1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác chiến phòng không chống không quân Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Triumf, 22/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. trieuthien

    trieuthien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    19
    Vậy tài liệu VN có nhắc qua bao nhiêu SAM đã xài trong trận ĐBP trên không ???
  2. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Lại Spam thêm đưọc 1 lần nữa
    Đây:
    http://www9.ttvnol.com/forum/gdqp/895995/trang-11.ttvn
    Số luợng đạn bắn lên 1 số ngày trong chiến dịch phòng không 12 ngày đêm (Số liệu VN)
    - Đêm 26 bắn 49 quả. Tuyến 2 vẫn còn trên 100 quả (Của các tiểu đoàn).
    - Đêm 27 băn 32 quả
    - Ngày 28 các đơn vị đưọc lệnh bắn không hạn chế (Sách nói rằng do có công hàm từ Mỹ về đàm phán?)
    - Tổng cộng chiến dịch: Đánh 192 trận, bắn 334 tên lửa (Số liệu sách năm 2005)
    Tôi hiểu đánh 192 trận ở đây là số lần pphóng TL của các tiểu đoàn. Mỗi lần 1 TĐ phóng cao nhất 2 quả, có những trận chỉ phóng 1 quả. Thời điểm thiếu đạn, Tiểu đoàn 57 với 2 đạn cuối cùng trong vòng mấy phút phóng 2 lần, mỗi lần 1 quả tiêu diệt 2 B52, có 1 chiếc rơi tại chỗ. (Trong sách có nói rằng điều lệnh chiến đấu LX mỗi lần bắn 2 - 4 quả).
    Thiệt hại của bộ đội TL:
    KQ Mẽo 45 lần đánh trúng bộ đội TL - Rađa - Cao xạ (Bảo vệ trận địa?), 53 lần phóng tên lửa chống Rada (Sơrai) làm hỏng 6 xe thu phát, 2 xe chỉ huy, ... 15 nguời hy sinh, 21 nguời bị thuơng (của riêng lực luợng tên lửa)
  3. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Cái cửa ải thứ ba, cửa ải phóng được đạn lên trời, bắn rơi được B-52 thực khó khăn chiết chừng nào. Gần 5 tháng cắn răng chịu đựng, nằm dưới tầm bom đạn của địch, chưa tiểu đoàn nào phóng được quả đạn nào vào những tốp B-52 vẫn hàng ngày rải bóm xuống khu vực Vĩnh Linh. Trong thời gian này, radar cảnh giới của ta chưa phát hiện được B-52 nên tên lửa không được báo động từ xa để vào cấp 1, mà chủ yếu là dựa vào triệu chứng hoạt động của bọn cường kích để phán đoán. Có lần nghe tiếng bom B-52 vọng đến, đơn vị mới phát lệnh vào cấp 1. Khi phát sóng lên thì địch đã bay xa. Có lần vào cấp 1 được khá chủ động, có thời cơ, nhưng khí tài lại không ổn định.
    Ở chiến trường Vĩnh Linh, thường xuyên phải cơ động, khí tài phải đặt dưới hầm sâu, độ ẩm cao, việc bảo đảm hệ số kỹ thuật, hệ số chiến đấu cho tên lửa là một việc cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên, chí ít cũng có đến 2 lần, thời cơ phóng đạn vào B-52 đã đến với tiểu đoàn 81 và tiểu đoàn 83, nhưng rất tiếc là đã không thực hiện được, chỉ vì chỉ huy có phần thiếu quyết đoán. Một lần vào giữa tháng 3-1967, khi kẻ địch còn bất ngờ. Hôm đó, cả tiểu đoàn 81 và 83 đều đã nhìn thấy B-52. Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 81 Phạm Sơn đề nghị cho phóng đạn. Nhưng người chỉ huy bảo còn chờ ý kiến của Mặt trận. Thời cơ trong tác chiến phòng không làm gì có chỗ cho việc đợi chờ! Lần thứ 2 vào đầu tháng 4-1967. Hôm ấy, cũng 2 tiểu đoàn 81 và 83 đều thấy mục tiêu. Nhưng sau đó, khí tài 83 không ổn định. Tiểu đoàn trưởng Phạm Sơn khẩn thiết đề nghị cho phóng, vì đây là thời cơ hiếm có. Nhưng người chỉ huy vẫn cứ báo chờ, lý do có khác lần trước, là chờ cho khí tài 83 tốt để đánh tập trung. Và kết quả là cái thời cơ vàng ngọc đó đã qua đi, không bao giờ trở lại với họ nữa.
    Như trên đã nói, sau trận tọa độ ác liệt ngày 29-4-1967 của địch, tiểu đoàn 83 đã phải tạm thời lùi về phía sau củng cố. Lúc này Vĩnh Linh chỉ còn lại tiểu đoàn 81. Với lòng dũng cảm tuyệt vời, với tinh thần lao động không biết mệt mỏi, tiểu đoàn 81 dưới sự chỉ huy của người tiểu đoàn trưởng mưu trí, lại đào thêm hầm, đắp thêm công sự, kiên quyết đứng vững trên đất lửa Vĩnh Linh, chờ ngày bắt bon B-52 phải đền tội. Nhưng đường vào cửa ải thứ 3 lại càng khó khăn hơn. Bọn địch đã tăng cường thêm những biện pháp điện tử để giấu kín mình trong nhiễu.
    (còn tiếp)
  4. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Đầu tháng 5-1967, Bộ Tư lệnh Mặt trận B5 ra lệnh: ?oCho tên lửa được đánh tất cả các đối tượng?. Mệnh lệnh sáng suốt đó đã đáp ứng được lòng mong mỏi của cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 238, của tiểu đoàn 81. Bất chấp sự khống chế ác liệt của kẻ thù, ngày 10-5-1967, những quả đạn đầu tiên của bộ đội tên lửa Việt Nam đã được phóng lên trên bầu trời sông Bến Hải, thiêu cháy 1 lúc 2 chiếc F-105 của giặc Mỹ, làm nức lòng quân và dân 2 bờ Nam, Bắc. Bọn địch phản ứng quyết liệt, tìm mọi cách ?olàm cỏ? những bệ phóng SAM-2 này. Mưu trí và sáng tạo, hết sức dũng cảm và ngoan cường, ngày 22-5-1967, tiểu đoàn 81 lại phóng đạn tiêu diện 1 chiếc L-19, tên chỉ điểm nguy hiểm mà từ trước tới nay chưa hề bị trừng trị ở đây. Tiếp đó, ngày 16-7-1967, phối hopự với Mặt trận đường 9, tiểu đoàn 81 lại đánh thắng hết sức xuất sắc, bằng 2 quả đạn, bắn rơi tại chỗ 2 máy bay địch trên đất Gio An, đúng lúc bộ binh ta ào ạt tấn công vào căn cứ Cồn Tiên, Dốc Miếu của địch. Đó là một trận chiến đấu hiệp đồng binh chủng tuyệt đẹp. Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phòng miền Nam tặng tiểu đoàn 81 huân chương chiến công Giải phóng hạng nhất. Nhưng cũng trong trận này, tiểu đoàn 81 đã bị địch đánh hỏng một số khí tài. Toàn kíp chiến đấu bị thương vong. Sĩ quan điều khiển Lê Hồng Thịnh đã hy sinh trong tư thế hết sức dũng cảm, được truy tặng huân chương Chiến công hạng 2. Tiểu đoàn trưởng Phạm Sơn cũng bị thương trong trận này. Con đường vượt qua cửa ải thứ 3, đánh rơi B-52, đành phải tạm thời dừng lại.
    Trong những ngày này, địch đang mở những chiến dịch lớn đánh phá Hà Nội. Tại đây, bọn không quân chiến thuật đã leo đến nấc thang cao nhất và hy vọng nhờ đó có thể tạo nên một cục diện mới trên chiến trường. Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh tập trung chỉ đạo cuộc chiến đấu bảo vệ Hà Nội. Tuy nhiên, các đồng chí vẫn không quên B-52. Phải chăng, ngay từ bấy giờ, với tầm nhìn chiến lược, các đồng chí đã thấy: sẽ có ngày chúng ta phải chạm trán với bọn B-52 trong một trận quyết chiến chiến lược. Đồng chí Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng thường xuyên hỏi về tình hình chiến đấu cảu 238. Chúng tôi báo cáo tình hình khó khăn mà trung đoàn đang gặp phải. Các tiểu đòan của trung đoàn đã tạm thời lui về tuyến sau củng cố. Đồng chí Tổng tham mưu trưởng chỉ thị:
    1. Quân chủng tập trung mọi cố gắng trang bị lại cho 238, tiếp tục đưa 238 trở lại chiến trường Vĩnh Linh, kiên quyết đánh cho được B-52.
    2. Tổ chức một đoàn cán bộ của quân chủng vào trực tiếp giúp trung đòan 238 đánh thắng B-52
    (Còn tiếp)
  5. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Chấp hành chỉ thị đó của đồng chí Tổng tham mưu trưởng, chúng tôi tập trung cố gắng để tổ chức cho tiểu doàn 84, tiểu đoàn 82 hành quân vào Vĩnh Linh. Mặc dầu lúc này 80% lực lượng tên lửa phải tập trung bảo vệ HN, nhưng vẫn dành cho trung đoàn 238 những bộ khí tài tốt nhất, số phụ tùng linh kiện điện tử có chất lượng nhất. Quân chủng còn cử những kỹ thuật viên, thợ sửa chữa tên lửa có tay nghề vững vào giúp trung đoàn sửa chữa và hiệu chỉnh khí tài nhằm đảm bảo hệ số kỹ thuật, hệ số chiến đấu cao nhất, phục vụ cho nhiệm vụ đánh thắng B-52. Khẩu hiệu: ?oTất cả để đánh thắng B-52? từ lâu đã cháy bỏng trong lòng các cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 238, nay cũng bắt đầu trở thành một trong những khẩu hiệu hành động của các cơ quan quân chủng, đặc biệt là cơ quan tham mưu. Đã bắt đầu hình thành tổ nghiên cứu đánh B-52; tổ này có nhiệm vụ theo sát cuộc chiến đấu của 238, tổng hợp những kinh nghiệm bước đầu thu được ở chiến trường Vĩnh Linh để làm tài liệu tập huấn cho cán bộ chỉ huy. Lần này phòng tác chiến ?" huấn luyện tên lửa, phòng quân báo quân chủng đã cử những cán bộ có khả năng tham gia vào đoàn công tác quân chủng. Đoàn được đặt tên là đoàn công tác B. Do tầm quan trọng của công việc, Đảng ủy và Bộ tư lệnh quân chủng đề nghị Bộ Tổng tham mưu chấp thuận việc cử đồng chí Hoàng Văn Khánh, lúc bấy giờ là phó tư lệnh binh chủng tên lửa, dẫn đầu doàn công tác này.
    Chiều ngày 11-8-1967, giữa lúc hàng trăm máy bay địch lao vào đánh phá HN, chúng tôi tiễn đồng chí Hoàng Văn Khánh lên đường. Anh Khánh vốn không được khỏe lắm. Những ngày đêm chiến đấu bảo vệ HN căng thẳng vừa qua đã làm căn bệnh dạ dày của anh phát triển thêm. Tuy nhiên, khi được giao nhiệm vụ vào tuyến lửa để chỉ đạo đánh B-52, anh Khánh như quên hết cả bệnh tật. Cũng như trung đoàn 238 trước đây, các đồng chí đoàn công tác B và 2 tiểu đoàn 82, 84 lại phải bắt đầu vượt qua 3 cửa ải; Hành quân đến nơi an toàn, trụ vững dưới bom đạn ác liệt và đánh thắng B-52. Ngày 13-8-1967, đoàn công tác B vào đến Vĩnh Linh an toàn. Trước đó 3 ngày, tiểu đoàn 84 đã từ Nghệ An vào tập kết xong ở khu tây Vĩnh Linh; 15 ngày sau, 25-8-1967, tiểu đoàn 82 cũng hành quân vào tập kết xong ở khu đông Vĩnh Linh. Trung đoàn 238 lúc này đang trong tình trạng hết sức phân tán, từ Hà Bắc đến Vĩnh Linh, chỗ nào cũng có quân. Theo lệnh của đồng chí Hoàng Văn Khánh, trung đoàn chuyển trọng tâm công tác vào khu vực Vĩnh Linh, tập trung chuẩn bị cho tiểu đoàn 84 triển khai đánh B-52, kịp thời nổ súng phối hợp với chiến dịch Đường 9. Ngày 23-8-1967, tiểu đoàn 84 chiếm lĩnh xong toàn bộ trận địa T3, đội 6 nông trường Quyết Thắng. Ngày 25-8-1967, chuẩn bị chiến đấu xong ba hệ, hai rãnh, ba đạn, nhưng không có đài radar P-12 vì máy nổ còn ở Quảng Bình chưa kịp kéo vào. 3h05 sáng ngày 26-8-1967, Mặt trân thông báo sẽ có B-52 ra đánh phá Vĩnh Linh. Vì không có radar P-12 nên sau khi nghe B-52 ném bom ở An Xá, Lò Môn, tiểu đoàn mới vào cấp 1, do đó đã bị lỡ thời cơ. Buổi chiều ngày 25-8-1967, có 5 lần RF-4 bay thấp theo hướng đông ?" tây qua khu vực trận địa. Tiếp đó, có một chiếc RF-101 bay qua lại trên khu vực trận địa 6 lần.
    Có khả năng trận địa bị lộ.
    (còn tiếp)
  6. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Vấn đề đặt ra gay gắt lúc ấy là có nên di chuyển hay không. Ở vùng đất lửa này, mỗi việc đều phải cân nhắc hết sức thận trọng, đặc biệt là vấn đề trận địa. Nếu chưa lộ thì chẳng dại gì mà chuyển, đã tốn công sức mà biết đâu trong quá trình đi chuyển lại bị lộ. Nhưng nếu đúng là bị lộ, thì bằng bất cứ giá nào cũng không được chần chừ. Đây là vấn đề thành công và thất bại, là xương máu, là tính mạng của cán bộ, chiến sĩ. Đặc biệt lúc này, chúng ta chỉ có 1 tiểu đoàn 84 được giao nhiệm vụ đánh B-52, còn tiểu đoàn 82 ở phía đông, được dùng làm lực lượng dự bị. Đảng ủy trung đoàn nhận định: ?oTrận địa chưa bị lộ, tiếp tục ở lại chiến đấu, nếu rút ra sẽ bỏ lỡ thời cơ chiến đấu?. Quyết định đó thể hiện tinh thần tích cực đánh địch và đáp ứng đúng nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ nên được mọi người nhiệt liệt hưởng ứng. Vào lúc này, vai trò của bộ phận lãnh đạo và chỉ huy thực vô cùng quan trọng. Chỉ nghĩ đến tiến công địch, đi theo tình cảm của quân chúng, mặc dù là tình cảm rất chính đáng, rất đáng han nghênh, nhưng thiếu mất sự tỉnh tảo, sâu sắc trong phân tích âm mưu của kẻ thù thì sẽ không tránh khỏi có những tổn thất đáng tiếc.
    Đồng chí Hoàng Văn Khánh có mặt trong cuộc họp đã gợi ý, nếu trận địa có khả năng bị lộ, cần rút ra chuẩn bị trận chiến đấu khác, thời cơ đánh B052 còn nhiều. Nhưng tập thể đảng ủy trung đoàn sau khi thảo luận thêm vẫn quyết định để tiểu đoàn 84 ở lại trận địa cũ. Các đồng chí cho rằng trận địa T3 này được chuẩn bị rất chu đáo, đảm bảo bí mật cao, hầu như không có một sơ xuất nào để kẻ dịch phát hiện được. Đã 3 hôm nay, sáng nào nah em cũng thức dậy từ 3 giờ sáng để thay lá ngụy trang cho trận địa, bộ phận nào cũng cử người đi kiểm tra đường ra, lối vào, sửa lại từng cành cây, ngọn cỏ. Rút kinh nghiệm những trận địa trước, đường hào dẫn khói từ máy nổ dài hơn 500m đã được làm theo hướng đi ngược lên, để khói không tụ lại ở một đoạn nào. Còn việc địch trinh sát thì ở đây là chuyện bình thường như ta ăn cơm, uống nước. Các đồng chí quên mất 1 chi tiết khá quan trọng là bọn RF-4 vừa trinh sát xong, thì bọn RF-101 lại đến. Phải có điều nghi vấn, chúng mới làm như thế. Trước tình hình đó, đồng chí Hoàng Văn Khánh đã trao đổi với đồng chí Nguyễn Cận, phó tư lệnh phòng không không quân khu 4. Thấy rằng lấy danh nghĩa cá nhân để bác nghị quyết tập thể đảng ủy cấp dưới là không hợp lệ, nên 2 người đã bàn nhau xin ý kiến của Thường vụ Đảng ủy Mặt trận. Nhưng rất tiếc hôm đó, đường dây bị trắc trở, không liên lạc được.
    Thế rồi việc không may đã xảy ra.
    (còn tiếp)
  7. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    9h sáng ngày 26-8-1967, địch dùng từng chiếc F-4 thay phiên đánh tọa độ vào trận địa cũ của tiểu đoàn 81, nhưng do trận địa T3 của 84 cách trận địa cũ của tiểu đoàn 81 chỉ có 150m, nên ngay loạt đầu, bom đã rơi gần khu trung tâm của trận địa 84. Một quả nổ cách xa đài điều khiển 30m. Một quả nổ cách đạn tên lửa 4m. Tất cả 17 lọat bom tọa độ. Đài điều khiển bị chấn động mạnh, phải có thời gian điều chỉnh lại. Riêng ăng ten bị móp nhẹ, còn có thể chiến đấu được. Tất cả 3 quả đạn nằm trên bệ thì 1 quả hỏng hoàn toàn, 1 quả hỏng cánh nâng, chỉ còn 1 quả tốt. Đêm 26-8-1967, tiểu đoàn 84 được lệnh rút khí tài kéo đến địa điểm cất giấu để kiểm tra hiệu chỉnh lại, chuẩn bị cho đợt chiến đấu mới. Đồng chí tiểu đoàn phó được cử ra nông trường Phú Quý (Quảng Bình) chỉ huy chở thêm đạn vào.
    3h15 ngày 1-9-1967, B-52 tiếp tục kéo ra một đợt 9 chiếc. Lúc này đài radar vẫn chưa chữa xong. Tiểu đoàn vào cấp 1 theo tiếng bom. Cả 2 lần phát sóng đều bắt được mục tiêu bay ra.
    4h30, tiểu đoàn được lệnh vào cấp 1. Sau khi phát sóng bắt được 2 chiếc ở độ cao 8km, cư ly 18km. Tiểu đoàn báo cáo lên trung đoàn không phải là B-52 mà có thể là máy bay cường kích. Lệnh trung đoàn là tiếp tục phát sóng, sục sạo để xác định. Do tư tưởng nôn nóng sau nhiều lẫn lỡ thời cơ, chấp hành mệnh lệnh máy móc, yếu lĩnh chống Shrike chưa tốt, nên sau lần phát sóng thứ 2, bắt được mục tiêu ở cự ly 10km, thì ngoài trận địa nghe 1 tiếng nổ rất đanh. Shrike địch rơi gần xe điều khiển, trắc thủ phương vị hy sinh, một số đồng chí khác bị thương, trong đó có tiểu đoàn trưởng và chính trị viên tiểu đoàn. Thế là tiểu đoàn 84 lại phải tạm ngừng chiến đấu khi chỉ mới bước vào cửa ải thứ 3.
    (còn tiếp)
  8. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Mặc dầu liên tiếp trong vòng 1 tuần bị đánh 2 lần vào trận địa, các chiến sĩ tiểu đoàn 84 vẫn không hề nao núng. Chôn cất những đồng chí thân yêu đã hy sinh xong, họ lại tiếp tục lao vào chuẩn bị cho những trận đánh mới. Lại làm đường, lại đào hầm. Để có 1 trận địa ở Vĩnh Linh có thể triển khai chiến đấu được phải tốn công sức gấp mấy chục lần một trận địa ở ngoài miền Bắc. Đó là chưa kể xương máu phải đổ xuống. Chính trong khi làm đường vào trận địa T3, đại đội phó công binh Nguyễn Văn Hỗ đã hy sinh vì một quả pháo của địch từ bờ nam sông Bến Hải bắn sang.
    Lúc này, trung đoàn chủ trương chuyển nhiệm vụ đánh B-52 cho tiểu đoàn 82 ở khu đông. Nhưng sau khi phân tích mọi mặt, thấy tiếp tục đánh B-52 ở khu tây có lợi hơn, đoàn công tác B đã đề nghị trung đoàn điều xe điều khiển của 82 lên ghép với khí tài của 84 để tiếp tục chiến đấu.
    Đêm 2-9-1967, xe điều khiển cùng với kíp chiến đấu của tiểu đoàn 82 gồm tiểu đoàn trưởng Nguyễn Đình Phiên, sĩ quan điều khiển Lê Hỷ, trắc thủ góc tà Lê Hữu Dính, trắc thủ phương vị Trần Mạnh Hiến, trắc thủ cự ly Nguyên Văn Ngận đi đến ngã ba Hạ Cờ thì bị bom tọa độ. Trần Mạnh Hiến bị thương nhẹ, Lê Hữu Dính bị thương nặng và hy sinh. Sau khi đưa Dính đến nơi yên nghỉ cuối cùng, kíp chiến đấu lại tiếp tục lên đường.
    (còn tiếp)
  9. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Tiểu đoàn 84 tiếp tục triển khai chiến đấu. Lúc này, tiểu đoàn 84 thực ra là một tiểu đoàn ghép. Tiểu đoàn trưởng, sĩ quan điều khiển và toàn bộ kíp chiến đấu đều là của tiểu đoàn 82 điều sang. Đêm 13-9-1967, toàn bộ khí tài triển khai xong. Trời mưa rất to, nước ngập đến sàn xe. Hai đại đội công binh tập trung đào hào thoát nước cho trận địa. Do mưa, hầm ngập nước, độ ẩm cao, nên khi tài luôn luôn bị hỏng hóc. Bệnh này vừa chữa xong lại sinh ra bệnh khác. Các kỹ thuật viên, thợ sửa chữa thức suốt đêm bên máy. Toàn bộ kỹ thuật viên của trung đoàn được tung xuống tiểu đoàn 84. Toàn bộ linh kiện máy móc, kể cả những bóng đèn điện tử dự trữ cuối cùng trong kho của trung đoàn cũng được lệnh chuyển xuống tiểu đoàn 84. Tất cả cho trận đầu đánh thắng B-52.
    Ngày 17-9-1967. Mưa đã ngớt, nhưng trời vẫn xấu, mây mù nhiều. Mặt trận không có thông báo B-52, nhưng đồng chí Hoàng Văn Khánh và ba chỉ huy trung đoàn nhận định: hôm nay có khả năng B-52 sẽ đánh. Sở chỉ huy trung đoàn cho radar P-12 của 2 tiểu đoàn 81, 82 thay nhau mở máy. Tiểu đoàn 84 được lệnh ngồi trên xe, vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu chờ địch.
    17h đài quan sát trên đồi 74 báo về có tiếng động cơ F-102, tên cận vệ của B-52, hoạt động ở hướng đông và đông bắc.
    (còn tiếp)
  10. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    17h02, P-12 của tiểu đoàn 84 bắt được một tốp 3 chiếc B-52 ở phương vị 180. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Đình Phiên nhìn thấy rõ tốp này trên màn hiện sóng của mình và xin lệnh đánh. Sở chỉ huy trung đoàn nhất trí. Sĩ quan điều khiển Lê Hỷ bật công tắc, phát sóng, bắt được 3 chiếc B-52 đi theo đội hình bậc thang ở cự ly 40km, phương vị 180, độ cao 11km. Trắc thủ góc tà Phạm Văn Ngoạn, trắc thủ góc phương vị Trần Hồng Thính, trắc thủ cự ly Nguyễn Văn Ngận đã ngồi sẵn trên xe trong tư thế luyện tập, chuyển sang chiến đấu một cách bình tĩnh, tự tin.
    17h03, 2 quả đạn của tiểu đoàn 84 từ trận địa T5 thuộc địa phận nống trường Quyết Thắng bay lên, hướng về tốp B-52 đang lừng lững bay vào. Quả đạn thứ nhất phóng ở cự ly 31km, gặp mục tiêu ở cự ly 25km, nổ sau 39 giây. Quả đạn thứ 2 phóng ở cự ly 29km, gặp mục tiêu ở cự ly 23km, nổ sau 36 giây. Sau 2 tiếng nổ, mục tiêu bị xóa trên màn hiện sóng.
    17h27, đài quan sát trên đồi 74 báo về nghe tiếng động cơ B-52. Trận địa chỉ còn lại 1 quả đạn. Tiểu đoàn báo cáo quyết tâm lên sở chỉ huy trung đoàn. Đồng chí Hoàng Văn Khánh lệnh đánh tiếp.
    17h34, tốp máy bay B-52 thứ 3 tiếp tục vào. Tiểu doàn 84 phát sóng bắt được mục tiêu khi chúng đang bay ra. Tiểu đoàn trưởng hạ lệnh bắn đuổi. Sĩ quan chỉ huy ấn nút phóng. Các trắc thủ nhìn thấy rõ mục tiêu. Đạn có điều khiển tốt.
    Mặt trận thông báo: 2 B-52 bị tiêu diệt.
    (còn tiếp)

Chia sẻ trang này