1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác chiến phòng không chống không quân Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 22/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Vì ngay sau đó, các hoạt động trên bộ thường được tiếp theo, vì khó khăn của việc trinh sát chụp ảnh sau mỗi cuộc oanh tạc, và lời kể lại mơ hồ của tù binh, Bộ tư lệnh không quân chiến lược đặc biệt muốn thấy khoản đầu tư của mình mang lại hiệu quả lớn hơn chứ không phải chỉ có những khu vực lớn, rừng rậm bị cày xới và hằng hà sa số các loại rắn, khỉ và côn trùng bị giết chết. Họ phải chịu đựng sự tốn kém về máy bay, người lái, nhiên liệu, số giờ bay và năm 1969, 1 vấn đề tinh thần nghiêm trọng trong toàn bộ lực lượng người lái và nhân viên phi hành trên các máy bay B-52D và gia dình họ. Trên hết, những yêu cầu tác chiến ở Việt Nam đã ảnh hưởng đến nhiệm vụ chủ yếu của SAC là răn đe chiến lược vì các cuộc oanh tạc của máy bay B-52 thường được tiến hành ở những vùng rừng núi cách xa nơi có lực lượng bạn, nên các nhà quan sát Mỹ không thể nhìn tháy hiệu quả. Tác động của chiến dịch Cung sáng như thế nào là điều thường bị nghi ngờ. Tuy nhiên, khi các lực lượng lớn của đối phương xuất hiện ở Khe Sanh trong cuộc tiến công vào dịp tết năm 1968, hay ở An Lộc, thì hiệu quả của máy bay B-52 là điều dễ thấy. Đó là những mục tiêu lý tưởng cho khả năng sát thương hàng lọat của các máy bay ném bom này và trong các cuộc tiến công này, các máy bay B-52 đã làm cho Bắc VN và ********* phải trả giá vô cùng đắt. Có lẽ Westmoreland đã đánh giá đúng vai trò của chiến dịch Cung sáng trong cuộc chiến tranh, và hiệu quả cuối cùng của nó khi ông ta viết hồi ký năm 1968 rằng: ?oViệc sử dụng vũ khí này đã giúp người Mỹ giành chiến thắng trong nhiều trận đánh mà đáng nhẽ phải chiến đấu thêm nhiều trận nữa?./.
  2. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Hôm nay đọc bài của ông Thượng tướng Phùng Thế Tài, nguyên tư lệnh quân chủng Phòng không - Không quân viết về 40 năm ngày thành lập binh chủng Tên lửa trên ANTG, thấy nói rằng trong cả cuộc chiến tranh, các lực lượng PK VN chỉ bắn rơi có 29 chiếc B-52. Không hiểu báo đăng sai 39 thành 29, hay là có nhiều điều bây giờ mới công bố. Vì chỉ riêng trận "Điện Biên Phủ trên không", các nguồn tin đều nói rằng ta đã bắn rơi 34 chiếc B-52, chưa kể trước đó còn gần 10 chiếc bị bắn hạ. Một dấu hỏi to đùng về con số 29 máy bay B-52 của ông Phùng Thế Tài này. Chuyện này có lẽ không đùa được
  3. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Chắc đó là đám hạ tại chổ, còn lết ra khỏi VN mới rớt thì không tính. Nếu nhớ không nhầm thì khi thống kê B52 rớt, ta có liệt kê số rớt tại chổ mà.
  4. coolpix8700

    coolpix8700 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2006
    Bài viết:
    1.272
    Đã được thích:
    1
    Những máy bay không rơi ngay tại MB VN đều bị coi là hết dầu, tự đâm vào nhau và trục trặc kỹ thuật!
  5. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Bọn Mỹ nó giấu số liệu ở chỗ nào không biết nhưng những cái bị SAM táng, rơi ngoài lãnh thổ MB VN chúng nó đều nói rõ rơi ở đâu, tại làm sao đấy bác.
    34 cái ta công bố rơi nhưng ngoài thông tin rơi ngày nào, ở đâu thì hầu như không có thêm số liệu gì (số đuôi, ảnh chụp v.v.) Chỉ có thông tin chính xác cho chừng chục cái thôi còn lại thì không thấy công bố ở đâu cả.
  6. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    12 ngày đêm rơi tại chỗ có 15/16 chiếc thôi.
  7. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Hà Nội sơ tán dân để đánh Mỹ tháng 12-1972
    Nguyễn Kim Phong
    (Tạp chí Lịch sử Quân sự 12/1987)
    Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc nước ta (8-1964-1972), những người cầm đầu Nhà trắng và Lầu Năm góc luôn luôn coi Hà Nội, thủ đô nước VNDCCH, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước là một mục tiêu quan trọng nhằm gây sức ép ?otối đa? với ta trong những bước phiêu lưu quân sự của chúng. Trong chiến tranh phá hoại của Mỹ, HN có số dân là 1.021.000 người trên diện tích 586km2, bao gồm 4 khu phố nội thành (nay là 4 quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa) và 4 huyện ngoại thành (Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh). Trong đó, chỉ với hơn 37km2, nội thành HN có tới gần 65 vạn người, bình quân 17.000 người/km2. Khu phố Hoàn Kiếm là nơi có mật độ dân số rất cao, hơn 4 vạn người/km2. Nơi đây có nhiều cơ quan, xì nghiệp liền nhau, nhiều rạp hát, rạp chiếu bòng, mậu dịch lớn, chơ to, có khu vực HN cũ, đường sá chật hẹp, nhà cửa xây dựng từ lâu rất nguy hiểm đối với chiến tranh phá hoại của địch. Không những đông, thành phần cấu tạo số dân nội thành cũng rất đa dạng, phức tạp, khó khăn cho công tác vận động sơ tán. Trong số 65 vạn dân ở nội thành, có 106.000 cán bộ, công nhân, viên chức ở các cơ quan, xí nghiệp Trung ương, hơn 42.000 học sinh, sinh viên các trường đại học và trung học chuyên nghiệp của các Bộ mà diện vận động sơ tán thuộc về công tác của Ban sơ tán trung ương. Ngoài 50.000 cán bộ, công nhân viên chức các cơ quan, xí nghiệp địa phương còn 46.000 xã viên các hợp tác xã thủ công, xây dựng?, hơn 10.000 tiểu thương các ngành, gần 9.000 lao động linh tinh khác mà đời sống của họ gắn liền với sinh hoạt của thành phố, hơn 200.000 trẻ em từ 15 tuổi trở xuống. Ngoài ra, còn phải kể đến thường xuyên có hơn 20.000 người vãng lai thành phố hàng ngày.
    (còn tiếp)
  8. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của địch, Hà Nội đã vận động được nhiều người sơ tán ra ngoại thành và đi các tỉnh khác. Kết hợp với việc điều chuyển các cơ sở kinh tế ra ngoài thành phố và thực hiện nhiều biện pháp tích cực, số dân ở nội thành hà Nội đã giảm nhiều. Song, sau khi địch ngừng ném bom chấm dứt cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, tình hình HN tương đối yên tĩnh, và do gặp nhiều khó khăn trong khi sơ tán, nhiều người lớn và trẻ em lại trở về, làm cho dân số thực sự ở nội thành lại tăng lên. Bước vào cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, để chủ động đối phó với địch, ngày 4-5-1972, Thành ủy chủ trương khi địch bắt đầu đánh lại vào thành phố nhưng không liên tục thì vẫn phải đảm bảo sản xuất bình thường, sẵn sàng chiến đấu nhưng phải sơ tán hết người già, trẻ em, những người không có nhiệm vụ chiến đấu, sản xuất ra khỏi thành phố, khoảng 30 vạn (số còn lại khoảng 30-35 vạn). Những người còn ở lại làm nhiệm vụ phải có đủ hầm, hố, sinh hoạt quân sự hóa. Từng cơ quan, xí nghiệp, khối phố? sẵn sàng sơ tán cấp tốc khi có tình hình khẩn trương.
    Khi địch đánh vào thành phố tương đối liên tục thì phải sơ tấn khoangr 10-15 vạn người nữa (số còn lại khoảng 20-25 vạn). Và khi địch đánh liên tục, ác liệt vào HN thì phải cấp tốc sơ tán nhân dân, tạm ngừng sản xuất trong nội thành, sẵn sàng chiến đấu ở mức cao nhất và chiến đấu thắng lợi với kẻ thù. Trường hopự này chỉ có những lực lượng có nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ trực tiếp cho chiến đấu mới được ở lại nội thành, bao gồm bộ phận nhẹ các cơ quan Thành ủy, Ủy ban hành chính thành phố, các lực lượng vũ trang chiến đấu bảo vệ thành phố (bộ đội chủ lực của Bộ và Hà Nội, các lực lượng dân quân tự vệ, công an nhân dân), các lực lượng cấp cứu phòng không, khắc phục hậu quả, thông tin liên lạc, những cơ sở sản xuất đảm bảo cho chiến đấu như điện, nước? Tất cả các bộ phận khác phải cấp tốc sơ tán, trong thời gian ngắn nhất phải rút ra ngoài.
    (còn tiếp)
  9. MiG17Fresco

    MiG17Fresco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Sorry bác Triumf cho em chen một tí.
    Kính mời tất cả các bác ta nhân kỷ niệm lần thứ 42 ngày bắn hạ 47 máy bay Mẽo !.....1.....2.......3......Zôôô.....
  10. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Việc vận động, tổ chức sơ tán cho hàng chục vạn người dân ra khỏi thành phố là một vấn đề rất lớn, nó ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm đời sống của mọi người. Vì vậy, trong công tác vận động sơ tán, Hà Nội luôn luôn xác định phải đẩy mạnh công tác chính trị tư tưởng, đi sâu phát động quần chúng, nêu cao vai trò gương mẫu của đảng viên, đoàn viên, cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước để có tác dụng thúc đẩy quần chúng tự giác chấp hành. Trong công tác vận động tổ chức sơ tán, các phương tiện thông tin đại chúng và cán bộ vận động sơ tán ở cơ sở có vai trò quan trọng.
    Một đối tượng thường xuyên được chú trọng vận động là 200.000 trẻ em từ 15 tuổi trở xuống. Đây là đối tượng đông đảo, vận động sơ tán tốt không chỉ bảo đảm an toàn cho các cháu, giúp bố mẹ ở lại yên tâm sản xuất, chiến đấu mà còn là bảo vệ tương lai của đất nước, của Thủ đô. Thành phố chủ trương vận động gia đình đưa các cháu về quê, cho đi theo cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã sơ tán. Thành phố còn tổ chức hơn 400 trại sơ tán cho các cháu dưới 6 tuổi, hàng trăm trường trại sơ tán cho các cháu lớn hơn. Nhiều trại được tổ chức với phương thức ?ohọc trường làng, ở nhà dân, ăn tập thể?; trợ cấp 3 đồng, 5 đồng, 7 đồng một tháng cho mỗi cháu tùy theo hoàn cảnh gia đình. Công tác sơ tán nhân dân cũng gắn liền với việc điều chuyển các cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã ra khỏi thành phố. Mỗi đơn vị sơ tán không chỉ đảm bảo đời sống cho cán bộ, công nhân viên chức, xã viên mà còn đảm bảo cho cả những người ăn theo của họ như con cái, bố mẹ già? Việc điều chuyển này cũng góp phần đáng kể vào việc giảm bớt mật độ dân số của thành phố.
    Đối với tiểu thương, để đảm bảo đời sống cho họ, thành phố chủ trương vận động họ chuyển ngành nghề, tìm công ăn việc làm cho họ trong các cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã hoặc đơn giản hơn như tổ chức cho họ làm gia công cho Nhà nước: đan len, may quần áo, bóc lạc? làm ở ngoại thành.
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này