1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác chiến phòng không chống không quân Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 22/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Linerbacker: Vùng trời Hà Nội chật hẹp
    Nhân tố này hạn chế các đường vào và ra cho các đợt tiến công của máy bay B-52. Để lợi dụng khả năng có gió mạnh thổi từ hướng Tây Bắc, các máy bay bao giờ cũng từ phía Tây Bắc bay vào các mục tiêu lớn ở khu vực Hà Nội. Ngay sau khi trút bom, máy bay phải lượn vòng rất lớn ra phía sau mục tiêu để thoát ra ngoài tầm bắn của tên lửa đất đối không, càng nhanh càng tốt. Theo quy định, các tốp trong đội hình tiến công của máy bay ném bom chỉ được bay ở các độ cao và hướng khác nhau rất nhỏ, các tốp phải bám chặt đội hình để làm giảm khả năng dễ bị tổn thương vì tên lửa đất đối không, để tăng hiệu quả bảo vệ của các phương tiện gây nhiễu điện tử trong đội hình và giữa các tốp là để giữ đội hình trong hành lang có thả sợi nhiễu. Vì các phi công thuộc Bộ tư lệnh không quân chiến lược ít khi bay trong các đội hình lứon vào ban đêm và vì trời HN sẽ đông đặc máy bay nên các phi công được lệnh tránh va chạm bằng cách càng ít thực hiện động tác cơ động càng tốt.
    (còn tiếp)
  2. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Không đầy 30 phút trước khi chiếc đầu tiên trong số 129 máy bay B-52 dự định sử dụng cho cuộc tiến công ban đêm 18-12-1972, các máy bay F-111 đã oanh tạc 4 sân bay MiG. Các máy bay F-4 rải 2 hành lang sợi nhiễu để che chở cho các máy bay đánh phá các khu liên hợp Đông Anh và Yên Viên ở ngay phía Bắc HN. Đêm đó, cũng như 2 đêm sau, gió từ hướng Tây Bắc thổi mạnh với tốc độ lên tới trên 100 dặm/h đã đẩy các máy bay B-52 bay nhanh vào thung lũng sông Hồng, nhưng cũng thổi bạt sợi nhiễu ra khỏi các hành lang trước khi các pháo đài bay kịp tới. Những chiếc B-52 đầu tiên ném bom các sân bay Hòa Lạc, Kép và Phúc Yên. Một máy bay MiG bị bắn rơi ?" chiếc đấu tiên được xác định là do máy bay B-52 bắn rơi trong chiến dịch Linerbacker II và trong cả cuộc chiến tranh. Sau đó, Đông Anh và Yên Viên bị ném bom. Chiếc máy bay mang mật danh ?oThan củi? dẫn đầu 3 chiếc B-52 cất cánh từ Guam đánh vào khu nhà kho Yên Viên ?" Ái Mỗ, bị 2 tên lửa đất đối không bắn trúng trước khi trút bom và rơi xuống phía Tây Bắc Hà Nội. Đó là chiếc B-52 đầu tiên bị hỏa lực phòng không đối phương bắn rơi trong chiến dịch và là chiếc thứ 2 bị bắn rơi trong cuộc chiến tranh. Đến nửa đêm, 30 máy bay cất cánh từ Guam oanh tạc HN một lần nữa. Một chiếc B-52 khác bị thương nặng vì tên lửa đất đối không khi đang ngoặt ra khỏi mục tiêu và rơi ở Thái Lan, sau khi tổ lái đã nhảy dù. 5 giờ sau, đợt thứ 3 bay vào, thêm 1 máy bay nữa bị bắn rơi. Trong ngày thứ nhất 121 trong số 129 phi xuất dự định đã oanh tạc khu liên hợp Đông Anh và Yên Viên, 3 sân bay MiG, nhà máy xe lửa Gia Lâm và Đài phát thanh HN. Lực lượng phòng không đối phương đã phóng trên 200 quả tên lửa và hàng ngàn phát đạn pháo phòng không, bắn rơi 3 máy bay B-52 và bắn bị thương 2 chiếc khác. Xạ thủ trên các pháo đài bay đã bắn rơi ít nhất là 1 trong số những chiếc MiG đã cố gắng xuất kích một cách không hiệu quả.
    (còn tiếp)
  3. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Những điểm yếu nghiêm trọng trong việc vạch kế hoạch và thực hiện bộc lộ trong những cuộc oanh tạc ngày thứ nhất đã trở nên rõ rệt một cách bi thảm trong những ngày sau. Các chiến thuật áp dụng trong chiến dịch ném bom mang tên Cung sáng miền Nam không thích hợp với khu vực HN, nơi có hỏa lực phòng không mạnh. 5 phi vụ tiến hành hồi tháng 4, đặc biệt là trận oanh tạc Hải Phòng, đã dẫn các nhà vạch kế hoạch Mỹ tới những nhận định sai lầm. Hệ thống phòng không của HN không phải là yếu ?" đó là điều đã thấy rõ từ các cuộc oanh tạc trong chiến dịch Linerbacker lần trước, nhưng hiển nhiên điều đó đã được quan tâm quá ít. Do không có thêm các hành lang sợi nhiễu cho mỗi đợt, các máy bay ném bom B-52 đã không tận dụng được sức gió xuôi thổi mạnh. 3 đợt mỗi đêm gây khó khăn cho việc rải sợi nhiễu hay trấn áp tên lửa đất đối không đồng thời giúp cho hệ thống phòng không đối phương có thời gian hồi phục và chuẩn bị đối phó với đợt tiến công mới. Gió thổi mạnh giúp cho các máy bay ném bom bay nhanh tới mục tiêu, nhưng cũng thổi bạt sợi nhiễu, khiến cho các máy bay B-52 phải dựa vào thiết bị gây nhiễu của chính mình để tránh bị radar phát hiện. Hơn nữa, khi ra khỏi mục tiêu, các máy bay B-52 phải ngoặt trở lại bay ngược chiều gió mạnh 100 dặm/h nên tốc độ rút lui chậm lại quá nhiều và hướng gây nhiễu chị chệch, khiến cho radar của các trận địa tên lửa đất đối không lân cận có thể lọt qua những chỗ yếu trong màn nhiễu. Hơn nữa, đội hình máy bay ném bom dài và việc quy định một điểm ngoặt độc nhất cho máy bay khi ra khỏi mục tiêu đã giúp cho máy bay khi ra khỏi mục tiêu đã giúp cho đối phương nhằm trúng điểm ngoặt sau khi những tốp đầu bay qua.
    (còn tiếp)
  4. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Cuộc chào đón dữ dội của tên lửa đất đối không
    Trong ngày thứ 2, chiến thuật chỉ được thay đổi chút ít ở 3 máy bay bị bắn rơi trong 121 phi xuất được coi là mức có thể chấp nhận được. Các máy bay B-52 lại đánh phá Đông Anh, Yên Viên, Đài phát thanh HN, và cả điểm chuyển tải Bắc Giang cùng nhà máy nhiệt điện Thái Nguyên ở phía Bắc HN. Các đợt đánh phá lại được tiến hành cách nhau 4-5 giờ. Không máy bay nào bị bắn rơi, mặc dầu dối phương đã bắn tới ngót 200 quả tên lửa đất đối không.
    Các đợt oanh tạc ngày 19-12 đã gây cảm giác tin tưởng 1 cách giả tạo, và chiến thuật đánh phá trong ngày thứ 3 không có gì thay đổi nhiều. Những chiếc đi đầu của đợt tiến công thứ nhất ngày 20-12, hoàn thành nhiệm vụ một cách dễ dàng, nhưng nhiều tên lửa đất đối không đã phóng vào những chiếc đi sau. Tên lửa đã bắn trúng 2 chiếc B-52G khi chúng đang bay ngoặt ra khỏi mục tiêu và cả 2 đã rơi ở Hà Nội. 1 chiếc B-52D bị trúng đạn trước khi trút bom và cố bay được về Thái Lan thì rơi. Đợt oanh tạc cuối cùng bắt đầu vào khoảng nửa đêm về sáng. Các máy bay B-52 oanh tạc Hà Nội cũng được tiếp đón bằng tên lửa một cách dữ dội như dợt đầu. Một chiếc B-52D bị thương nặng bởi tên lửa, rơi ở Lào. 2 chiếc B-52G khác cũng bị tên lửa bắn rơi. Trên 220 quả tên lửa đã được phóng trong đêm 20-12, và 6 chiếc B-52 bị hạ trong vòng 9 giờ. Cho đến nay, người ta đã thấy rõ 2 nhân tố có ý nghĩa khác nhau gây nên tổn thất: 5 chiếc bị bắn rơi khi ngoặt ra khỏi mục tiêu, và 5 chiếc B-52G chưa được cải tiến để mang thêm các thiết bị gây nhiễu mạnh hơn.
    Tuy nhiên, trừ số tổn thấy ngày 20-12, các cuộc oanh tạc trong 3 ngày đầu được coi là thành công. Hầu hết các mục tiêu quan trọng đều bị tàn phá nặng. Trên 300 phi xuất đã được thực hiện, với 9 máy bay bị hạ; mức tổn thất chưa đến 3%, tuy nhiên mức tổn thất như trong ngày thứ 3 có thể làm cho chiến dịch ném bom phải mau chóng chấm dứt.
    (còn tiếp)
  5. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Ngay trước khi chấm dứt nỗ lực cao nhất trong 3 ngày, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã ra lệnh kéo dài chiến dịch ném bom nhưng với quy mô nhỏ hơn. Các kíp lái cho rằng nguyên nhân dẫn tới tổn thất là việc vạch kế hoạch kém và ở chiến thuật, và yêu câu thay đổi. Một ban nghiên cứu chiến thuật ở Utapao đã nghe được những lời phàn này này: phi công trong các kíp bay đặc biệt phàn nàn rằng vòng ngoặt rộng khi ra khỏi mục tiêu khiến máy bay của họ bay chệch ra khỏi màn nhiễu và vì vậy dễ bị trúng tên lửa đất đối không. Họ muốn thu hẹp vòng ngoặt và mau chóng thoát khỏi khu vực mục tiêu ra vịnh Bắc Bộ. Hơn nữa, họ muốn được tự do áp dụng các thủ đoạn cơ động né tránh, bay theo các đường đạn chéo nhau, thu ngắn đội hình ném bom, tiếp cận mục tiêu từ nhiều hướng, ở các độ cao khác nhau và cự ly không nhất định và thay đổi độ cao không theo quy luật để gây lúng túng cho việc đối phó của hệ thống phòng không đối phương.
    (còn tiếp)
  6. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Áp dụng chiến thuật mới để giảm tổn thất
    Bộ tư lệnh không quân chiến lược (SAC) chấp nhận những đề xuất này và còn đưa ra những thay đổi khác, một số trong đó đã được đưa vào kế hoạch oanh tạc ngày thứ 4. Tất cả các phi xuất tiến công các mục tiêu trong chiến dịch Linerbacker II trong ngày 21-12 đều do các máy bay ở căn cứ Utapao thực hiện, trong khi các máy bay ném bom ở căn cứ Guam lại tiếp tục chiến dịch Cung sáng. Trong ngày 22-12, ngày thứ 5 của chiến dịch, các máy bay B-52D chuyển sang phía Đông, tiến công nhà máy xe lửa và khu chứa dầu Hải Phòng. Các máy bay tiến công đã áp dụng chiến thuật mới và tránh được tổn thất tuy bom rơi không thật trúng đích. Tuần thứ nhất của chiến dịch Linerbacker II kết thúc vào ngày thứ 7 của chiến dịch. Nhiều bài học đã được rút ra và tổn thất gây cho đối phương cũng đáng kể, nhưng với cái giá phải trả là 11 máy bay B-52 và nhiều phi công cùng nhân viên phi hành.
    Sau 36 giờ tạm ngừng ném bom nhân dịp lễ Noel, ngày 26-12, chiến dịch lại tiếp tục bằng cuộc tiến công được vạch kế hoạch tỷ mỉ và phối hợp chặt chẽ của 120 máy bay B-52 với những đám mây sợi nhiễu bao phủ bầu trời Hà Nội và HP trong khi 7 đợt máy bay ném bom tiên tiếp, oanh tạc 10 mục tiêu khác trong vòng 15 phút. Lực lượng này đòi hỏi trên 100 máy bay yểm trợ, các máy bay F-111 đánh phá các sân bay, trong khi các máy bay A-6 của hải quân Mỹ trấn áp các trận địa tên lửa đất đối không ở khu vực Hải Phòng. 2 đội hình máy bay ném bom dày đặc bay vào HN từ hướng Tây Bắc và Tây Nam qua Lào rồi thoát ra phía vịnh Bắc Bộ, 2 đội hình khác theo hướng ngược lại, bay vào HN từ hướng Đông Bắc và Đông Nam qua vịnh Bắc Bộ và bay qua Lào. Các máy bay tiến công Hải Phòng bay vào từ hướng Đông Bắc và Đông Nam. Các máy bay B-52G dễ bị tổn thương hơn được giao nhiệm vụ đánh phá Thái Nguyên và Hải Phòng.
    Chiến thuật mới được áp dụng một cách có hiệu quả. Hệ thống phòng không của đối phương bị dội bom đến mức bão hòa, rối loạn và giảm hiệu lực ?" tuy tên lửa đất đối không có bắn rơi 1 máy bay B-52 ở Hà Nội. Chiếc thứ 2 rơi ngay gần đường băng trên sân bay Utapao trong khi cố gắng hạ cánh vì đã bị thương rất nặng trong trận đánh. Chỉ trong khoảng thời gian hơn 15 phút, 113 máy bay B-52 đã thực hiện một cuộc oanh tạc tập trung nhất trong lịch sử. Quả thật, đó là một kiệt tác về chiến thuật, cho thấy các bài học rút ra từ cuộc oanh tạc trước đã được áp dụng tốt như thế nào.
    (còn tiếp)
  7. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Đánh giá kết quả của chiến dịch ném bom bằng máy bay B-52
    Cuộc oanh tạc ngày thứ 9 được tiến hành bằng lực lượng 60 pháo đài bay. Một chiếc B-52G cất cánh từ căn cứu Utapao bị thương nặng khi tiến công một trận địa tên lửa, nhưng đại úy phi công đã cố gắng bay được tới Nakhon Phanom ở Thái Lan và cả tổ lái đã nhảy dù. 2 chiếc khác bị thương trong ngày ngày 27-12. Nhưng đó cũng là những chiếc cuối cùng bị thương. 60 máy bay oanh tạc trong 2 ngày thứ 10 và 11 đều trở về an toàn. Trong 2 ngày này, số lượng tên lửa phóng lên đã giảm đi nhiều vì sự kết hợp biện pháp phong tỏa và ném bom đã cắt đứt nguồn tiếp tế tên lửa cho đối phương.
    Đến nửa đêm ngày 29-12-1972, tất cả các cuộc oanh tạc ở Bắc vĩ tuyến 20 đều chấm dứt. Trong 11 ngày của chiến dịch Linerbacker II, các máy bay B-52 đã thực hiện 729 phi xuất: 340 từ sân bay Utapao và 389 từ sân bay Guam. Có 15 chiếc B-52 bị bắn rơi, đều do tên lửa đất đối không: 9 chiếc B-52D và 6 chiếc B-52G, 9 chiếc khác bị thương, 29 phi công và nhân viên phi hành tử trận, 33 bị bắt sống và về sau đã được trao trả và 26 được cứu thoát sau trận đánh. Các pháo đài bay đã oanh tạc 34 mục tiêu, trút gần 49.000 trái bom, tổng cộng 13.606.000kg. Trước hỏa lực phòng không mạnh của đối phương và số lượng lớn máy bay tham gia, các cuộc oanh tạc được đánh giá là hết sức chính xác. Theo số liệu công bố của Bắc Viẹt Nam thì có khoảng 1.300-1.600 dân thường bị thương vong. Căn cứ vào khối lượng bom đã thả và số máy bay bị bắn rơi ở Hà Nội thì con số thương vong này quá thấp. Chiến dịch ném bom, biện pháp phong tỏa đường biển, tình trạng bế tắc trên chiến trường là những nhân tố kết hợp buộc Bắc VN phải trở lại cuộc thương lượng ở Paris. Những thiệt hại lớn gây nên bởi chiến dịch Linerbacker II đòi hỏi phải được khắc phục ngay và làm cho Bắc VN phải trì hoãn cuộc tiến công xâm lược Nam VN đến tận năm 1975.
    (còn tiếp)
  8. zutiah

    zutiah Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2006
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
    Đọc đoạn này của bác thấy thía lào ấy. Nó hơi khác một chút so với những gì em biết. Nhưng không sao cả. Đọc bài của bác post lên rất hay.
  9. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Thêm 1 máy bay B-52 bị hạ trước khi ngừng bắn, chấm dứt hoàn toàn các cuộc ném bom ở VN ngày 27-1-1973. Các cuộc oanh tạc ở Lào còn tiếp tục cho đến giữa tháng 4 và sau đó, các máy bay B-52 chuyển sang đánh phá ở Campuchia cho đến ngày 15-8-1972, khi Quốc hội Mỹ cắt hoàn toàn ngân sách cho cuộc chiến tranh bằng đường không. Trong 8 năm 2 tháng, các máy bay B-52 đã thực hiện tổng cộng 124.532 phi xuất ném bom có hiệu quả vào các mục tiêu đã định, trút trên 2.674.745.000kg bom thường, 18 chiếc B-52 bị đối phương bắn rơi và 13 chiếc khác bị rơi do đâm phải nhau hay do tai nạn.
    Ngoài chiến dịch Linerbacker II, ở trận Khe Sanh, trong cuộc tiến công vào dịp tết năm 1968 và cuộc tiến công mùa xuân 1972, hiệu quả của chiến dịch Cung sáng là một vấn đề được quan tâm sâu sắc và thường gây ra các cuộc tranh cãi ngay từ đầu. Tướng Westmoreland và Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ ở VN (MACV) tin rằng các cuộc ném bom đã ngăn chặn việc tập trung lực lượng lớn của đối phương để mở các cuộc tiến công, gây bối rối, phá hủy các căn cứ, cắt đứt đường tiếp tế và giao thông liên lạc, và gây tâm lý hết sức căng thẳng cho binh sĩ đối phương do phải thường xuyên di chuyển và luôn luôn lo ngại bị thương vong vì những cuộc oanh tạc bất ngờ. Những người chỉ huy trên bộ thường suy nghĩ nhiều đến những gì đã không xảy ra về những chiến dịch mà đối phương có thể đã dự định nhưng bị cản trở - nhưng những người chỉ huy không quân Mỹ lại quan tâm hơn đến những thiệt hại và con số thương vong mà họ đã gây cho đối phương. Tuy nhiên, hiệu quả chẳng bao lâu sau đã được đánh giá bằng số tấn bom đã trút xuống những khu vực mục tiêu đã định, xác suất trúng đích, và số phi xuất trong các phi vụ. Cách đánh giá bằng số lượng này được chấp thuận vì thiếu những thực tế rõ rệt chứng minh sự thành công của 124.532 phi xuất oanh tạc các mục tiêu đã định.
    (còn tiếp)
  10. ki43hayabusa

    ki43hayabusa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    1
    Chắc là bị ép buộc trở lại bàn đàm phán nên Mĩ mới thương nên nhượng bộ làm theo yêu cầu của Bắc Việt nhỉ!!!

Chia sẻ trang này