1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác chiến phòng không chống không quân Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 22/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Khuya hôm đó, tin tiểu đoàn 84 bắn rơi 2 B-52 về đến sở chỉ huy quân chủng. Sau đó, báo cáo với Bác. Sau khi nghe báo cáo, Bác đã gửi thư khen đồng bào, chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân và cán bộ Vĩnh Linh (đăng trên báo Nhân Dân, số ra ngày 20-9-1967):
    ?oBác rất vui lòng được tin ngày 17-9-1967, Vĩnh Linh đã lập công xuất sắc, lần đầu bắn rơi 2 máy bay B-52 của giặc Mỹ. Thay mặt trung ương Đảng và Chính phủ, Bác đặc biệt gửi lời khen đồng bào, cán bộ và chiến sĩ Vĩnh Linh đã đánh giỏi, bắn trúng, chiến thắng vẻ vang. Vĩnh Linh thật xứng đáng là tiền tuyến anh hùng của miền Bacứ xã hội chủ nghĩa. Đồng bào, chiến sĩ và cán bộ Vĩnh Linh hãy phát huy truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên cường trong chiến đấu và sản xuất, giành nhiều thắng lợi hơn nữa?
    Chào thân ái và quyết thắng
    Bác Hồ?
    Cùng ngày, Bác đã ký lệnh thưởng huân chương chiến công hạng Nhì cho tiểu đoàn 84./.
  2. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Máy bay B-52 trong vai trò chiến thuật
    John T. Greenwood
    B-52 là loại máy bay chiến lược của Mỹ. Trong chiến tranh VN, Mỹ đã phải dùng B-52 vào nhiệm vụ chiến thuật. Dưới đây, xin trích một đoạn trong chương ?oB-52: máy bay ném bom chiến lược trong vai trò chiến thuật? của cuốn The Vietnam War của John T. Greenwood do NXB Salamande London ấn hành năm 1979.
    Sau khi Nixon trúng cử, những chi phí tốn kém cho cuộc chiến tranh, tình trạng không ổn định bên trong nước Mỹ và chính sách ?oViệt Nam hóa? của chính quyền bắt đầu có ảnh hưởng đến cuộc chiến tranh bằng không quân. Bộ trưởng quốc phòng Laird quyết định giảm số phi xuất của chiến dịch Cung Sáng (Operation Arc Light) xuống 1.600 từ ngày 15-7-1969 rồi 1.400 từ đầu tháng 10. Do những khó khăn về tài chính và quân Mỹ tiếp tục rút khỏi các hoạt động tác chiến trên bộ, số phi suất của chiến dịch Cung sáng giảm xuống còn 1.000 mỗi tháng kể từ ngày 1-6-1971. Khi quyết định này được thục hiện, sư đoàn 3 không quân được đổi tên thành tập đoàn 8 không quân từ tháng 4-1970 ?" có thể đảm nhiệm tất cả các phi xuất bằng số máy bay ở căn cứ Utapao. Lần đầu tiên trong 5 năm, chỉ có 42 máy bay B-52 làm nhiệm vụ trong chiến dịch Cung sáng. Nhiều máy bay và tổ lái trở về Mỹ đã trở lại với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu chiến lược.
    Đầu năm 1972, sự gia tăng hoạt động của đối phương trên hệ thống đường mòn ở Lào và tăng cường lực lượng trên nhiều mặt trận khác ở miền Nam chứng tỏ đối phương sắp mở một cuộc tiến công. Tướng Abram và đô đốc John Mc Kên tổng tư lệnh Thái Bình Dương, yêu cầu tăng cường sự yểm trợ của chiến dịch Cung sáng để ngăn chặn mối đe doạ này. Ngày 8-2, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân cho phép tăng số phi xuất hàng tháng lên 1.200 và ra lệnh đưa thêm 29 máy bay B-52D tới Guam. Lực lượng B-52 giờ đây cho phép tăng số phi xuất lên 1.500 theo yêu cầu của Abram.
    (còn tiếp)
  3. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Số máy bay B-52 tăng thêm được sử dụng để tăng cường oanh tạc các đường mòn ở Lào, các kho chứa đồ tiếp tế và các bãi xe, trong chiến dịch ?oSăn lùng VII?.
    B-52 oanh tạc miền Bắc 1 lần nữa
    Đúng vào ngày thứ sáu, 30-3-1972, đối phương mở màn cuộc tiến công vào các vị trí của Nam Việt Nam ở tỉnh Quảng Trị rồi mau chóng phát triển tới vùng ba biên giới ở Kontum, Playcu và tỉnh Bình Long (Lộc Ninh và An lộc). Hội đồng tham mưu trưởng liên quân lập tức ra lệnh đưa thêm máy bay B-52 tới Guam và tăng số phi xuất hàng tháng lên 1.800. Trong tháng 4, sau 2 lần triển khai nữa, toàn bộ số máy bay B-52D của Mỹ đã được đưa tới chiến trường, đủ để tăng số phi xuất hàng tháng lên 1.800. Một lần nữa pháo đài bay phục vụ cho chiến dịch Cung sáng lên tới con số 105. Tình hình ngày càng xấu đi trên cả 3 mặt trận khiến Hội đồng tham mưu trưởng liên quân phải quyết định đưa thêm 28 máy bay B-52G tới Guam. Tuy chỉ mang được 27 trái bom ở bên trong, các máy bay B-52G có thể bay thẳng từ căn cứ tới Nam Việt Nam mà không cần tiếp dầu trên không. Tuy nhiên, chúng không được trang bị tốt như các máy bay B-52D; các phương tiện gây nhiễu điện tử của chúng gồm các máy phát kém hiện đại và yếu hơn. Nhưng nhờ có thêm số máy bay B-52G, lực lượng 133 máy bay phục vụ cho chiến dịch Cung sáng có thể thực hiện 75 phi xuất hàng ngày và 2.200 phi xuất hàng tháng
    (còn tiếp)
  4. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Vì hành động xâm lược của đối phương, tổng thống và Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã bãi lệnh ngừng ném bom Bắc Việt Nam và cho phép các máy bay chiến thuật và máy bay B-52 mở rộng dần các cuộc oanh tạc ra phía Bắc chừng nào đối phương còn tiếp tục cuộc tiến công. Trong tháng 4-1972, lần đầu tiên kể từ tháng 7-1968, các máy bay B-52 lại được lệnh oanh tạc miền Bắc. Trong 5 phi vụ, máy bay B-52 đã oanh tạc Vinh, sân bay Bái Thượng, khu kho chứa dầu Hải Phòng, và cuối cùng, điểm chuyển tải Hàm Rồng và Thanh Hóa ngay 21và 23 tháng 4. Trong phi vụ oanh tạc Hải Phòng, lần đầu tiên các máy bay B-52 mạo hiểm bay vào khu vực có hỏa lực phòng không mạnh giữa Hà Nội ?" Hải Phòng. Tuy nhiên, trong phi vụ này, các máy bay đã không bị tổn thương vì tên lửa và pháo phòng không.
    Trong 5 tháng, thêm 70 máy bay B-52G được đưa tới Guam. 50 máy bay B-52D ở Utapao, cùng 52 chiếc B-52D và 98 chiếc B-52G ở Andersen (Guam), hàng ngày thực hiện 105 phi xuất (3150 phi xuất hàng tháng) trong khoảng từ tháng 2 đén tháng 6. Như vậy, Bộ tư lệnh không quân chiếc lược (SAC) đã tăng lực lượng của tập đoàn 8 không quân từ 50 lên 200 máy bay B-52 và tăng số phi xuất hàng tháng từ 1.000 lên 3.150.
    (còn tiếp)
  5. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Bắn... B-52. Pằng, pằng pằng!
  6. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Cuốn "Ký sự miền đất lửa" của Nguyễn Sinh và Vũ Kỳ Lân nói rất nhiều về phòng không chống B-52 và các loại máy bay của Mỹ ở Vĩnh Linh.
    Đọc thấy có một trường hợp hy hữu như thế này (không biết có thật không):
    Chiến sĩ Thịnh (không nhớ rõ có phải là Thịnh hay không) đang điều khiển tên lửa bay tới diệt máy bay địch thì cũng đồng thời phát hiện một tên lửa của máy bay địch đang nhằm thẳng về phía mình. Trong trường hợp đó, Thịnh có thể tránh được tai họa bằng cách chuyển hướng radar (hay sao ấy) để hút tên lửa địch sang hướng khác, bảo vệ an toàn cho bản thân và giàn tên lửa. Tuy nhiên, làm như vậy cũng có nghĩa là bỏ rơi quả tên lửa của mình (lúc này đang phóng về phía mục tiêu). Thịnh đã quyết định rất nhanh là sẽ tiếp tục điều khiển tên lửa diệt máy bay địch với hy vọng tên lửa của ta sẽ trúng mục tiêu trước. Sau đó thì sẽ "lừa" tên lửa của địch sau. Tuy nhiên, tính toán của Thịnh đã sai. Kết quả là anh chiến sĩ này cũng hệ thống tên lửa của ta biến thành tro.
    Câu chuyện thật khó tin, không biết các tác giả của cuốn sách có thổi phồng lên để cho hình ảnh cuộc chiến đẹp thêm hay không. Em nghĩ đây là một trường hợp bịa vì anh Thịnh này đã chết, làm sao các tác giả biết được anh ta nghĩ gì, cân nhắc như thế nào trong tình huống đó được.
  7. Tunguska

    Tunguska Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Trong các tư liệu về PKKQ thì trường hợp như thế không phải là hiếm.
  8. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Đối phó với cuộc tiến công mùa xuân 1972 của đối phương
    Nỗ lực oanh tạc trong chiến dịch Cung sáng đã mau chóng được tăng cường trong tháng 4 và 5 năm 1972 để hỗ trợ cho các lực lượng Nam Việt Nam đang bị đối phương gây sức ép mạnh ở tỉnh Quảng Trị, Kon tum và An Lộc, Tây Bắc Sài Gòn. Chuyển mục tiêu oanh tạc từ Lào, Campuchia về VN trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1972, các máy bay B-52 đã thực hiện 6.000 phi xuất. Khối lượng ném bom chính xác đã góp phần chặn đứng rồi đẩy lùi cuộc tiến công dữ dội của đối phương. Trong nỗ lực tiến công lớn cuối cùng của đối phương ở An Lộc vào giữa tháng 5, các máy bay B-52 đã oanh tcạ 91 mục tiêu với 56 phi xuất ném bom các mục tiêu chỉ cách các vị trí của quân đồng minh khoảng 600-800m. Ở đây cũng như ở Kon tum và Quảng Trị, các máy bay thường oanh tạc trúng những lực lượng tập trung của Bắc VN, tiêu diệt một lúc hàng trăm quân địch và nhiều khi cả đơn vị trong một đòn oanh tạc.
    Trong tháng 4 ở tỉnh Quảng Trị, đã có lần 2 tốp máy bay B-52 bẻ gãy hoàn toàn các mũi tiến công trên bộ của đối phương khi một máy bay làm nhiệm vụ kiểm soát trên không phía trước đã phát hiện các xe tăng đối phương mạo hiểm theo quốc lộ số 1 tiến xuống Đông Hà. Khu vực này nằm trong ô mục tiêu đã định trong kế hoạch, vì vậy nhân viên kiểm soát trên không phía trước đã gọi B-52 tới. 30 phút sau, 6 máy bay B-52 tới ném bom, tiêu diệt 35 xe tăng và phá hủy một công sự dùng làm sở chỉ huy sư đoàn của đối phương.
    Nỗ lực ngăn chặn cuộc tiến công mùa xuân năm 1972 của đối phương đã đòi hỏi phải sử dụng một số lượng lớn, có phối hợp các máy bay kiểm soát trên không, phi pháo, máy bay chiến thuật của không quân Mỹ, máy bay trực thăng vũ trang, máy bay vận tải của lục quân Mỹ và máy bay chiến lược B-52. Một chuẩn tướng thuộc bộ tư lệnh viện trợ vùng 3 sau này nói rằng B-52 ?ođã trở thành vũ khí có hiệu quả nhất mà chúng ta có thể đánh giá được?? Tướng John Vogt, tư lệnh tập đoàn 7 không quân, đã bình luận rằng B-52 ?ođã góp phần chủ yếu cho thắng lợi của những nỗ lực phòng thủ chống các lực lượng xâm lược. Hỏa lực mạnh ghê gớm của nó có ý nghĩa quan trọng ở những vùng then chốt như An Lộc và Kon tum?.
    (còn tiếp)
  9. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Điều này đúng. Tuy nhiên sau khi bị 1 số tổn thất, quân ta có sáng kiến kẻ 1 vạch ngang trên màn hình rada để đánh dấu khoảng cách từ đó đến đài là ...km, khi dấu hiệu tên lửa chạm vạch đó là phải tắt đài ngay. Đó cũng là 1 biện pháp phòng tránh tốt.
  10. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Đến giữa tháng 6, cuộc tiến công của cộng sản đã ngừng hẳn vì Nam Việt Nam bắt đầu giành lại được 1 số vùng lãnh thổ đã mất, các máy bay B-52 lúc này bắt đầu ngày càng mở rộng tầm hoạt động ra phía Bắc, oanh tạc phần phía Nam của Bắc Việt Nam trong chiến dịch Linerbacker. Phối hợp với máy bay chiến thuật, các pháo đài bay đã oanh tạc nhiều mục tiêu cho đến cuối tháng 10, khi tổng thống Nixon ra lệnh ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra trong khi chờ đợi ký kết một hiệp định ngừng bắn. Tuy nhiên, các cuộc thương lượng ở Paris đã không đi đến kết quả và Bắc Việt Nam đã lợi dung thời gian ngừng bắn để bổ sung lực lượng. Vì vậy, tổng thống đã ra lệnh cho Hội đồng tham mưu trưởng liên quân vạch kế hoạch bắt đầu lại các cuộc oanh tạc Bắc VN nếu cần và lần này tập trung vào khu vực HN-HP.
    Ngày 13-12-1972, Bắc VN rời khỏi các cuộc thương lượng hòa bình ở Paris. Hai ngày sau, tổng thống Nixon lệnh mở chiến dịch Linerbacker 2. Một nỗ lực cao nhất kéo dài 3 ngày dùng máy bay B-52 ném bom khu vực HN-HP. Mục tiêu là các hệ thống kho chứa hàng và đồ tiếp tế, ga xe lửa, các điểm chuyển tải và cơ sở sửa chữa dọc theo các đường sắt lớn ở vùng Tây Bắc và Đông Bắc; các trạm thông tin liên lạc; và một số sân bay MiG; mục đích chủ yếu là bóp nghẹt nỗ lực chiến tranh của Bắc VN bằng cách cắt đứt nguồn vận chuyển trang bị và đồ tiếp tế.
    Để duy trì sức ép, mỗi đêm có 3 đợt oanh tạc bằng máy bay B-52, ban ngày dùng máy bay F-111 và A-6. Máy bay B-52 hoạt động ban đêm để làm giảm đến mức thấp nhất khả năng theo dõi bằng mắt của các xạ thủ pháo phòng không và những người lái máy bay MiG. Mật độ dày đặc của các trận địa pháo phòng không buộc các máy bay ném bom phải bay ở độ cao trên 30.000ft (9.050m) nghĩa là ở độ cao dễ bị tên lửa đất đối không bắn rơi nhất. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm rút ra sau 5 cuộc oanh tạc hồi tháng 4 thì các máy bay hộ tống cùng các phương tiện gây nhiễu điện tử hỗ trợ nhau của từng tốp 3 máy bay ném bom dường như cũng đủ sức bảo vệ. Tuy những người vạch kế hoạch đã yêu cầu tiến hành các cuộc tập kích trước vào các sân bay MiG, nhưng họ lại không đủ máy bay yểm trợ để tiến công các trận địa tên lửa đất dối không khi từng tốp máy bay ném bom tiếp cận khu vực mục tiêu. Cũng do thiếu máy bay yểm trợ nên việc ?otung sợi nhiễu? để bịt mắt radar đối phương cũng chỉ được thực hiện ở mức độ hạn chế.
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này