1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác chiến phòng không chống không quân Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 22/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaxiliep

    vaxiliep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    2
    Đấy đấy vấn đề là ở chỗ này đấy! Vì nếu rada tự vệ của nó hiệu quả thì liệu có cần nhiều tầng hộ vệ thế không, hơn nữa vấn đè kỹ thuật là liệu nó phải mất bao lâu để định hướng được 1 cái MIG mới xuất hiện giữa 1 rừng tín hiệu của các máy bay cường kích và tiêm kích xung quanh. VD mấy con ZSU phòng không bắt được tín hiệu rada còn phải giải một loạt bài toán chọn góc bắn đón rồi chờ đến đúng tầm mới khai hoả mà vẫn có thể trượt được. Nếu súng máy trên B52 có rada thì lệnh bắn do người quyết hay là máy tự quyết? Nếu người quyết thì từ lúc xác định được mục tiêu đến lúc bấm cò thì chắc muộn rồi, còn máy tự quyết thì nhỡ khi tín hiệu "địch - ta" trục trặc thì dễ bắn nhầm quân mình lắm. Hơn nữa trần bay cao, tốc độ cao thì khẩu .50 trên B52 chắc chỉ để doạ hoặc hỗ trợ tự vệ khi đỗ dưới mặt đất thôi, còn muốn hiệu quả để khỏi phí rada thì phải chơi con gattling 6 nòng
  2. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.505
    Đã được thích:
    3.597
    Đây là khẩu súng trên B52
    Armament
    ? Guns: 1- 20 mm M61 Vulcan cannon in a remote controlled tail turret, now removed from all operational aircraft
    The 20 mm M61 Vulcan is a hydraulically or pneumatically driven, six-barreled, air-cooled, electrically fired Gatling-style cannon with an extremely high rate of fire. It has been the principal cannon armament of United States military aircraft for five decades.
    Chắc bác muốn nói là người Mẽo nên dùng con này gắn vào đuôi B52 chứ gì,
  3. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    B-52 từ đời A đến F bắn bằng mắt, G dùng súng .50cal 2 nòng hoặc 4 nòng, ngắm bắn radar. Đời H mới trang bị Vulcan 20mm.
    Hiện chỉ còn B-52H phục vụ tiếp, đám từ G về trước cho về vườn hết rồi. B-52H hiện cũng đã gỡ bỏ tháp pháo đuôi (chắc do vô dụng quá)
    Trong VNW chỉ có G và D tham gia là chính thì phải!
  4. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Không tính mấy cái B52A, các đời B52 từ B tới F được trang bị hệ thống điều kiển bắn (fire control system)cho tail gun, lẫn lộn giữa các loại A3A, A3A cải tiến, MD-5, MD-9, gồm cả quang và radar.
    Ngồi đuôi B52 thì khó mà ngắm bằng mắt được rồi. Mình đi mấy cái máy bay dài dài, ngồi đuôi nó lắc cho cũng tái hết mặt.
  5. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Em không theo dõi hết, k biết có bác nào post chưa. Nếu có rồi, MOD xoá giùm, thanks!
    Đây là tư liệu của Nga chiếu trên kênh Rossia về những ngày đầu của lực lượng tên lửa VN cũng như chién thuật chống Shrike ARMs
    Dance with Death-Nhảy múa với thần chết-hay Vũ điệu tử thần?he he
    http://www.youtube.com/watch?v=WRDmPoWYHT4
  6. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Sau các trận B-52 đánh ra Vinh ngày 10-4-1972, Thanh Hóa ngày 13-4-1972 và Hải Phòng ngày 16-4-1972, quân chủng tập trung suy nghĩ rất nhiều về hiệu suất chiến đấu của bộ đội tên lửa. Đặc biệt đối với trận Hải Phòng ngày 16-4-1972.
    Từ 23 giờ đêm 15 tháng 4 năm 1972, trên đã thông báo sẽ có B-52 ra đánh phá Hải Phòng. Lúc này, bộ đội đoàn H63 đang ở trong tình huống diễn tập theo phương án đánh B-52. Các phái viên của quân chủng đang có mặt ở sở chỉ huy và các trận địa. Rõ ràng đây là một điều kiện rất thuận lợi để đơn vị đánh thắng.
    2h15 phút, cường kích vào đánh phá.
    2h28 phút, trên bảng tiêu đồ ghi tình báo của tổng trạm radar, những tốp B-52 bắt đầu xuất hiện. Sau này ta mới biết đây là những tốp F-4 đóng giả B-52.
    2h32 phút, tổng trạm radar lại thông báo có B-52 hoạt động ở độ cao 9 đến 10km. Các đơn vị của trung đoàn 285, 238 đã bắn hết hơn 10 quả đạn. Thấy không hiệu quả gì, sở chỉ huy sư đoàn nhắc nhở các đơn vị phải chú ý đánh chắc thắng, tiết kiệm đạn. Nhưng ngay sau đó, các tốp B-52 thật bắt đầu bay vào và loạt bom đầu tiên nổ vào lúc 2h56phút. Chính lúc này lại không thấy các tiểu đoàn tên lửa phóng đạn. Sở chỉ huy giục bắn thì các đơn vị báo cáo là không thấy gì hết cả. Mãi đến 3h36 phút, lúc loạt bom cuối cùng nổ và B-52 đã quay ra mới thấy có 5 quả đạn phóng lên.
    Trung đoàn 238 và trung đoàn 285 là 2 đơn vị được thành lập sớm nhất của bộ đội tên lửa. Cả hai đơn vị đều đã lập được nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu. Đặc biệt, trung đoàn 238 là đơn vị từng bắn rơi B-52 ở Vĩnh Linh, ở hành lang 559. Quân chủng đã cân nhắc rất kỹ khi điều 2 trung đoàn này về bảo vệ Hải Phòng. Thế mà trận đánh đã diễn ra không đúng như lòng mong muốn của mọi người. Chỉ trong vòng chưa đầy một tiếng đồng hồ, cả hai trung đoàn đã phóng hàng chục quả đạn tên lửa để đổi lấy 1 chiếc B-52 nhưng không phải là rơi tại chỗ.
    (còn tiếp)
  7. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Sau đó chúng tôi được báo cáo, bộ dội radar đã mở hội nghị ?ođầu bờ?, ?oxây dựng quy trình bắt B-52 trong nhiễu? tại đại đội 18. Tất cả các đại đội trong toàn binh chủng từ biên giới đến hải đảo, từ miền Đông Bắc đến giới tuyến, đều cử đại biểu đến dự đông đủ. các đồng chí tư lệnh Bùi Đình Cường, phó chính ủy Nguyễn Đăng Tuất, tham mưu trưởng Nguyên Tâm Trinh đã trực tiếp chủ trì hội nghị. Suốt 3 ngày làm việc sô nổi, khẩn trương, với khẩu hiệu hừng hực khí thế cách mạng tiến công ?ovạch nhiễu tìm kẻ thù?, hội nghị đã thu được kết qủa tốt đẹp. Một lần nữa, các đơn vị ở tuyến trong lại đóng góp những kinh nghiệm quý báu. Các đơn vị ở vùng đồng bằng Bắc Bộ lần đầu tiên tiếp xúc với B-52 cũng đưa ra những ý kiến mới mẻ, với những dẫn chứng cụ thể, nóng hổi. Trận địa radar ở khắp miền đất nước, sóng điện từ bản chất giốgn nhau, nhưng ở mỗi địa bàn nó lại được thể hiện bằng những màu, những vẻ khác nhau. Các công tắc, núm, nút trên mặt máy cái nào cũng như cái nào, nhưng qua bàn tay của từng người chiến sĩ trắc thủ, những hình sóng hiện về cũng cho những kết quả khác nhau. Người chỉ huy giỏi là người biết chắt lọc từ tất cả những cái riêng đó, nắm lấy cái chung nhất, biến thành bài học, thành quy trình cho tất cả mọi người. Kết quả của hội nghị chuyên đề được mở tại đại đội 18 là 1 tài liệu về quy trình bắt B-52 trong nhiễu của bộ đội radar ra đời, kế thừa và nâng cao lên những kinh nghiệm đã có trước đó.
    Chất lượng phát hiện B-52 ngày một tăng lên, nổi bật nhất là trung đoàn 291, gồm các đại đội đóng trên địa bàn Thanh hóa, Nghệ An. Đi đôi với việc rèn luyện nâng cao trình độ kỹ thuật bắt B-52 của bộ đội radar, quân chủng cũng dành nhiều công phu nghiên cứu bố trí lại đội hình chiến thuật của các đơn vị.
    (còn tiếp)
    --------------------------------------------------------------------------------------
    Sau các trận B-52 đánh ra Vinh ngày 10-4-1972, Thanh Hóa ngày 13-4-1972 và Hải Phòng ngày 16-4-1972, quân chủng tập trung suy nghĩ rất nhiều về hiệu suất chiến đấu của bộ đội tên lửa. Đặc biệt đối với trận Hải Phòng ngày 16-4-1972.
    Từ 23 giờ đêm 15 tháng 4 năm 1972, trên đã thông báo sẽ có B-52 ra đánh phá Hải Phòng. Lúc này, bộ đội đoàn H63 đang ở trong tình huống diễn tập theo phương án đánh B-52. Các phái viên của quân chủng đang có mặt ở sở chỉ huy và các trận địa. Rõ ràng đây là một điều kiện rất thuận lợi để đơn vị đánh thắng.
    2h15 phút, cường kích vào đánh phá.
    2h28 phút, trên bảng tiêu đồ ghi tình báo của tổng trạm radar, những tốp B-52 bắt đầu xuất hiện. Sau này ta mới biết đây là những tốp F-4 đóng giả B-52.
    2h32 phút, tổng trạm radar lại thông báo có B-52 hoạt động ở độ cao 9 đến 10km. Các đơn vị của trung đoàn 285, 238 đã bắn hết hơn 10 quả đạn. Thấy không hiệu quả gì, sở chỉ huy sư đoàn nhắc nhở các đơn vị phải chú ý đánh chắc thắng, tiết kiệm đạn. Nhưng ngay sau đó, các tốp B-52 thật bắt đầu bay vào và loạt bom đầu tiên nổ vào lúc 2h56phút. Chính lúc này lại không thấy các tiểu đoàn tên lửa phóng đạn. Sở chỉ huy giục bắn thì các đơn vị báo cáo là không thấy gì hết cả. Mãi đến 3h36 phút, lúc loạt bom cuối cùng nổ và B-52 đã quay ra mới thấy có 5 quả đạn phóng lên.
    Trung đoàn 238 và trung đoàn 285 là 2 đơn vị được thành lập sớm nhất của bộ đội tên lửa. Cả hai đơn vị đều đã lập được nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu. Đặc biệt, trung đoàn 238 là đơn vị từng bắn rơi B-52 ở Vĩnh Linh, ở hành lang 559. Quân chủng đã cân nhắc rất kỹ khi điều 2 trung đoàn này về bảo vệ Hải Phòng. Thế mà trận đánh đã diễn ra không đúng như lòng mong muốn của mọi người. Chỉ trong vòng chưa đầy một tiếng đồng hồ, cả hai trung đoàn đã phóng hàng chục quả đạn tên lửa để đổi lấy 1 chiếc B-52 nhưng không phải là rơi tại chỗ.
    (còn tiếp)
  8. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Trước tình hình đó, cuối tháng 4 năm 1972, Bộ Tổng tham mưu đã cử một đoàn kiểm tra xuống nắm tình hình chiến đấu của quân chủng. Đoàn gồm có 2 bộ phận. Bộ phận chiến thuật gồm 8 đồng chí, một đồng chí ở Cục tác chiến, 3 đồng chí ở Viện nghiên cứu khoa học quân sự, 2 đồng chí ở Cục quân huấn, 2 đồng chí ở Bộ tư lệnh thông tin. Bộ phận này do đồng chí Thế Bôn, Cục trưởng Cục quân huấn phụ trách. Bộ phận kỹ thuật gồm 5 đồng chí của Viện nghiên cứu kỹ thuật quân sự, là những chuyên viên tên lửa, radar, thông tin, do đồng chí Hoàng Đình Phu, Viện trưởng Viện nghiên cứu kỹ thuật quân sự phụ trách.
    Chúng tôi có ấn tượng hết sức tốt đẹp đối với các đồng chí trong đoàn kiểm tra, do tinh thần làm việc tận tuy, tác phong công tác tỉ mỉ, khoa học của các đồng chí đó. Trong vòng chưa đấy nửa tháng, các đồng chí đã lần lượt đi sâu vào các trận đánh ở Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Nội.
    Sau khi làm việc với cơ quan tham mưu quân chủng, nghiên cứu các văn kiện liên quan đến trận đánh, các đồng chí đã xuống tận các đơn vị cơ sở gặp gỡ cán bộ, chiến sĩ, nghe báo cáo diễn biến các trận đánh và kinh nghiệm thực tiễn của từng người.
    Trong nội dung báo cáo của đoàn sau đợt kiểm tra, có những vấn đề giúp cho quân chủng thấy rõ hơn để có những biện pháp khắc phục. Ví dụ trong báo cáo của đoàn có đoạn viết:
    ?oCán bộ cấp tiểu đoàn trở xuống phần đông mới đề bạt, ít kinh nghiệm, lần đầu chỉ huy chiến đấu ở chức vụ đang đảm nhiệm, nên có nhiều bỡ ngỡ khó khăn. Chiến sĩ và phân đội trình độ thao tác bắn, sử dụng các phương tiện, khí tài, các trang bị kỹ thuật chưa thành thạo, còn yếu. Số trắc thủ có kinh nghiệm đã chuyển nhiệm vụ khác. Theo thống kê của đoàn H61 thì chỉ có 2 trắc thủ cũ đã trực tiếp đánh trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, còn lại hoàn toàn mới?.
    Đây là vấn đề từ lâu đã làm chúng tôi phải đau đầu. Muốn có một đội ngũ trắc thủ giỏi, thông thường phải có một quá trình xây dựng từ 3 đến 5 năm. Người ta đã ví bàn tay của người trắc thủ tên lửa giống như bàn tay của nghệ sĩ chơi đàn dương cầm. Kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, chúng ta đã có những kíp trắc thủ nổi tiếng như kíp Đài ?" Hưng ?" Tân ?" Khải của tiểu đoàn 61, kíp Vương ?" Chính ?" Nhu của tiểu đoàn 73, kíp Thư ?" Nam ?" Ty của tiểu đoàn 52.
    (còn tiếp)
  9. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Ở những kíp trắc thủ này, bàn tay điều khiển đạn của họ không chỉ là những động tác có tính chất cơ học, mà đã quyện vào đó cả tâm hồn và tình cảm của mình. Nhưng khi đã đạt đến trình độ cao của nghệ thuật điều khiển đạn thì lại được cử đi học sĩ quan hoặc phải chuyển công tác. Bởi vì theo chế độ, chính sách thì trắc thủ chỉ là những hạ sĩ quan. Muốn phát triển thnàh sĩ quan, họ phải rời khỏi cái ghế quen thuộc mà họ đã từng ngồi, đã cùng đồng đội đánh thắng trăm trận.
    Đúng như bản báo cáo của đoàn kiểm tra nêu, đội ngũ trắc thủ giỏi của những năm chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đến nay chỉ còn lác đác vài người. Một số phát triển thành sĩ quan điều khiển, thành cán bộ đại đội, cán bộ tiểu đoàn. Còn phần đông đã chuyển sang công tác khác. Cũng có những đồng chí đã chuyển ngành, phục viên. Cá biệt ở binh chủng radar có đồng chí gắn bó với ?onghề? trắc thủ của mình từ đầu cuộc chiến tranh cho đến ngày toàn thắng với quân hàm thượng sĩ. Khi mới bước chân lên máy, làm quen với màn hiện sóng, đồng chí đó mới 18 tuổi. Cho đến lúc từ biệt chiếc máy thân yêu đã cùng mình trải qua những năm tháng thử thách ác liệt, đồng chí đó đã có đến 3 con. Bây giờ với tuổi 30, với quân hàm thượng sĩ, đồng chí được trở về hậu phương và nhường lại chiếc ghế trắc thủ cho những chiến sĩ mới với tâm hồn thanh thản, không hề suy tính thiệt hơn. Mãi mãi chúng ta ca ngợi cái nhân sinh quan trong vắt như pha lê ấy. Lịch sử sẽ không quên những chiến công nhỏ bé mà khắc sâu ấy của các trắc thủ. Nhưng về phần chúng ta ?" những người lãnh đạo và chỉ huy thì phải có nhiệm vụq uan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất của họ; hơn thế nữa, phải suy nghĩ tìm ra biện pháp hay nhằm xây dựng một đội ngũ có phẩm chất và năng lực như hộ để góp phần bảo vệ bầu trời của tổ quốc.
    Thế hệ trắc thủ sắp bước vào cuộc chiến đấu quyết liệt với kẻ thù này tuyệt đại đa số mới được tuyển vào đội ngũ trong một, hai năm gần đây. Phần đông chưa trải qua thực tế chiến đấu. Nhiều đồng chí chưa từng được một lần nhìn thấy kẻ địch trên màn hiện sóng. Trong lúc đó thì càng về cuối cuộc chiến tranh, kẻ địch càng tung vào những tên giặc lái sừng sỏ nhất, những phương tiện chiến tranh càng được cải tiến tinh vi hơn.
    Tháng 2 năm 1970, vừa lên cầm quyền được mấy tháng, Nixon đã chỉ thị cho Kít-xin-giơ, cố vấn an ninh số 1 của Nhà trắng, gặp những nhà lãnh đạo của Ủy ban cố vấn khoa học của tổng thống để đề nghị các nhà khoa học kỹ thuật có sự giúp đỡ chính quyền trong việc nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mới do cuộc chiến tranh ở Việt Nam đặt ra.
    Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ tại Việt Nam càng thất bại thì chúng sàng sốt ruột, càng hối hả tìm ra những biện pháp mới về kỹ thuạt với hy vọng bằng cách đó đánh bại đối phương trong canh bạc cuối cùng này. Lẽ nào một nước Mỹ công nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật hiện đại lại chịu thua một nước nông nghiệp lạc hậu như Việt Nam.
    (còn tiếp)
  10. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Chúng ta sẽ thử tìm hiểu xem nền khoa học kỹ thuật hiện đại của bọn Mỹ đã trang bị cho 1 chiếc B-52 những máy móc hiện đại như thế nào.
    Ngoài các loại máy thu mang ký hiệu ALR-20, APR-25, APS-54 dùng để phát hiện radar của ta, thu được tần số của nhiều loại như radar cảnh giới, radar dẫn đường, radar đo cao, radar tên lửa, cao xạ để gây nhiễu trở lại làm cho radar của ta không bắt được mục tiêu; mỗi máy bay B-52 còn được trang bị tất cả 15 máy gây nhiễu để làm tê liệt các loại khí tài điện tử của đối phương. Chưa hết, mỗi chiếc B-52 còn được trang bị thêm 2 máy gây nhiễu tiêu cực ALE-24, mỗi máy đựng khoảng 450 bó nhiễu, mỗi bó nặng 0,225kg, gồm hàng chục vạn sợi kim loại dài ngắn khác nhau. Như vậy, tổng số máy thu và gây nhiễu tiêu cực, mỗi B-52 có tới 19 chiếc tất cả. Vì vậy chúng phải bố trí trên mỗi chiếc B-52 một tổ bay đông đến 6 người, trong đó có những nhân viên có trình độ kỹ sư chuyên sử dụng những máy móc điện tử. Ở phần trên, chúng tôi đã kể với bạn đọc, để phục vụ cho những trận đánh lớn vào Hà Nội năm 1967, chúng đã sử dụng từ 4 đến 6 chiếc máy bay gây nhiễu EB-66. Hồi đó, chúng ta gọi loại máy bay này là những nhà máy điện nhỏ di động trên không. Còn bây giờ thì khác hơn nhiều. Có thẻ nói không ngoa chút nào, là trong lòng mỗi chiếc B-52 ở vào thời điểm này chứa gọn 1 máy bay EB-66. Thế nghĩa là, có bao nhiêu máy bay B-52 đi đánh phá là có bấy nhiêu máy bay EB-66 gây nhiễu.
    Hãy làm một con tính cụ thể để thấy rõ vấn đề hơn: Ví dụ một trận đánh với 9 máy bay B-52 thì trên vùng trời nhỏ hẹp đã có hơn 150 máy gây nhiễu tích cực và gây nhiễu tiêu cực với 8.100 bó nhiễu gồm hàng triệu sợi kim loại, phủ kín cả một góc trời. Đấy là chưa kể mỗi phi vụ B-52 đi đánh phá, địch còn phái thêm rất máy bay tiêm kích, cường kích khác làm nhiệm vụ bảo vệ, mà các loại máy bay này cũng đều có máy gây nhiễu, để gây nên ?omưa? nhiễu trên bầu trời. Như vậy địch đã tạo nên một ?obức tường? nhiễu trên không trung để che mắt các chiến sĩ radar và tên lửa của ta.
    Trong tình hình như vậy, chúng ta phải làm gì và làm như thế nào để chiến thắng kẻ thù? Bất giác chúng tôi nghĩ đến đồng chí Bùi Đình Cường, tư lệnh bộ đội radar của chúng ta hiện nay. Sinh ra trong 1 gia đình nông dân nghèo, mãi khi vào bộ đội, đồng chí Cường mới học chữ, mới biết đọc, biết viết. Những ngày đầu tiên vào bộ đội, đồng chí Cường được phân công làm anh nuôi, mà lúc bấy giờ gọi là cấp dưỡng. Vừa tận tụy trong công tác được phân công, vừa tích cực học văn hóa, nên đồng chí được đề bạt làm tiểu đội phó, rồi tiểu đội trưởng. Thể theo nguyện vọng, cấp trên đồng ý chuyển đồng chí ra đơn vị chiến đấu. Sống ở môi trường mới, đồng chí Cường tỏ ra rất dũng cảm trong chiến đấu, nhiều năm là chiến sĩ thi đua, tặng thưởng huân chương Chiến công. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, đồng chí đã là cán bộ tiểu đoàn. Nhớ hồi năm 1960, khi quân chủng giao quyết định bổ nhiệm đồng chí làm tham mưu trưởng 1 trung đoàn radar, cặp mắt đỏ ngầu của đồng chí cứ mở to ra một cách ngạc nhiên:
    - Đề nghị cấp trên nghiên cứu lại xem, tôi có đảm đương được nhiệm vụ hay không?
    Và đúng là đồng chí Cường đã không phụ lòng tin của Đảng. Với tinh thần tự học, tự rèn, lại được tổ chức quan tâm bồi dưỡng, đồng chí Cường chẳng những đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu trưởng trung đoàn, mà còn lần lượt đảm đương xuất sắc các nhiệm vụ tiếp sau: trung đoàn phó, trung đoàn trưởng radar, phó tư lệnh và bây giờ - ở vào giai đoạn gay go, quyết định nhất trong cuộc đọ sức cuối cùng với kẻ thù, đồng chí đã trở thành tư lệnh của bộ đội radar Việt Nam...
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này