1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác chiến phòng không chống không quân Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 22/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Vốn rất thực dụng, lại có tiềm lực, khi thấy dung nhiễu QRC-160 vẫn bị bắn rơi, bọn trùm chiến tranh ở Lầu năm góc đã nghĩ ngay đến một thủ đoạn mới. Và khi ta còn chưa kết luận được nhiễu trong đội hình thì từ ngày 15-5-1967, địch đã bắt đầu thí nghiệm 1 loại nhiễu mới. Đầu tháng 8-1967, trong một trận đánh, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 62 đã phát hiện có một loại nhiễu mới ảnh hưởng đến sự điều khiển của đạn, nhưng không ai tin. Trong các trận chiến đấu tháng 10, tháng 11, lẻ tẻ cũng có một vài đơn vị phát hiện những hiện tượng tương tự của tiểu đoàn 62 đã nêu hồi tháng 8. Nhưng cũng không được ai chú ý, kể cả cơ quan nghiên cứu khoa học quân sự. Nếu như hồi ấy, lãnh đạo và chỉ huy chúng tôi sáng suốt, nhạy bén, cơ quan nghiên cứu quân chủng xông xáo, tác phong nghiên cứu thực tiễn hơn nữa, chắc chắn chúng ta không gặp khó khăn như trận 14-12-1967. Và suốt đêm đó, cả trung đoàn 236 hầu như không ngủ. Sau cuộc họp rút kinh nghiệm đến 12 giờ đêm, toàn trung đoàn bắt tay vào thực hiện các biện pháp được đề ra trong cuộc họp là kiểm tra lại toàn bộ khí tài, bệ, đạn. Đạn là nơi tập trung nhiều nghi ngờ nhất, nên đồng chí trung đoàn trưởng Trần Xanh đã đích thân dự kiểm tra từng quả một. Tất cả những biện pháp trên được tiến hành xong trong đêm 15 rạng 16-12-1967. Nhưng kết quả chiến đấu vẫn không như mong muốn! Tối 16-12-1967, tại cơ quan Bộ tư lệnh tên lửa đóng tại 1 xóm nhỏ bên dòng sông Đáy, đã diễn ra một cuộc họp quan trọng từ cán bộ đại đội trở lên. Kíp chiến đấu của tất cả các tiểu đoàn cũng tham gia cuộc họp này. Cuộc họp có nhiệm vụ trao đổi ý kiến và kết luận cho được việc đạn không có điều khiển trong mấy ngày qua là do địch hay ta và bàn cách đối phó. Nhưng hội nghĩ vẫn không đi đến một kết luận thống nhất. Bạn đọc sẽ nghe đồng chí Trần Xanh kể lại không khí cuộc họp hôm đó và những diễn biến tiếp theo:
    (còn tiếp)
  2. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    õ?oõ?Ư Chỏưp choỏĂng tỏằ'i, chúng tôi 'ỏn 'ỏằc hỏt là do ta, sao lỏĂi là do 'ỏằc vào, 'ỏằ"ng chư Nguyỏằ.n Đơnh SặĂn, trung 'oàn trặỏằYng 257 reo lên vỏằ"n vÊ:
    - A! 236 chỏằĐ công 'Ây rỏằ"i!
    Đỏằ"ng chư Đoàn Thuỏưn, trung 'oàn trặỏằYng 267 vỏằôa siỏt chỏãt tay tôi, vỏằôa nói chÂn thanh:
    - Hôm nay 'ỏn 'Ây chỏằĐ yỏu 'ỏằf nghe kinh nghiỏằ?m cỏÊu anh 'Ây.
    (Nhặ vỏưy là có ưt nhỏƠt 4 trung 'oàn tên lỏằưa vỏằ tham dỏằ hỏằTi nghỏằng: mỏằTt là do 'ỏằng thỏằâ nhỏƠt, nhặng chặa có 'ỏĐy 'ỏằĐ luỏưn cỏằâ 'ỏằf thuyỏt phỏằƠc mỏằi ngặỏằi. Thỏ là vỏƠn 'ỏằ vỏôn chặa 'ặỏằÊc giỏÊi quyỏt. TỏĂi chỏằĐ quan ta, hay tỏĂi 'ỏằn hặĂn công suỏƠt cỏằĐa 'ỏĂn và nhặ thỏ là 'ỏĂn mỏƠt 'iỏằu khiỏằfn. Hiỏằ?n tặỏằÊng này gỏằi là õ?onhiỏằ.u rÊnh 'ỏĂnõ?. Muỏằ'n giỏÊi quyỏt cặĂ bỏÊn vỏƠn 'ỏằ này, phỏÊi tfng công suỏƠt 'ỏĂn lên 'ỏằf thỏng công suỏƠt mĂy gÂy nhiỏằ.u cỏằĐa 'ỏằn, vặỏằÊt quĂ khỏÊ nfng ta. Trong lúc chặa thỏằa mÊn 'ặỏằÊc yêu cỏĐu trên, ta vỏôn có cĂch khỏc phỏằƠc bỏng cĂch 'Ănh theo phặặĂng phĂp P.L. (phặặĂng phĂp P.L. là thỏ nào, thuỏằTc phỏĂm vi bư mỏưt mong bỏĂn 'ỏằc thông cỏÊm).
    (còn tiỏp)
  3. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Tôi (Trần Xanh) mang kết quả nghiên cứu này lên báo cáo đồng chí tư lệnh binh chủng tên lửa và xin chỉ thị cho đánh theo phương pháp mới đó. Đồng chí tư lệnh suy nghĩ một lúc rồi cho gọi đòng chí Dục, trưởng phòng kỹ thuật đến hỏi:
    - 236 đề nghị đánh bằng phương pháp P.L., cậu xem có được không?
    Đồng chí Dục trả lời được. Cuối cùng đồng chí tư lệnh bảo tôi:
    - Thôi được, cậu cứ áp dụng phương pháp của cậu và thường xuyên báo cáo tình hình lên trên này.
    Liên tiếp trong 2 ngày 17 và 18 tháng 12-1967, chúng tôi phóng theo phương pháp mới nhưng vẫn không đem lại kết quả mong muốn.
    Tối 18-12, các đồng chí cấp trên xuống trung đoàn tôi dự rút kinh nghiệm. Vừa trông thấy tôi, đồng chí phó chính ủy quân chủng hỏi:
    - Thế nào ông Xanh? Sao mà thằng địch cứ nhè đúng 236 nó nhiễu thế nhỉ?
    Tôi im lặng, chẳng biết trả lời thế nào.
    Từ trưa, khi biết các đồng chí trên sẽ xuống dự rút kinh nghiệm, tôi và đồng chí Bùi Biếng, tham mưu trưởng trung đoàn đã cùng nhau dốc sức chuẩn bị một báo cáo với đầy đủ những số liệu về tất cả các mặt, hy vọng chứng minh cho cấp trên hiểu rằng nguyên nhân đánh không thắng trong mấy ngày qua chủ yếu là do địch có thủ đoạn mới. Nhưng việc làm của chủng tôi chưa đạt kết quả hoàn toàn. Vẫn có ý kiến cho rằng cần phải tìm ?onhiễu? trong cái đầu của chúng ta trước đã. Sáng 19 tháng 12, đồng chí Trương Công Cẩn, chính ủy binh chủng tên lửa đến, sự có mặt của đồng chí trong lúc này làm tôi vui hẳn lên. Nhớ hồi loay hoay vất vả với thủ đoạn nhiễu trong đội hình và cách đánh 3 điểm, đồng chí luôn là người gợi cho chúng tôi nhiều ý kiến thiết thực.
    (còn tiếp)
  4. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    - Các cậu đau đầu và khổ tâm lắm phải không? Tớ biết và rất thông cảm. Nhưng đây là một vấn đề quan trọng. Trên Tổng cục và Quân ủy cũng đang đặt vấn đề xem xét. Bộ Tổng tham mưu đã lệnh cho Cục quân báo và Viện khoa học quân sự tập trung nghiên cứu. Quân chủng cũng vừa có cuộc họp lớn bàn về vấn đề này. Hôm nay tất cả sẽ tung xuống đơn vị. Đồng chí Tính, đồng chí Khánh sẽ trực tiếp xuống tiểu đoàn 62 dự chiến đấu. Tớ sẽ xuống 61. Sau đó sẽ nhanh chóng kết luận. Trước khi xuống 61, đồng chí Cẩn siết chặt tay tôi (Trần Xanh) tạm biệt và nói thêm:
    - Xanh ạ! Lần này với cương vị là trung đoàn trưởng, cậu cứ thẳng thắn phát biểu ý kiến của mình. Đây là vấn đề quân sự, kỹ thuật, tớ sẽ ủng hộ cậu, tin ở cậu. Nhưng nhớ là chuẩn bị cho thật kỹ vào, chân lý bao giờ cũng đi đôi với khoa học??
    Và sự kiện nhiễu rãnh đạn kết thúc như thế nào, bạn đọc hãy nghe thêm những điều tâm sự sau đây của đồng chí tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 62 tên lửa:
    ?o? Sáng tinh mơ ngày 15-12-1967, ở trận địa Cổ Nhuế, chúng tôi đang tập thể dục thì đồng chí Đặng Tính, tư lệnh kiêm chính ủy quân chủng bước vào.
    - Các cậu kiểm tra tham số chưa?
    - Báo cáo rồi ạ
    - Tốt cả chứ?
    - Báo cáo tốt.
    - Hôm qua tham số cũng tốt mà các cậu cho một quả tên lửa lên thăm Ngọc Hoàng. Còn một quả thì chui xuống âm phủ, chầu Diêm Vương.
    - Báo cáo chúng tôi còn đang nghiên cứu. Hiện tượng hôm qua lạ lắm, chính ủy ạ!
    Đồng chí chính ủy cho gọi toàn kíp chiến đấu lại và dặn:
    - Hôm nay nó lại đánh lớn HN. Các cậu nhớ ghi toàn bộ diễn biến cuộc chiến đấu, diễn biến trên màn hiện sóng, cần chú ý xem hiện tượng nhiễu có gì mới; nếu có là phải phát hiện nay.
    Trước khi chia tay với chúng tôi, chính ủy vui vẻ dặn thêm các trắc thủ:
    - Cần nhất là phải tập trung tư tưởng bám sát ?" Chính ủy giơ 2 bàn tay lên ?" các cậu phải tập trung tư tưởng vào 2 bàn tay này này, sai một ly đi một dặm. Chưa vợ cả phải không?
    Các trắc thủ đồng thanh đáp?
    - Chưa ạ!...
    Chính ủy cười hết cỡ, phô cả hàm răng có màu ngà ngà vàng ra:
    - Thế thí cứ yên chí, chiến đấu cho thật giỏi vào, tớ còn mấy đứa con gái khá lắm, chưa cùng ai!
    Lính ta khoái quá, reo lên:
    - Có xinh không ạ?
    - Đã bảo cứ yên chí, xinh lắm, rất giống tớ.
    Thế là cả một trận cười như sấm vang. Tiếng cười còn đuổi theo mãi bước chân khập khiễng của đồng chí chính ủy đi ra xa. Lính ta kháo nhau:
    - Lạy bố! Con gái mà giống bố thì con xin hàng
    (còn tiếp)
  5. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Mấy ngày tiếp theo, tình hình chiến đấu của chúng tôi vẫn không tốt đẹp hơn. Trung đoàn chỉ đạo cách đánh mới? Hiện tượng đạn không điều khiển có hạn chế một phần nào. Họp rút kinh nghiệm liên miên, nhưng vẫn chưa đi đến kết luận thống nhất. Ngay cả việc phóng thử, bắn lệch dải nhiễu cũng có đồng chí trợ lý ở trên xuống không nhất trí, bảo rằng không được làm như thế! Trong tình hình hiện nay, không làm như thế thì còn cách giải quyết nào khác. Chúng tôi đang lúng túng, chưa biết xoay xở ra sao thì ngày 19-12-1967, đồng chí Đặng Tính lại xuống. Cùng đi có cả đồng chí phó tư lệnh binh chủng tên lửa Hoàng Văn Khánh nữa. Tôi mừng thầm trong bụng: Lần này chắc các cụ quyết tâm dứt điểm vấn đề đây.
    Bấy giờ tiểu đoàn tôi đã về chiếm lĩnh trận địa Nhật Tân, cách trận địa cũ chỉ vài cây số, và vẫn là trận địa chốt vòng trong, bảo vệ HN. 7h30 có thông báo địch vào. Máy nổ chạy ầm ầm, còi báo động rú lên. Tất cả đều nhanh chóng về vị trí chiến đấu. Đồng chí Khánh lên xe trước rồi đưa tay kéo đồng chí Tính lên. Cửa xe đóng chặt, tiếng máy chạy êm êm. Đồng chí Đặng Tính đứng phía sau các đồng chí trắc thủ. Đồng chí Hoàng Văn Khánh đứng ngay cạnh tôi và sĩ quan điều khiển. Thực tình mà nói, sự có mặt của các đồng chí thủ trưởng trong xe, làm chúng tôi vừa mừng, vừa lo ?" Mừng là các đồng chí sẽ thấy chúng tôi chiến đấu như thế nào. Chúng tôi không hề sợ địch như có người ngộ nhận. Lo là lỡ xảy ra cái gì đó không an toàn?!
    7h32, trung đoàn thông báo là tiểu đoàn 61 đã phóng và đạn không có điều khiển. Tôi báo cáo tin đó với đồng chí Tính và đồng chí Khánh. Đồng chí Khánh nhắc tôi:
    - Đồng chí cứ tập trung chỉ huy chiến đấu!
    Địch vào đúng hướng chúng tôi phụ trách. Trên vi-vô của tôi thấy rõ 1 tốp 4 chiếc bay theo đội hình bàn tay xòe. Tôi chỉ thị mở máy thu rãnh đạn và thấy có nhiễu. Màn hiện sóng xuất hiện một dạng nhiễu lăn tăn. Tôi quay lại phía đồng chí Khánh:
    - Báo cáo đồng chí, chính ?onó? đấy
    Đồng chí Khánh và đồng chí Tính phải đeo kính lên và cúi sát màn hiện sóng để nhìn cho rõ.
    - Mục tiêu vào 30km - tôi hô.
    - Phóng phương pháp Y. Đạn không bắt. Tôi hô tiếp:
    - P.L. x độ.
    Đạn bắt nhưng lúc này mục tiêu đã vào 15km, nên tôi quyết định không phóng đạn.
    (còn tiếp)
  6. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Lệnh trung đoàn đã cho báo động về cấp 2, nhưng đồng chí Tính và đồng chí Khánh còn ngồi lại hỏi han tỉ mỉ các đồng chí trắc thủ hồi lâu mới xuống xe. Các đồng chí còn đi khắp các bộ phận để nắm thêm tình hình.
    Trưa hôm ấy, các đồng chí ăn cơm với chúng tôi dưới căn lán dã chiến, ngay tại trận địa. Buổi chiều 15h lại có báo động. Đồng chí Hoàng Văn Khánh tuyên bố: Từ giờ phút này trở đi, các tiểu đoàn khác do trung đoàn chỉ huy, còn tiểu đoàn 62 theo lệnh tôi. Địch vào, chúng tôi bắt được từ xa, ngoài 45km. Thấy đồng chí Khánh có quyết tâm đánh, tôi lệnh cho đồng bộ cae 3 quả đạn. Địch vào 40km ?" 35km ?" 32km, tôi hô: Phương pháp Y. Đạn không bắt. Tôi báo cáo với đồng chí Khánh:
    - Nhiễu đạn rất nặng! Theo tôi, nếu phóng thì đạn sẽ không có điều khiển, có khả năng rơi xuống đất. nhưng nếu thủ trưởng đồng ý thì chúng tôi phóng. Đồng chí Hoàng Văn Khánh hô rất to:
    - Phóng!
    Các cậu trắc thủ bên xe tính toán kêu um lên trong loa phóng thanh:
    - Điện áp A-nu (Bộ phận đo cường độ nhiễu rãnh đạn) cao thế mà vẫn phóng à?
    Tôi phải quát lên:
    - Tất cả theo lệnh tôi. Trật tự!
    Viên đạn rời bệ phóng, nhưng không bắt được vào cửa sóng chờ. Trắc thủ cố bám sát mãi cũng đành chịu. Sĩ quan điều khiển Hùng buộc phải hô:
    - Đạn không điều khiển.
    Trận chiến đấu kết thúc nhanh chóng, không lấy gì làm vui vẻ lắm. Đồng chí Tính và đồng chí Khánh trao đổi với nhau một lúc, rồi gọi chúng tôi quây quần dưới căn lều bạt của ban chỉ huy tiểu đoàn. Đồng chí Khánh nhận xét:
    - Hôm nay, tôi và đồng chí chính ủy quân chủng xuống kiểm tra và tham gia chiến đấu với tiểu đoàn các đồng chí. Trước hết, tôi biểu dương các đồng chí có quyết tâm chiến đấu tốt. Thứ hai, qua trận đánh hôm nay, chúng tôi có cơ sở để chính thức kết luận là kẻ địch đã dùng thủ doạn nhiễu mới rất nham hiểm là nhiễu rãnh đạn.
    Từ khi trận đánh kết thúc, tôi thấy nét mặt đồng chí Đặng Tính trở nên đăm chiêu, suy nghĩ nhiều hơn. Khi tiễn các đồng chí ra xe, chỉ còn 3 người với nhau, đồng chí mới nói những suy nghĩ của mình:
    - Từ trước tới nay, chủ yếu là ta dùng cách đánh và mưu mẹo để thắng chúng. Chúng ta đã thắng nhiễu trong đội hình bằng cách đánh 3 điểm, chủ yếu là nhờ bàn tay khéo léo và trí thông minh của các đồng chí trắc thủ. Còn lần này thì vấn đề vượt quá khả năng của chúng ta. Tất cả các dữ kiện mà các đồng chí rút ra qua mấy ngày chiến đấu vừa rồi là những gợi ý khoa học rất bổ ích để chúng ta báo cáo lên trên nghiên cứu giải quyết?
    Trong lần họp Bộ tư lệnh sau khi di kiểm tra, tham dự chiến đấu ở tiểu đoàn tên lửa 62 về, đồng chí Đặng Tính chỉ thị: Khắc phục nhiễu rãnh đạn là một công việc mang tính khoa học phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian, phối hợp đồng bộ nhiều ngành, với cả chuyên gia bạn nữa mới có thể giải quyết căn bản vấn đề. Nhưng như thế không có nghĩa là ta bó tay, cái khó phải ló cái khôn. Trước mắt chúng ta càn làm tốt việc phát huy tư tưởng tích cực tiến công, không đánh giá cao dịch; hoàn thiện cách đánh mới? cơ quan kỹ thuật cần đi sâu nghiên cứu làm một số điều chỉnh nhỏ ở đài, ở đạn trong phạm vi cho phép; đồng thời nghiên cứu một đội hình chiến thuật thích hợp để có thể ?otránh né? được cường độ nhiễu của địch mà vẫn phóng được đạn?
    Nhờ kiên quyết áp dụng những biện pháp nói trên, bộ đội tên lửa đã đánh thắng địch trong những trận sau. Đặc biệt, ngày 11-2-1968, tiểu đoàn 61 đã bắn rơi tại chỗ chính chiếc máy bay dịch mang máy gây nhiễu mới mà bấy lâu chúng tôi cần tim. Đó là chiếc máy gây nhiễu mang nhãn hiệu ALQ-71 còn nguyên vẹn. Chính trắc thủ cự ly Nguyễn Xuân Đài lúc ấy đã trở thành sĩ quan điều khiển, cùng với kíp chiến đấu dũng cảm và tài trí: Hưng, Tân, Khải, làm nên chiến công lịch sử này ?" bí mật của nhiễu rãnh đạn đã gây cho chúng tôi bao lao tâm khổ tứ, thì bây giờ đây nó đang nằm trước mặt mọi người. Cuộc chiến tranh điện tử thứ 3 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội đã thất bại.
  7. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Vào hang bắt cọp B-52
    Ngày 12-4-1966, 30 B-52 ném bom đèo Mụ Giạ. Đây là lần đầu tiên B-52 ra đánh phá miền Bắc. Ngay sáng hôm sau, tin đó đã gây nên cuộc thảo luận sôi nổi trong buổi giao ban ở sở chỉ huy quân chủng. Phòng quân báo được lệnh đi sâu nghiên cứu tính năng chiến thuật, kỹ thuật của B-52. Phòng tên lửa được lệnh ngoài nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị tác chiến thường xuyên, cần dành thời gian nghiên cứu cách đánh B-52. Ngày 27-4-1966, địch cho B-52 ra đánh Mụ Giạ lần thứ 2. Một hôm đồng chí Tính được gọi lên gặp Bác, trở về đồng chí nói với tôi (tướng Mậu, phó chính ủy quân chủng):
    - Bác bảo miền Bắc chúng ta cần chuẩn bị để đối phó với B-52 và nhiệm vụ này chủ yếu giao cho bộ đội phòng không. Bác bảo bất kể trong tình huống như thế nào, chúng ta phải đánh thắng B-52.
    Có thể nói là lúc bấy giờ chúng tôi chưa có một cơ sở tối thiểu để xây dựng một phương án đánh B-52, dù là ở dạng đơn giản nhất. Theo những số liệu do Cục quân báo, Bộ Tổng tham mưu cung cấp và phòng quân báo của quân chủng sưu tầm thêm được, chúng tôi biết B-52 là một loại máy bay to lớn, nặng nề. Trong lượng toàn bộ của nó lên tới trên dưới 200 tấn, tùy theo từng loại. Loại B-52 vừa được cải tiến mang ký hiệu B-52G, H, thì riêng lượng dầu để bảo đảm cho 1 chuyến bay lên tới 141 tấn. Cứ mỗi giờ bay, thông thường phải tiêu thụ hết từ 6 đến 7 tấn nhiên liệu. Xét riêng về cái thân hình nặng nề này thì B-52 đúng là miếng mồi ngon cho tên lửa SAM-2. Điều đáng chú ý là trên mỗi chiếc B-52 có đến 15 máy gây nhiễu. Thằng Mỹ có dại gì để những chiếc ?opháo đài bay thượng đẳng? của chúng phơi xác cho ta thịt một cách dễ dàng. Vấn đề đặt ra lúc này là phải tập ?onhìn? kẻ thù, phải đi đến những nơi có kẻ thù để bước đầu làm quen với nó. Nói cách khác, muốn bắt cọp thì phải vào tận hang.
    (còn tiếp)
  8. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Giữa tháng 7, chúng tôi được lệnh của Bộ Tổng tham mưu đưa trung đoàn tên lửa 238 vào Vĩnh Linh để đánh B-52. Đây quả là một quyết định hết sức táo bạo. Có bao giờ tên lửa lại đi xa như thế? Cuối năm 1965 và đầu năm 1966, một số tiểu đoàn tên lửa đã cơ động chiến đấu trên một số hướng, có tiểu đoàn đã vào đến Nghệ An, Hà Tĩnh. Nhưng dù sao thì cũng mới chỉ đi trong vúng hậu phương, đường sá được chuẩn bị tốt, có lưới lửa phóng không của các đơn vị bạn bảo vệ. Còn bây giờ là cả một trung đoàn tên lửa với hàng mấy trăm xe máy cồng kềnh, đi đâu phải có cần trục đi theo để tháo lắp; vào một vùng tuyến lửa ngày đêm địch bắn phá ác liệt, làm sao mà bảo đảm được an toàn! Thường vụ Đảng ủy quân chủng họp một phiên chuyên đề về việc trung đoàn 238 vào tuyến lửa. Chúng tôi dự kiến 3 cửa ải mà trung đoàn phải dũng cảm, mưu trí, sáng tạo mới có thể vượt qua để giành thắng lợi.
    Một là, phải vượt qua chặng đường gần 600km, phần lớn phải đi theo đường chiến lược mới mở, có nhiều đèo dốc, khe sâu, địch thường xuyên khống chế, đánh phá ác liệt;
    Hai là, giấu mình, trụ vững tại một vùng đất nhỏ hẹp nằm trong tầm phi pháo của địch từ trên không, từ ngoài biển và từ bờ nam sông Bến Hải.;
    Ba là, phóng được đạn, bắn rơi được B-52, một đối tượng mà đơn vị chưa hiểu biết bao nhiêu.
    Cho đến đầu năm 1967, tất cả 5 tiểu đoàn của trung đoàn 238 đều đã lần lượt có mặt trên đất Vĩnh Linh. Trên đường đi vào, qua đất Nghệ An, Bộ Tư lệnh quân khu 4 đã có một yêu cầu rất có ý nghĩa đối với trung đoàn: Tiểu đoàn nào bắn rơi được máy bay địch trên quê hương Bác mới ?ođược giấy phép? vượt sông Lam. Ngày 28-7-1966, từ trận dịa quê hương làng Đỏ, tiểu đoàn 84 đã phóng 2 quả đạn, diệt 2 chiếc A-4, bắt sống giặc lái, trở thành tiểu đoàn đầu tiên giành được ?ochiếc vé? vượt Bến Thủy đi vào tuyến lửa. Đến Quảng Bình, chỉ do một sơ suất nhỏ, để lộ bí mật, tiểu đoàn 84 đã bị địch đánh liên tục trong 2 ngày, mỗi ngày trên 100 lần chiếc.
    (còn tiếp)
  9. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Tại Vĩnh Linh, khu vực tên lửa hoạt động được chỉ khoảng trên dưới 24km2. Đánh hơi tên lửa đã vào Vĩnh Linh, bọn địch quyết tâm đánh hủy diệt, hoặc ít ra cũng ?ođánh bật? được những bệ phóng SAM-2 ra khỏi khu vực này để tránh cho những pháo đài bay B-52 của chúng khỏi bị đe dọa. Vì thế vấn đề công sự ngụy trang được đặt lên hàng đầu, và có tầm quan trọng sống còn.
    Chỉ trong một thời gian ngắn, bằng sức lao động của bản thân mình là chính, trung đoàn đã xây dựng được 22 trận địa tên lửa với khối lượng đào đắp lên tới 32.628m3 đất; hàng nghìn cây gỗ được chặt ngả, pha đẽo để làm hầm. Ngoài trận địa ra, còn phải xây dựng những khu giấu khí tài, trong đó có những khu có đủ hầm chứa xe máy, có đường cho xe xích kéo khí tài lên xuống. Đặc biệt hai trận địa sản xuất đạn của tiểu đoàn 85 giống như một công xưởng dưới hầm sâu, có đủ cả hầm tránh bom cho người và khí tài. Ở những nơi địch đánh ác liệt nhất, nhưng điều kiện bắn lại có thuận lợi, trung đoàn đã quyết tâm xây dựng những trận địa có nắp che kín cả khí tài. Toàn bộ khu trung tâm gồm xe điều khiển, xe tính toán, xe thu phát và trạm nguồn điện gồm xe điện, máy nổ 75KVA đều được nằm kín dưới hầm sâu, trừ bộ ăng tên phải vươn lên cao để phát sóng tìm địch và điều khiển đạn. Đó thực sự là cả một công trình đồ sộ. Chúng ta chắc đã từng thấy một trận địa tên lửa ở gần Hà Nội, hoặc ở một tỉnh đồng bằng. Một trận địa như vậy phải chiếm đến gần 10 héc ta. Ấy thế mà toàn bộ cái trận địa ấy, ở khu vực Vĩnh Linh, phải chuyển xuống lòng đất.
    Nhưng không phải như thế là đã bảo đảm an toàn. Ở vùng tuyến lửa này, kẻ địch thường xuyên có mặt ở trên trời để nhòm ngó, phát hiện. Đó là chức năng chủ yếu của 2 tên chỉ điểm L-19 và OV-10. Chỉ cần 1 dấu hiệu nhỏ thôi; một làn khói mỏng lướt nhẹ trên ngọn cây; một cành lá ngụy trang héo chưa kịp thay; một vết xe đi vào bãi giấu chưa kịp xóa? lập tức nó thả pháo khói xuống và gọi bọn F-4, A-6 đến giội bom, vãi đạn. Các đồng chí trung đoàn 238 mỗi lần ra quân chủng họp, thường nói: ở vùng Vĩnh Linh có khoảng 10, 15 phút yên tĩnh là một điều hết sức hiếm hoi. Bọn L-19 và OV-10 không nghỉ trưa. Anh em bảo chúng ?ogiao ban? ngay trên trời. Tên này đến thì tên kia mới về. Chính vì vậy mà kỷ luật về bí mật và ngụy trang được đặt ra hết sức nghiêm ngặt. Phải thực hiện nghiêm túc 24/24. Đôi khi, chỉ một sơ suất nhỏ mà dẫn đến tổn thất nặng nề. Đối với 1 trận địa tên lửa, đây là một vấn đề đặc biệt khó khăn, đòi hỏi công tác ngụy trang phải nâng lên đến mức nghệ thuật. Nếu vừa hành quân đến một địa điểm mà cây cối đang bị khô héo sau một đợt bom thì ngụy trang cho trận địa cũng phải là những cành lá khô héo giống như thế. Nếu con đường kéo khí tài vào trận địa là màu cỏ úa thì cũng phải dùng đúng những cỏ úa như thế để ngụy trang. Nghĩa là màu sắc vùng đất mà anh vừa mới đến hôm qua như thế nào, thậm chí giờ trước như thế nào, thì ngày hôm sau, giờ sau, anh phải làm lại đúng như thế.
    (còn tiếp)
  10. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Nhưng cũng vẫn phải coi chừng. Khi bọn do thám trên trời không phát hiện ra điều gì khả nghi thì bọn cường kích sẽ dùng thủ đoạn đánh xăm, thường là bằng đạn 20mm hoặc rốc két. Cũng có khi chúng xăm bằng bom. Chúng xăm từ ngoài vào, từ trong ra, xăm chéo góc. Đã có lần, chúng gây cho ta những tổn thất đáng kể với cái lối đánh xăm này. Ngoài các thủ đoạn phóng Shrike, bổ nhào bắn phá trận địa, đánh xăm, kẻ địch còn dùng một thủ đoạn hết sức nham hiểm nữa là đánh tọa độ. Bằng phương pháp giao hội điện tử, chúng phát hiện trận địa tên lửa cảu ta ở một tọa độ nào đấy, chúng liền dùng thủ đoạn bay bằng, ném bom theo tọa độ đã tính sẵn. Thủ đoạn này cho cho phép chúng không cần phải có thời tiết tốt, mà cả những lúc trời mưa, trời mù, chúng vẫn có thể ném bom trúng mục tiêu. Cho nên ở Vĩnh Linh, anh em đã có câu: ?oNắng ráo bổ nhào, mưa rào tọa độ?. Và khi không có bổ nhào, không có tọa độ thì đã có pháo trên các hạm tàu ở ngoài biển bắn vào, pháo ở bờ nam bắn sang thay thế. Bầu trời và mặt đất Vĩnh Linh không bao giờ ngớt tiếng bom đạn.
    Thế nhưng các chiến sĩ trung đoàn 238 vẫn ngoan cường chịu đựng, kiên nhẫn giấu mình chờ dịp trị cho bằng được tên giặc nguy hiểm B-52. Trong hoàn cảnh như vậy, tất nhiene trung đoàn khó tránh khỏi những tổn thất nhất định. Tất cả 5 tiểu đoàn đều lần lượt bị đánh. Trong đó, trận đánh ác liệt nhất, tàn bạo nhất là trận chúng ném bom tọa độ vào trận địa tiểu đoàn 83 ngay 29-4-2967. Hôm đó chúng đã dùng đến 109 lần chiếc máy bay các loại, đánh 24 đợt bom, trung bình 15,20 phút một đợt tọa độ. Kết hợp với máy bay, pháo từ hạm tàu, từ bờ nam cũng bắn vào 192 quả. Tiểu đoàn 83 hoàn toàn mất sức chiến đấu. Trận địa của tiểu đoàn 81 chi cách sông Bến Hải trên dưới 6km. Nhhững hôm trời trong, chiến sĩ ta có thể thấy hoạt động của địch ở các vị trí Cồn Tiên, Dốc Miếu. Trận địa của tiểu đoàn 82 ở xã Vĩnh Kim, Vĩnh Trung, thuộc khu đông, cách bờ biển chưa đầy 2km, hàng ngày anh em có thể nhìn thấy tàu địch lảng vảng ngoài xa. Tôi có được đọc cuốn nhật ký của đồng chí Phạm Sơn, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 81 lúc bấy giờ, sau này là đại tá, tham mưu phó quân chủng PK, trong đó có ghi: ?oTrong thời gian 3 tháng trú quân ?otàng hình, rình mồi?, tháng 2, tháng 3, tháng 4 năm 1967, tiểu đoàn đã bị 67 lần pháo kích, tọa độ và bổ nhào (37 lần tọa độ, 1 lần bổ nhào, 29 lần pháo kích), trong đó 7 lần trúng khu trung tâm, 32 lần trong vòng từ 2m đến 500m, 35 lần từ 500m đến 1000m. Hy sinh 7, bị thường 22?. Kể cả các đồng chí cao xạ bảo vệ tên lửa và công binh, con số thương vong của riêng tiểu đoàn 81, tính đến hết tháng 7-1967 đã lên tới hàng chục. Tất cả những tổn thất hy sinh đó không một mảy may làm cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 238 nao núng.
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này