1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác Dụng Của Bồi Bút, Văn Nô

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi vietyouthnet, 18/01/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vietyouthnet

    vietyouthnet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    505
    Đã được thích:
    0
    Tác Dụng Của Bồi Bút, Văn Nô

    http/ngominh.vnweblogs.com/post/2246/123234

    BỐN BÀI THƠ BẤT TỬ VỀ HOA MAI



    ngominh | 12 January, 2009 08:08

    Nguyễn Đình Chiểu thời trẻ, học ở Hà Khê (Kim Long) Huế, có câu thơ rất hay về hoa mai vàng:" Hữu tình thay ngọn gió đông / Cành mai nở nhuỵ lá tòng reo vang"...

    Nhưng bất tử nhất là bốn bài thơ về hoa mai của Mãn Giác Thiên sư, Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát và Hồ Chí Minh. Mãn Giác Thiền sư đời Lý (nghĩa là giác ngộ, thông tuệ, tức sư Lý Trường [1052- 1090]) là thi sĩ để lại nhiều bài thơ hay, câu thơ hay: Sông cũng say theo thuyền rượu tới / Lối còn ngát mãi cánh hoa đi . Nhưng có lẽ bất tử nhất là bài thơ về mùa xuân bằng chữ Hán Cáo tật thị chúng (Cáo bệnh bảo mọi người), trong đó có hai câu để đời: Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận / Đinh tiền tạc dạ nhất chi mai...
    ...

    Năm trăm năm sau, ta lại gặp một nhành mai trong thơ Nguyễn Trãi (1380- 1442). Nguyễn Trãi là một nhà chiến lược quân sự tài tài ba, một nhà chính trị lỗi lạc đã cùng Lê Lợi giành lại giang sơn từ tay nhà Minh; ông đồng thời là một nhà thơ bậc thầy của đất nước với bài cáo nổi tiếng "Bình Ngô đại cáo" bất hủ. Ông cũng là người nêu cao nhân nghĩa, kiên quyết trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược, bảo vệ đời sống yên lành của nhân dân. Trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi có bài thơ "Vịnh cây mai già" chiêm nghiệm lẽ đời rất sâu sắc: ...Đêm có mây nào quyến nguyệt / Ngày tuy gió chẳng bay hương / Nhờ ơn vũ lộ đà no hết / Đông đổi dầu đông hãy một đường " Hoa mai càng sương tuyết càng tốt đẹp / Thời tiết có thay đổi mai vẫn giữ cốt cách của riêng mình. Nguyễn Trãi cốt cách hoa mai. Cuộc đời bao bi kịch, thăng trầm, nhưng Nguyễn Trãi vẫn giữ phẩm chất, tâm hồn ngời sáng: Bui có một lòng trung mấy hiếu / Mài chẳng khuyết nhuộm chẳng đen (Thuật Hứng).

    Thời vua Tự Đức, triều Nguyễn, Chu Thần Cao Bá Quát (1806- 1855) được xưng tụng là "Thần Siêu,Thánh Quát": Văn như Siêu Quát vô tiền Hán. Chu Thần là thi sĩ có những câu thơ để đời:" Trường giang như kiếm lập thanh thiên (Sông Hương như một lưỡi gươm dựng giữ trời xanh). Chu Thần cũng có những câu thơ cao trọng nhất, đẹp nhất để xưng tụng hoa mai. Trong bài thơ "Tài Mai" (trồng mai), ông ao ước trồng lên núi một rừng mai. Loài hoa mà ông cho là giống thanh cao, để mai sau trở thành một bức tranh tuyệt tác cho người đời say ngắm. Nhắc đến hoa mai, hai trăm năm nay ai cũng nhớ câu thơ rất thần của Cao Bá Quát về hoa mai:

    Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
    Nhất sinh đê thủ bái hoa mai


    (Mười năm chu du tìm gươm báu
    Đời ta chỉ cúi lạy hoa mai)


    Ấy là phách của Chu Thần. Khí phách chỉ phục lạy cái đẹp, coi khinh cường quyền đó đã khiến ông phải "vứt bút cầm gươm". Nhưng mùa Xuân, ta cũng nên hiểu theo một nghĩa dịu dàng hơn: Cao Bá Quát say đắm hoa mai, bởi hoa mai là cốt cách của quân tử, là cái đẹp ngàn đời của đất trời nước Việt.

    Mùa hạ năm 1942, tại Lũng Dẻ, Việc Bắc, Một năm sau khi thoát khỏi nhà tù Tưởng Giới Thạch, một lần lên núi chơi, Bác Hồ tức cảnh làm bài thơ tứ tuyệt chữ Hán Thướng Sơn (lên núi), trong đó xuất hiện hình ảnh một cành mai xuất hiện trong tứ thơ rất bất ngờ và xúc động: Lục nguyệt nhị thập tứ / Thướng đáo thử sơn lai / Cử đầu hồng nhật cận / Đối ngạn nhất chi mai. Nhà thơ Tố Hữu dịch:

    Hai mươi tư tháng sáu
    Lên ngọn núi này chơi
    Ngẩng đầu mặt trời đỏ
    Bên suối một nhành mai


    Đây là bài thơ đa nghĩa, thể hiện cái tình, cái chí của người viết. Bài thơ đậm chất Đường thi, như một bức tranh thuỷ mặc... Câu thơ như là tả mà lại là cảm. Có nhiều người phân tích cho rằng trong hai câu thơ sau, hình ảnh mặt trời là ý chí, nhành mai tình cảm. Cũng có người bảo hình tượng " Mặt trời đỏ- nhành mai vàng" đó đã in đậm trong tâm linh Bác, trước khi Bác chọn cờ đỏ sao vàng của Nam Bộ kháng chiến làm lá cờ Tổ Quốc? Riêng về thơ, hai hình ảnh đối Ngẩng đầu mặt trời đỏ - Bên suối một nhành mai là một phát hiện bất ngờ và nhạy cảm, tạo nên chiều sâu của tứ thơ. Hình ảnh Bên suối một nhành mai cũng đẹp như Đêm qua sân trước nở cành mai của Mãn Giác Thiền Sư. Phải chăng những tâm hồn thi sĩ thường gặp nhau?


    Ngô Minh

    Các bác có nghĩ tay thợ viết này hơi bị khắm không?

    Các bác nghĩ bài viết của mấy tay văn nô, bồi bút này sẽ làm rạng danh Bác hay lại làm ô danh Bác?
  2. DeutschlandvermisstVN

    DeutschlandvermisstVN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/11/2004
    Bài viết:
    1.773
    Đã được thích:
    7
    Như thế nào thì được xem là VĂN NÔ , BỒI BÚT ? Chủ Top có thể giải thích giùm vì thằng tôi thất học Hán Nôm .Ngược nghĩa với VĂN NÔ , BỒI BÚT là cái gì vậy ?
  3. kimdung89

    kimdung89 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Bài viết:
    2.994
    Đã được thích:
    0
    "Nhất sinh đê thủ bái mai hoa".
    Chứ Cao Chu Thần đâu có dốt đến nỗi làm thơ cũng sai .
  4. vietyouthnet

    vietyouthnet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    505
    Đã được thích:
    0
    Quả là tài tình.
    Bác Hồ đã đi trước chúng ta một bước.
    Bác đã xổ toẹt vào Đường Luật, thói chuộng hư từ, mỹ ý, tầm chương, trích cú, tìm chữ... cầu kỳ vô ích.
    Chỉ với câu đầu tiên, đặt nền móng, định hướng cho toàn bài thơ, là Bác đã vận dụng trí tuệ siêu việt để sáng chế ra một giòng thơ mới, một kỹ thuật làm thơ hiện đại rồi.
    Khi viết thư, ta đề ngày tháng năm. Nhưng cái tài của Bác là đã dùng ngày tháng năm để khởi động cho bài thơ tả cành Mai.
    Ôi! Quả là thiên tài đỉnh đỉnh!!!!
    Tớ chỉ mới gà vài hàng cho chàng văn nô bồi bút, chuyên gia bưng bô & thụt ống đu đủ... Ngô Minh ở trên.
    Nếu tay thợ viết này mà lại là giáo sư, dù chỉ là giáo viên, chuyên dạy viết Văn... thì thật là xấu số cho những thanh thiếu niên phải tôn hắn làm thầy; và thật là bất hạnh cho nền văn hóa nước nhà.
    Bác Kim Dung,
    Đó là tớ đã sửa sơ những lỗi chính tả rất căn bản, không làm thay đổi văn phong, ý nghĩa... bài nâng bi của thiên tài thổi ống đu đủ này rồi đấy.
    Bạn vào link chính mà đọc thì chắc còn vãi... cả lúa ra.
    http/ngominh.vnweblogs.com/post/2246/123234
  5. kimdung89

    kimdung89 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Bài viết:
    2.994
    Đã được thích:
    0
    Quả là tài tình.
    Bác Hồ đã đi trước chúng ta một bước.
    Bác đã xổ toẹt vào Đường Luật, thói chuộng hư từ, mỹ ý, tầm chương, trích cú, tìm chữ... cầu kỳ vô ích.
    Chỉ với câu đầu tiên, đặt nền móng, định hướng cho toàn bài thơ, là Bác đã vận dụng trí tuệ siêu việt để sáng chế ra một giòng thơ mới, một kỹ thuật làm thơ hiện đại rồi.
    Khi viết thư, ta đề ngày tháng năm. Nhưng cái tài của Bác là đã dùng ngày tháng năm để khởi động cho bài thơ tả cành Mai.
    Ôi! Quả là thiên tài đỉnh đỉnh!!!!
    Tớ chỉ mới gà vài hàng cho chàng văn nô bồi bút, chuyên gia bưng bô & thụt ống đu đủ... Ngô Minh ở trên.
    Nếu tay thợ viết này mà lại là giáo sư, dù chỉ là giáo viên, chuyên dạy viết Văn... thì thật là xấu số cho những thanh thiếu niên phải tôn hắn làm thầy; và thật là bất hạnh cho nền văn hóa nước nhà.
    Bác Kim Dung,
    Đó là tớ đã sửa sơ những lỗi chính tả rất căn bản, không làm thay đổi văn phong, ý nghĩa... bài nâng bi của thiên tài thổi ống đu đủ này rồi đấy.
    Bạn vào link chính mà đọc thì chắc còn vãi... cả lúa ra.
    http/ngominh.vnweblogs.com/post/2246/123234
    [/QUOTE]
    Tứ thơ mượn ý của Lý Thái Bạch.
    Tương tự từng mượn "Lương Châu từ" và "Phong Kiều dạ bạc".
    Cũng là thường ngày ở huyện thôi, có điều nâng bi kiểu này ko có lợi gì cả .
  6. kimdung89

    kimdung89 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Bài viết:
    2.994
    Đã được thích:
    0
    Cao Chu Thần làm thơ về mai trắng, dứt khoát tay đầu bò kia tưởng là mai vàng .
  7. Dungcotomo

    Dungcotomo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Bài viết:
    1.064
    Đã được thích:
    1
    Lẩm bẩm gì ở đây thế nhỉ?
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Sinh nghề tử nghiệp.
    Làm nhà văn nhà báo mà không rặn ra được gì thì bị ngưòi đời coi
    thường, cũng khó kiếm cơm cháo nữa. Mới viét có vậy đã bị các bạn
    chửi.
    Phải tay tôi, thì tôi còn viết bằng năm bằng mười, chứ đâu chịu ngồi
    nghe người khác tán mà thôi.
    Cần câu cơm của các bạn, có ai giật đi không, mà các bạn nỡ đá đổ bát
    cháo của con nhà người ta?
  9. sillydonkey

    sillydonkey Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/09/2008
    Bài viết:
    910
    Đã được thích:
    0
    Em ko ném tạ hay gì gì đâu, chỉ thắc mắc là tại sao lại có cái này ở box Thảo Luận.Hay mọi người ít chữ quá, chẳng hiểu cái ông chủ Topic đang làm cái gì. thật đấy
  10. vietyouthnet

    vietyouthnet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    505
    Đã được thích:
    0
    Ngắn gọn cho chú hiểu nhé?
    Văn Nô là bọn phóng viên, nhà báo, thợ viết... không xương sống, không liêm sỷ... muối mặt nâng bi, nịnh hót, bợ... đỡ... để mong có gì bỏ miệng, có ghế để ngồi.
    Nhân cách tương phản với Trần Dần hay Nguyễn Hải Chiến đấy.
    Mà topic bàn về nhân cách những người như Nguyễn Hải Chiến thì mở ở đây được chứ nhẩy?
    @ Bác Có Dép: Em có lý do chính đáng để còm lên chứ ạ. Sau này sẽ giải thích nhiều hơn.
    Được vietyouthnet sửa chữa / chuyển vào 14:39 ngày 18/01/2009

Chia sẻ trang này