1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác chiến phòng không chống không quân Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 22/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Tác chiến phòng không chống không quân Mỹ

    HÌnh như chưa ai lập topic tương tự chỉ để chuyên bàn về tác chiến phòng không trong chiến tranh Đông Dương. Ở đây bao gồm cả tên lửa phòng không, pháo cao xạ, máy bay tiêm kích, radar phòng không và việc phối hợp tất cả các loại trên thành một thế trận phòng không thống nhất. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp
  2. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    ừ, cái này hay đó, đưa luôn số liệu hịên giờ nữa, nhất là con S300 nhà vịt. vác nào có đưa lên cho anh em coi.
  3. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Những trận đánh then chốt trong 12 ngày đêm
    Cuối tháng 12 năm 1972, gần đến thời điểm kết thúc chiến tranh, tập đoàn cầm quyền ở Mỹ đã mở một cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn nhất trong cuộc chiến tranh không quân ở VN hòng giành thắng lợi trên thế mạnh, ép ta phải thương lượng theo những điều kiện cảu chúng.
    Đế quốc Mỹ đã huy động hơn 1.300 máy bay chiến thuật trên các tàu sân bay và các căn cứ ở Thái Lan; sử dụng gần 200 máy bay ném bom chiến lược B-52 làm lực lượng đột kích chủ yếu đánh vào Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi khác trên miền Bắc. Các lực lượng Phòng không ?" Không quân đã tiến hành một chiến dịch phòng không để đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược này.
    Trong 11 ngày và 12 đêm chiến đấu liên tục và quyết liệt, các lực lượng PK-KQ hiệp đồng với lực lượng pháo cao xạ của quân khu, quân đoàn và dân quân tự vệ đã bắn rơi 81 máy bay trong đó có 34 máy bay B-52, 5 F-111, 21 F-4, 12 A-7, 1F-105, 4 A-6, 2 RA-5C, 1 HH-53 và 1 không người lái, bắt sống 44 giặc lái, trong đó có 33 giặc lái B-52.
    (còn tiếp)
  4. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Qua diễn biến của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, chúng ta thấy có các trận đánh sau đây có thể coi là những trận đánh then chốt.
    Trận đêm 18 tháng 12 năm 1972
    Tuy thời tiết trong đêm rất xấu, trời nhiều mây lại có mưa nhỏ những Mỹ đã huy động 90 lần chiếc B-52 và 143 lần chiếc không quân chiến thuật chia làm 3 đợt đánh vào các sân bay Nội Bài, Hòa Lạc, Gia Lâm và một số mục tiêu ở thủ đô hà Nội.
    Các lực lượng tham gia chiến dịch chủ yếu là lực lượng tên lửa, đã bắn rơi 3 chiếc B-52, trong đó có 2 chiếc rơi tại chỗ, bắt sống 7 giặc lái. (Tuy nhiên, trong cuốn The Vietnam War của tác giả Green Wood cho biết: Đêm 18-12-1972 có 121 phi xuất B-52 vào miền Bắc VN và đã bị bắn rơi 3 chiếc B-52 và 2 chiếc khác bị thương).
    Đây là thắng lợi mở đầu của chiến dịch, có ý nghĩa quan trọng về chính trị, quân sự và nghệ thuật chiến dịch, có tác dụng cổ vũ, động viên các lực lượng tham gia chiến dịch và thúc đẩy sự tiến triển của chiến dịch. Giới cầm quyền Mỹ sử dụng B-52 là lực lượng chủ yếu trong chiến lượng răn đe, hù doạ nhân dân thế giới. Các nhà vạch kế hoạch củ Bộ chỉ huy không quân chiến lược (SAC) phổ biến cho các nhân viên phi hành B-52 rằng: Máy bay MiG và tên lửa đã mất hiệu lực, cứ yên trí bám đuôi nhau đi và về đủ. Nhưng sự thực không diễn ra như ý muốn của SAC. Ngay từ trận đầu, các lực lượng tham gia chiến dịch đánh thắng giòn giã, bắn rơi B-52, bắt giặc lái, đối tượng chủ yếu của cuộc tập kích chiến lược.
    (còn tiếp)
  5. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Thế là từ tháng 4 năm 1952 (khi B-52 ra đời) cho đến tháng 12 năm 1972 trên chiến trường VN, giặc lái B-52 chưa bao giờ bị bắt sống thì nay đã được vào ?okhách sạn Hilton Hà Nội? (tên gọi nhà tù Hỏa Lò của giặc lái Mỹ). Thủ đoạn lợi dụng đêm tối bất ngờ đánh đòn phủ đầu của địch đã bị đập tan. Trận thắng mở đầu đêm 18 tháng 12 là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: Sự chủ động sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng phòng không tham gia chiến dịch, sự hiệp đồng chặt chẽ của nhiều thành phần, tự hệ thống radar phát hiện B-52 đến cách đánh cụ thể cảu bộ đội tên lửa; từ việc giải quyết tốt nhiều vấn đề trong lĩnh vực đấu tranh vô tuyến điện tử chống lại thủ đoạn gây nhiễu tích cực đến thủ đoạn nghi binh, làm mục tiêu B-52 giả? Trận thắng đầu tiên đã làm cho bọn giặc lái B-52 từ chỗ chủ quan coi thường hệ thống phòng không của ta, bắt đầu hoang mang, nghi ngờ rồi đến chỗ lo sợ, khiếp đảm và kết thúc đợt một của chiến dịch đã có tên phản đối không chịu bay. Trận thắng đêm đầu tiên cảu 2 tiểu đoàn 59 và 77 bắn rơi tại chỗ B-52 đã mở ra một khả năng to lớn, khẳng định các đơn vị tên lửa có thể khắc phục được nhiễu, bắn rơi được B-52.
    (còn tiếp)
  6. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Trận đêm 20 tháng 12 năm 1972
    Trong trận này Mỹ đã huy động 93 lần chiếc B-52 và 151 lần chiếc máy bay chiến thuật, tổ chức 3 đợt đánh vào các mục tiêu ở Hà Nội, Thái Nguyên và Hải Phòng. Mặc dù thời tiết xấu, trời nhiều mây nhưng do phán đoán đúng về địch và nắm chắc thời cơ nên Bộ tư lệnh Quân chủng PK-KQ vẫn cho không quân cất cánh. Tuy chưa đánh được B-52 nhưng không quân ta đã buộc máy bay tiêm kích và máy bay chiến thuật đi hộ tổng B-52 phải quay ra đối phó để lộ rõ đội hình B-52, làm cho nhiễu giảm đi, chỉ còn nhiễu của B-52, tạo điều kiện cho tên lửa phát hiện ra B-52 trong nền nhiễu và đánh rơi nhiều B-52. Pháo cao xạ của chiến dịch đã tích cực đánh máy bay chiến thuật, bắn rơi máy bay và bắt sống giặc lái. Trong đêm, ta đã bắn rơi 7 B-52, trong đó có 5 chiếc rơi tại chỗ, bắt sống 12 giặc lái. Đồng thời các lực lượng khác đã bắn rơi 3 F-4, 1 F-111. 1 A-6 rơi tại chỗ, bắt sống 2 giặc lái của không quân chiến thuật. Thắng lợi của trận đánh đêm 20 tháng 12 càng cổ vũ tinh thần chiến đấu cảu bộ đội và thúc đẩy sự phát triển của chiến dịch trong thế thuận lợi. Đồng thời, khẳng định việc chỉ đạo cách đánh trong chiến dịch phòng không phải là cách đánh hiệp đồng binh chủng mới đem lại hiệu quả chiến đấu cao.
    Về phía địch, sau trận này, giặc lái Mỹ càng hoang mang lo sợ. Tiếp đến các ngày sau đó là suy sụp tinh thần. Trong bài Tấn bi kịch của chiến dịch Linebacker 2, Drenkowski, một giặc lái B-52 đã viết trên tạp chí Armed Forces Journal như sau: ?oTừ ngày 22 đến ngày 24 tháng 12, tinh thần tại các căn cứ B-52 (Guam và Utapao) đến mức suy sụp, một số phi công thì tương tượng hoặc thổi phồng các lý do biện bạch cho việc các máy bay không hoàn thành nhiệm vụ trong khi đó có một số nhân viên khác cáo ốm? Một số phi công khác đi gặp các nghị sĩ của họ và không chịu bay. Một số phi công tiếp xúc với giới báo chí đã bị đưa ra tòa án binh và bị thải hồi ngay lập tức?.
    Đó là những nhân tố thúc đẩy chiến dịch mau kết thúc Quả nhiên, đêm 21 tháng 12 địch đã rút từ 3 đợt xuống một đợt với lực lượng B-52 ít hơn (36 chiếc) đánh vào Hà Nội. Những đêm sau cũng chỉ tổ chức được 1 đợt và phải giãn xa HN xuống Hải Phòng và lên đường số 1 Bắc. Nhưng B-52 vẫn bị rơi, giặc lái B-52 vẫn bị bắt sống. Cho đến đêm 24 tháng 12, địch buộc phải kết thúc đợt một chiến dịch.
    (còn tiếp)
  7. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Trận đêm 26 tháng 12 năm 1972
    Sau 36 giờ tạm ngừng ném bom, địch ra sức chuẩn bị kế hoạch, nghiên cứu lại cách đánh, tổ chức lại lực lượng. Đến đêm 26 chúng huy động một lực lượng lớn gồm 105 lần chiếc B-52 và 130 lần chiếc không quân chiến thuật yểm hộ, đồng thời đánh vào 3 khu vực HN, HP và Thái Nguyên.
    Về phía ta, thời gian ngừng đánh phá, đã có gắng vượt bậc, chuẩn bị tốt về mọi mặt để bước vào chiến đấu đợt 2 như rà xét lại phương án, điều thêm lực lượng tên lửa về HN, phổ biến kinh nghiệm đánh B-52 cho các đơn vị chưa đánh được, đặc biệt là công tác bảo đảm kỹ thuật và cung cấp đủ đạn cho các đơn vị hỏa lực.
    Trong đêm 26 tháng 12, ta đã bắn rơi 6 B-52, có 4 chiếc rơi tại chỗ, bắt sống 8 giặc lái. Đây là 1 trận thắng lớn, mở màn cho giai đoạn 2 chiến dịch. Thắng lợi của trận đêm 26 tháng 12, đã thúc đẩy chiến dịch sớm kết thúc vì SAC không thể chịu đựng được một tỷ lệ thiệt hại như vậy, mặc dù chúng đã áp dụng cả những biện pháp tàn bạo, đánh vào các khu dân cư đông đúc để uy hiếp tinh thần nhân dân ta. Những đêm tiếp sau, địch đã phải giảm dần số lượng phi xuất B-52 và mỗi đêm chỉ tổ chức được 1 đợt đánh. Đêm 27 tháng 12, địch huy động 54 lần chiếc B-52, đêm 28 tháng 12, có 60 lần chiếc, nhưng phải giãn ra xa HN, vòng lên Thái Nguyên, Đồng Mỏ là những nơi có ít lực lượng tên lửa. Cuối cùng, đến 7 giờ sáng ngày 30 tháng 12, Mỹ đã phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra. Như vậy, trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 đã diễn ra 3 trận đánh then chốt:
    - Trận thứ nhất mở màn chiến dịch với chiến thắng trận đầu giòn giã.
    - Trận thứ hai là một trận đánh xuất sắc, tiêu diệt được nhiều máy bay B-52, bắt sống nhiều giặc lái, thúc đẩy chiến dịch phát triển trong thế thuận lợi,
    - Trận thứ ba dẫn đến sự kết thúc của chiến dịch.
    (Còn tiếp)
  8. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Ở đây chúng ta đã phán đoán đúng âm mưu và dự kiến được đối tượng tác chiến chủ yếu là B-52. Ngay từ khi tập đoàn cầm quyền Nixon phát động lại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2, đặc biệt là sau đêm 16-4-1972, khi kẻ địch dùng B-52 đánh vào HP thì các cơ quan chỉ đạo từ Quân uy Trung ương, Bộ tổng tư lệnh đến Bộ tư lệnh quân chủng PK-KQ đã nghĩ đến khả năng kẻ địch sẽ dùng B-52 đánh sâu ra miền Bắc, kể cả HN, HP.
    Theo sát từng bước phát triển của tình hình thực tế, các cơ quan chỉ đạo đã chỉ ra sẽ có một cuộc tập kích đường không mà lực lượng chủ yếu là B-52. Trong thời gian này, ta đã làm được nhiều việc có ý nghĩa thiết thực cụ thể để đánh B-52: Bố trí lại hệ thống radar, nhằm phát huy hết khả năng của khí tài phát hiện B-52 sớm nhất và thông báo kịp thời. Xây dựng phương án đánh B-52 và thường xuyên bổ sung, hoàn chỉnh phương án. Đây là việc lập thế trận, tạo thế cho chiến dịch phòng không. Chúng ta đã phổ biến kinh nghiệm đánh B-52 của các trung đoàn tên lửa ở chiến trường khu 4 cho các đơn vị ở HN, HP. Triển khai công tác bào đảm vật chất kỹ thuật, hiệu chỉnh, sửa chữa vú khí, khí tài, chuẩn bị đạn dược, nhất là khâu sản xuất đạn tên lửa. Sau khi đã xác định được đối tượng tác chiến chủ yếu thì tất cả công việc chuẩn bị cho chiến dịch phòng không đều tập trung cho trận chiến đấu then chốt mở đầu.
    Trận then chốt đêm 20 tháng 12, lại diễn ra trong một hoàn cảnh khác. Đêm đọ sức đầu tiên ta bắn rơi 3 chiếc. Cả 2 bên còn đang thăm dò nhau. Đêm sau (19-12) ta không đánh rơi tại chỗ (kinh nghiệm đánh B-52 của cấp tiểu đoàn thắng trận đầu phổ biến cho các đơn vị chưa chuyển hóa đến hành động chiến đấu của bộ đội để biến thành kết quả cụ thể). Địch lúc đó lại chủ quan. Chúng ta vẫn kiên trì chỉ đạo các đơn vị kiên quyết bắn rơi tại chỗ và dẫn đến kết quả đêm 20 tháng 12. Trận then chốt đêm 26 tháng 12 là kết quả cảu một phương hướng chỉ đạo đúng đắn về công tác nghiên cứu nắm địch.
    Trong tác chiến phòng không, trận đầu có vị trí hết sức quan trọng. Trận đầu đêm 18 đã diễn ra trong hoàn cảnh đặc biệt sau đêm 16-4-1972 ở Hải Phòng hơn 8 tháng. Đêm đó, ở HP ta đã bắn khá nhiều đạn tên lửa nhưng lực lượng B-52 của địch đều trở về căn cứ an toàn. Sẵn tư tưởng chủ quan, tin vào vũ khí kỹ thuật, tin vào khả năng chế áp vô tuyến điện tử của hệ thống khí tài gây nhiễu, kẻ địch đã bị bất ngờ và bị thua đậm ngay từ trận đầu tiên. Trong chiến dịch phòng không tháng 12, tỷ lệ đạn tên lửa rơi đất và mất điều khiển rất thấp.
    (còn tiếp)
  9. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Những trận đánh then chốt trong chiến dịch phòng không phải là những trận đánh hiệp đồng binh chủng. Chúng ta đã xác định tên lửa và không quân mà tên lửa là lực lượng chủ yếu đánh B-52. Cho nên trong chỉ đạo, ta đã chủ trương để dành đạn tên lửa ban đêm đánh B-52; giao nhiệm vụ cho pháo cao xạ đánh không quân chiến thuật và điều thêm các lực lượng cao xạ để bảo vệ tên lửa. Còn không quân tiêm kích là lực lượng cơ động chủ yếu của chiến dịch nhưng thực tế, lực lượng không quân đánh đêm của ta có ít. Điều kiện có thể cất cánh chiến đấu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, dẫn đường, sân bay? Nhưng trong những trận đánh then chốt, ta vẫn kiên quyết cho không quân cất cánh đánh địch từ xa, phá vỡ đội hình yểm hộ B-52, tạo điều kiện cho các lực lượng khác đánh thắng.
  10. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Phi công B-52 kiện SAC về chiến dịch Linebacker 2
    Giữa năm 1977, Drenkowski, đại úy phi công B-52 tìm thấy trong hồ sơ lưu trữ của Bộ Không quân Hoa Kỳ văn kiện mang số À/100RD về chiến dịch ném bom bằng B-52 xuống Hà Nội ?" Hải Phòng mang tên Linebacker 2. Drenkowski đã phát đơn kiện Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ (SAC ?" Strategic Air Command) về sự tồi tệ trong việc vạch kế hoạch và điều hành chiến dịch này. Dưới đây là những quan điểm của Drenkowski về chiến dịch Linebacker 2 đăng trên tạp chí US Airforce
    B-52 được đưa vào sử dụng trong chiến tranh Đông Nam Á từ giữa những năm 1960 nhưng không được phép hoạt động ở những vùng đông dân có bảo vệ chắc chắn và dày đặc ở thung lũng sông Hồng. Người ta cho rằng B-52 với các trang bị gây nhiễu hiện đại và đắt tiền không bõ liều bay vào thung lũng sông Hồng để có thể bị bắn rơi. Sau đó nó lại bị các đồng minh của Liên Xô nghiên cứu, khám phá các bí mật của những trang bị đó.
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này