòa xét xử vắng mặt. Còn nếu tòa nói đình chỉ vụ án, giở luật ra... căn cứ đình chỉ vụ án không hề có trường hợp nào là không tìm thấy địa chỉ của bị đơn......
    P/s vietnguyen: thực ra cái này cũng hên xui lắm. Cũng có vài vụ bị trả lại đơn kiện lý do chưa đủ điều kiện để khởi kiện (nguyên đơn không cung cấp được địa chỉ của bị đơn). Nhưng đây là ở tỉnh khác, không phải là tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Ở các tỉnh mấy bác í đâu sợ trời, đâu sợ đất đâu nên làm ăn kinh hồn lắm...
  6. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta co thể trao đổi về các kinh nghiệm, khó khăn khi giảii quyết công việc.
    Tôi ở ngoài Bắc, việc thụ lý khởi kiện ở mỗi toà khác nhau, cái đấy phụ thuộc vào quan điểm của lãnh đạo toà đó. Anh em thụ lý cũng là anh em bạn bè mình, nhiều khi họ muốn giúp mình nhưng lại sợ sếp.
    Nhiều khi mình khiếu nại căng thẳng cũng không giải quyết được. Bạn có thể xem topic "kiện được không, ở toà nào" , vụ này mình đã khiếu nại đến phụ án (nhầm, Chánh án mới đúng) toà án thành phố nhưng quá lâu không thấy trả lời. Dự kiến mình khiếu nại tiếp lên Toà án tối cao và làm công văn hỏi Viện KH XX.
    Một số Sở KHĐT ở các tỉnh còn không chịu cấp bản sao đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp khi luật sư đến yêu cầu. Lúc mình lôi Nghị định của CP và Thông tư của Bộ ra trình bày là Pháp luật quy định các anh có nghĩa vụ phải cấp thì họ trả lời là pháp luật quy đinh nhưng không nói là phải cấp trong thời hạn bao nhiêu ngày, Sở chưa có quy trình về việc cấp bản sao DKKD như vậy, anh để đơn đây, bao giờ có quy trình tôi sẽ cấp.
    Pótay luôn
    Công an Phường cũng vậy, nếu không có phong bì, họ cũng không chịu xác nhận địa chỉ,
    Tôi có một vụ đòi nợ khác mà bị đơn đăng ký tại TP. HCM. Toà kinh tế ngoài này đã thông báo thụ lý, yêu cầu cho biết ý kiến nhưng không thấy hồi âm. Gửi lại bằng thư bảo dảm thì, đơn vị gửi thư báo nhân viện không nhận do Giám đốc dii công tác không có nhà. Chưa biết là thẩm phán định xử lý vụ này tiếp theo thế nào
  7. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    vietnguyen08 nếu ở HN thì tớ trả lời vấn đề của bạn như sau: Tớ đã nộp đơn khởi kiện tại tất cả các toà quận/huyện nhưng chưa thấy nơi nào bắt phải xác nhận địa chỉ cư trú của bị đơn! Họ vẫn thụ lý bình thường và sau này khi không thể tống đạt tài liệu cho bị đơn thì mới tính tới khả năng tạm đình chỉ. Vấn đề luật sư nhận uỷ quyền đại diện cho đương sự là nhiều toà vướng mắc nhất do thói quen BLDS cũ.
  8. khongtheyeuemhon

    khongtheyeuemhon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề luật sư nhận uỷ quyền đại diện cho đương sự là nhiều toà vướng mắc nhất do thói quen BLDS cũ.
    [/quote]
    Bác có thể nói rõ hơn về vấn đề này được không? Sự khác nhau trong quy định giữa BLDS cũ và mới?
  9. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Ở thành phố của tôi ở
    Hầu hết các toà đều yêu cầu phải có xác nhận của chính quyền hoặc công an phường nơi cư trú của bị đơn. Nếu không có thì họ không nhận đơn. Tranh luận rồi khiếu nại chán hộ vẫn kiên quyết giữ quan điểm như thế. Nhiều luật sư dã to tiếng với cán bộ toà án, khiếu nại nhưng từ trên xuông dưói họ nhất quyết như thế nên chẳng làm gì được
  10. nguyendongkhanh

    nguyendongkhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Bác chủ toppic cho tôi hỏi với.
    Tôi đang là người được ủy quyền của Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong một vụ đòi nợ.
    Người ủy quyền cho tôi là người bảo lãnh cho một doanh nghiệp tư nhân vay vốn của Ngân hàng. Đến giờ, chủ doanh nghiệp tư nhân còn nợ Ngân hàng 1,5 tỷ đồng và bỏ trốn. Ngoài ra chủ doanh nghiệp tư nhân còn vay của nhiều tổ chức và cá nhân khác. Hiện nay Ngân hàng đang khởi kiện chủ doanh nghiệp tư nhân với tư cách Bị đơn và người ủy quyền cho tôi là Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
    Vậy thì khi chưa tìm được chủ doanh nghiệp tư nhân thì Tòa án có thể đưa vụ án ra xét xử vắng mặt Bị đơn và yêu cầu tôi thực hiện nghĩa vụ của Người bảo lãnh không? Tòa án có thể tách phần yêu cầu Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ra để xử riêng không?
    Hiện Người ủy quyền cho tôi và những cá nhân bị chủ doanh nghiệp tư nhân lừa đã làm đơn tố cáo ra cơ quan công an nhưng cơ quan công an chưa khởi tố vụ án. Vậy thì làm thế nào để Tòa án kiến nghị khởi tố hoặc đình chỉ do có dấu hiện vi phạm hình sự?
    Nhờ các bạn tư vấn giúp.
    Cảm ơn rất nhiều!

Chia sẻ trang này