1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác chiến phòng không chống không quân Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 22/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tunguska

    Tunguska Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Dễ thế thì đã dek phải đi cóp nhặt từng quả tên lửa, từng viên đạn pháo.
  2. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
  3. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Người ta mới chỉ hứa thôi!Chứ chưa thấy làm
  4. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Ngày 11 tháng 8 năm 1967, địch đánh cầu Long Biên, 3 tiểu đoàn cảu trung đoàn 236 còn lại ở vòng trong chỉ phóng lên được 1 quả đạn. Cầu Long Biên bị hỏng. Đến lúc này cũng mới chỉ có 14% đơn vị dùng phương pháp 3 điểm và phần lớn chỉ mới dám dùng 1 quả trong một lần bắn. Tiểu đoàn 62 của Hoàng Bát vẫn chưa thành công. Cuộc họp rút kinh nghiệm chiến đấu tối 11-8-1967 diễn ra trong không khí nặng nề và căng thẳng. Kết thúc cuộc họp, đồng chí Đặng Tính nói với các tiểu đoàn trưởng tên lửa như kêu gọi:
    - Các đồng chí! Lẽ nào chúng ta lại chịu bó tay trước âm mưu thâm độc của kẻ thù. Ngày mai, địch vào đánh Hà Nội, tất cả các đơn vị đều phải phóng đạn. Các đồng chí cứ mạnh dạn đánh 3 điểm.
    Ngày hôm sau, 12-8-1967, địch lại vào đánh Hà Nội. Sau những ngày gian khổ, vất vả, niềm vui của chiến thắng đã đến vói chúng tôi. Hồi 16h13, tiểu đoàn 63 đã bắn rơi tại chỗ một chiếc RF-4C bằng phương pháp 3 điểm. Tin báo về sở chỉ huy làm cho ai nấy đều rạng rõ hẳn lên. Có lẽ vì chúng tôi đợi quá lâu. Tối hôm đó, tại sở chỉ huy trung đoàn 236, cuộc họp rút kinh nghiệm chiến đấu diễn ra tưng bừng chưa từng thấy, giống như là một buổi họp mừng chiến thắng vậy. Kíp chiến đấu của tiểu đoàn 63 gồm các đồng chí tiểu đoàn trưởng Trần Thái, sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn Thực và các đồng chí Tạo, trắc thủ cự ly; Pháo, trắc thủ phương vị; Mạnh, trắc thủ góc tà được mời lên hàng ghế đầu. Đồng chí chuyên gia Liên Xô lần lượt bắt tay các đồng chí trắc thủ, sĩ quan điều khiển và ôm hôn nông nhiệt đồng chí tiểu đoàn trưởng Trần Thái trong tiếng vỗ tay vang dội.
  5. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Chiến thắng ngày 12-8-1967 của tiểu đoàn 63 đánh dấu một cái mốc quan trọng trên con đường chiến đấu của bộ đội tên lửa. Ngày 17-9-1967, tiểu đoàn 76, trung đoàn 257 bắn rơi 1 RF-4 bằng phương pháp 3 điểm, tiếp đó, tiểu đoàn 88 trung đoàn 274 đánh thắng bằng phương pháp 3 điểm trong đội hình dày đặc. Trên cơ sở những trận thắng đó, cùng với những kinh nghiệm cảu những trận không thắng trước đây, Bộ tư lệnh binh chủng tên lửa đã nhanh chóng xuất bản một tài liệu về phương phấp đánh 3 điểm. Đầu tháng 10-1967, các tiểu đoàn trưởng tên lửa đang làm nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội, cùng với kíp chiến đấu của mình được triệu tập về một địa điểm gần chùa Thầy dự lớp huấn luyện về cách đánh 3 điểm. Lớp huấn luyện đó do đồng chí Đoàn Huyên, tư lệnh binh chủng tên lửa chủ trì. Nếu như trận thắng 12-8-1967 là cái mốc thứ nhất trên bước đường đánh thắng thủ đoạn nhiễu trong đội hình của địch, thì cuộc tập huấn đầu tháng 10-1967 này là cái mốc thứ 2 không kém phần quan trọng. Sau khi tư tưởng và cách đánh đã được giải quyết tốt, công với công tác huấn luyện được đặc biệt chú ý, hiệu suất chiến đấu được nâng lên rõ rệt trong 2 chiến dịch phòng không bảo vệ Hà Nội tháng 10 và tháng 11 năm 1967.
    (còn tiếp)
  6. Nong_Dan_WTO

    Nong_Dan_WTO Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    614
    Đã được thích:
    68
    Thế tóm lại, cách đánh 3 điểm là như thế nào hử đồng chí ? Tớ đọc mà cứ ngẩn tò te, chẳng hình dung được thế là thế nào.
    Mà sao cậu không nói rõ nguồn trích nhỉ?
  7. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Nguồn ở đây chính là Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Mậu, nguyên chính ủy quân chủng phòng không (khi quân chủng PK-KQ tách làm 2). Trước đó, tướng Mậu là phó chính ủy Quân chủng PK-KQ thời chiến tranh chống Mỹ. Tất cả những chữ "tôi" ở đây là của tướng Mậu.
  8. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Phương pháp đánh 3 điểm là bí mật quân sự, không thể công bố được. Ngoài ra, còn có nhiều phương pháp nữa, đều thuộc dạng bí mật quân sự, không phải cái gì cũng cung cấp được.
  9. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Trong 2 chiến dịch này, bộ đội tên lửa bảo vệ Hà Nội đã có 173 lần tiểu đoạn phóng đạn, trong đó có 68% dùng phương pháp 3 điểm; trong số 18 tiểu đoàn dùng phương pháp 3 điểm thì có 14 tiểu đoàn đánh thắng, 4 tiểu đoàn chưa đánh thắng là do vừa xây dựng, trình độ bám sát mục tiêu của trắc thủ chưa được thành thạo (như vậy, tổng số tiểu đoàn tên lửa phải là 26-27 tiểu đoàn). Trong số 253 quả đạn bắn thì 80% nổ có điều khiển. Số máy bay địch bị bắn rơi so với tháng 4, tháng 5 và tháng 8 năm 1967 tăng gần gấp 2 lần. Đặc biệt có những trận đánh tiêu diệt xuất sắc như trận này 18-11-1967, 6 tiểu đoàn cảu 2 trung đoàn 274, 257, cùng bắn vào một tốp, tiêu diệt 4 F-105, bẻ gãy hẳn một đợt đánh của địch. Trận ngày 19-11-1967, cả 10 tiểu đoàn thuộc 3 trung đoàn cùng bắn, diệt một lúc 7 F-105.
    (còn tiếp)
  10. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Trong lúc cán bộ, chiến sĩ toàn quân chủng vẫn đang còn hân hoan với niềm vui của chiến thắng tháng 10 và tháng 11-1967, thì kẻ địch xảo quyệt lại gây cho chúng tôi 1 khó khăn mới. Trong đợt máy bay Mỹ đánh phá lần thứ 7 (từ 14-19 tháng 12) vào Hà Nội, bộ đội tên lửa chỉ bắn rơi được 1 F-105. Mặc dầu đã có kinh nghiệm khắc phục nhiễu trong đội hình, mà kinh nghiệm lớn nhất là phải tuyệt đối tin vào quần chúng, chúng tôi vẫn dè dặt, hồ nghi khi nghe báo cáo của các đơn vị! Làm sao lại thế được? Ta phóng đạn lên trời, thằng địch lại làm cho đạn ta rơi xuống đất. Vừa cách đây chưa đầy 1 tháng, ngày 19-11-1967, chúng ta đã thu được chiến thắng giòn giã, khiến kẻ địch run sợ, phải bỏ cuộc. Thế mà bây giờ chúng phản công lại chúng ta nhanh đến thế ư? Cũng có thể đây là một dạng chủ quan, thỏa mãn, dẫn đến đánh không thắng, không rơi chăng?
    Buổi hội ý Thường vụ hôm ấy diẽn ra trong không khí trầm lặng. Hai ngày chiến đấu, địch đánh cầu Long Biên, các đơn vị tên lửa bảo vệ Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn, hiệu suất chiến đấu kém rõ rệt. Địch thật ư? Không có lẽ chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng chúng thay đổi thủ đoạn nhanh đến như thế. Nhiễu ngoài đội hình rồi, nhiễu trong đội hình rồi, bây giờ là loại nhiễu gì? Đó là chưa kể các loại nhiễu khác chúng đã đưa vào sử dụng từ hơn 2 năm nay như các loại nhiễu tiêu cực bằng kim loại, bằng các sợi thủy tinh; các loại nhiễu tích cực như nhiễu xung trả lời, nhiễu râu, nhiễu xoắn thừng, nhiễu cỏ may, nhiễu phên liếp, nhiễu mưa rào, nhiễu chấn song? nhưng đều bị các trắc thủ tên lửa của ta loại trừ bằng trình độ thao tác điêu luyện.
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này