1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

*** Ta Từ Đâu Tới? Ta Đi Về Đâu? ***

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi OThienVuongO, 01/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    *** Ta Từ Đâu Tới? Ta Đi Về Đâu? ***

    Đó là một câu hỏi mà tất cả chúng ta, ai cũng nên thắc mắc. Và đó cũng là câu hỏi giúp cho những bậc tôn sư được giải thoát khỏi sinh tử, luân hồi.

    Ở đây, TV rất mong tất cả những ai có lòng nghiêm túc muốn tìm hiểu, hay trao đổi kinh nghiệm, sẽ nhiệt tình tham gia vấn đáp.

    Mọi ý tưởng đều đáng để được nhận xét. Miễn sao ý tưởng đó có tính lành mạnh và xây dựng.

    Mọi cá thể đều đáng được hoan nghênh tham dự, bất kể nam, phụ, lão, ấu v..v... vì dĩ nhiên, ai cũng có quyền bình đẳng như nhau.

    Trong phạm vi khả năng của mình, biết được đến đâu, TV sẽ cùng các bạn tận tình chia sẻ. Có thể đúng, cũng có thể sai. Nhưng quan trọng là ta giúp cho nhau có thêm ý tưởng, kiến thức để cùng nhau tìm hiểu thêm về con đường mà tất cả chúng ta đều phải đi qua trong tương lai.

    Thân ái,
    -Thiên Vương-

    Namo Tasa Bhagavato Arahato Samma Sambuddhasa!
    Namo Tasa Bhagavato Arahato Samma Sambuddhasa!
    Namo Tasa Bhagavato Arahato Samma Sambuddhasa!

    Nguyện xin chư Phật hộ trì cho tất cả chúng sinh có được huệ nhãn để nhìn xuyên qua đám bụi cõi thế gian mà thấy được chân lý.

    Nguyện xin chư Bồ Tát phát lòng từ bi quảng đại, giúp cho tất cả chúng sanh có đủ tinh tấn và nghị lực để rời khỏi bờ mê mà sang bến giác.
  2. hoanglong131

    hoanglong131 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/07/2007
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Nam mô a di đà phật, xin cho con được ...............
  3. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Thoát khỏi sinh tử luân hồi rồi thì đi về đâu?
  4. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Thứ nhất, lemd chẳng thể thoát khỏi sinh tử và luân hồi! Vì sinh tử luân hồi đồng nhất ko khác với Niết-bàn!
    Thứ hai, nếu đã thật ở Niết-bàn, thì đó là cuối cùng rồi, nên sẽ ko còn phải đi về đâu! Hãy làm gì thì làm điều đó, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng đừng sinh Tâm!
  5. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Để giải tỏa thắc mắc này, có lẽ ta phải đi một vòng thật lớn. Phải định danh ...sinh tử, luân hồi là gì? Tại sao phải muốn thoát khỏi? Sau đó thì mới tới câu hỏi của bạn....thoát khỏi thì đi về đâu?
    Sở dĩ phải đi một vòng lớn như vậy, để bạn và những người khác có thể hình dung và hiểu rõ hơn về những khái niệm cơ bản. Giống như ta phải biết về quy tắc và công thức, trước khi muốn giải bài toán vậy.
    1/ Sinh tử, luân hồi là gì?
    Sinh "Y là sinh ra, hiện ra, được tạo ra.
    Tử 死 là chết, mất, không còn tồn tại.
    Thật vậy, nếu để ý, ta sẽ thấy xung quanh ta thực ra chỉ có hiện tượng sinh tử, hay xuất hiện và biến đi. Nếu như bệnh viện khắp nơi trên thế giới, mỗi ngày có hàng ngàn, hàng triệu đứa trẻ được sinh ra, thì đồng thời các nghĩa trang ở khắp nơi trên thế giới cũng có hàng ngàn, hàng triệu nấm mồ mới đắp.
    Luân 輪 nghĩa gốc là bánh xe.
    Hồi >z là quay trở lại.
    Luân hồi như một vòng tròn luân xoay vần, lên xuống, qua lại, mãi mãi không ngừng.
    Sinh tử luân hồi là sự sống chết tiếp nối nhau trong vòng quay luân hồi.
    Sinh tử, luân hồi là một sự thật không chỉ đối với Phật giáo, mà còn đúng với tất cả mọi tôn giáo trên thế gian này.
    Sinh tử, luân hồi là một hiện tượng không chỉ ảnh hưởng riêng đối với con người chúng ta, mà còn tác động đến tất cả sinh linh trên trái đất này.
    Nói cho đúng bản chất của sinh tử, luân hồi theo tư tưởng Phật giáo thì nó không chỉ diễn ra trên trái đất này, mà còn xuất hiện trên toàn vũ trụ. (bao gồm những thế giới khác, ngoài thế giới của chúng ta.)
    Vì sao ta nói rằng sinh tử, luân hồi đúng với mọi tôn giáo? Ấy là vì người của tôn giáo nào cũng phải trải qua ....sinh, bệnh, lão, tử. Cứ đến rồi đi. Thấy đó, mất đó.
    Có khác chăng, thì chỉ khác quan niệm về sự thật trước khi sinh, và sau khi mất thôi! Nhưng tất cả đều phải chấp nhận sự thật của sinh tử, luân hồi trong hiện tại.
    Vì sao ta nói sinh tử, luân hồi tác động đến tất cả sinh linh trên trái đất này? Ấy là vì tất cả sinh linh, từ nhỏ như con kiến, cho đến lớn như con voi, loài nào cũng có sinh, có diệt. Không khác chi con người chúng ta.
    Mọi sinh linh trên thế giới này tựu trung đều theo Noãn, Thai, Thấp, Hóa mà sinh ra.
    Noãn sanh là những loài được sinh ra từ trứng. Nhỏ như con kiến hay lớn như con đà điểu, đều là noãn sanh.
    Thai sanh là những loài được sinh ra từ bào thai. Như con người chúng ta, muôn thú, và thậm chí cả con cá heo, cá voi, đều là thai sanh.
    Thấp sanh là những loài được sinh ra do sự ẩm ướt. Đây là những loài vi sinh vật mà ta khó thấy được bằng mắt thường.
    Hóa sanh là những loài được sinh ra qua quá trình biến đổi. Như con muỗi tuy sinh ra trứng, nhưng trứng chỉ nở ra con lăng quăng. Con lăng quăng tới tuổi trút bỏ lớp vỏ ngoài thân mới hóa thành con muỗi. Hay con ****, con ruồi v..v... hầu hết các con côn trùng đều là loài hóa sanh.
    Vì sao nói sinh tử luân hồi diễn ra trên toàn vũ trụ? Sau khi đắc đạo, đức Phật đã biết được và giảng dạy cho hậu thế biết rằng, tất cả sinh linh trên toàn vũ trụ đều luân hồi qua 6 con đường. Gọi là ...Lục đạo luân hồi.
    Sáu đường đó được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là: Trời, Người, A-tu-la, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục.
    Trời: là nơi những chúng sanh được đến khi tạo được nhiều phước báu trong kiếp trước. Người ta thường gọi là thiên đàng.
    Người: là con người chúng ta.
    A-tu-la (~修.) : Là quỷ, thần nói chung. Họ do tu luyện mà "đắc" được "đạo" mà trở thành A-tu-la. Nếu đạo của họ tốt thì thành thần, tiên, nếu đạo của họ theo tà niệm thì thành quỷ (quỷ ở đây là một loại thần linh, chứ không phải ma quỷ bình thường). Nhưng nói chung, vì đều do tu luyện mà được, nên họ đều có quyền lực và thần thông, tùy theo năng lực của họ.
    Súc sanh (.o"Y): Nghĩa gốc là những con vật nuôi như: heo, bò, gà, chó v..v...Ở đây theo nghĩa rộng là loài vật nói chung. Sở dĩ người ta gọi gọn súc sanh vì muốn chỉ những con vật trong nhà mà ai cũng biết cho họ dễ hiểu.
    Ngạ quỷ ("鬼): Nghĩa gốc là ma đói (chữ quỷ này do người Tàu gọi. Đồng nghĩa với chữ ma của người Việt.). Nghĩa rộng là các loài ma bị đau khổ do đã tạo nghiệp ác ở kiếp trước.
    Ngạ quỷ này chính là chữ quỷ trong cụm từ "ma, quỷ" mà ta thường gọi. Hoàn toàn khác với ma, hay linh hồn mà từng giao lưu với cô Phan Thị Bích Hằng.
    Ta thường nói ...xấu như quỷ, quỷ khóc (quỷ khốc thần sầu), v..v...đó là vì loài quỷ này có hình dạng vô cùng khác thường. Và luôn đau khổ.
    Loài quỷ này vì ác nghiệp đã tạo từ kiếp trước, nên phải thọ hình phạt đau khổ như vậy. Nên thường có ở những nơi khắc nghiệt nhất trên trái đất này. Hoặc ít ra cũng là nơi núi sâu, rừng thẳm. Hiếm khi xuất hiện ở nơi con người thường sinh sống.
    Sở dĩ nó được xếp cao hơn địa ngục một bậc, vì tuy tạo ác nghiệp, nhưng họ cũng có một số thiện nghiệp, nên còn được ở trên cõi trần với con người. Vì vậy, có cơ hội được nghe giáo pháp mà sớm được siêu sinh, thoát kiếp.
    Địa ngục (o"): Nghĩa là tù ngục dưới đất, hay trong lòng đất. Nghĩa rộng là nơi giam giữ những loài ma, quỷ đã tạo quá nhiều ác nghiệp trong tiền kiếp.
    Ta thấy, lục đạo luân hồi có sướng, có khổ, có cao, có thấp. Vì như Phật nói, tất cả chúng sinh đều luân hồi qua 6 con đường này, nên có thể hiểu được rằng, tất cả chúng ta từ vô thủy đến vô chung, đều đã và sẽ đi đi, về về, lăn lộn mãi trong 6 con đường này. Sướng thì ít, mà khổ thì nhiều. (Nếu không tính Atula, từ người đếm lên chỉ có 1 cõi là Trời. Từ người đếm xuống có tới 3 cảnh khổ là Súc sanh, Ngạ Quỷ, và Địa ngục).
    Hay nói gọn lại, trong kiếp sống hiện tại của ta đây. Mới thấy đó, rồi mất đó. Người ta có thể bị chết vì bất cứ lý do gì. Đã vậy, còn phải chịu không biết bao nhiêu là thứ bệnh luôn rình rập để hành hạ chúng ta. Tất cả những điều đó người ta gọi là Vô Thường, luật Vô Thường, hay quỷ Vô Thường. Và người ta cũng nói ....quỷ Vô Thường hay luật Vô Thường không tha cho một ai cả!...
    Vô Thường không phải là ...không bình thường, khác thường, mà là ...không thường tồn, luôn thay đổi.
    Có người hỏi bạn, người ta sống được bao lâu? 100 năm? 60 năm? 10 năm? v..v... tất cả đều sai. Đức Phật bảo rằng ta chỉ sống được trong ...một hơi thở.
    Đây không phải là một câu đố mẹo hay một sự chơi chữ, mà là một sự thật rất hiển nhiên. Nếu thiếu một hơi thở, ta sẽ không còn sống được nữa. Cái chết theo sát với hơi thở như vậy, nên không ai dám tuyên bố mình có thể sống được bao lâu.
    Mà thế gian này đều chịu ảnh hưởng của luật Vô Thường, do vậy, ngay bây giờ, bạn còn thở được thì còn sống. Một tích tắc sau, vì bất kỳ một lý do nào đó bạn không thở được nữa thì sẽ chết ngay. Cho thấy sự sống của chúng ta bấp bênh biết cỡ nào!....
    Sự sống đã vậy, cuộc đời còn tệ hơn nhiều khi ta phải luôn chịu đựng và trải qua biết bao nhiêu cảnh khổ trong đời. Cuộc đời có vô vàn cảnh khổ, nhưng nhìn chung tất cả chúng ta đều vì ...không toại ý mà khổ.
    Người nghèo không được đủ ăn, đủ mặc, đủ phương tiện sinh sống như mong muốn nên ...khổ.
    Người giàu có tiền nhiều, ăn không ngon, ngủ không yên vì phải luôn lo toan tính toán sao cho sinh lợi thêm, và giữ tài sản cho an toàn hơn. Nói chung không được đủ ...giàu như mong muốn hay đủ thời gian để tận hưởng của cải mình có như mong muốn cũng ... khổ.
    Đứa trẻ, vì còn nhỏ nên bị bắt phải đi học nhiều mà không được chơi cho thỏa chí cũng cảm thấy khổ. Hoặc vì mình còn bé nên ai cũng đàn áp được nên lúc nào cũng muốn mau trưởng thành. Muốn không được nên không vừa ý mà cảm thấy khổ.
    Người già, vì biết thời gian sống không còn bao lâu, nên rất muốn làm điều này điều nọ khi còn sống. Ngặt nỗi thân thể tàn tạ, sức khỏe yếu ớt, lực bất tòng tâm nên cũng ...khổ.
    Đó là nói sơ bộ mà đã như vậy, nếu chuyên tâm để ý, dù chỉ trong giây lát, ta có thể thấy được người ta vì nhiều nguyên nhân mà đưa đến sự thất vọng rồi cảm thấy khổ.
    Chính vì vậy mà người ta gọi ...đời là bể (biển) khổ.
    Thế nhưng, lại có rất nhiều người chấp nhận ...khổ.
    Chàng thanh niên thì nói ....thà khổ vì yêu còn hơn không được yêu. Nên anh ta cứ yêu dù biết mối tình của mình là ...tuyệt vọng.
    Kẻ cướp thì lại bảo ....một phút huy hoàng thì hơn ngàn ngày leo lét. Do vậy, họ sẵn sàng cướp của, giết người để đoạt tài sản. Bất chấp cuộc đời lao ngục, khổ hình khi bị bắt.
    Cứ thế, người ta bất chấp tất cả hậu quả để mong được điều mình muốn. Và vì vậy nên họ thả tự do cho tâm Tham của mình mặc sức tung hoành. Tạo ra không biết bao nhiêu là oan trái, nghịch cảnh.
    Người thường dân vì tham mà ăn cắp thì khiến cho người ta bị khổ vì mất tài sản.
    Kẻ thống trị vì tham mà xâm lược ngoại bang, thì khiến cho người ta bị khổ vì chết chóc, ly tán, nghèo nàn v...v...
    Ai cũng chìm đắm trong dục vọng của mình mà không sao thoát ra được cái khổ. Và vì vậy nên cứ lặn hụp mãi trong lục đạo luân hồi.
    Người có trí tuệ, thấy được như vậy, đương nhiên sẽ muốn tìm cách thoát khỏi sinh tử, luân hồi để không còn phải chịu khổ nữa.
    Giống như người ta muốn qua sông thì phải lội. Mà lội thì đôi khi sơ suất nên bị chết. Người có trí tuệ họ thấy được như vậy nên tìm cách qua sông an toàn hơn bằng việc đóng ghe, làm cầu.
    Người ta xưa kia muốn qua biển phải đi tàu. Mà đi tàu thường bị bão tố, phong ba vùi dập mà khiến cho rất nhiều người tử nạn. Người có trí tuệ thấy như vậy, họ nghĩ đến việc qua biển an toàn hơn nên chế tạo máy bay, khoan đường hầm, hoặc bắc cầu v..v...
    Do đó ta thấy, người càng sáng suốt, càng tìm được cho mình con đường an toàn hơn, giải pháp rốt ráo hơn để thoát khỏi chướng ngại. Người thường chỉ mong cầu phương tiện cho cuộc sống thì bậc đại trí họ lại mong cầu phương tiện cho cả cuộc đời và mãi mãi ....
    Và đó là vì sao người ta tìm cách thoát khỏi sinh tử, luân hồi.
    Vậy thì khi thoát ra khỏi lục đạo luân hồi, ta sẽ đi về đâu?
    Điều này hoàn toàn không thể giải thích bằng bất kỳ phương tiện nào. Nói như đạo Phật thì ...bất khả tư nghì. Nghĩa là không thể nghĩ tới, chẳng thể bàn luận được.
    Nói như vậy, nghĩa là không có câu trả lời? Không trả lời thì làm sao ta biết nơi đó sướng hay khổ, vui hay buồn? Không biết thì ai dám tới chứ?
    Hàng loạt câu hỏi sẽ dồn dập đưa đến, khi câu hỏi trên bị chặn lại. Khiến cho người ta hoang mang, mơ hồ, và lạc hướng.
    Có một câu chuyện, một chàng trai mới xin đăng lính. Người tuyển quân hỏi anh muốn làm gì trong quân đội. Anh ta liền nói:
    - Tôi muốn làm ....Admiral !!! (đô đốc hải quân. Người giữ chức vụ cao nhất trong Hải quân)
    Lẽ dĩ nhiên, nghe qua câu chuyện người ta thường cười cho sự khờ khạo của anh kia. Thế nhưng khi xét lại, nó cũng tương tự như ta bây giờ đang còn lặn ngụp trong luân hồi mà đi hỏi: Thoát ra thì đi về đâu? Muốn cái điều ngoài tầm tay của ta thì làm sao có thể bàn được?
    Vậy thì tại sao vẫn có người dù không biết được câu trả lời nhưng vẫn chấp nhận từ bỏ cuộc sống đời thường mà đi tu để mong cầu giải thoát?
    Ấy là vì một lẽ rất đơn giản. Họ biết cuộc đời là khổ, nên chỉ muốn xa đời để lánh khổ. Dần dà, tùy theo chứng đắc của họ, mà họ hiểu thêm về con đường đang đi của mình. Và càng hiểu thêm thì họ càng siêng năng, chuyên tâm tu hành để tâm thức thêm sáng suốt, có thể thấy được con đường thoát khổ.
    Nói cách khác, khi người ta cảm thấy nắng nóng, thì trước tiên họ sẽ đi tìm bóng mát mà ngồi. Sau khi thấy được ngồi dưới bóng mát thoải mái như thế nào, người ta sẽ nghĩ đến làm sao có thể ở được lâu dài trong bóng mát nên bắt đầu làm dựng lều để nghỉ tạm. Khi nghỉ tạm trong lều, thấy được lều chỉ tạm bợ, không đủ vững chắc để che mưa bão, nên họ mới làm nhà. Khi có nhà, họ phát hiện thêm nhà thấp thì ngột ngạt nên phải làm cho cao thêm cho thoáng. Nhà bít bùng thì tối, và nực, nên phải làm cửa sổ cho sáng và mát ...v...v...
    Ta thấy ngay ban đầu, người ta còn trong cái nắng nóng, không tài nào có thể biết được những sự tiện lợi, cũng như những trở ngại của cái lều, cái nhà được.
    Và nhất là họ không cần ai phải giải thích có nhà sẽ như thế nào thì mới chịu đi vào chỗ mát mà ngồi cho bớt nắng.
    Do vậy, nên dù không có câu trả lời ...(vì thực tế trả lời không được. Bạn làm sao có thể giải thích cho người ta hiểu ...mát là gì? Thoát khỏi luân hồi thì như thế nào? Chỉ khi nào người ta tới được chỗ mát, thoát khỏi luân hồi, thì tự nhiên họ sẽ hiểu thế nào là mát, và thoát khỏi luân hồi thì hạnh phúc hay thoải mái ra sao.), nhưng người trí họ vẫn muốn tìm cách, hoặc tu hành để mong sớm ngày thoát khỏi luân hồi là vậy!
    Thân ái,
    -Thiên Vương-
  6. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Nói sách vở quá.
    Dạ, Tôn giáo khác chấp nhận Sinh Tử nhưng không có Luân Hồi đâu ạ.
    Tôi thấy bạn chỉ nhăm nhăm cái ý Sinh Tử, mà cố tình lờ cái ý Luân Hồi.
    Cơ Đốc giáo, Hồi giáo,... chiếm hơn 1/2 dân số thế giới chấp nhận Sinh tử chứ không chấp nhận Luân Hồi. Sinh ra bởi Chúa, từ Chúa, chết đi thì về nước Chúa hoặc địa ngục, chứ chả luân với hồi đâu ạ.
    Tôn giáo, lý thuyết nào cũng có sở thích là bắt các thằng khác cũng giống mình nhỉ.
    Thích trình bày về Phật giáo thì bạn nên nói đến những gì mang tính học thuật trong đó. Nếu có ý chuyển thành truyền giáo thì không được hợp lý và chấp nhận đâu nhé.
  7. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Vô minh diệt thì hành diệt
    Hành diệt thì thức diệt
    Thức diệt thì danh sắc diệt
    Danh sắc diệt thì sáu xứ diệt
    Sáu xứ diệt thì xúc diệt
    Xúc diệt thì thọ diệt
    Thọ diệt thì ái diệt
    Ái diệt thì thủ diệt
    Thủ diệt thì hữu diệt
    Hữu diệt thì sinh diệt
    Sinh diệt thì già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, diệt.
    Hoá ra lời chư Phật là sai cả, hông có thoát khỏi sinh tử. Có người tham ái chưa hết lại bàn về Niết bàn, đó là ma vương chính tông. Cái Niết bàn của công tử (nếu thật) thì là hữu dư y, khi thân hoại mạng chung, công tử sẽ nhập vô dư y Niết bàn, haha, không còn tái sanh, không còn hiện hữu, không còn tán phét được nữa, đó là cái chết, chết là hết, đó mới là Niết bàn chân chính
  8. kitone

    kitone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2007
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Mịa cái "thằng nào" mà giỏi thế,tay em "gõ vào" mấy cái nút titi mà nó làm thí nào lại "hiện ra" ở cái j j trước mặt em.Phải đi tìm "thằng nào" để hỏi là tại sao lại thế mới được.Chẳng bít "nó" còn "ở đó" không nữa hay lại lươn mịa đi đâu rùi
  9. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Trước tiên, TV xin cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài này. Kế đến, TV xin ghi nhận lời nhận xét của bạn...Dạ, Tôn giáo khác chấp nhận Sinh Tử nhưng không có Luân Hồi đâu ạ.
    Đúng là, nói như vậy thì hơi dư chữ ...luân hồi.
    Thật ra thì TV cũng biết điều đó, nên đã có nói rằng ....quan niệm về trước khi sinh và sau khi mất có khác (bạn xem phần bôi vàng bên trên sẽ thấy.)
    Vì bài hôm trước khá dài, không tiện cho các bạn theo dõi, nên TV không đi sâu vào luân hồi. Nay, nhân bạn có lời như vậy, TV sẽ nói tiếp về ...Luân Hồi nhé!
    Nếu để ý ghi nhận, ta sẽ thấy được cả vũ trụ này đều hiện diện sự Luân Hồi. Hay nói như các nhà khoa học là Sự Tuần Hoàn.
    Và sự luân hồi của Sinh Tử, hay sự tuần hoàn của Sinh Tử chỉ là một trong muôn ngàn sự luân hồi/ tuần hoàn khác mà thôi!
    Nói đến luân hồi, tuần hoàn thì ta phải nói đến Chu Kỳ của nó. Vậy Chu Kỳ là gì?
    Chu (') là vòng, khắp một vòng gọi là chu. Như Chu Niên ('年) là tròn một năm, Chu Vi ('o) là đường bao quanh (1 hình nào đó.)
    Kỳ (oY) là 1 khoảng thời gian. Như Học Kỳ là thời gian của một khóa học.
    Như vậy, Chu Kỳ có nghĩa là ...khoảng thời gian đi hết 1 vòng nào đó.
    Chu Kỳ kết hợp lại được định nghĩa theo Vật Lý là: Khoảng thời gian đều đặn, trong một hệ thống lúc lắc, kể từ một điểm đi rồi trở lại đúng chỗ cũ, đủ một vòng. Tiếng Anh gọi là ...Period.
    Từ đây ta thấy Chu Kỳ chính là Tuần Hoàn, và Tuần Hoàn chính là Luân Hồi.
    Bây giờ ta thử quan sát thế giới xung quanh ta nhé!
    Mặt trăng luôn quay quanh trái đất với chu kỳ là 1 tháng.
    Trái đất luôn xoay quanh chính mình trong một chu kỳ là 1 ngày.
    Trái đất luôn quay quanh mặt trời trong một chu kỳ là 1 năm.
    Đó là sự tuần hoàn của ngày đêm, năm tháng v..v...
    Tương tự như vậy, những hành tinh khác như:
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Tính từ mặt trời trở đi ta có các hành tinh chính ....
    Thủy Tinh 水~Y (Mercury: đặt theo tên thần Mercurius của La Mã)
    - Chu kỳ xoay quanh chính mình là khoảng 59 ngày của chúng ta. Và chu kỳ quay quanh mặt trời là khoảng 88 ngày của chúng ta.
    Do vậy, 1 ngày của Thủy Tinh dài gần 2 tháng trái đất (TĐ), và 1 năm của Thủy Tinh chỉ bằng khoảng 88 ngày (TĐ) ...chưa tới 2 ngày của nó.
    Kim Tinh ?'~Y (Venus: chính là sao Hôm và sao Mai):
    - Có chu kỳ xoay quanh chính mình khoảng 243 ngày TĐ. Và chu kỳ quay quanh mặt trời khoảng 225 ngày TĐ.
    Do vậy, 1 ngày của Kim Tinh dài hơn 8 tháng TĐ, và 1 năm của Kim Tinh chỉ hơn 7 tháng TĐ. Nghĩa là đối với Kim Tinh, ngày dài hơn năm.
    Trái Đất
    Hỏa Tinh 火~Y (Mars: tên thần chiến tranh của La Mã)
    - Có chu kỳ xoay quanh chính mình khoảng 1ngày TĐ. Chu kỳ quay quanh mặt trời khoảng 687 ngày TĐ.
    Do vậy, 1 năm của Hỏa Tinh gần bằng 2 năm TĐ.
    Mộc Tinh o~Y (Jupiter: đặt theo tên vị thần tối cao Zeus của Hy Lạp)
    Chu kỳ xoay quanh chính mình khoảng 10 giờ TĐ.
    Chu kỳ xoay quanh mặt trời khoảng 4333 ngày TĐ.
    Do vậy, 1 ngày của Mộc Tinh chưa bằng nửa ngày TĐ. Và 1 năm của Mộc Tinh gần bằng 12 năm TĐ. Nói cách khác, nếu ta sống trên Mộc Tinh thì khi sống được 1 năm ta có cảm giác như đã sống được gần 29 năm trên TĐ. (12X24/10)
    Thổ Tinh oY~Y (Saturn: đặt theo tên thần Saturnus của La Mã)
    Chu kỳ xoay quanh chính mình khoảng 10 giờ TĐ.
    Chu kỳ quay quanh mặt trời khoảng 29 năm TĐ.
    Do vậy, ta thấy 1 ngày của Thổ Tinh tương đương 1 ngày của Mộc Tinh. Và 1 năm của Thổ Tinh dài tới 29 năm TĐ. Nói cách khác, nếu ta sống trên Thổ Tinh thì khi 1 năm trôi qua, ta có cảm giác như khoảng 69 năm trên TĐ (29X24/10).
    Thiên Vương Tinh 天Z<~Y (Uranus: tên vị thần của bầu trời trong thần thoại Hy Lạp)
    Chu kỳ xoay quanh chính mình khoảng 17 giờ TĐ.
    Chu kỳ xoay quanh mặt trời khoảng 84 năm TĐ.
    Nếu ta sống trên Thiên Vương Tinh được 1 năm, sẽ có cảm giác như đã sống khoảng 118 năm TĐ (84x24/17)
    Hải Vương Tinh 海Z<~Y (Neptune: tên vị thần biển của La Mã)
    Chu kỳ xoay quanh chính mình khoảng 16 giờ TĐ.
    Chu kỳ quay quanh mặt trời khoảng 165 năm TĐ.
    Do vậy, nếu ta sống trên Hải Vương Tinh 1 năm sẽ có cảm giác tương đương 247 năm TĐ. (165x24/16)
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Từ đây ta thấy rõ ràng các hành tinh trong vũ trụ cũng có những chu kỳ của nó. Đó là chỉ nói chu kỳ nó xoay quanh bản thân, và chu kỳ nó quay quanh mặt trời. Chưa hề đề cập đến chu kỳ hình thành và hủy diệt, hay sinh và tử của các hành tinh đó.
    Tuy rằng hiện nay, người ta chỉ mới biết đến sự hình thành (sinh) của vũ trụ qua thuyết Big Bang. Nên chưa thể nhận định được chúng có tuần hoàn hay không. Nhưng dựa theo nguyên lý Âm Dương mà luận thì chắc chắn phải có.
    Theo thuyết Âm Dương mà ngày càng được nghiệm chứng độ chính xác của nó, thì tất cả mọi vật trong vũ trụ đều do 2 nguyên tố Âm và Dương tạo thành. Bên trong mỗi nguyên tố này đều có chứa sẵn mầm tử của nguyên tố kia (trong Âm có Dương, và ngược lại).
    Âm thịnh thì sinh Dương, Dương thịnh thì sinh Âm, cứ thế luôn xoay vần mãi mãi không ngừng. Đây không phải là thuyết của đạo Phật, nhưng vẫn chứng minh hùng hồn cho sự luân hồi của vạn vật.
    Khoa học thì có thuyết bảo toàn năng lượng, tin rằng ai cũng còn nhớ. Đây cũng là chứng minh cho sự tuần hoàn của năng lượng nói riêng, và vạn vật nói chung. (điều này nếu kết hợp với thuyết Âm Dương, các bạn sẽ dễ dàng rút ra được kết luận như vậy. TV không cần phải giải thích thêm làm gì và cũng không muốn giải thích.)
    Đức Phật cho rằng thân người chúng ta được tạo nên bởi 4 thứ là: Đất, Nước, Gió, và Lửa.
    Tất cả chất lỏng trong người chúng ta là Nước.
    Hơi thở là Gió.
    Thân nhiệt là Lửa.
    Và tất cả những phần da, lông v...v...còn lại là Đất.
    Nói trong thân ta có Nước thì có lẽ ai cũng biết. Nhưng tại sao lại nói trong thân ta có Gió mà không phải là Không Khí?
    Ấy là vì đức Phật đã nói đúng bản chất của nó. Vì Gió là sự chuyển động của không khí. Nếu không khí trong cơ thể ta không chuyển động nữa (khi ta ngừng hô hấp), 1 thời gian sau, ta sẽ chết ngay. Và bên trong 1 xác chết vẫn luôn có không khí. Do vậy, nói thân ta có Gió, chính là nói con người còn đang sống vậy.
    Vậy sao trong người lại có Lửa?
    Nếu như ta thấy và hiểu được sự tuần hoàn của nước trong thiên nhiên. Thì ta cũng có thể biết và tin được có sự tuần hoàn của Lửa thông qua ...thuyết bảo tồn năng lượng.
    Do vậy, bản chất của Lửa chỉ là nhiệt. Nếu đủ nhiệt và có chất dẫn lửa ta sẽ có được lửa.
    Ví dụ như khi ta dùng kính lúp quy tụ nhiệt của tia nắng mặt trời vào một tờ giấy, ta thấy giấy sẽ phát hỏa ngay.
    Một ví dụ khác, ngày xưa, người ta thường lấy lửa bằng cách ma sát (đập đá, se cây v..v...), ấy là quy tụ nhiệt của những vật ấy lại một điểm rồi cho vào chất dẫn lửa như dăm, bổi v..v...để tạo ra lửa.
    Do vậy, nói thân có lửa (thân nhiệt) là nói con người đang sống. Xác người đã chết không còn Lửa đó nữa nên lạnh là vì vậy.
    Đất - Nước - Gió - Lửa là 4 thứ có sẵn trong thiên nhiên, có lẽ ai cũng biết. Đất - Nước - Gió - Lửa lại là 4 thứ cấu tạo nên cơ thể con người.
    Đất -Nước - Gió - Lửa tuần hoàn, lẽ nào thân ta không tuần hoàn?
    Khi một người được tạo nên là do bà mẹ đã hội tụ Đất - Nước - Gió - Lửa trong thiên nhiên thông qua ăn uống, hít thở mà tạo thành. Khi người đó chết đi, 4 thứ ấy sẽ lần lượt trở về với thiên nhiên. (Hết thở là mất Gió. Hết nhiệt là hết Lửa. Chôn lâu xác khô là hết Nước. Khi hết Nước thì phần còn lại theo thời gian sẽ rã thành Đất.)
    Cứ thế, phần thân của ta (chính xác là Đất - Nước - Gió - Lửa)sẽ luôn tuần hoàn mà trở lại với thế gian.
    Riêng phần Hồn thì theo lục đạo luân hồi mà đến. Ta thấy trên thế giới mỗi thời gian có những loại sinh vật tuyệt chủng. Thì đồng thời, cũng phát hiện thêm nhiều loại sinh vật khác.
    Với thuyết tiến hóa của Darwin, ta thấy rõ ràng có sự di truyền, chuyển tiếp từ loài này sang loài khác. Đây cũng có thể coi như bằng chứng phần nào để chứng minh cho lục đạo luân hồi của Phật giáo.
    Nếu chết là hết thì thử hỏi thời khai thiên lập địa không có ai. Làm sao bây giờ lại có đủ loại sinh vật?
    Hay nói gần hơn, thời gian mà trái đất bị hủy diệt hàng loạt, khiến cho tất cả các loại khủng long nói riêng, và sinh vật thời tiền sử nói chung đều bị tuyệt chủng. Lúc đó lấy đâu ra người để sinh con đẻ cháu mà tạo nên một thế giới hơn 6 tỷ người ngày nay?
    Rõ ràng nếu không có sự luân hồi, chuyển tiếp từ thế giới này sang thế giới khác thì không làm sao có thể có được sự việc như vậy phải không các bạn?
    Sắp tới đây, khi người ta đến được Diêm Vương Tinh, tin rằng sẽ có nhiều khám phá có thể làm thay đổi về nhận thức của con người chúng ta hiện nay.
    Sở dĩ trong bài, TV cố ý đưa những thông tin về chu kỳ của các hành tinh, là để làm dữ liệu sau này nói thêm về vấn đề khác.
    Thân ái,
    -Thiên Vương-
  10. takts

    takts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    trong nhiều bối cảnh khác nhau của cuộc sống,tôi đã thắc mắc về câu hỏi này, một câu hỏi đi thẳng vào sự hiện hữu, bỏ lại sự tồn tục phía sau. và phát lộ những tri giác khác thường,không lề lối,rồi 1 thăm thẳm đột loé rồi tan.
    có những lúc khác tôi không làm gì cả, chẳng màng từ đâu tới hay đi về đâu, hay đúng hơn, thấy mình từ đây tới rồi đi vào bây giờ thăm thẳm.
    phần còn lại là một cuộc sống tồn tục,bon chen, ồn ào, mâu thuẫn, đau khổ.
    sao đây?
    mưu cầu 1 lối đi tới giải thoát khổ đau?
    trau dồi vài kĩ năng thực hành tâm linh hòng giác ngộ toàn triệt?
    tôi đã mưu cầu và thành tựu nhiều điều trong cuộc sống mong một phúc hằng phía sau những thành tựu, nhưng thật ngớ ngẩn, cuộc sống,vẻ đẹp, tình yêu dường như chẳng liên quan gì đến nó, trái lại tôi nhận thêm nhiều mâu thuẫn, ưu phiền.
    như bao lần trước, khi thấy thiếu thứ gì tôi mưu cầu điều đó,giờ đây đến lượt những thành tựu tâm linh. liệu đó có phải là một con đường đi tới chân lí?
    tôi hồ nghi sự thành tựu qua những gì bắt gặp.lại chỉ là 1 tiến trình nữa theo luân hồi
    đâu đó chỉ còn lại phảng phất cái hiện tại thăm thẳm vốn phi thời gian.
    khoảnh khắc đó thật quý hiếm, và như thường lệ nó lướt qua, rồi con rùa lại rụt cổ vào, sống trong một nơi chốn an toàn nhưng tăm tối.

Chia sẻ trang này