1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác chiến phòng không chống không quân Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 22/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Chen ngang các bác 1 tý
    [​IMG]
  2. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Căn cứ vào chủ trương của Trung ương Đảng và Chính phủ về công tác sơ tán nhân dân, phân tán các khu côn gnhiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng ra các tỉnh, Hà Nội đã liên hệ với các tỉnh bạn để tổ chức cho nhân dân sơ tán, cho các cơ sở sản xuất, bệnh viện, trường học? phân tán đến. Đảm bảo việc cung cấp bình thường các nhu yếu phẩm phục vụ đời sống đồng bào sơ tán như lương thực, thực phẩm, chất đốt,? Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh bạn, nhất là Hà Tây, Hà Bắc, Hưng Yên, Nam Hà, Vĩnh Phú là nơi có đông đồng bào Hà Nội và các cơ sở kinh tế, văn hóa của Hà Nội so tán đến, đã hết lòng đùm bọc, giúp đỡ với tinh thần thần ?onhường cơm, sẻ áo?, chia sẻ những khó khăn của đồng bào, cán bộ Thủ đô.
    Các ngành của thành phố cũng có những kế hoạch cụ thể phục vụ công tác sơ tán nhân dân. Sở giao thông vận tải có kế hoạch vận chuyển sơ tán lúc bình thường cũng như khí có tình huống khẩn trương. Trong tình huống thứ ba, để đảm bảo trong thời gian ngắn nhất vận chuyển thoát ra ngoài số lượng lớn nhất, Sở đã có kế hoạch cụ thể căn cứ vào việc điều tra số người trong diện sơ tán cấp tốc từng khu vực, số đầu phương tiện của các công ty vận tải kể cả đường bộ, đường thủy, hiệp đồng với đại diện hành chính từng nơi, bố trí khu vực tập kết dân, hướng đi, phân công cụ thể cán bộ phụ trách? Sở thương nghiệp, Sở lương thực tăng cường mạng lưới thương nghiệp ở ngoại thành, liên kết với các sở hữu quan của các tỉnh bạn để phục vụ đồng bào sơ tán. Sở ý tế đẩy mạnh công tác vệ sinh phòng bệnh và tăng cường lực lượng cán bộ y tế ở ngoại thành, đảm bảo phục vụ tốt công tác sơ tán theo hướng tổ chức nhỏ, phân tán, gần nơi tập trung đồng bào.
    (còn tiếp)
  3. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Đến này 24-5-1972, khi tình hình bắt đầu căng thẳng, thành phố đã tăng cường vận động đồng bào sơ tán. Đợt này vận động được 214.164 trẻ em, 125.894 người lớn, các cơ quan, xí nghiệp trung ương cũng đưa đi được 60.631 người ra các huyện ngoại thành và các tỉnh bản xung quanh. Các huyện Thanh Trì, Từ Liêm là những huyện không bị cách trở bởi sông Hồng như Gia Lâm, Đông Anh, giao thông tiện lợi với nội thành nên được chọn làm khu vực dự trữ cho việc sơ tán cấp tốc những lực lượng cần sơ tán trong tình huống thứ ba, bao gồm nhiều cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo của thành phố.
    Cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1972, tình hình cuộc đấu tranh giữa ta và địch đã hết sức gay gắt. Ngày 27-11-1972, Bộ Tổng tham mưu đã nhận định: ?oCó nhiều khả năng địch sẽ đánh phá trở lại toàn miền Bắc với mức độ ác liệt hơn, kể cả việc dùng B-52 đánh ồ ạt vào Hà Nội, Hải Phòng?. Từ 18 giờ ngày 4-12-1972, Thành phố tổ chức ngay việc sơ tán người già, trẻ em và những người không thật cần thiết cho sản xuất, chiến đấu ra khỏi nội thành và cả những trọng điểm ngoại thành như Gia Lâm, Yên Viên, Văn Điển, Châu Quỳ cũng phải sơ tán đến các tỉnh lân cận. Mọi công việc sản xuất và chuẩn bị chiến đấu vẫn được bảo đảm, đồng thời sẵn sàng tiến hành sơ tán cấp tốc khi tình hình diễn ra gay gắt.
    Đêm 18-12-1972, địch bắt đầu dùng máy bay B-52 đánh phá ác liệt vào thành phố, mở đầu 12 ngày đêm gây tội ác hủy diệt của chúng đối với Hà Nội. Lệnh sơ tán cấp tốc và triệt để được nhân dân nghiêm túc chấp hành. Sở giao thông vận tải, các đơn vị có phương tiện và ngành vận tải trung ương đã bố trí 182 xe ca, 54 xe tải liên tục vận chuyển, sơ tán nhân dân không thu vé. Trong suốt 12 ngày đêm, lực lượng vận tải của Hà Nội có sự hỗ trợ của ngành vận tải trung ương và các tỉnh bạn đã vận chuyển 295.885 người. Cùng với các phương tiện vận chuyển khác: xe đạp, xích lô, xe máy, đi bộ, 547.895 người đã sơ tán nhanh gọn, có trật tự trong tổng số 65 vạn dân ở nội thành. Đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về người do địch có thể gây ra. Thiệt hại nặng nhất ở Hà Nội thời gian này là khu vực Khâm Thiên. Đây là khu dân cư đông đúc, có 5 vạn dân nhưng nhờ sơ tán tốt, thiệt hại về người chỉ xấp xỉ 1%. Các khu vực An Dương, Mai Hương, Tương Mai, thiệt hại về người chưa đến 0,5% số dân. Ở ngoại thành, thiệt hại về người không đáng kể.
    (còn tiếp)
  4. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Cùng với chiến thanứg bắn rơi 30 máy bay, trong đó có 23 máy bay B-52, 2 máy bay F-111, tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc lái, thành tích sơ tán hơn nửa triệu dân trong thời gian ngắn, nhanh gọn trật tự, đảm bảo an toàn, làm giảm đến mức thấp thiệt hại về người do địch gây ra cũng là một thắng lợi rất đáng tự hào. Dùng 444 lần chiếc máy bay B-52, hơn 1.000 lần chiếc máy bay cường kích đánh phá ác liệt Hà Nội, phá hoại nặng nề tiềm lực kinh tế, quốc phòng ở Thủ đô, đế quốc Mỹ tưởng có thể uy hiếp tinh thần nhân dân Hà Nội, nhưng chúng đã bị thất bại thảm hại. Đế quốc Mỹ buộc phải tới bàn Hội nghị Paris ký hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam./.
  5. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Vài nét về giặc lái Mỹ bị bắt ở Bắc Việt Nam
    Nguyễn Li
    (Tạp chí Lịch sử Quân sự 12.1987)
    Người tù binh Mỹ đầu itên ở Bắc Việt Nam là trung úy hải quân Everett Alvarez. Máy bay chiến đấu của Everett Alvarez là một trong 2 chiếc bị bắn rơi ngày 5-8/1964, sau khi ném bom cảng Hải Phòng, theo lệnh của Tổng thống Mỹ Johnson, sau vụ Vịnh Bắc Bộ. Cuộc chiến tranh bằng không quân của Mỹ trên miền Bắc Việt Nam bắt đầu. Những vụ ném bom miền Bắc leo thang nhanh chóng, bình quân khoảng 70 lần chiếc/ngày. Số máy bay bị bắn rơi ngày càng nhiều. Phi công Mỹ tiếp tục vào nhà tù ở Bắc Việt Nam. Cuối năm 1965, đã có 61 tù binh Mỹ ?omay mắn? được vào nhà tù Bắc Việt Nam. Trong năm 1966, đã tăng lên 223 lần chiếc bay đi ném bom miền Bắc Việt Nam trong một ngày. Máy bay Mỹ bị bắn rơi ngày càng nhiều hơn, trung bình cứ 10 ngày có 8 chiếc. Trong năm 1966, lại có thêm 86 phi công Mỹ được đưa về ?okhách sạn vỡ tim?, một bộ phận của nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội.
    Vào cuối năm 1967, những cuộc oanh tạc trên miền Bắc đã tăng lên 300 lần chiếc/ngày và hầu như ngày nào cũng có máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, Hải Phògn và những nơi khác. Vào cuối năm 1968, lúc Tổgn thống Mỹ Johnson ra lệnh chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam (31-10-1968), đã có tất cả 927 phi công Mỹ chết, 356 bị bắt làm tù binh và 917 người Mỹ mất ích trong lúc hành sự. Những phi công Mỹ nhảy dù, phần lớn bị thương, bị gãy tay, gãy chân? Nếu không chết, họ đều được miền Bắc cứu chữa. Có người lẩn trốn được, không bị bắt ngay lúc nhảy dù xuống đất. Nhưng rồi lại bị bắt sau vài tuần chui lủi. Ví dụ như đại tá George E. ''Bud'' Day, 40 tuổi, là phi công lái chiếc F-100, bị bắn rói ngày 26-8-1967, tay phải bị gãy 3 chỗ, đầu gối bị trẹo xương, nhưng ông ta đã cố gắng để vượt qua khu phi quân sự, lội qua những cánh đồng lúa, băng qua rừng rậm và sau 12 ngày thì bị bắt.
    (còn tiếp)
  6. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    317 người Mỹ bị cầm tù năm 1970 được đưa đến Hỏa Lò, là lúc họ đang ở tuổi thanh xuân của cuộc đời, trung bình là tuổi 32. Trong số này có 85% đã bay trên 15 phi vụ vào miền Bắc. Trung tá Richard Paul Keirn bị bắn rơi ngày 24 tháng 7 năm 1965, là phi hành của không lực thứ 7, bị bắt ở Việt Nam. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Paul Keirn là phi công lái máy bay B-17, bị bắn rơi trong nhiệm vụ đầu tiên ở nước Đức, bị cầm tù 9 tháng. Khi sang Việt Nam, Paul Keirn lái máy bay F-105 và bị bắn rơi ở ngày thứ 3 khi đến Đông Nam Á.
    Trung tá Robison Risner của không lực Hoa Kỳ, bị bắt ngày 16 tháng 9 năm 1965, khi lái chiếc F-105 trên miền Bắc Việt Nam. Risner là một ngôi sao trong chiến tranh Triều Tiên với 109 phi vụ chiến đấu, được Mỹ công nhận là đã hạ 8 MiG. Nhưng đến Việt Nam trong vòng 6 tháng với 5 chuyến bay thì bị bắn rơi. Risner đã cố bay ra biển và được máy bay SA-16 cứu thoát, được báo chí Mỹ in ảnh ca ngợi. Thế nhưng, báo chí Mỹ, sau đó lại không đưa tin Risner tiếp tục bay ra ra miền Bắc và lại bị bắn rơi. Và lần này thì Risner được nhà tù Bắc Việt cứu sống. Risner là tù binh nhiều tuổi nhất và sống 7 năm rưỡi trong nhà tù Bắc Việt Nam.
    (còn tiếp)
  7. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ trên miền Bắc Việt Nam, lần thứ 2 và trong 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972, trong ?okhách sạn Hilton - Hà Nội?, đã có thêm nhiều tù binh Mỹ. Và thế là đã có đủ mặt những phi công máy bay chiến thuật và phi công B-52, đeo huy hiệu SAC (Bộ chỉ huy không quân chiến lược). Đầu năm 1973, sau hiện định Paris về Việt Nam, tất cả tù binh Mỹ này ra khỏi ?okhách sạn Hilton - Hà Nội? để trở về Mỹ. Ngày 12/2/1973, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, 116 quân nhân Mỹ được Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa trao trả cho phía Mỹ trong đợt đầu tiên. Ngày 14/3/1973, lại 106 quân nhân Mỹ được trao trả. Mười nagỳ sau, 14/3/1973, 107 quân nhân và 1 nhân viên dân sự Mỹ lên đường về nước. Đợt cuối cùng trao trả diễn ra ngày19/3/1973. Người cuối cùng từ giã sân bay Gia Lâm là thiếu tá hải quân Alfred Agnew, 33 tuổi, quê ở bang Ilinoi. Agnew lái chiếc máy bay RA5C đi trinh sát tìm kiếm những tên lái B-52 có thể còn sống sót ở vùng rừng núi phía Tây Bắc Hà Nội. Nhưng máy bay của Agnew bị bắn cháy và bị bắt ở Hà Tây sáng ngày 30 tháng 12 năm 1972. Chiếc máy bay sơn trắng C141 của Mỹ cuối cùng mang số hiệu 50.238 cất cánh khỏi sân bay Gia Lâm vào 15h20 ngày 19/3/1973, trả về cho Nixon ?onhững người khách không mời mà đến? của ?okhách sạn Hilton - Hà Nội?.
    Tổng cộng có 511 người Mỹ, trong đó có 503 quân nhân và 18 dân sự được trở về nước. Đó là những bằng chứng biết nói về thất bại sâu cay của con chủ bài không quân Mỹ trên đất Việt Nam./.
  8. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không tháng 12-1972
    Trích lược từ cuốn Hồi ký ?oBảo vệ bầu trời? của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Mậu, nguyên chính ủy Quân chủng Phòng không.
    Cuộc chiến tranh leo thang của địch đã lên đến nấc cao nhất trong năm 1967 và đã bị thất bại thảm hại. Trong lúc đó, cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở miền Nam vẫn đang diễn ra quyết liệt. Quân chủng vẫn tiếp tục gửi những đơn vị phờng không vào chiến trường và được lệnh thành lập thêm những trung đoàn tên lửa mới. Trên bầu trời Hà Nội, tiếng bom đạn, tiếng gầm rít của những bầy phản lực bắt đầu giảm dần. Kẻ địch đã xuống thang.
    Một buổi chiều, sau bữa cơm, chúng tôi kéo nhau sang phòng anh Đặng Tính để nghe đài đưa tin chiến thắng. Kể từ hôm quân ta đánh vào Sài Gòn, tập trung nghe đài là một niềm vui của chúng tôi.
    - Sắp tới, bọn địch sẽ đánh Hà Nội như thế nào? - Cuối bản tin, anh Đặng Tính bống nêu câu hỏi.
    - Có thể sẽ là B-52. Bước đường cùng rồi. Thằng Mỹ sẽ không bao giờ chịu thua khi chưa tung hết con bài cuối cùng ra - anh Lê Văn Tri nói.
    Thế là buổi chiều hôm đó, mùa xuân rồi nhưng vẫn còn se lạnh, quanh đĩa sắn nướng mà đồng chí công vụ bưng vào ?ochiêu đãi? các thủ trưởng, B-52 trở thành chủ đề chính trong cuộc trao đổi ngoài giờ của chúng tôi. Chúng tôi nhắc đến kinh nghiệm Triều Tiên. Trước lúc đến Bàn Môn Điếm, Mỹ đã huy động máy bay đến thả bom hủy diệt Bình Nhưỡng. Chúng tôi nhắc tới lời dặn của đồng chí Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng hôm đến thăm quan chủng hồi đầu năm; Tiếp tục theo dõi giúp đỡ 238 đánh B-52 và chú ý đúc rút kinh nghiệm cho thật tốt. Vẫn đang là vấn đề mà trên và dưới đang phải tìm đáp số.
    - Phải có một phương án đánh B-52 bảo vệ Hà Nội ngay từ bây giờ. - Cuối cùng, đồng chí Lê Văn Tri nói như kết luận cuộc trao đổi ý kiến.
    Sau này, khi chúng ta đã giành được thắng lợi vang dội, đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 của địch trên bầu trời Hà Nội những này cuối tháng 12 năm 1972, tôi lại nghĩ đến buổi chiều bên đĩa sắn nướng hôm ấy.
    (còn tiếp)
  9. CSCD113

    CSCD113 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2007
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Tôi vẫn nhớ rõ căn phòng của đòng chí Đặng Tính, hay nói đúng hơn là căn lán dã chiến được làm bằng những tấm cót ép, lợp vải bạt. Chính từ căn lán như thế và quây quần xung quanh đĩa sắn nướng, chúng tôi đã bắt đầu phác thảo kế hoặc đánh trả một cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội. Một bản kế hoạch dùng cho 5 năm sau. Tất nhiên, so với bản kế hoạch trực tiếp chuẩn bị cho chiến dịch 12 ngày đêm sau này thì bản kế hoạch tháng 2 năm 1968 còn đơn giản lắm. Rất cảm ơn các đồng chí bảo mật phòng không còn giữ được nó cho đến bây giờ, và theo tôi, nên đăng ký nó thành một hiện vật bảo tàng. Bản kế hoạch được viết bằng chữ đỏ, nét đạm, chưa được đánh máy, đề ngày 27/2/1968. Mở đầu, bản kế hoạch viết:
    ?oTrước thất bại ngày càng nặng nề của địch trên cả 2 miền, với bản chất ngoan cố, với quan điểm ỷ lại vào vũ khí - kỹ thuật, địch sẽ không từ một thủ đoạn dã man tàn bạo nào để uy hiếp đánh phá ta, hòng cứu vãn thế thua của chúng. Địch sẽ có một bước leo thang mới, tiếp tục đánh mạnh vào Hà Nội, Hải Phòng. Trong bước đường cùng, địch sẽ dùng B-52 tranh thủ mọi điều kiện, tạo thế bất ngờ về chiến lược, về chiến thuật...?
    ?o... Ta đã bắn rơi B-52 của địch. Với lực lượng hiện có của ta, với khả năg của các binh chủng, ta hoàn toàn có đầy đủ điều kiện thực tế để tiêu diệt B-52 của địch, đánh rơi chúng tại chỗ, đánh bại bước leo thang liều lĩnh bằng B-52 của chúng?.
    Trong phần ?oQuyết tâm tiêu diệt B-52 của quân chủng?, bản kế hoạch nhấn mạnh phải làm tốt các khâu: Hiệp đồng chặt chẽ, phát hut hết khả năng chiến đấu của các binh chủng, chủ yếu là tên lửa, không quân, pháo trung cao, kiên quyết bắn rơi B-52 tại chỗ, bắt sống giặc lái, bảo vệ mục tiêu do quân chủng phụ trách, chủ yếu là Hà Nội, Hải Phòng?.
    (còn tiếp)
  10. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Thú vị nhất là khi đọc đến những dự kiến đường bay của B-52 vào đánh Hà Nội, Hải Phòng, các ?otác giả? của bản kế hoạch hồi đó đã chứng tỏ một trí tuệ tập thể sáng suốt, một năng khiếu tham mưu đặc biệt: Dự kiến có 5 đường bay cơ bản địch đánh vào Hà Nội:
    a) Từ Tây-Bắc xuống
    b) Từ Tây-Nam vào
    c) Từ Nam lên
    d) Từ Đông-Nam tới
    e) Từ Đông-Bắc đến
    Thực tế, trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm cuối năm 1972, 70% số máy bay B-52 đã đột nhập từ hướng Tây-Bắc xuống. Còn đối với Hải Phòng thì độ chính xác gần như 100%. Ngay từ hồi ấy đã nhận định địch sẽ theo:
    a) Từ Đồng-Bắc xuống theo cửa Nam Triệu
    b) Từ Đông-Nam lên theo cửa sông Văn Úc
    Thực tế đã diễn ra đúng như vậy. Nếu như trong nghệ thuật tác chiến phòng ngự, việc phán đoán chính xác hướng tiến công, nhất là hướng tiến công chủ yếu của đối phương, đã là thành công 1 nửa, thì trong chiến dịch phòng không cũng có ý nghĩa tương tự. Việc xác định đúng đường bat và hướng bay của địch phải được xem như vấn đề cốt lõi của nghệ thuật chiến dịch phòng không, nhất là đối với những yếu địa quan trọng. Bởi vì từ đây mới có biện pháp sử dụng lực lượng hợp lý, mới dàn thế trận hiểm hóc để đánh địch và thắng địch.
    Nhân đây, cũng xin kể lại điều tâm đắc nữa. Đó là việc sử dụng lực lượng ở Hải Phòng, có một trùng khớp đến kỳ lạ giữa dự kiến và thực tế. Trong kế hoạch hồi đó nêu ra 2 phương án:
    1. Đủ 8 tiểu đoàn
    2. Chỉ có từ 5 đến 6 tiểu đoàn
    Thật là thần tình! Năm năm sau, trong chiến dịch 12 ngày đêm, lực lượng tên lửa Hải Phòng diễn ra đúng như thế. Lúc đầu có đủ 8 tiểu đoàn của 2 trung đoàn 238 và 285. Chiến dịch bắt đầu được 2 ngày thì quân chủng điều 2 tiểu đoàn 71, 72 của trung đoàn 285 lên Hà Nội. Như vậy, Hải Phòng chỉ còn lại đúng 6 tiểu đoàn. Nhưng tiểu đoàn 84 phải làm định kỳ, nên cuối cùng, Hải Phòng chỉ có 5 tiểu đoàn
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này