1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

*** Ta Từ Đâu Tới? Ta Đi Về Đâu? ***

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi OThienVuongO, 01/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi, 2 cái vàng thì kô ai phản đối.
    Nhưng từ ENERGY mà suy ra là EVERYTHING thì có khi cần bàn đấy. "Energy" có thể xem là "a thing" được hay kô? E là kô, ít nhất là trong cách định nghĩa của người phương Tây khi họ dùng chữ "energy" trong thuyết conservation of energy.
    -----------
    Trả lời cho câu hỏi của topic thì:
    1/ Ta từ đâu tới <--- theo thuyết Evolutionary Biology thì chúng ta từ Khỉ mà ra. Vậy Khỉ từ đâu tới? Từ 1 dạng sinh vật khác tiến hóa mà thành. Dạng sinh vật khác từ đâu tới? Cứ thế tiếp tục. Tóm lại quá trình tiến hóa sinh học liên tục tạo ra CON NGƯỜI.
    2/ Ta đi về đâu <--- nếu xem DEATH = NON-EXISTENCE thì ta chẳng đi đâu cả. Đơn giản là kô tồn tại nữa, mà đã kô tồn tại nữa thì làm gì còn có khái niệm "đi đâu về đâu"? Tóm lại là hết phim!
    P.S: Tớ kô có ý định xỏ xiên gì Phật giáo, nhưng bác nào mà nhận vơ cái Evolutionary Biology của Darwin vào Luân Hồi của Phật giáo thì cho tớ xin.
  2. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    @kieuphong: Darwin nói đúng ở mặt HÌNH TƯỚNG! Ở mặt vô tướng và hình tướng dựa vào cái vô tướng đó, thì Luân Hồi của Đạo Phật vẫn hoàn toàn đúng đắn!
  3. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Thế xin hỏi, cứ tạm cho là có cái-gọi-là "hình tướng" và "vô tướng", vậy thì TẠI SAO hình tướng phải dựa vào vô tướng mà KÔ PHẢI NGƯỢC LẠI?

    Nhà Phật có nói về hình tướng và vô tướng thật, nhưng CHÚ TRỌNG ĐỀ CAO "vô tướng". Vậy xin hỏi, TẠI SAO "vô tướng" lại có thể có được cái ĐẶC QUYỀN ĐẶC LỢI để đứng trên "hình tướng", để được (nhà Phật) CHÚ TRỌNG ĐỀ CAO hơn "hình tướng" vậy?
    Các tư tưởng Triết học lớn, thường cố gắng giải thích tất cả vấn đề của xã hội, tỷ như cuộc sống bắt đầu từ đâu, ý nghĩa của cuộc sống, v.v... Cái đó kô có gì sai. Phật giáo khuyên người ta hướng thiện, hoàn toàn đúng đắn, cũng như Thiên Chúa giáo vậy thôi.
    NHƯNG cái kiểu giải thích CỐ ôm tất cả những kiến thức khoa học vào mình, kiểu như thuyết Evolutionary Biology để gắn vào thuyết nhân quả - luân hồi MƠ HỒ - nói thế vì chả ai có thể NHẬN THỨC được luân hồi kể cả các cao tăng đắc đạo - thì nó cũng chả khác gì việc Thiên Chúa giáo bác bỏ Evolutionary Biology cả. 1 đằng bác bỏ, 1 đằng thì ôm lấy làm của mình để đè nó dưới lý thuyết của mình. Cũng "hình tướng" với "vô tướng" đấy thôi!
    Chưa kể, đã vào box Học Thuật, muốn nói thuyết Luân Hồi của nhà Phật đúng chả kém thuyết Evolutionary Biology thì xin ít nhất cho vài điểm chứng minh dẫn chứng cái. Phật khi thuyết giảng cũng có nhiều mẫu chuyện đấy thôi, kô tính màn "Niêm hoa vi tiếu" nhé vì cái này có vẻ như có thể có sự song song với Cogito Ergo Sum của Descartes. Chứ còn buông ra 1 câu khẳng định Phật giáo hoàn toàn đúng đắn mà chả thấy so sánh lý thuyết gì cả thì chả ai tin đâu!
  4. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Vàng 1: vì nếu vô tướng mà dựa vào hình tướng thì nó đã được gọi là hình tướng rồi, chứ ko phải vô tướng nữa! Thật ra vô tướng vẫn phải dựa vào hình tướng và thật ra nó ko khác với hình tướng, tuy nhiên, chính vì vô tướng dựa vào hình tướng mà ko hề bị biến đổi hay thay đổi dù là mảy may, nên nó thường hằng bất biến và mới gọi là vô tướng!
    Vàng 2: đấy chỉ là do bác nói thôi, chứ thật sự, nhà Phật ko hề đề cao cái nào hơn cái nào, mà theo lý Chân Như của nhà Phật thì cái nào cũng có cái hữu dụng và diệu Đạo, diệu Lý của nó, vô tướng và hữu tướng! Lại nói, chính vì để phá chấp vào hình tướng của đa số chúng sinh còn trong cõi vô minh, nên đôi khi trong một số triết lý, cần phải đề cao cái vô tướng kia! Tuy nhiên, nếu người nào nghiên cứu thâm sâu kinh điển của nhà Phật, thì sẽ thấy rằng, vô tướng lại bị "hạ bệ" trong một số kinh mà lại đề cao hình tướng ! Do ko có điều kiện ở đây, nên mình ko trích dẫn kinh ra, nhưng kieuphong nếu thích thì có thể hỏi bất kỳ ai am hiểu về Phật pháp!
  5. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Tại sao nếu vô tướng dựa vào hình tướng thì nó kô còn là vô tướng nữa?
    Nói thế có khác gì bảo nếu hình tướng dựa vào vô tướng thì nó kô còn là hình tướng nữa đâu? Mà nếu nó đã kô còn là "hình tướng", thì sao lại gọi nó là "hình tướng"?
    Ờ, thế hóa ra có sự phân biệt giữa THIỀN SƯ và NGƯỜI ĂN MÀY à?
    Chúng sinh còn trong cõi vô minh <--- lấy gì để khẳng định chứng minh điều này? Phật là ai mà tự cho mình cái ĐẶC QUYỀN đứng trên chúng sinh thiên hạ? Nếu bây giờ "chúng sinh" bảo rằng chính các vị tu Phật mới đang chấp mê cái hình tướng tìm tòi sự "vô tướng" trong cõi vô minh thì các vị tu Phật trả lời thế nào?
    Nếu nhà Phật bảo hình tướng và vô tướng cũng như nhau, thế thì ăn CHAY với ăn MẶN khác gì nhau? Nếu cho ăn MẶN là SÁT SINH, thế thì ăn CHAY cũng phải ăn cọng cây ngọn cỏ, mà cọng cây ngọn cỏ kô phải là SINH VẬT sao?
    Và như trên, nếu "hình tướng" và "vô tướng" giống nhau, thì chúng sinh nếu chấp mê vào "hình tướng" thì cũng có khác gì đang chấp mê vào "vô tướng", vì "hình tướng" và "vô tướng" kô khác gì nhau mà?
    P.S: Nếu bác kô thể biện luận cho đạo Phật như các vị am hiểu về Phật pháp (vì kô am hiểu) thì nên hạn chế nói về nó, hay ít ra, đừng phát biểu mấy câu đại loại Phật pháp luôn đúng đắn, Darwin chỉ đúng về "hình tướng", nghe buồn cười lắm!
  6. black_tulip

    black_tulip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    HIểu biết về Phật học của mình là rất nông cạn, vì thế có một câu hỏi mong các bạn chỉ giáo thêm. Thật sự những gì bạn Thiên Vương và mọi người nói đều có những cái hay. Song mình chỉ thắc mắc một ý nhỏ, bạn TV nói "Sinh tử luân hồi là sự sống chết tiếp nối nhau trong vòng quay luân hồi."
    Vậy sự luân hồi đó có giống như hay đồng nhất như thuyết đầu thai? Tức là khi một người chết đi, sau đó linh hồn của người đó lại tiếp tục đầu thai vào một người sống mới. Hay là ý bạn nói sự luân hồi ở đây là khi một người chết đi thì một người mới khác lại được sinh ra và ko liên quan gì nhau?
  7. kitone

    kitone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2007
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Các bác giải thích lòng vòng wá,tui chẳng hiểu gì cả.Đem câu hỏi của bác chủ topic đi hỏi khắp nơi,cuối cùng cũng tìm được câu trả lời mà tui kết nhất.
    1.Ta từ đâu tới?:1 cái lỗ
    2.Ta đi về đâu?:1 cái hố
    Chúc các bác sớm tìm được đáp án mong muốn.
  8. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    À, ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, cái này gọi là định kiến đấy mà.
    Có người muốn tìm kiếm câu trả lời, nhưng người đó không muốn tìm kiếm câu trả lời đúng, mà muốn tìm câu trả lời hợp với ý mình. Do đó khi gặp câu trả lời vừa ý thì họ cho là đúng.
    Trâu bò thì cứ đi tìm trâu bò thôi
  9. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Nếu tôi không chứng minh được thì bạn có bác bỏ, tức thuyết chứng minh luân hồi là sai không?
    Xác suất 50-50, NHƯNG con người ta lại thường lựa chọn theo cảm tính. Thực sự luân hồi có thể chứng minh được, với điều kiện bạn phải bỏ bớt định kiến đi
  10. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Okie, bác chứng minh đi. Chỉ cần theo PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC, thì ai cũng phải tin!
    Tớ lấy VD về cái chết chẳng hạn. Có 1 bộ phận cho rằng CHẾT kô phải là KÔ TỒN TẠI. Thế thì sẽ có 3 khả năng cho 1-cuộc-sống-sau-chết:
    1/ Đi lên Thiên đường/Niết bàn/1 nơi hạnh phúc hơn thế giới này:
    Vậy thì sẽ nảy sinh 1 vấn đề: Nếu ta đi đến 1 nơi TỐT hơn hiện tại thì CHẾT có gì là đáng sợ?
    Ta thoải mái xách súng ra đường, gặp bất kì ai hỏi "Anh có phải là người tốt kô?" Trả lời "Có", bang 1 phát, tôi giúp anh lên Thiên đường/Niết bàn rồi. Vậy tôi đang làm việc tốt hay việc xấu?
    2/ Đi đến 1 nơi kô khác gì thế giới hiện tại:
    Ý này cũng chả giúp ích gì được cho vấn đề CHẾT cả. Như trên thôi.
    3/ Đi xuống Địa ngục:
    Cái này chấp nhận được. Có như vậy "sợ chết" có thể được giải thích.
    Nhưng vấn đề là, bao nhiêu % người theo đạo (Chúa/Phật/Hồi/etc.) tin là họ sẽ đi xuống Địa Ngục mặc dù chưa hẳn trong đời họ kô phải hoàn toàn chỉ làm chuyện TỐT?
    Muốn phê bình thuyết Luân Hồi của Phật giáo thì đấy, ở vấn đề 1 tớ đã chứng minh rồi. Tớ sẵn sàng làm người "xấu", chịu xuống "địa ngục", để giúp các người tốt lên Niết bàn bằng cách cho mỗi người 1 viên đạn.
    Việc này nên kô?
    Dĩ nhiên, giữa tốt/xấu hoàn toàn khác với hợp luật/trái luật nhé! Ai kô phân biệt được điều này thì chưa hiểu Tiếng Việt rồi.
    Tóm lại, bác nào muốn chứng minh thuyết Luân Hồi đáng tin cậy thì có 2 cách:
    (a) Thực nghiệm chứng minh bằng phương pháp khoa học.
    (b) Lý luận rõ ràng rành mạch theo tinh thần Triết học/Học thuật, mà trước hết cứ phản bác lại vấn đề 1 tớ nêu ra đi đã.
    Làm được thế thì người hiểu tiếng Việt, có đầu óc phân tích lập luận sẽ nghe theo. Chứ còn lý luận kiểu "Phật dạy...", "Phật giáo hoàn toàn đúng đắn..." thì nó kô đúng với tinh thần của 2 chữ HỌC THUẬT đâu.
    Còn nếu kô chứng minh được thì đừng bảo nó ĐÚNG. Cũng kô có 50-50 gì ở đây cả. Ở đây chúng ta quan tâm thế này:
    Phật nói A ---> dẫn đến B ----> dẫn đến C ----> etc.
    Chúng ta chỉ nên đánh giá là từ A có dẫn đến B, từ B có dẫn đến C 1 cách HỢP LÝ hay kô mà thôi.
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 03:05 ngày 24/08/2007

Chia sẻ trang này