1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác dụng của rượu chuối hột???

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi garu123, 12/08/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sao1sao

    sao1sao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2008
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    1
    Theo thống kê các comment thì chữa đau lưng. Em cũng nghĩ vậy. Nhà em cũng có 1 bình chuối hột rừng. Ngâm xong pha thêm rượu quê uống quên sầu, nếu đau lưng thì hết luông. :D
    Có điều kiện bác nên làm bình chuối hột rừng uống dần.
  2. Gio_mua_dong_bac

    Gio_mua_dong_bac Làm quen Moderator

    Tham gia ngày:
    14/03/2003
    Bài viết:
    8.105
    Đã được thích:
    5
    Chuối hột có tên khoa học là Musa brachycarpa Back. Dân gian hay gọi là chuối chát, thường dùng quả xanh, gọt bớt lớp vỏ ngoài, sau đó bào thành lát để dùng trong các món cuốn chung với các loại rau sống, khế hoặc trộn gỏi, bóp thấu, chấm mắm nêm hay mắm tôm.

    Ngoài các thành phần dinh dưỡng tốt như đường, sinh tố, chất xơ, trong chuối xanh còn chứa hàm lượng chất tanin cao, vì vậy chuối có vị chát nhiều hơn ngọt. Tanin trong chuối xanh có tác dụng làm săn se niêm mạc, tránh được tiêu chảy khi ăn chung với những món ăn có nhiều rau sống, lạnh bụng.

    Theo y học cổ truyền, chuối hột có tác dụng giải độc, lương huyết, dân gian hay dùng chữa đau lưng, nhức mỏi, sạn thận, sạn bàng quang.

    Nếu dùng rượu trắng hay rượu nếp để ngâm, nhiều thành phần hoạt chất có trong chuối hột sẽ được chiết xuất và khuếch tán trong rượu.

    Tuy chưa thấy tài liệu nào nói uống rượu chuối hột lâu dài sẽ gây loãng máu, nhưng chỉ nên dùng đến khi nào khỏi bệnh thì ngưng, không nên dùng lâu dài một loại nào đó, vì có những thuốc tuy không có biểu hiện ngộ độc cấp tính nhưng khi dùng 3-6 tháng lại có các biểu hiện ngộ độc.

    Ngoài ra, rượu cũng có lợi ích là giúp dẫn thuốc nhanh, tác dụng nhanh, nhưng biến dưỡng và đào thải cũng nhanh, hại nữa là có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Hơn nữa chuối hột dùng lâu cũng có tác dụng phụ là gây kích ứng niêm mạc dạ dày do ngộ độc tanin, người bị đau dạ dày, trĩ, táo bón, phụ nữ có thai và sau khi sinh không nên dùng.

    Đông y có nhiều vị thuốc làm tan sỏi tốt như kim tiền thảo, râu ngô, râu mèo, bạn có thể tham khảo thêm. Tây y cũng có thuốc.

    Tóm lại, nếu uống liên tục vài ba tuần thấy bệnh không khỏi thì phải ngưng, đi tái khám để được chẩn đoán chính xác và đổi loại thuốc khác, đừng kiên trì mãi một loại mà lòng nơm nớp lo sợ một bệnh khác không được mời vẫn đến!

    Theo Tuổi trẻ

    -----------------

    Cái gì cũng có 2 mặt, cứ tương lắm rượu vào rồi lại toi thôi :D :D

Chia sẻ trang này