1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác chiến phòng không chống không quân Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 22/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Theo chiến thuật được sử dụng lúc ban đầu để đánh các mục tiêu ở Nam Việt Nam, nơi không có vũ khí phòng không đủ tầm bắn rơi B-52, thì các máy bay số 2 và số 3 bay gần như ngang hàng ở hai bên máy bay số 1. Các phi công đi hoạt động tạm thời ngắn hạn từ 3 đến 6 tháng ở ĐNA chỉ qua huấn luyện ở Mỹ về cách oanh tạc từng chiếc riêng lẻ ở tầm thấp. Phương pháp này thông thường dùng để oanh tạc một mục tiêu bằng vũ khí hạt nhân. Các phi công này không có kinh nghiệm về cách bay theo đội hình một tốp 3 chiếc, theo dõi nhau bằng mắt thường trong các trận ném bom quy ước. Sau một vài vụ B-52 đâm nhau trên bầu trời và những vụ suýt húc nhau, các ban điều tra của SAC phát hiện ra rằng đối thủ nguy hiểm nhất của B-52 lại chính là một chiếc B-52 đang bay bên cạnh nó. Vì vậy, chiến thuật bay trên các khu vực tương đối an toàn ở Nam Việt Nam là nhằm bảo vệ B-52 trong môi trường không có sự đe doạ của hệ thống hỏa lực phòng không đối phương. Có nghĩa là máy bay số 2 bay sau máy bay thứ nhất 2,4km và máy bay số 3 cũng bay sau máy bay chiếc thứ hai 2,4km. Cả hai máy bay số 2 và số 3 đều bay hơi chếch về 2 phía đường bay của chiếc dẫn đầu. Như vậy, những quả bom của chúng rơi ra song song với bom của máy bay dẫn đầu trong khoảng cách 100m khiến thảm bom sẽ trùm lên một diện tích rộng hơn.
    Mọi hoạt động của B-52 trong chiến tranh Đông Dương đã biến thành một thứ dây chuyền sản xuất. Hết ngày này sang ngày khác, các máy bay B-52 đi đánh mục tiêu đều bay theo cùng một đường bay. Trước khi thả bom vài phút, các máy gây nhiễu được bật lên. Trước khi bom rơi 90 giây, cánh cửa khoang bom mở ra làm cho tiết diện B-52 rộng hẳn lên, radar dễ quan sát và bám chặt lấy nó. Các máy bay B-52 tiếp tục bay với cùng tốc độ, cùng độ cao. Sau khi bom rơi, tất cả đều ngoặt 90 độ để bay ra khỏi mục tiêu. Lúc này, ăngten máy nhiễu lắp dưới bụng máy bay hướng ra khỏi khu vực mục tiêu trong khoảng từ 30 đến 60 giây. Đơn vị cơ bản được sử dụng trong chiến tranh VN là tốp 3 chiếc. Nếu cần oanh tạc nhiều lần vào một mục tiêu thì đặt kế hoạch dùng nhiều tốp vào đánh phá.
    (còn tiếp)
  2. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Cuối những năm 60, máy bay B-52 đã bắt đầu ném bom các khu vực bên ngoài Nam Việt Nam, nhất là quãng đường mòn Hồ Chí Minh qua Lào. Lần đầu tiên, B-52 vấp phải pháo phòng không cỡ lớn, điều khiển bằng radar của đối phương. Đôi khi chúng gặp cả tên lửa SAM. Phi công biết rằng, kiểu đánh theo lối dây chuyền sản xuất sẽ không có hiệu lực khi tiến công các mục tiêu có các phương tiện bảo vệ tinh vi. Chiến thuật này của B-52 làm cho bộ dội Bắc Việt Nam có thể đoán trước mục tiêu và thời gian bị ném bom. Vì vậy, nhiều cuộc oanh tạc bị mất hiệu lực vì đối phương đã di chuyển trang bị và người ra khỏi khu vực hoặc xuống hầm trú ẩn. Tiếp đó, các trân địa phòng không có nhiều thời gian chuẩn bị đối phó.
    Các phi công B-52 phản đối việc không chịu thay đổi chiến thuật. Nhất là khi một số B-52 đã bị vũ khí phòng không đối phương gây thiệt hại. Song thái độ ngoan cố của SAC đã cản trở mọi thay đổi. Tình hình vẫn y nguyên như vậy cho đến tháng 3 năm 1972, khi 3 sư đoàn Bắc Việt Nam có xe tăng dẫn đầu và có pháo cỡ lớn yểm trợ đã đánh gục sư đoàn 3 của Sài Gòn tại khu phi quân sự. Lúc ấy, lục quân Mỹ đã rút đi. Vùng này chỉ còn 2 lữ đoàn, nhưng các lữ đoàn trưởng đã được lệnh không tham chiến vì sợ làm tăng số lính Mỹ thương vong. Do đó, lực lượng duy nhất có sức mạnh để hỗ trợ quân đội Sài Gòn là không quân Mỹ. Tháng 4 năm 1972, tổng thống Nixon cho phép ném bom trở lại Bắc Việt Nam. Hoạt động ném bom này mang mật danh là chiến dịch Linebacker. Mục tiêu của nó là các đường tiếp tế từ Trung Quốc đến Hà Nội. Vì đó là đường vận chuyển cơ sở vạt chất, kỹ thuật tới tay bộ đội Bắc Việt Nam ở miền Nam. Sau khi các hải cảng Bắc Việt Nam bị rải thủy lôi, Hà Nội bị bóp nghẹt dần. Nhưng cái giá phải trả cảu Mũa thật là đắt. Các máy bay chiến đấu chiến thuật phải mất nhiều tháng mới làm tê liệt được các hệ thốgn phòng không với các giá mà phần lớn các nhà quan sát Mỹ không nhận ra được. Các đơn vị như đại đội máy bay chiến thuật số 4 và số 421 tại sân bay Đà Nẵng đã mất hơn hai phần ba số F-4 và một nửa kíp bay trong vòng có 2 tháng. Máy bay B-52 tiếp tục ném bom các mục tiêu chiến thuật ở các khu vực ?oan toàn? hơn trong chiến dịch Linebacker, sau này gọi là Linebacker 1. Ngày 21 tháng 10 năm 1972, Mỹ ngừng ném bom từ Bắc vĩ tuyến 20 và chiến dịch Linebacker 1 kết thúc.
    (còn tiếp)
  3. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Sau đó 2 tháng, người ta thấy rõ là Bắc Việt Nam lợi dụng việc Mỹ ngừng ném bom ở đồng bằng Bắc Bộ để xây dựng lại hệ thống phòng không. Lúc này, lực lượng phòng không của Việt Nam lại lên tới 180 chiếc MIG (gồm MiG-17/19/21), 2300 tên lửa SAM, chủ yếu là SAM-2 và nhiều pháo phòng không có radar điều khiển. Toàn bộ mạng lưới phòng không này được phối hợp thành một lưới lửa bảo vệ dày đặc, loại này không gây cản trở cho loại kia trong chiến đấu.
    Ngày 17 tháng 12 năm 1972, các phi công B-52 được lệnh báo động. Tối hôm sau, chiến dịch Linebacker 2 bắt đầu. Các máy bay F-111 bay trước tiên vào Bắc Việt Nam với tốc độ siêu âm ở độ cao thấp, tiến hành oanh tạc vào các sân bay. Máy bay F-4 bay theo rải nhiễu kim loại thành một hành lang bằng nhôm kéo dài từ Đông Bắc sang Tây Nam thung lũng sông Hồng nhằm bịt mắt radar. Phía cuối hành lang song song với rặng núi Tam Đảo, bắt đầu xuất hiện các tốp B-52. Theo sau chúng là hơn 100 chiếc F-4 để đánh chặn MiG và 4 chiếc F-105 trang bị tên lửa đánh radar để chế áp tên lửa SAM. Các tốp B-52 dãn cự ly rộng hơn để mỗi tốp 3 chiếc có thể qua mục tiêu chỉ trong từ 2 đến 3 phút. Khoảng các giữa mỗi tốp mở rộng tới 4 phút bay. Như vậy, một lực lượng 18 chiếc B-52 bay qua mục tiêu hết độ nửa giờ, bay cùng một đường bay, một tốc độ, một độ cao như nhau. Vài tốp đầu tiên không bị hỏa lực phòng không đối phương bắn, điều này khiến người ta nghĩ đối phương bị bất ngờ. Nhưng khi các tốp liên tục bay theo cùng đường bay thì trận đánh sôi nổi hẳn lên. Hành lang nhiễu kim loại bị gió thổi bạt đi từ từ. Nhưng kế hoạch của SAC không cho phép B-52 linh hoạt. Các phi công không được phép điều chỉnh đường bay để lợi dụng sự che chở của hành lang nhiễu. Tuy nhiên, họ vẫn phải bay vào mục tiêu.
    (còn tiếp)
  4. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Đầu tiên, các trắc thủ điều khiển tên lửa SAM của Bắc Việt đã phóng những quả đạn không điều khiển, hy vọng may ra đánh trúng máy bay. Nhưng khi các B-52 ầm ĩ bay vào, giữ nguyên một tốc độ, một độ cao trên cùng một đường bay thì các trắc thủ đã tìm ra ngay cách đánh. Các phảo thủ cao xạ và nhân viên điều khiển SAM dễ dàng giải quyết được vấn đề tính toán các phần tử bắn và điều chỉnh ngòi nổ. Họ bắt đầu đánh trúng B-52. Sáng hôm sau, máy bay ném bom của không quân và hải quân tiếp tục đánh phá các mục tiêu. Một số mục tiêu đó được máy bay A-7 cùng với máy bay F-4 tiến hành đánh phá bằng bom điều khiển lade. Một công thức được đặt ra cho 10 ngày tới: B-52 sẽ oanh tạc ban đêm, đánh các mục tiêu rộng như sân ga, kho xăng dầu, doanh trại. Đường bay của chiếc B-52 đi đầu sẽ là đường bay cho mọi chiếc B-52 khác trong suốt đêm đó. Ban ngày, các máy bay chiến đấu chiến thuật mang vũ khí có điều khiển sẽ đánh các nhà máy điện, cầu.

    (còn tiếp)
  5. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Vào đêm thứ hai, các máy bay B-52 từ phía Tây xông vào ném bom ga Gia Lâm, sân bay Bạch Mai và đài phát thanh Hà Nội. Các phi công B-52 biết rất rõ rằng động tác lẩn tránh cũng chẳng có hiệu lực gì. Pháo phòng không và tên lửa SAM phóng lên dày đặc hơn. Các phi công dùng các động tác lẩn tránh kịch liệt để đánh trả cả hai loại hỏa lực này. Chiếc B-52 đầu tiên bị bắn rơi ở thung lũng sông Hồng. Sân bay Gia Lâm và bệnh viện Bạch Mai bị đánh do nhầm lẫn vì các phi công mải quan tâm đến việc bảo vệ sinh mạng mình hơn là việc ném bom sao cho chính xác. Hỏa lực đối phương đã đánh trúng một số B-52. Đêm đó có ít nhất 2 chiếc B-52 bị bắn rơi. Những người điều khiển tên lửa SAM khôn ngoan đã quan sát ngay vị trí chiếc B-52 đi đầu ngoặt khỏi mục tiêu. Họ phóng lên một SAM để tên lửa bay theo đường đạn khoảng 45 giây tới gần chỗ B-52 phải ngoặt. Họ dùng 5 đến 10 giây để điều khiển quả tên lửa ?okhóa? vào điểm ngoặt, sao cho khi tên lửa tới đó vừa đúng lúc chiếc B-52 tiếp theo cũng bay tới. Thật ngon xơi.
    (còn tiếp)
  6. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Các phi công trở về căn cứ và bắt đầu một cuộc đấu tranh vô hiệu quả đòi thay đổi chiến thuật sử dụng B-52. Các nhân viên SAC không chịu lắng nghe các ý kiến này. Để phản đối, các phi công đi làm nhiệm vụ trở về đã bắt đầu thổ lộ những thất vọng cảu họ tại các câu lạc bộ sĩ quan ở Guam và Utapao. Con số thiệt hại cứ ngày một tăng dần lên. Đầu tiên là 3 chiếc B-52, rồi 4, rồi 6 chiếc bị bắn rơi một ngày. Vậy mà SAC vẫn cứng nhắc, không chịu thay đổi chiến thuật. Từ ngày 22 đến 24 tháng 12, tinh thần phi công tại các căn cứ B-52 suy sụp. Số lớn phi công xin rút ra khỏi diện bay vì lý do sức khỏe. Các buổi giao nhiệm vụ thực hiện các phi vụ hàng ngày trở thành những cuộc cãi vã. Phi công cười mỉa mai hoặc nói kháy các sĩ quan thuyết trình. Điều có ý nghĩa ở các sự kiện này là số đông phi công không phản đối cuộc chiến tranh, không phản đối ném bom mà là họ phản đối về sự ngu xuẩn và lỏng lẻo trong kế hoạch ném bom của SAC, giữ nguyên hướng trên đoạn bay thả bom rồi bay ra khỏi mục tiêu theo ?ođường bay như nhau?. Họ phàn nàn về những hiểm họa không cần thiết do sự kém linh hoạt của SAC gây ra.
    (còn tiếp)
  7. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Lệnh ngừng ném bom được công bố vào ngày lễ Noel. Các nhân viên SAC tai Omaba Nebraska báo cáo về thiệt hại lúc đó đã tới từ 10% đến 12% trong số từ 150 đến 200 chiếc B-52 hiện có ở ĐNA. Qua phỏng vấn các tướng cao cấp của SAC tham gia đặt kế hoạch, ta thấy tư lệnh SAC hoàn toàn không biết đến ý kiến đề nghị cảu các phi công (trừ các vấn đề tinh thần) về việc thay đổi cách đánh. Đợt ngừng ném bom kéo dài 41 giờ. Tới lúc này SAC mới xem xét các chiến thuật mới. Cuộc oanh tạc ngày hôm sau (26-12) gồm 77 chiếc B-52 đánh làm 5 đợt gần như đồng thời từ nhiều hướng tiến vào các mục tiêu. Chiến thuật mới đã có hiệu quả rõ rệt. Chỉ có 1 chiếc B-52 bị bắn rơi, còn 76 chiếc kia trở về an toàn. Động tác ngoặt 90 độ để ra khỏi mục tiêu được loại bỏ. Cự ly giữa các máy bay trong tốp rút ngắn lại còn 1,8km. Ngoài ra, một số B-52 còn mang bom CBU để làm tê liệt các trận địa SAM. Các tốp F-105 và F-4 cũng mang bom CBU đi tìm đánh các trận địa SAM khác. Đến ngày 28, thấy được những dấu hiệu về hoạt động cảu hệ thống phòng không đối phương sút kém. Ngày 31 tháng 12, ngừng ném bom. Ba tuần sau, Hiệp định Paris được ký kết. Chiến dịch Linebacker 2 được SAC coi là đã thành công. Nhưng cái giá phải trả thật là đắt. Trong thời gian chiến dịch, không quân nói rằng 17 chiếc B-52 đã bị bắn rơi. Ít nhất có 9 chiếc nữa tuy đã về được đến Utapao nhưng bị hư hỏng quá nặng, không thể bay được nữa. Do vậy cái giá chung phải trả là từ 22 đến 27 chiếc B-52. Ngoài ra còn 10 máy bay chiến thuật và trinh sát bị bắn rơi.
    (còn tiếp)
  8. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Đã có thể chứng minh thêm một điểm là các máy bay loại B-52 lỗi thời này vẫn có thể bay vào một khu vực có vũ khí phòng không dày đặc để giáng cho đối phương một đòn. Nhưng những sai lầm của SAC đã phạm phải trong chiến dịch là không thể biện bạch được và SAC phải chịu trách nhiệm. Những sai lầm đó làm cái giá phải trả càng cao thêm. Đó là:
    1. Oanh tạc nhỏ giọt từng đợt: Đánh phá thành các đợt liên tiếp cách nhau có khi đến 1 giờ làm cho các hệ thống phòng thủ đối phương có cơ hồi phục và chuẩn bị đối phó với đợt sau. Ngoài ra, đánh như vậy còn làm giảm tác động choáng váng cảu mỗi đợt, cho phép đối phương mỗi lần có thể tập trung đối phó vào một máy bay. Khi đã sửa chữa sai lầm bằng cách dùng 5 đợt B-52 đồng thời từ nhiều hướng vào ném bom thì số thiệt hại máy bay mới giảm.
  9. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    2. Thiếu yếu tố bất ngờ: Do vấn đề đảm bảo bí mật tốt nên các tốp B-52 đầu tiền vào bấu trời HN đã khai thác được yếu tố bất ngờ, các hệ thống phòng không của Bắc VN không phản ứng kịp. Tuy vậy, chủ trương của SAC là mọi chiếc B-52 đều phải bay theo đường bay của chiếc đầu tiên, cùng độ cao và tốc độ. Mỗi đêm, khi chiếc B-52 đầu tiên bay qua thì các trắc thủ đối phương có thể biết chính xác chiếc B-52 tiếp theo sẽ bay tới vị trí nào. Lẽ ra phải nghĩ đến các đợt oanh tạc ở tầm thấp để gây yếu tố bất ngờ. Ít nhất cũng phải cho máy bay B-52 bay ở nhiều độ cao và tốc độ khác nhau.
    (còn tiếp)
  10. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861

    3. Thiếu linh hoạt: Chiến thuật không thay đổi kịp với những thay đổi cảu tình hình. Thí dụ, nếu một chiếc F-105 báo tin toàn bộ tên lửa SAM ở một khu vực đã bị tiêu diệt, tạo nên một ?olỗ hổng? trong chu vi phòng thủ của SAM, các máy bay B-52 vẫn không được phép thay đổi đường bay để lợi dụng lỗ hổng này mà cứ phải bay vào mục tiêu theo đường bay đã định sẵn. Đêm đầu tiên, khi dải nhiễu đã bị gió thổi tạt đi, các phi công vãn không được phép điều chỉnh đường bay vào mục tiêu trong khoảng từ 24 đến 32km để lợi dụng dải nhiễu này.
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này