1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác chiến phòng không chống không quân Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 22/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    [/quote]
    Dạ hiện đại hơn Sa-2 có Sa-3 đó bác
    còn hiện đại hơn Mig-21 thì có Mig-23 hay khủng long bay lúc bấy giờ Mig-25 thì phải.tại bác chỉ muốn tiên tiến nhất thập nhiên 1970 nên em chỉ nói thế,nếu mà LX support VC những món này thì vùng trời bắc việt sạch bóng quân thù để an tâm xd và sx ( nên nhớ rằng LX có chuyển cho Ai Cập Mig-25 nha bác ,còn Mig-23 thì không tính)
    vậy đủ thoải mãn chưa bác
    [/quote]
    bác lại đùa rồi sam 3 nhà ta có dùng trong chiến tranh chống mỹ rồi . nguồn đây :http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3o_t%C3%A0ng_L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Qu%C3%A2n_s%E1%BB%B1_Vi%E1%BB%87t_Nam
    còn mig 23 - 25 bác vào 2 nguồn này thì biết :http://de.wikipedia.org/wiki/Mikojan-Gurewitsch_MiG-25
    http://de.wikipedia.org/wiki/Mikojan-Gurewitsch_MiG-23
    tóm lược dịch : mig 23 đưọc bắt đầu nghiên cứu năm 67 đến năm 1970 thì hoàn thiệ thử nghiệm và băt đầu đưa vào sx . còn mig 25 được nghiên cứu năm 1964 hoàn thiện thử nghiệm và đưa vào sx năm 1970 .
    ngiã là năm 1970 mới xong và bắt đầu đưa vào sx thì làm sao mà viện trợ hay bán cho NC đánh mỹ làm sao được ?
  2. terminaterx300

    terminaterx300 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1
    Dạ hiện đại hơn Sa-2 có Sa-3 đó bác
    còn hiện đại hơn Mig-21 thì có Mig-23 hay khủng long bay lúc bấy giờ Mig-25 thì phải.tại bác chỉ muốn tiên tiến nhất thập nhiên 1970 nên em chỉ nói thế,nếu mà LX support VC những món này thì vùng trời bắc việt sạch bóng quân thù để an tâm xd và sx ( nên nhớ rằng LX có chuyển cho Ai Cập Mig-25 nha bác ,còn Mig-23 thì không tính)
    vậy đủ thoải mãn chưa bác
    [/quote]
    bác lại đùa rồi sam 3 nhà ta có dùng trong chiến tranh chống mỹ rồi . nguồn đây :http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3o_t%C3%A0ng_L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Qu%C3%A2n_s%E1%BB%B1_Vi%E1%BB%87t_Nam
    còn mig 23 - 25 bác vào 2 nguồn này thì biết :http://de.wikipedia.org/wiki/Mikojan-Gurewitsch_MiG-25
    http://de.wikipedia.org/wiki/Mikojan-Gurewitsch_MiG-23
    tóm lược dịch : mig 23 đưọc bắt đầu nghiên cứu năm 67 đến năm 1970 thì hoàn thiệ thử nghiệm và băt đầu đưa vào sx . còn mig 25 được nghiên cứu năm 1964 hoàn thiện thử nghiệm và đưa vào sx năm 1970 .
    ngiã là năm 1970 mới xong và bắt đầu đưa vào sx thì làm sao mà viện trợ hay bán cho NC đánh mỹ làm sao được ?
    [/quote]
    dạ,năm 1971 thì Mig-25 của Ai cập nó đú F4 của Israel rùi bác ạ
    còn Sa-3 theo bác dongadoan thì sau năm 1972 thì VC mới có ,mà sau 1972 thì đánh đấm gì ở miền bắc nữa bác,điện biên phủ trênm không chỉ toàn là sa-2 thôi,vì sa-3 còn kẹt chưa về kịp
    Được terminaterx300 sửa chữa / chuyển vào 22:25 ngày 10/06/2009
    Được terminaterx300 sửa chữa / chuyển vào 22:29 ngày 10/06/2009
  3. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    SAM-3 đã về ngay trong dịp "Điện Biên Phủ trên không tháng 12 năm 1972", nhung rất tiếc là không kịp triển khai, nếu không B-52 của Mỹ còn tổn thất nhiều hơn nữa:
    Trích Lịch sử trung đoàn tên lửa phòng không 276
    Ngày 22 tháng 6 năm 1972, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 108/QĐ-QP thành lập hai trung đoàn tên lửa 276, 277.
    Theo biểu biên chế của Bộ Tổng tham mưu, trung đoàn tổ chức thành 6 tiểu đoàn hỏa lực (164, 165, 166, 167, 168, 169), 1 tiểu đoàn kỹ thuật (170) và 4 cơ quan (ban chính trị, ban tham mưu, ban hậu cần, ban kỹ thuật).
    Ngày 1 tháng 7 năm 1972, Bộ Quốc phòng quyết định bổ nhiệm các cán bộ lãnh đạo chỉ huy trung đoàn gồm: Đồng chí Phạm Sơn, Trung đoàn trưởng; đồng chí Nguyễn Khắc Chuẩn, chính ủy; hai đồng chí Nguyễn Đình Ái và Quách Hải Lượng làm trung đoàn phó; đống chí Nguyễn Đức Tuân và đồng chí Tạ Văn Thư làm phó chính ủy trung đoàn.
    Đêm ngày 11 tháng 7 năm 1972, toàn trung đoàn qua biên giới Việt ?" Trung, tiếp đó hành quân sang Liên Xô. Khi rời mảnh đất thân yêu của Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ đều ý thức sâu sắc được trách nhiệm rất nặng nề của mình là phải học tập thật tốt, nhanh chóng làm chủ vũ khí, khí tài để về nước tham gia chiến đấu chia lửa với đồng bào, đồng chí đang ngày đêm đánh trả không quân xâm lược Mỹ.
    Thời điểm này, ở Trung Quốc và Liên Xô đang có những diễn biến phức tạp về chính trị và ngoại giao. Trong lúc đó, kẻ địch đang dùng nhiều hình thức, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam, do vậy công tác lãnh đạo của đảng bộ trung đoàn phải đặt ra những vấn đề mới.
    Nhạy bén nắm tình hình, Thường vụ đảng ủy trung đoàn và ban chỉ huy trung đoàn hội ý và thống nhất: Nhiệm vụ hàng đầu của toàn đảng bộ là phải bảo vệ vững chắc trận địa chính trị tư tưởng, kiên định đường lối chống Mỹ, cứu nước của Đảng.
    Cán bộ, chiến sĩ toàn đơn vị được quán triệt tinh thần kiên quyết không để những quan điểm sai trái với quan điểm đường lối của Đảng xâm nhập vào nội bộ; nêu cao tinh thần cảnh giác, không để các luận điểm chiến tranh tâm lý của kẻ thù tác động đến tư tưởng bộ đội; kiên định lập trường vì tổ quốc, vì dân tộc, vì hòa bình, công lý, nhân dân Việt Nam kiên quyết chiến đấu và tin tưởng Việt Nam nhất định thắng, đế quốc Mỹ nhất định thua.
    Ngày 25 tháng 7, sau 13 ngày đêm hành quân bằng tàu hỏa, trung đoàn đã đến ngoại ô thành phố Ba-cu, thủ đô nước cộng hòa A-zéc-bai-dan. Đây là trung tâm huấn luyện tên lửa phòng không của bạn, có đầy đủ giảng đường, bãi tập, khí tài đảm bảo tốt cho nhiệm vụ huấn luyện.
    Với tinh thần khẩn trương, ngay ngày hôm sau (26-7) bạn đã dẫn ban chỉ huy của hai trung đoàn (276, 277) đi tham quan bãi tập, giới thiệu chương trình và kế hoạch học tập. Theo tiêu chuẩn của quân đội khối Vác-xa-va, thời gian chuyển binh chủng loại tên lửa C-125 phải mất 10 tháng.
    Trong lúc đó chỉ thị của Bộ Quốc phòng và Quân chủng giao cho hai trung đoàn trước khi ra đi: Cố gắng học tập trong thời gian ngắn nhất, nhanh nhất hoàn thành kế hoạch chuyển loại vũ khí, nắm chắc làm chủ khí tài trang bị mới để về nước chiến đấu thắng lợi.
    Thủ trưởng trung đoàn chủ trì hội nghị cán bộ toàn trung đoàn. Sau khi thảo luận, hội nghị hạ quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chuyển loại trong thời gian 3 tháng vì những lý do:
    Đội ngũ cán bộ khung của trung đoàn đều là cán bộ đã trải qua nhiều năm chiến đấu ở loại tên lửa C-75, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Đội ngũ chiến sĩ trắc thủ, pháo thủ là sinh viên đại học, có trình độ nhận thức nhanh, có ý thức trách nhiệm và hăng hái nhiệt tình, quyết tâm cao.
    Thực tiễn huấn luyện chuyển binh chủng của những trung đoàn tên lửa trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại lần thức nhất của đế quốc Mỹ đã chứng tỏ với thời gian 3 ?" 4 tháng, cán bộ, chiến sĩ có khả năng làm chủ vũ khí, khí tài và tham gia chiến đấu được.
    Ban chỉ huy hai trung đoàn (276, 277) một mặt kiên trì thuyết phục bạn, mặt khác báo cáo với Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Mát-xcơ-va nhờ giúp đỡ. Bạn đồng ý thời gian huấn luyện là ba tháng, với điều kiện sau 1-2 tuần học tập sẽ quyết định chính thức.
  4. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Đảng ủy trung đoàn ra nghị quyết lãnh đạo trung đoàn thực hiện nhiệm vụ học tập. Sau khi phân tích thuận lợi, khó khăn, Đảng ủy xác định: Thời gian học tập ngắn, nội dung học nhiều (rút ngắn thời gian nhưng không cắt bỏ nội dung); chất lượng đòi hỏi rất cao, yêu cầu về nước chiến đấu và chiến thắng; do vậy, toàn trung đoàn phải đoàn kết nhất trí, tập trung mọi cố gắng để hoàn thành chương trình học tập chuyển loại; chỉ huy các cấp phải có kế hoạch cụ thể tỉ mỉ; cán bộ, chiến sĩ phải có quyết tâm cao mới thực hiện được mục tiêu và yêu cầu đề ra.
    Ngày 28 tháng 7 năm 1972, trung đoàn làm lễ ra quân huấn luyện. Sau khi chào cờ Tổ quốc trong không khí trang nghiêm, chính ủy Nguyễn Khắc Chuẩn thay mặt Đảng ủy và thủ trưởng trung đoàn động viên toàn thể cán bộ, chiến sĩ. Đồng chí nói: ?oNhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta hiện này là đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam. Giờ đây, giặc Mỹ đang leo những nấc thang chiến tranh tàn bạo giết hại nhân dân ta, phá hoại những cơ sở kinh tế của ta. Mỗi bước leo thang của chúng lại thêm một bước thất bại nặng nề. Nhân dân hai miền Nam Bắc càng căm thù và nêu cao tinh thần chống Mỹ... Đảng, Chính phủ, Quân đội, Quân chủng tin tưởng và giao trách nhiệm cho trung đoàn ta tiếp nhận vũ khí, khí tài phòng không hiện đại. Chúng ta phải nhanh chóng học tập chuyển binh chủng tốt để về nước chiến đấu. Đây là thời cơ để mỗi đơn vị, mỗi người phát huy nỗ lực cao nhất của mình chuẩn bị góp thêm sức vào cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước ở quê nhà?.
    Thời tiết ở Ba-cu rất khắc nghiệt, ban ngày nhiệt độ lên tới 40 độ C, ban đêm trời lạnh có khi dưới 0 độ C. Trong khi đó, bộ đội học thông tầm, không nghỉ trưa nên buổi chiều thường mệt mỏi. Theo sự sắp xếp của bạn, trung đoàn ở thành 2 vị trí cách nhau 12km. Bộ phận ở lại trung tâm huấn luyện do đồng chí Phạm Sơn chỉ huy, một bộ phận phải đi về hàng ngày bằng ô tô do đồng chí Nguyễn Đình Ái và Quách Hải Lượng phụ trách. Yêu cầu về thời gian rất chặt chẽ và chính xác, do vậy bộ đội phải cố gắng rất nhiều. Lúc đầu sinh hoạt ăn uống chưa quen. Ngoài bãi tập, bộ phận bệ, đạn phải thao tác nhiều, pháo thủ của ta phần lớn người nhỏ bé nên thao tác rất vất vả.
    Cán bộ, chiến sĩ đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ với ý chí và quyết tâm cao. Nhiều đồng chí mệt mỏi nhưng vẫn không chịu nghỉ học. Nhiều đồng chí do đã học qua chương trình tiếng Nga cơ bản ở trường dại học nên tiếp thu bài khá nhanh. Có đồng chí đi sâu tìm hiểu, đặt ra những câu hỏi khiến giáo viên bạn ngạc nhiên và khen ngợi.
    Ban chỉ huy trung đoàn phổ biến kế hoạch học tập cho các đơn vị, đồng thời chỉ đạo: Khi lên lớp, cán bộ chiến sĩ phải phấn đấu học đến đâu nắm chắc đến đó, gắn lý thuyết với thực hành, phần nào, nội dung nào còn chưa hiểu phải hỏi ngay. Các tổ nhóm học tập phân công giúp đỡ nhau, người khá kèm người yếu, chú trọng đi sâu những nội dung mới, so sánh với khí tài C-75 tìm ra sự khác biệt để nắm vững bài học. Trung đoàn chỉ đạo các đơn vị huấn luyện tập trung vào 3 khâu chủ yếu: binh khí, thao tác, xạ kích, đồng thời chú trọng đến công tác định kỳ làm tham số bảo đảm cho vũ khí, khí tài luôn chuẩn xác, sẵn sàng chiến đấu.
    Sau hai tuần học tập, Ban giám đốc của trung tâm huấn luyện của bạn tổ chức kiểm tra. Do kết quả huấn luyện của bộ đội ta đạt khá, nên bạn đã chấp nhận kế hoạch về thời gian huấn luyện ba tháng do ta đưa ra.
    Trong quá trình huấn luyện, trung đoàn chú trọng xây dựng nền nếp tác phong cho bộ đội: Từ rèn luyện điều lệnh đội ngũ đến tổ chức ăn ở sinh hoạt; từ cách xưng hô đến đi lại trên bãi tập, lên xuống giảng đường...
    Hàng tuần vào sáng thứ hai, trung đoàn tổ chức chào cờ, đọc mười lời thề danh dự của quân nhân. Thủ trưởng trung đoàn sơ kết tình hình học tập tuần qua, biểu dương người tốt việc tốt, nhắc nhở vấn đề cần khắc phục, đặt mức phấn đấu cho tuần tới. Hàng ngày trước khi lên lớp, trung đoàn đều tổ chức thông báo vắn tắt tình hình đất nước, tin chiến thắng của hai miền Nam - Bắc, tình hình đấu tranh ngoại giao của ta ở Hội nghị Pa-ri... Nhờ vậy cán bộ chiến sĩ dù đang học tập ở xa Tổ quốc nhưng vẫn thường xuyên cập nhật tình hình trong nước.
    Công tác đảng, công tác chính trị của trung đoàn tập trung vào việc phát huy sức mạnh của tổ chức đảng, tổ chức quần chúng, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập; thường xuyên bồi dưỡng ý chí chiến đấu hướng về Tổ quốc và sẵn sàng về nước tham gia chiến đấu.
    Kiến thức của cán bộ, chiến sĩ về vũ khí, khí tài mới ngày càng được nâng cao. Anh em có thể độc lập làm được nhiều nội dung giáo viên yêu cầu.
    Hàng tuần, hàng tháng, trung đoàn đều tổ chức hội thao. Đặc biệt có lần tổ chức hội thao, thao tác nạp đạn có ta và bạn cùng làm, thời gian thao tác của kíp pháo thủ trung đoàn đã vượt kíp pháo thủ của bạn 2 giây. Thành tích này khiến bạn rất khâm phục và cán bộ chiến sĩ ta rất tự hào.
    Qua 3 tháng huấn luyện, trung đoàn đã hoàn thành chương trình học tập. Ngày 24 tháng 10 năm 1972, toàn trung đoàn tổ chức ôn tập chuẩn bị tổng kiểm tra các môn binh khí, thao tác, xạ kích. Ngày 26 tháng 10 năm 1972, một đoàn cán bộ của bạn từ Mát-xcơ-va xuống trung tâm huấn luyện Ba-cu kiểm tra toàn diện các mặt huấn luyện của trung đoàn.
    Sau khi kiểm tra các bộ môn, đoàn kiểm tra việc tổ chức chỉ huy tại sở chỉ huy về xử trí các tình huống, đánh trả các đợt tập kích đường không bảo vệ không phận được giao.
    Đoàn kiểm tra của bạn kết luận: Trung đoàn đã hoàn thành xuất sắc chương trình huấn luyện chuyển loại tên lửa phòng không C-125 và quyết định: Tháng 11 năm 1972 sẽ luyện tập cơ động dã ngoại và diễn tập bắn đạn thật tại trường bắn của khối Vác-xa-va ở sa mạc Ca-ra-cum (cách Ba-cu khoảng 800km).
  5. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Trong thời gian ngắn ở đây, trung đoàn đã hoàn thành một tờ báo tường bằng tiếng Nga tặng trường bắn của bạn. Dưới sự chỉ đạo nội dung của đồng chí chính ủy trung đoàn, cán bộ chiến sĩ ta đã làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc ca ngợi chủ nghĩa Mác ?" Lê-nin, ca ngợi tình thần đoàn kết quốc tế vô sản, bày tỏ lòng biết ơn của cán bộ chiến sĩ tên lửa Việt Nam đối với các giảng viên quân sự Liên Xô. Trung đoàn cũng tặng nhà truyền thống của trường bắn lá cờ đỏ sao vàng năm cánh. Như vậy, từ nay bên cạnh những hiện vật của nhiều đoàn quân sự các nước đã tham gia diễn tập bắn đạn thật ở đây còn có thêm tờ báo của trung đoàn và lá cờ của Tổ quốc Việt Nam. Bạn đã tiếp nhận những vật lưu niệm trên với tình cảm quý trọng quân đội Việt Nam, nhân dân Việt Nam.
    Sau khi hoàn thành nhiệm vụ diễn tập bắn đạn thật, cán bộ, chiến sĩ ta cũng với bạn kiểm tra lại toàn bộ khí tài, đánh giá chất lượng, làm biên bản bàn giao khí tài cho từng tiểu đoàn ngay tại trường bắn. Tiếp đó, khí tài được niêm phong, đưa lên tàu hỏa theo đoàn về Ba-cu.
    Tại đây, trung đoàn khẩn trương chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng lên đường về nước. Trong thời gian chờ đợi, bạn tranh thủ huấn luyện hành quân dã ngoại.
    Thời gian này, cuộc đấu tranh ngoại giao của ta tại Hội nghị Pa-ri diễn ra gay go, quyết liệt và rất phức tập. Đế quốc Mỹ đưa ra các quan điểm ngang ngược, khiến hội nghị bế tắc. Trong lúc đó, chúng gấp rút chuẩn bị cho cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B-52 vào Hà Nội - Hải Phòng và các vùng phụ cận hòng giành thắng lợi và kết thúc chiến tranh trên thế mạnh.
    Cuối tháng 8 năm 1972, ban chỉ huy trung đoàn đã gửi thư tay qua tùy viên quân sự báo cáo về Quân chủng nói rõ tính năng, đặc điểm của loại tên lửa C-125 để Bộ tư lệnh Quân chủng có ý định sử dụng hỏa lực trước khi đơn vị hành quân về nước.
    Theo dõi sát diễn biến đàm phán ở Hội nghị Pa-ri, lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn thường xuyên giáo dục bộ đội tinh thần sẵn sàng về nước tham gia chiến đấu. Giờ đây, vừa hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện chuyển binh chủng với kết quả bắn đạn thật đạt thành tích xuất sắc; cán bộ chiến sĩ càng háo hức về nước lập công. Số cán bộ đã sử dụng tên lửa C-75 gặp nhiều khó khăn trong những ngày đầu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai lại càng nung nấu ý chí chiến đấu và quyết thắng. Với tính năng ưu việt của tên lửa C-125, họ tin chắc sẽ có dịp đánh thắng các thủ đoạn chiến thuật mới của địch, bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay Mỹ.
    Đảng ủy trung đoàn ra nghị quyết lãnh đạo đơn vị hành quân về nước. Các yêu cầu đảm bảo an toàn cho người và trang bị kỹ thuật trong hành quân, tuyệt đối giữ bí mật về nhiệm vụ và kết quả học tập được đặt lên hàng đầu trong công tác lãnh đạo. Đảng ủy cũng chỉ ra: Trung đoàn phải nhanh chóng cùng bộ phận trong nước kiện toàn tổ chức đưa đơn vị vào nền nếp. Công tác tư tưởng lúc này là tiếp tục xây dựng và củng cố ý chí, quyết tâm chiến đấu ngay từ những ngày đầu ra quân.
    Ngày 4 tháng 12 năm 1972, toàn trung đoàn lên xe lửa rời Ba-cu ?" A-zéc-bai-dan về nước. Tối ngày 18 tháng 12 năm 1972, tàu vượt qua biên giới Việt ?" Trung về đến Bắc Giang và dừng lại ở Kép, vì cầu Bắc Giang mới bị đánh hỏng. Cũng đúng đêm ngày 18 tháng 12 năm 1972, đế quốc Mỹ mở đợt tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 vào Hà Nội và Hải Phòng.
    Ở thời điểm tàu dừng bánh, máy bay địch đang quần lượn đánh phá nhiều địa điểm, trong đó có sân bay Kép, ga Kép.
    Thủ trưởng trung đoàn lệnh cho bộ đội rời khỏi tàu, nhanh chóng sơ tán người và hành lý ra xa các mục tiêu địch có thể đánh phá tiếp. Trong đêm tối, toàn trung đoàn khiêng vác toàn bộ hành lý, sơ tán vào làng Vỹ Liệt, cách ga Kép 5km.
    Trong lúc đó, cán bộ trung đoàn vào sở chỉ huy Sư đoàn 375 tại Hữu Lũng báo cáo về Quân chủng và xin chỉ thị.
    Thủ trưởng Sư đoàn 375 điều xe đưa trung đoàn trưởng và chính ủy Trung đoàn 276 về Quân chủng báo cáo tình hình và nhận lệnh mới.
    Hai đồng chí trung đoàn phó Nguyễn Đình Ái và Quách Hải Lượng ở lại tổ chức cho bộ đội trú quân. Những đồ đạc hành lý nặng chưa cần thiết cho sinh hoạt và chiến đấu được tập trung thành kho, gửi lại địa phương, đồng thời tổ chức cho bộ đội quay ngược lên Đồng Đăng để nhận vũ khí, khí tài (vũ khí, khí tài đi sau).
    Tại sở chỉ huy Quân chủng, sau khi nghe đồng chí Phạm Sơn, trung đoàn trưởng và Nguyễn Khắc Chuẩn, chính ủy trung đoàn báo cáo kết quả học tập và hành quân an toàn về nước, đồng chí Hoàng Phương, Chính ủy Quân chủng biểu dương trung đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ mà Quân chủng và Bộ Quốc phòng giao cho, đồng thời lệnh cho trung đoàn khẩn trương triển khai chiến đấu trong đội hình Sư đoàn phòng không 361 bảo vệ Hà Nội.
    Nhiệm vụ của Trung đoàn 276 là hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị trong sư đoàn và các lực lượng phòng không địa phương bảo vệ hướng đông ?" đông nam và đông bắc Hà Nội. Trước mắt, đơn vị phải nhanh chóng tiếp nhận vũ khí, khí tài và cơ động về các trận địa đã chuẩn bị sẵn quanh Hà Nội.
    Trung đoàn thiết lập một sở chỉ huy nhẹ tại bản Nga do trung đoàn phó Nguyễn Đình Ái trực tiếp chỉ huy điều hành việc tiếp nhận vũ khí, khí tài. Trong hai đêm, trung đoàn đã nhận xong 3 bộ khí tài tại ga Đồng Đăng và tổ chức sơ tán về Lộc Bình ?" Lạng Sơn đảm bảo an toàn. Ba tiểu đoàn còn lại nhận tại ga Đa Phúc. Trong thời gian bộ phận huấn luyện chuyển binh chủng tại Liên Xô, bộ phận ở trong nước của trung đoàn cũng hoàn thành một khối lượng lớn công việc như ổn định biên chế tổ chức, tiếp nhận tân binh, triển khai huấn luyện chuẩn bị cơ sở vật chất hậu cần, xây dựng các trận địa, tạo điều kiện cho trung đoàn khi về nước bước vào chiến đấu được ngay.
    Thủ trưởng Sư đoàn phòng không 361 chỉ thị: Tiểu đoàn nào, bộ phận nào nhận xong vũ khí, khí tài, nhanh chóng tổ chức hành quân về chiếm lĩnh trận địa. Toàn bộ công việc trên đã diễn ra hết sức khẩn trương trong những ngày cuối tháng 12 năm 1972. Ban ngày máy bay chiến thuật đánh phá, ban đêm máy bay B-52 rải thảm, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 276 bất chất hiểm nguy, triệt để chấp hành mệnh lệnh, chỉ mong sớm được phóng đạn đánh địch.
    Thời gian đầu, sở chỉ huy trung đoàn bố trí ở Tây Mỗ. Ban chỉ huy trung đoàn chỉ đạo cho các cơ quan và đơn vị: Tập trung mọi khả năng cho tiểu đoàn 169 hoàn chỉnh đồng bộ bước vào chiến đấu trước. Dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Khắc Cần và chính trị viên Nguyễn Văn Sang, tiểu đoàn 169 đã chiếm lĩnh và triển khai chiến đấu ở trận địa Bắc Hồng, Đông Anh. Dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Trọng Đào, tiểu đoàn 170 đã kéo vũ khí, khí tài về triển khai ở chân núi Dõm, xã Phù Linh (huyện Đa Phúc cũ). Các kỹ sư và nhân viên kỹ thuật đã nhanh chóng triển khai một dây chuyền lắp ráp 4 quả đạn và kiểm tra hiệu chỉnh, đảm bảo các tham số kĩ thuật, sau đó bàn giao cho tiểu đoàn 169.
    Khi công tác chuẩn bị chiến đấu hoàn tất, lưới ngụy trang vừa kéo lên che đậy vũ khí, khí tài thì chiến dịch phòng không đánh trả cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12 năm 1972 kết thúc.
    Các tiểu đoàn khác triển khai chậm hơn nhưng đều chưa nhận được đạn. Hai tiểu đoàn 166, 167 đang còn ở Lộc Bình, Lạng Sơn. Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Trên miền Bắc, chiến tranh kết thúc.
    Quân và dân miền Bắc đã lập nên kỳ tích chói lọi trong lịch sử dân tộc: Đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác.
    Trong niềm hân hoan đón mừng chiến thắng của dân tộc, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 276 ai cũng nuối tiếc đã không kịp phóng đạn đánh vào những chiếc máy bay cuối cùng của địch trên bầu trời Hà Nội. Nhiều người đã thốt lên: Nếu như đạn về đồng bộ với vũ khí, khí tài thì trung đoàn đã phát huy được hỏa lực tham gia những trận đánh cuối cùng bảo vệ bầu trời Hà Nội.
  6. trucngon

    trucngon Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2009
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    13
    Lão Trùm chỉ cần nói là Sa-3 về tháng 1năm 73 trong khi đó cuối năm 72 tụi Méo đã co vòi rồi! Những cái rủi cũng có cái may, nếu nó không nghĩ Noel thì đạn tên lửa nhà ta cũng chả còn mà phọt!
  7. DragonPhoenix

    DragonPhoenix Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    676
    Đã được thích:
    13
    Haiz, quả thật thương tâm cho dân VN, đất nước trở thành nơi thử vũ khí cho 2 đại gia :(
  8. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Thằng nào gây ra ấy nhể
    Cãi nhau cho dzui
    Phô ních chưởi bọn ngoại xâm bắc kì kinh lắm mà, sao nhớ Thăng Long ghê thế
  9. trucngon

    trucngon Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2009
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    13
    Không phải vậy đâu bạn! Vũ khí thật sự mới mà không quân Mỹ sử dụng tại đất nước ta chỉ là loại bom thông thường có dẫn hướng(Bom thông minh) và miền Nam là loại BLU-82 thôi! May là Lầu Năm Góc không nghe lời chế độ Nguỵ quyền(Có thể có áp lực từ bên ngoài nữa). Nếu chúng ta (Miền Bắc) Trở thành quần đảo Bikini thì mới là đại hoạ!
    Được trucngon sửa chữa / chuyển vào 15:22 ngày 26/04/2010
  10. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Có thể gì nữa bác, áp lực mạnh mẽ luôn ấy chứ, áp lực đó từ cái nơi mà Ngô chí sỹ đã dâng nước Việt Nam cho, ở đâu đó em có đăng bản dịch tài liệu về vụ này rồi, để em kiếm lại.

Chia sẻ trang này