1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TẢ PÍ LÙ VỀ PHÁP LUẬT

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi khongtheyeuemhon, 16/10/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khongtheyeuemhon

    khongtheyeuemhon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Thực ra nghề của mình phải "sống" hòa thuận với Tòa án và cơ quan THA. Tuy nhiên, nếu đã ghét, muốn làm cho to chuyện thì cũng không phải là không có cách, thực tế bên mình cũng đã định làm rồi nhưng cuối cùng sếp lại quyết định thôi. Đối với trường hợp bắt buộc yêu cầu xác minh công an trước khi nộp đơn khởi kiện (sai quy định của Bộ luật TTDS - vì trong luật không có yêu cầu này) nhằm mục đích giảm thiểu tối đa khó khăn cho tòa án khi giải quyết vụ việc. Bạn có thể nộp đơn khởi kiện bằng thư bảo đảm qua đường bưu điện và lấy biên lai đề ngày gửi. Hết thời gian theo quy định của TTDS kể từ ngày nhận đơn mà tòa án không giải quyết thì bạn gửi Công văn lên tòa án Nhân dân tối cao... nêu lên trường hợp của mình. Thường Tòa án khi nhận được hồ sơ của bạn qua bưu điện sẽ gọi bạn lên, giải thích là phải có xác minh công an... yêu cầu bạn bổ sung thêm hoặc thuyết phục bạn cầm lại hồ sơ về bổ sung sau đó nộp lại sau hoặc dọa sẽ trả lại đơn... Nói chung là mình cứ chối tuốt, nói là giờ em mà nhận lại hồ sơ chắc em bị đuổi mất , nếu trả lại xin tòa ra cho em cái quyết định trả lại đơn để em có cơ sở về trình bày với sếp... tòa dám ra quyết định trả lại đơn vì không có giấy xác minh công an không??? chẳng qua nếu trả lại đơn thì đó là căn cứ nguyên đơn không chịu cung cấp chứng cứ theo yêu cầu của tòa án... vậy lúc đó mình sẽ hỏi ngược lại? đề nghị tòa giải thích rõ không cung cấp chứng cứ là những chứng cứ gì... trong điều luật quy định về quyền của nguyên đơn có nói rõ nếu nguyên đơn không tự mình thu thập được chính cứ thì có thể đề nghị tòa án hỗ trợ...
    trên đây là thực tế em đã gặp phải, nhưng nói chung là chưa đến mức phải gửi công văn lên tòa tối cao. Dù gì mình cũng còn gặp nhau, làm thế khó nhìn mặt nhau lắm. Cuối cùng thua thiệt vẫn là mình thôi..,
  2. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, Toà án có thể xử vắng mặt bị đơn. Nếu người có quyền lợi liên quan có yêu cầu độc lập (bằng đơn yêu cầu độc lập và nộp án phí) thì Toà án phải giải quyết trong cùng một vụ án, không thể tách ra được.
    Còn việc tố cáo ra cơ quan công an thì phải xem có dấu hiệu hình sự hay không thì Công an mới khởi tố được. Mà theo tôi, Toà án dân sự đang giải quyết thì Công an không khởi tố đâu. Nếu có dấu hiệu hình sự thì bạn đề nghị Toà án đình chỉ giảii quyết và chuyển hồ sơ cho công an khởi tố, điều tra.
  3. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Bác có thể nói rõ hơn về vấn đề này được không? Sự khác nhau trong quy định giữa BLDS cũ và mới?
    [/quote]
    Nhiều thẩm phán vẫn đòi giấy ủy quyền phải được công chứng hay chứng thực, hay không được gọi là giấy ủy quyền mà phải là hợp đồng ủy quyền và trăm thứ blah blah khác. Tóm lại, tớ cáu nên chửi tuốt rồi ra bưu điện gửi thư đảm bảo cho khỏi cãi
  4. khongtheyeuemhon

    khongtheyeuemhon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn dongkhanh, welcome bạn ghé quán mình đàm đạo. Mấy bữa nay bận quá không vào wán trả lời bạn được và cũng vì mình đang suy nghĩ câu trả lời . Đọc câu hỏi của bạn, mình đoán bạn cũng là người học luật và đang làm luật.
    Vì bạn đã nêu đích danh chủ topic, hè hè và vì mình cũng có chút hiểu biết về vấn đề này nên trong phạm vi kiến thức của mình, mình xin được "trình bày" như sau:
    1. Tòa án có xử vắng mặt khi không có bị đơn được không: câu trả lời là về mặt lý thuyết hoàn toàn được theo quy định của luật TTDS. Sau 2 lần tống đạt hợp lệ (thời gian cách nhau không quá một tháng thì phải) mà bị đơn vẫn không có mặt thì tòa án sẽ đưa vụ án ra xử vắng mặt. Mình nhấn mạnh từ lý thuyết, vì trên thực tế Tòa án rất ngại xử mấy vụ kiểu không tìm thấy bị đơn như thế này do sợ bị kháng cáo, hủy án. Bạn không nói rõ vụ của bạn đang ở giai đoạn nào của quá trình tố tụng (hòa giải, chuẩn bị xét xử) nên mình cũng khó nói cụ thể với bạn được. Trong thực tế, mình là đại diện của ngân hàng đi kiện mấy vụ tương tự trường hợp của bạn. Nếu ở giai đoạn nộp đơn khởi kiện, tòa thường từ chối nhận lý do không tìm được địa chỉ của bị đơn, nếu đã nhận rồi thì yêu cầu cung cấp địa chỉ hoặc tòa sẽ đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc trả lại đơn... hoặc nếu tòa chấp nhận xét xử thì yêu cầu đăng thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng... Bạn thấy đấy, có những các giải quyết rất khác nhau của Tòa án trong cùng một tình huống.
    2. Về việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: mình đoán bạn học luật. Vậy là bạn đã hiểu bản chất của bảo lãnh là gì rồi không cần phải nhắc đến nữa. Ở đây, thân chủ của bạn đã ký vào hợp đồng bảo lãnh vì vậy bây giờ phải chịu trách nhiệm thôi. Tuy nhiên, mình cũng lưu ý bạn: nếu thân chủ của bạn bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ thì thôi, còn nếu bảo lãnh một phần nghĩa vụ thì chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần nghĩa vụ bảo lãnh mà thôi. Hơn nữa, doanh nghiệp tư nhân thì chịu trách nhiệm vô hạn, nghĩa là chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với khoản nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, bạn có thể yêu cầu tòa án tuyên buộc doanh nghiệp tư nhân (bên đi vay Ngân hàng) phải trả nợ trước, trường hợp doanh nghiệp tư nhân không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì mới buộc người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trả thay. Bạn cũng có thể thay mặt thân chủ của bạn (nếu nội dung này được ủy quyền) khởi kiện doanh nghiệp tư nhân kia về việc truy đòi nghĩa vụ đã bảo lãnh sau khi phải thực hiện nghĩa vụ thay cho doanh nghiệp đó đối với phía Ngân hàng.
    3. Tòa án có thể tách vụ của thân chủ bạn ra xử riêng không? Câu trả lời là không. Về nguyên tắc trong TTDS: tòa án chỉ xem xét giải quyết những gì mà các bên yêu cầu. Ngân hàng đã khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp kia, lôi thân chủ của bạn vào với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Như vậy thân chủ của bạn chỉ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tòa án không thể tách ra vụ án khác xét xử đối với thân chủ của bạn được. Ở đây, khi đứng trước việc khởi kiện, Ngân hàng có 2 sự lựa chọn hoặc là khởi kiện doanh nghiệp tư nhân hoặc là khởi kiện người bảo lãnh đòi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. doanh nghiệp tư nhân là bị đơn thì bên bảo lãnh (thân chủ của bạn) là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và ngược lại. Thực tế bên mình cũng đã có vụ kiện người bảo lãnh ra tòa với tư cách bị đơn do người đi vay (phạm tội đã ở tù) nên không trả được nợ.
    3. Cơ quan công an họ ngại hoặc ngâm hồ sơ cũng phải. Vì họ rất ngán mấy vụ như thế này. Luật gọi là "hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế", lơ mơ là lên báo cả bầy ngay. Mình không nói đến mấy người khác, họ tố cáo làm gì kệ họ... thân chủ của bạn đang bị tòa kêu lên làm việc mà bạn là đại diện theo ủy quyền. Nguyên tắc: "chỉ người nào đã phạm một tội do BLHS quy định...." do đó, bạn phải tự mình thu thập chứng cứ, chứng minh doanh nghiệp tư nhân kia đã phạm vào một tội nào đó trong luật HS và đưa ra trước tòa dân sự đang giải quyết vụ của bạn. Tòa dân sự sẽ xem xét, sau đó quyết định đình chỉ vụ án dân sự và đưa vụ án sang cơ quan điều tra để khởi tố hình sự hay không. Khi đó, cả thân chủ của bạn và ngân hàng sẽ thay đổi vai trò trở thành người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đối với phần dân sự trong vụ án hình sự. Vụ này hay đấy, vì khi đó thân chủ của bạn sẽ tạm thời thoát được sự truy đòi của ngân hàng... tất cả tập trung vào xử thằng doanh nghiệp tư nhân kia trước.
    Mong là giúp đựơc bạn ít nhiều.
  5. khongtheyeuemhon

    khongtheyeuemhon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Chà lâu quá không ghé vào (tại chưa nghĩ ra được cái gì mới) .
    Các bác có hứng thú bàn luận về thông luật (common law) và dân luật (private law) không vậy? Ví dụ như: ưu điểm, khuyết điểm, sự giống khác nhau giữa 2 hệ thống luật này...thái độ của bản thân mình với 02 hệ thống luật trên (yêu, ghét, thích cái này không thích cái kia....)
    Sở dĩ em đưa ra vấn đề này vì bản thân em học luật cũng còn rất mù mờ về 02 hệ thống pháp luật này. Mong là anh, chị nào có kiến thức (lý thuyết và cả thực tế) về 1 trong 2 ngành luật hoặc cả 2 thì càng tốt có thể mở mang tầm hiểu biết cho em và mọi người về những vấn đề trên.
    Lúc trước, học trong trường có pà cô dạy tiếng anh chuyên ngành luật tối ngày xỉ vả luật Việt Nam ca ngợi luật Mẽo... Lúc đó tự ái dân tộc nổi lên nghĩ cũng ức thật..... nhưng mà cũng phải công nhận là luật mình còn cùi thật, phải chịu thôi. Thế nhưng em có thắc mắc... nếu so sánh dân luật của Pháp và thông luật của Ạnh Mẽo thì không biết cái nào trội hơn....? Nếu dân luật mà cùi vậy tại sao Việt Nam mình lúc trước không đi theo hệ thống thông luật?
    Em chỉ loanh quanh ở Việt Nam chưa từng tiếp xúc với hệ thống pháp luật của Anh Mỹ không hiểu cơ cấu hoạt động của nó lắm... Mong các bác có ý kiến trao đổi...
    Chào thân ái quyết thắng!
  6. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Thế giới có hai hệ thống pháp luật lớn là Thông luật (mà đại diện là luật của Anh, Mỹ. . .) và dân luật (đại diện là Pháp, Đức). Ngoài ra còn có hệ thống luật XHCN 9Liên xô cũ làm đại diện) và các trường phái lẻ tẻ khác (như Trung Quốc chẳng hạn)
    Việt Nam không nằm trong hai hệ thống luật lớn này mà xuất phát là thuộc hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa (lấy chủ nghĩa Mác Lê làm cơ sở lý luận).
    Tuy nhiên, kể từ ngày anh cả LX và các nước XHCN châu âu sụp đổ và Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường (định hướng XHCN) thì hệ thống pháp luật XHCN lấy chủ nghĩa Mác Lê làm cơ sở lý luận không đủ khả năng giải quyết các vấn đề mới phát sinh. Do đó, các cụ làm luật nhà ta phải đi sao chép luật của các nước khác.
    Đến nay, căn bản thì luật VN vẫn ảnh hưởng của hệ thống luật XHCN xưa kia (chép luật của Liên Xô) như: Khoa học luật hình sự, tổ chức nhà nước thì Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có Viện kiểm sát, hệ thống xét xử là xét hỏi . . . . .
    Nhưng bên cạnh đó, các văn bản luật cụ thể, đặc biệt là các vấn đề mới thì gọi là học tập và tham khảo luật nước ngoài. VB luật ở Việt Nam là do bộ ngành quản lý lĩnh vực nào tự soạn thảo luật cho lĩnh vực quản lý của mình trình quốc hội thông qua nên luật VN không thống nhất và chịu ảnh hưởng của nhiều nước, nhiều trường phái, phụ thuộc vào người chắp bút soạn thảo bị ảnh hưởng bởi hệ thống luật nào.
    Anh đi học Nga xô cũ về thì vẫn lối tư duy của luật Nga Xô cũ, anh đi học ở Mỹ-Anh về thì bị ảnh hưởng của tư duy luật Anh-Mỹ, anh đi học ở Châu âu lục địa về thì bị ảnh hưởng của luật Pháp- Đức, rồi thì một số cơ quan đi học tập, tham khảo của Trung Quốc, Nhật .. . .
    Túm quần lại, sau một thời gian, học tập, sao chép tất cả tinh hoa của trí tuệ loài người, hệ thống luật Việt Nam thành một thứ hổ lốn, tảpílù, không ra hình thù gì, rất khó nuốt và còn khó nuốt hơn nữa.

Chia sẻ trang này