1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác chiến phòng không chống không quân Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 22/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    [​IMG]
  2. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    [​IMG]
  3. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    [​IMG]
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    battery là ổ. Ba khẩu trong một tháp pháo của Iowa là một ổ. Chả hiểu '''' vẫn đề ổ'''' ở đây là gì. Hồi 12 ngày đêm BBC đưa tin cụ Giáp trúng tên lửa chết. Két thúc trận đánh này thì đến nay nhiều sách Mỹ vẫn nói ''đánh cho bắc việt tơi bời....phải ngồi vào bàn đàm phán chấm dứt chiến tranh''''
    Chấp gì mấy cái đó.
  5. phuongak

    phuongak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Đây rồi, nhân chứng sống về việc có ngoại binh tham gia trogn lực lượng phòng không, không quân VN
    Đại tá quân đội Liên Xô A.X.Xoóc-đa-nốp sinh năm 1939 ở nước Cộng hòa Xô-viết A-déc-bai-dan, nhập ngũ 1957, tốt nghiệp Học viện Vô tuyến điện ở Khác-cốp năm 1968, từ tháng 12-1971 đến tháng 9-1972 đã làm nhiệm vụ chuyên gia ở Việt Nam với cương vị kỹ sư trưởng ngành kỹ thuật tên lửa của đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô cho Bộ tư lệnh Phòng không-Không quân và đã được tặng thưởng 10 huân, huy chương các loại, trong đó có huy chương Hữu nghị của Việt Nam. Cho đến nay, 300 ngày trong khói lửa chiến tranh chống Mỹ cứu nước ác liệt còn để lại những kỷ niệm không phai mờ về một đất nước và một dân tộc anh hùng mà ông và các chiến sĩ Xô-viết đã kề vai sát cánh cùng chiến đấu trong những ngày khó khăn nhất.
    ...Chúng tôi hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm, Hà Nội sáng sớm ngày 3-12-1971. Từ vùng tuyết lạnh Mát-xcơ-va đến, chúng tôi được đón bằng những bó hoa tươi rất rực rỡ của Hà Nội ấm áp. Trung tá Hùng, đại diện Cục đối ngoại Quân đội nhân dân Việt Nam, giới thiệu vắn tắt về tình hình chiến sự ở Đông Dương và lưu ý rằng sắp tới Mỹ có thể sẽ lại ném bom toàn bộ miền Bắc Việt Nam, do đó sự giúp đỡ của Liên Xô là hết sức cần thiết.
    Khi còn ở Liên Xô, tôi đã được đọc nhiều bài nói về nhân dân Việt Nam anh hùng đã gần 30 năm chiến đấu vì độc lập, tự do của mình. Tôi khâm phục và luôn đứng về phía họ. Và bây giờ thì tôi và các đồng đội đang sát cánh cùng Việt Nam, thấy tận mắt sự đoàn kết, chủ nghĩa anh hùng và lòng tin vào chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu này. Mặc dù miền Bắc Việt Nam phải đối đầu với cường quốc tư bản mạnh nhất thế giới, nhưng rõ ràng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ thắng được trong cuộc chiến tranh này-đó là kết luận mà tôi đã rút ra sau mỗi lần nói chuyện với các bạn Việt Nam.
    Tôi là con của một người nông dân nên rất gần gũi và thấu hiểu những nỗi ưu tư của người nông dân Việt Nam khi phải làm việc trong trời nóng dữ dội, suốt ngày đội nón ngâm chân trong bùn nước và còn chịu đựng biết bao bom đạn bắn phá liên miên để thu hoạch mùa màng nuôi quân và nuôi gia đình mình. Tôi cũng đã thấy các cô gái trẻ, hàng trăm người dân thường, thậm chí cả trẻ em cũng tham gia sửa chữa đường sá, xây dựng các trận địa tên lửa, đào hầm, bẻ lá ngụy trang? Thật đáng cảm phục những người dân vừa chiến đấu chống không quân Mỹ, vừa lao động cần cù để hoàn thành nhiệm vụ của chính phủ đề ra.
    Tôi đã ở Việt Nam 300 ngày cùng với các đồng đội là chuyên gia của tất cả các hệ máy móc trong tổ hợp tên lửa phòng không và vô cùng trân trọng mỗi khi nhớ tới họ - những bạn chiến đấu đã cùng tôi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế vô sản ở Việt Nam. Các bạn Việt Nam và chúng tôi rất tin tưởng nhau và đều cố gắng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình mà gánh nặng chủ yếu là nhóm chuyên gia Liên Xô ở cấp trung đoàn và các chiến sĩ Việt Nam ở các tiểu đoàn tên lửa. Chúng tôi cũng đã rút ra nhiều kinh nghiệm từ thực tế chiến đấu của các bạn Việt Nam khi sử dụng khí tài tên lửa trong chiến tranh hiện đại chống lại kẻ địch mạnh như không quân Mỹ. Các sĩ quan và chiến sĩ tên lửa Việt Nam là những người rất nghiêm túc, được đào tạo tốt trong thực tế chiến đấu và rất thông thạo công việc chuyên ngành. Đôi khi gặp những hỏng hóc phức tạp, tuy lúc đầu có lúng túng nhưng chỉ cần một lần chỉ dẫn là họ đã ghi nhớ và rút kinh nghiệm được ngay. Đây là phẩm chất mà không phải lúc nào ngay cả các trắc thủ tên lửa của chúng tôi cũng có được.
    Chúng tôi cùng chuẩn bị khí tài cẩn thận rồi sau đó mới tiến hành phóng tên lửa vào các tốp máy bay cường kích của địch và chúng khó mà thoát được sự trừng phạt. Sau trận đánh, tiểu đoàn phải nhanh chóng di chuyển sang vị trí mới và các bạn Việt Nam đã làm việc này rất tuyệt vời vì ai đã từng làm việc với loại khí tài tên lửa C-75 đều biết nó rất cồng kềnh và nặng nề, việc triển khai và thu hồi rất phức tạp, nhất là trong rừng rậm và vào mùa mưa. Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy các chàng trai Việt Nam mảnh khảnh lại chịu đựng được sự quá tải lớn như vậy và thực hiện các thao tác một cách nhanh chóng, thuần thục, giữ được an toàn cho cả khí tài và con người.
    Từ giữa tháng 12-1971, không quân Mỹ ngày càng tăng cường ném bom không chỉ các mục tiêu quân sự mà cả các mục tiêu khác như bệnh viện, trường học, xí nghiệp... Ví dụ ngày 27-12-1971, chúng đã ném bom một trường học ở Quảng Bình, giết chết 30 em học sinh. Ngày 28-12-1971, lại ném bom một trường khác ở Hưng Lộc (Nghệ An) làm chết và bị thương 11 em... Nhưng chúng cũng đã bị thiệt hại nặng: ngày 26-12, bị bắn rơi 5 chiếc; 27-12: 1 chiếc; 28-12: 3 chiếc; 29-12: 1 chiếc; 31-12: 7 chiếc... Từ tháng 4-1972, máy bay B52 bắt đầu đánh phá ồ ạt vào Hải Phòng và các tỉnh khác ở miền Bắc.
    Các chuyến công tác của chúng tôi cũng không tránh khỏi thiệt hại. Đêm 25 rạng 26-12-1971, nhóm chuyên gia chúng tôi đã chuẩn bị xong khí tài cho tiểu đoàn 52, trung đoàn 267 đang bố trí ở phía nam thành phố Vinh. Sáng sớm 26-12, kíp chiến đấu tiểu đoàn 52 phát hiện mục tiêu đang bay về hướng thành phố Vinh và đã phóng 2 quả tên lửa vào chúng. Các đồng chí Việt Nam bắt đầu đưa chúng tôi rời khỏi trận địa thì bất ngờ vang lên tiếng nổ dữ dội ngay bên cạnh làm chúng tôi ngã xuống đất, khói trắng bốc lên xung quanh. Rồi có ai đó kêu lên rằng bọn Mỹ dùng vũ khí hóa học mà lúc đó thì chúng tôi không có mặt nạ phòng độc. Sau khi quan sát kỹ thì thấy là quả tên lửa sơ rai Mỹ đã phóng trúng vào kho chứa phân bón hóa học nằm ở gần đài điều khiển làm cho cây cối và đất đai quanh đó bị phủ một lớp bụi trắng xóa. Các bạn Việt Nam vừa chạy đến, vừa kêu: ?oĐồng chí Vích-to" và tôi nhìn thấy thiếu tá Vích-to Ma-ca-rô-kin nằm trên mặt đất ngay gần bên tôi, máu đang chảy ra từ lưng và ngực trái. Các bạn Việt Nam băng bó cho anh và cùng chúng tôi chuyển ngay Vích-to đến bệnh xá ở làng gần đó rồi túc trực thường xuyên bên anh.
    Tôi nhớ mãi thái độ quan tâm đặc biệt của nhân dân địa phương đối với trường hợp này. Có lẽ đã có thông báo trên loa truyền thanh rằng có một chiến sĩ Liên Xô bị thương nặng nên chỉ sau khoảng 1 giờ đã có nhiều đoàn người kéo đến thăm hỏi và úy lạo thương binh. Đó là các thầy giáo và học sinh, nông dân và công nhân, đại diện chính quyền địa phương và Quân khu 4... Có bà mẹ tuổi đã cao, sức yếu vẫn đến tận giường bệnh thăm và động viên Vích-to. Mọi người cho biết đó là một trong những nữ du kích chống Pháp đầu tiên ở địa phương, đã từng được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và được tặng thưởng nhiều huân chương. Sau đó là đoàn của quân y viện Quân khu 4, các bác sĩ phẫu thuật từ Hà Nội và đại tá-bác sĩ phẫu thuật N.G.Rô-ma-nốp của Liên Xô. Tối hôm đó, các bác sĩ đã mổ cho Vích-to nhưng không lấy hết được các mảnh đạn vì không có máy chụp X quang. Bác sĩ Rô-ma-nốp cho Vích-to xem 2 mảnh đạn Mỹ được lấy ra từ người anh và không nói gì về các mảnh đạn còn lại. Vích-to ra viện và lại tiếp tục đi công tác với chúng tôi nửa năm nữa, nhưng rồi các cơn đau lại tăng lên bởi các mảnh đạn vẫn còn trong người. Anh được đưa về Liên Xô và phải mổ thêm 2 lần nữa nhưng cũng không thể lấy hết được các mảnh đạn nằm ở gần tim và thận. Với chiến công bị thương vẫn không rời đội ngũ, anh đã được tặng thưởng huân chương Sao Đỏ và chuyển ngành với quân hàm trung tá.
    Ngày 8-9-1972, thượng úy Mi-kha-in Bin-đi-cốp trong nhóm chúng tôi lại bị thương nặng khi máy bay Mỹ đánh vào trận địa tên lửa ở phía bắc Hà Nội. Chiếc F4 còn vòng lại lần thứ hai, thả thêm một quả bom bi mẹ chứa 400 quả bom con, mỗi quả chứa 400 viên bi xuống chỗ đó và thế là anh lại bị thêm hàng chục mảnh đạn nữa. Tất cả các chuyên gia Liên Xô và các đồng chí Việt Nam đều tình nguyện hiến máu nhưng đã không thể cứu được anh. Ngày 10-9-1972, Bin-đi-cốp đã hy sinh vì vết thương quá nặng.
    Càng đi xuống các tỉnh phía nam của miền Bắc Việt Nam, không quân Mỹ càng đánh phá ác liệt. Hố bom đạn chi chít dọc đường 1. Khi đi qua ngã ba Đồng Lộc, đồng chí Tuấn phiên dịch cho biết đây là nơi bị máy bay Mỹ đánh phá suốt ngày đêm trong nhiều năm liền. Tôi nhớ mãi hình ảnh các cô gái dũng cảm đứng trên đỉnh đồi quan sát bom địch thả xuống để kịp thời phát hiện và đánh dấu những quả bom nổ chậm. Tôi đã 3 lần đi qua ngã ba này.
    Những ấn tượng tốt đẹp nhất về Việt Nam và dân tộc anh hùng đó vẫn còn mãi trong lòng tôi và tin rằng quan hệ hữu nghị truyền thống của chúng ta sẽ mãi mãi trường tồn.
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Có mỗi cái chuyện ghi nguồn mà xem ra khó khăn ra phết nhỉ.
  7. phuongak

    phuongak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Ý chết, quên phéng mất: WWW. QDND.VN
  8. signtoday

    signtoday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2004
    Bài viết:
    1.366
    Đã được thích:
    0
    Xem Dance with the Death, thấy đoạn cuối phần 4 có chú phi công nhảy dù bị dân quân ta vây bắt, chả biết chú đấy có còn sống không khi có một bác nông dân cầm cuốc vung như Ăng-ka bổ vào đầu chú phi công
  9. XRD

    XRD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2004
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Vừa mới tìm được quyển này. Bác nào thích thì vào mà down nhé
    http://mihd.net/51avh7
  10. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Trận địa tên lửa của mình sao lại kô bố trí lấy nổi 1 khẩu 12,7 mm mà để cho F4 nó lộng hành thế nhỉ?

Chia sẻ trang này