1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác chiến phòng không chống không quân Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 22/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Trận đầu đánh thắng không quân Mỹ
    Sáng ngày 5 tháng 8 năm 1964, không ai bảo ai, tất cả các đồng chí trong Bộ tư lệnh quân chủng đến phiên trực hay chưa, đều có mặt ở sở chỉ huy sớm hơn thường lệ. 6h12, trên màn sóng hiện hình thấy xuất hiện 3 tốp máy bay địch, trong đó có 2 tốp hoạt động dọc theo ven biển Hà Tĩnh, Nghệ An, Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Đồng Hới, Đèo Ngang (Quảng Bình) cách bờ từ 50 đến 120km; 7h59, một máy bay trinh sát U-2 lại xuất hiện, bay sâu vào nội địa. Lúc này, ở sở chỉ huy quân chủng, một không khí yên tĩnh lạ thường. Mọi người hồi hộp theo dõi đến từng giây, chờ đón một cái gì đó sẽ xảy ra và về phần mình sẵn sàng có lệnh là hành động. Kíp trực ban được tăng cường, trung đoàn radar 290 được lệnh mở toàn bộ các đài để theo dõi địch. Tất cả các đơn vị pháo cao xạ trên miền Bắc được lệnh vào cấp một. mạng thông tin nội bộ thông suốt. Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu theo rất sát mọi hoạt động triển khai của các lực lượng phòng không toàn quân chủng.
    11h15, trên bảng tiêu đồ không còn một tốp mục tiêu nào nữa. Như vậy, lệnh báo động toàn quân chủng vào cấp 1 đã kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ. Sự hồi hộp vừa tạm lắng xuống thì những câu hỏi mới làm căng đầu óc mọi người lại xuất hiện:
    - Kẻ địch hoạt động suốt đêm qua và cả buổi sáng nay nhằm mục đích gì, có phải mở đầu cho bước leo thang đánh phá miền Bắc không?
    - Tình hình đã cho phép xuống cấp báo động chưa?
    Cuộc trao đổi để tìm đáp số diễn ra khá sôi nổi, nhưng cũng kết thúc thật nhanh. Tập thể Bộ tư lệnh nhận định: hành động của máy bay địch quần thảo suốt đêm là tuần tiễu để yểm hộ cho các hạm tàu hoạt động, nhưng không loại trừ khả năng tập dượt và nghi binh để bất ngờ ập vào đánh phá các mục tiêu trong đất liền của ta. Việc máy bay U-2 tiến hành trinh sát sâu trong đất liền là tiếp tục âm mưu chuẩn bị cho bước leo thang mới. Có thể tạm thời xuống cấp báo động (cấp 2), nhưng bộ đội phải ở tư thế sẵn sàng để đánh trả nếu chúng liều lĩnh đánh vào miền Bắc.
    (còn tiếp)
  2. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Nhận định của Bộ tư lệnh là hoàn toàn chính xác. Song tính chính xác ở đây cũng chỉ là tương đối, nó đúng về cơ bản, nhưng không thể trùng khớp hoàn toàn về cụ thể. Dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng không thể đoàn đúng giờ phút địch đến đánh ta, chúng dùng loại máy bay gì, bao nhiêu lần tốp và đánh vào mục tiêu cụ thể nào. Quả thật, trong khi đơn vị bảo vệ thành phố Vinh vừa xuống cấp báo động vào buổi trưa ngày 5 tháng 8, thì sau đó ít phút những tốp máy bay phản lực Mỹ cất cánh từ tàu sân bay Ticondroga ập vào đánh phá các loại mục tiêu trong thành phố, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta. Dẫn đầu là tốp máy bay A-4 (4 chiếc) bay theo đội hình bậc thang, độ cao khoảng 200m, sau hạ dần xuống 100m (thấp hơn núi Quyết). Đến cảu sông Lam, tốp này hạ thấp độ cao xuống còn khoảng 60-70m áp sát triển sông ròi đột nhập vào thành phố. Với đội hình hàng dọc 2 chiếc một, chúng lần lượt lao vào đánh phá kho dầu. Đường bay như vậy chứng tỏ những tên phi công Mỹ vừa có nghề lái giỏi, vừa biểu hiện thủ đoạn đánh phá nham hiểm; chúng đánh theo lối vu hồi, tránh đương đầu trực tiếp với các trận địa phòng không của ta.
    Nhưng trung đội 14.5mm thuộc trung đoàn 280 pháo cao xạ (Đoàn Hồng Lĩnh ?" Đoàn pháo cao xạ bắn rơi nhiều máy bay nhất trong các trung đoàn cao xạ của quân chủng) bố trí trên núi Quyết đã phát hiện được tốp báy lén lút này và kịp thời nổ súng. Có thể xem đây là tiếng súng đầu tiên của bộ đội Phòng không nhân dân VN tiến công hành động ăn cướp của những tên giặc trời Mỹ. Lúc đó là 12h25 ngày 5 tháng 8 năm 1964.
    (còn tiếp)
  3. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Tiếp theo tốp 4 chiếc A-4D bay theo đường sông Lam vào đánh kho dầu là các tốp AD6, F-8U ập vào đánh phá trận địa cao xạ, truờng thủy sản, Hòn Ngư. Tốp AD6, bay tới độ cao 250m tới làng cống Mỹ thì cất cao bổ nhào với góc 30 độ, cắt 10 quả bom xuống kho dầu vẫn đang bốc cháy. Như vậy là cả ba tốp ngoài nhiệm vụ riêng đều hợp điểm đánh kho dầu.
    Về phần ta, mặc dù lúc đầu có phần nào bị động và lúng túng, nhưng chỉ ít phút sau đó, các đơn vị thuộc trung đoàn 280 pháo cao xạ đã chiến đấu với mọt tư thế chủ động. bình tĩnh và thông minh. Lúc đầu, hầu hết các khẩu đội đều áp dụng phương pháp bắn trực tiếp nên hảo lực phân tán, hợp đồng thiếu chặt chẽ, hiệu suất chiến đấu kém. Sau đó đại đội 71 đã tiến hành bắn được bằng phần tử Đ-49, đại đội 72 bắn bằng phần tử tổng hợp, tấp trung vào một mục tiêu nhất định. Nhờ vậy mà ngay trong đợt chiến đấu đầu tiên, với 30 phút, trung đoàn 280 đã bắn rơi 2 máy bay địch.
    Mặc dù cuộc chiến đấu bảo vệ thành phố Vinh đã diễn ra rất dũng cảm, ta đã bắn rơi 2 máy bay địch, nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy hết sức đau xót khi đã không đưa được bộ đội vào thế chủ động đánh địch một cách liên tục ngay từ đầu. Trách nhiệm này thuộc về chúng tôi, những người lãnh đạo và chỉ huy. Sau khi cho chuyển cấp báo động, trong Bộ tư lệnh quân chủng không phân công người trực ở sở chỉ huy buổi trưa hôm đó là một sai lầm, nên khi có lệnh cảu đồng chí Thượng tướng Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng tiếp tục duy trì báo động cấp 1, vì Johnson đã tuyên bố máy bay Mỹ được phép đi đánh phá miền Bắc. Đồng chí sĩ quan trực ban tác chiến nhận lệnh đã lúng túng, không phát tiếp lệnh cảu Tổng tham mưu trưởng xuống các đơn vị thuộc quân chủng (điều mà chức trách trực ban tác chiến cho phép), mà lại đi báo cáo xin chỉ thị thủ trưởng. Lúc này đòng chí Đặng Tính, chính ủy và đồng chí Phùng Thế Tài, tư lệnh trưởng sau một đêm trực chỉ huy khá căng thẳng, cần được nghỉ ít phút để lấy lại sức. Còn tôi (Nguyễn Xuân Mậu, sau này là Thiếu tướng, chính ủy quân chủng Phòng không) với cương vị phó chính ủy, lẽ ra phải có mặt ở sở chỉ huy lúc này thay đồng chí Đặng Tính, thì cũng về nghỉ ở nhà riêng. Đây là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ trong việc chuyển cấp báo động, và đó cũng là nguyên nhan gây cho một số đơn vị gặp khó khăn lúng túng lúc đầu.
    (còn tiếp)
  4. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Có lẽ đây là sự thật mà không nhiều người biết. Đôi khi báo chí và công tác tuyên truyền của ta "bốc thơm" về quân ta đánh thắng trận đầu một cách chủ động, đánh thắng giòn giã, mục tiêu được bảo vệ, thiệt hại thấp. Hy vọng những tư liệu này đem lại cho các bạn một góc nhìn tổng quan hơn, khách quan hơn và thật hơn về cuộc sống và chiến đấu của những người lính Phòng không - Không quân.
  5. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Đúng là chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ cho trận đánh này, nhưng lại chưa tính đến những vấn đề cụ thể nhất, và do đó đã có những sơ hở trong chỉ hy tác chiến. Nhận thức về thủ đoạn của địch vẫn còn chủ quan., đơn giản. Suốt cả buổi sáng chúng bay dập dờn ngoài biển, thỉnh thoảng chớm sâu vào đất liền một ít, và chúng tôi hạ lệng báo động cấp 1 toàn quân chủng, kể cả những đơn vị sâu nhất như Hà Nội, Việt Trì, Thái Nguyên. Khi trên bảng tiêu đồ vừa hết mục tiêu, chúng tôi liền cho bộ đội về cấp 2. Đây chính là cái nếp mà kẻ địch đã xảo quyệt làm cho chúng tôi gần như quen thuộc suốt một tuần nay. Mãi sau này, chúng tôi vẫn thường tự hỏi tại sao mà buổi trưa ngày 5 tháng 8 năm 1964 ấy lại không để lại một vài đơn vị trực ban cấp 1, kể cả khu vực Vinh, một yếu địa có khả năng bị địch oanh tạc nhiều nhất. Trước hết, đây là thiếu sót về công tác nắm địch. Chúng tôi đã không chú ý đúng mức đối tượng không quân của hải quân, đặc biệt là hạm đội 7 Mỹ, đối thủ nguy hiểm của chúng tôi trong suốt hai cuộc chiến tranh phá hoại sau này. Vì vậy dẫn đến tình trạng là trong phương án tác chiến, trong huấn luyện, ít đề cập đến các kiểu loại máy bay cảu hải quân, thậm chí việc nhận dạng máy bay, bộ đội cũng còn nhầm lẫn. Vì không chú ý đi sâu nghiên cứu những đặc điểm không quân của hải quân, nên không có những biện pháp đề phòng thủ đoạn bay thấp từ ngoài biển để đột nhập vào đất liền cảu kẻ địch. Chúng tôi đã nhanh chóng nhận ra thiếu sót đó và có biện pháp sửa chữa tích cực. Những kinh nghiệm nóng hổi của cuộc chiến đấu ở Vinh đã được kịp thời chuyển xuống các đơn vị trong toàn quân chủng./.
  6. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Tên lửa gặp khó khăn trong chống nhiễu
    Cho đến cuối năm 1966, ở khu vực Hà Nội, trước khi mở những chiến dịch đánh phá lớn, thủ đoạn gây nhiễu của địch chủ yếu là gây nhiễu ngoài đội hình. Những chiếc máy bay EB-66, EC-121 được trang bị những máy điện tử cực kỳ hiện đại bay lượn từ xa, phát nhiễu và làm mờ các đài radar của ta, che chở cho bọn cường kích, tiêm kích lẻn vào đánh phá. Thủ đoạn này lúc đầu có gây cho ta một số khó khăn, nhưng ta đã dần dần khắc phục được bằng cách nâng cao trình độ bám sát mục tiêu cảu các trắc thủ. Mặt khác, dù cho địch huy động vào một trận đánh đến 5-6 máy bay EB-66 thì cũng không thể nào che kín hết cho đồng bọn của chúng. Chiến đấu trên không rất cơ động, nhất là lúc bị các lực lượng phòng không khác như cao xạ, không quân đánh mạnh, bọn cường kích, tiêm kích không thể không có lúc bị lọt ra ngoài cái ?oáo giáp nhiễu?, phơi mình ra cho các chiến sĩ tên lửa ta tiêu diệt.
    (còn tiếp)
  7. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Vào cuối tháng 11 năm 1966, trên bản đồ tình báo ở sở chỉ huy xuất hiện một hiện tượng lạ. Gần suốt một tuần lễ, những chiếc EB-66, EC-121 bay lượng suốt ngày đêm ở các vùng biên giới và ven biển. Chúng có ý đồ gì đây? Ít lâu sau, khi chuẩn bị kế hoạch bảo vệ Hà Nội, chúng tôi đã có câu trả lời. Bọn địch tiến hành một đợt trinh sát điện tử lớn để chuận bị cho đợt leo thang mới. Ngày 15 tháng 1 năm 1967, địch ập vào đánh cầu Xuân Mai. Lúc máy bay địch còn ở xa, cả 4 tiểu đoàn cảu trung đoàn 236 chỉ thấy 1 dãi nhiễu chứ không phải nhiễu trắng cả màn như trước đây. Lúc địch đánh cầu, chỉ có tiểu đoàn 63 ở trận địa Gốt mới thấy mục tiêu và phóng được 2 quả đạn nhưng không kết quả. Còn tiểu đoàn 64 ở Yên Nghĩa, cách Xuân Mai 18km, chỉ thấy loáng thoáng mục tiêu lúc bổ nhào và lượn vòng. Bởi vậy, mặc dầu biết địch đang đánh vào trận địa tiểu đoàn 63 nhưng không thể nào bắn chi viện được. Hai tiểu đoàn còn lại của trung đoàn 236 cũng ở trong tình trạng như thế. Tối hôm đó, đồng chí Trần Xanh, trung đoàn trưởng 236 báo cáo về sở chỉ huy quân chủng: địch bắt đầu dùng thủ đoạn nhiễu mới.
    (còn tiếp)
  8. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Hai tuần sau, ngày 23-1-1967, 8 chiếc F-4 bay theo đội hình bàn tay xòe, 4 chiếc một, theo đường Hồi Xuân, Hòa Bình, Nhổn, Hồ Tây, Đông Anh, Vĩnh Yên? toàn trung đoàn 236 ở vòng trong đều bị nhiễu, không bắt được mục tiêu. Trung đoàn 274 bố trí ở Bắc sông Hồng thấy mục tiêu, bắn đuổi, rơi một chiếc ở Sơn Tây, bắt sống giặc lái. Tại sao các trắc thủ của trung đoàn 236, trung đoàn ra quân đầu tiên của bộ đội tên lửa đã từng dày dạn trong chiến đấu lại không bắt được mục tiêu, còn trung đoàn 274 xây dựng sau lại bắn rơi được máy bay địch? Tại sao, trước đây, cả đơn vị vòng trong, vòng ngoài đều bị nhiễu, còn bây giờ có đơn vị bị, đơn vị không? Tại sao, tại sao, những câu hỏi đó cứ nằm trong đầu óc chúng tôi như một sự thách thức khiến mọi người phải suy nghĩ đến quên ngủ để tìm cho ra một lời giải. Liên tiếp trong các ngày 23, 26, 30 tháng 3-1967, địch cho nhiều tốp máy bay bay qua Hà Nội, các tiểu đoàn của trung đoàn 236 đều ?oán binh bất động? vì nhiễu quá nặng, không bắt được mục tiêu.
    (còn tiếp)
  9. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Đầu tháng 4-1967, bộ đội tên lửa có một cuộc họp quan trọng. Thành phần gồm các đồng chí trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng tên lửa và toàn bộ kíp chiến đấu của các tiểu đoàn. Nội dung chính là tìm thủ đoạn gây nhiễu mới của địch và cách đối phó. Đồng chí tư lệnh quân chủng chủ trì cuộc họp. Mọi người phát biểu rất sôi nổi. Các đồng chí trung đoàn 236 kiên trì bảo vệ lập luận của mình là địch đã xuất hiện thủ đoạn gây nhiễu mới, muốn đánh thắng phải có cách đánh mới.
    - Cách đánh mới là cách đánh như thế nào? - Đồng chí tư lệnh quân chủng ngắt lời hỏi
    Đồng chí Trần Xanh trả lời ngay như đã có chuẩn bị từ trước:
    - Cách đánh 3 điểm.
    - Cách đánh 3 điểm là cách đánh như thế nào? Có phải là các anh định đánh ?omò? không? ?" Rồi đồng chí tư lệnh khoát tay quay ra nói với những người dự họp ?" Các anh phát biểu đi! 236 đề nghị đánh 3 điểm, còn các anh muốn đánh bao nhiêu điểm?
    Câu hỏi vui của tư lệnh làm cho mọi người bật cười. Cuộc họp sôi nổi hẳn lên. Các đồng chí tiểu đoàn trưởng, sĩ quan điều khiển và cả các đồn chí trắc thủ hăng hái phát biểu kinh nghiệm thực tế cảu đơn vị mình. Nhưng đến cách đánh 3 điểm thì phần đông còn phân vân. Các đơn vị bố trí vòng ngoài vẫn có thể nhìn thấy được mục tiêu, vẫn có thể đánh được và đã đánh thắng, tuy không dễ dàng.
    (còn tiếp)
  10. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Bây giờ đây, phải chăng cũng là biểu hiện của một sự thiếu quyết tâm. Thế nhưng, trong cuộc họp hôm nay, vừa nghe, vừa ngắm nhìn những khuôn mặt quen thuộc phát biểu ý kiến, thấy rằng không phải như vậy. Trung đoàn trưởng trung đoàn 236, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 62 là những con người ham học hỏi, luôn có quyết tâm vươn lên phía trước? Lẽ nào những con người như thế lại dao động trước thủ đoạn mới của địch? Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 61 Nguyễn Văn Viễn, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 63 Trần Thái, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 64 Lê Tính, mỗi người một tính cách, nhưng đều có một điểm giống nhau, trẻ tuổi, xông xáo, thông minh, dũng cảm. Chính họ đã cùng với tiểu đoàn của mình ghi biết bao chiến công trên các địa bàn từ Hà Tây, Vĩnh Phú, Yên Bái cho đến Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Chiến thắng của họ đã làm cho kẻ địch bao phen lúng túng, thay đổi hết chiến thuật này đến thủ đoạn khác. Thế mà trong những ngày vừa qua, tất cả đều như chững lại. Máy bay địch ầm ầm bay qua bầu trời Hà Nội, ngay trên đầu họ, nhưng những bệ phóng của họ vẫn cứ nằm im?
    Đêm hôm đó, tôi (Nguyễn Xuân Mậu, phó chính ủy quân chủng) và đồng chí Đặng Tính (chính ủy quân chủng) lại đứng với nhau dưới gốc cây sấu.
    - Liệu có vấn đề tư tưởng trong chuyện nhiễu này không? Tôi băn khoăn nêu suy nghĩ của mình với đồng chí Đặng Tính.
    Sau một lúc trầm ngâm suy nghĩ, đống chí Đặng Tính nói chậm rãi:
    - Mấy lâu nay ta có thói quen làm công tác tư tưởng chung chung, một chiều. Hồi ở Điện Biên Phủ khác, hồi năm 1964 khác. Bây giờ lại càng khác. Ở quân chủng kỹ thuật này, vấn đề tư tưởng phải đi đôi với vấn đề kỹ thuật.
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này