1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác dụng của sừng tê giác ???

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi LovePippo, 17/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khongaihet01

    khongaihet01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2007
    Bài viết:
    3.029
    Đã được thích:
    1
    Mài xong thì hết chảy máu cam là vừa
    Ngày xưa ngồi mài cho ông ngoại uống, ông chả có bệnh gì, chắc chỉ mắc bệnh...già...ham sống sợ chết
    Xin vái cái thứ nước lờ đờ đó, cho tiền cũng không uống. Thế mà nâng niu lắm, ngồi mài cứ như cầu nguyện í
    Chả biết thế nào chứ lúc ốm đau bệnh tật, sinh lão bệnh tử lại húp lấy húp để
  2. dinh_pro

    dinh_pro Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/02/2007
    Bài viết:
    1.047
    Đã được thích:
    0
    chỉ có cao hổ chữa nhức xương thôi !
  3. gauxinh8577

    gauxinh8577 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2008
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    chả có tác dụng nhưng đắt vãi, nhà tớ là 1 VD, bạn của ông anh họ tớ là tướng, đi công tác Ai cập, được nước đó tặng 1 khúc sừng tê giác Châu phi (sừng thật 100%, là quà tặng giữa 2 ông tướng của 2 quốc gia nên k thể là sừng trâu được).
    Mẹ tớ bị ung thư, bố tớ cũng nghe nói sừng tê giác chữa được, đến năn nỉ mãi ông tướng này mới cưa để bán cho 1 cục bằng đốt ngón tay, giá đắt gấp đúng 10 lần giá vàng (Bố tớ đem vào hàng vàng để cân, nặng 1 chỉ và giá là 16tr, hic, mà đây còn là giá hữu nghị đấy). Cá nhân tớ thấy thì chẳng có giá trị gì vì mẹ tớ vẫn bị bệnh và vẫn phải về với ông bà :((
    Nhưng bố tớ thì quý lắm, cất đi, vì hình như nó cũng có tác dụng là hẹ sốt, hết co giật thì phải, còn chữa ung thư thì tớ k tin
  4. Khongco0

    Khongco0 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2008
    Bài viết:
    2.039
    Đã được thích:
    0
    Ngày bố tớ nằm viện cùng phòng với một bác sĩ quân y , bác ý bị ung thư , một cái u do di chứng từ chiến tranh nnó mọc lan tử cổ có rễ rồi .
    Bác ý chính là người nói với bố tớ và tớ về cách thử sừng tê giác thật và đúng là như vậy.
    Đúng là sừng tê giác không chữa được ung thư di căn đâu vì nếu thế nó làm tiêu những cái rễ của cục u đó như thế nào nhỉ ?Khi nó đã lan vào các bộ phận như gan , phổi ....
    Nhưng cô bạn tớ bị u nang buồng trứng nó không phải là ung thư ác tính nên uống vào nó tiêu đi được dù sao cái u đó là lành tính và nhờ có nó nên không phải mổ
    Tác dụng của sừng tê giác là có thật đấy , nhung hươu cũng là thật ..
  5. LovePippo

    LovePippo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2007
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    để tí em làm thử như c nói xem sừng nhà em có fải đồ thật ko
  6. Guests47

    Guests47 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/09/2008
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    0
    Chia buồn với gấu xinh
  7. buphunhan

    buphunhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    đồng ý với bạn này.nhà tớ cũng mua đc 1 miếng sừng bé bằng ngón tay cái cho bố tớ bị ung thư uống thêm cùng vào với trị hoá chất.đúng là nó có tác dụng tiêu độc vì thời gian bố tớ chịu khó mài ra để uống thì bệnh tình cũng tiến triển chậm hơn .nhưng nó k thể chữa đc bệnh ung thư đâu.bố tớ cũng k đc cứu sống nhờ nó mà.
  8. demon13

    demon13 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2008
    Bài viết:
    711
    Đã được thích:
    0
    Nếu mà tớ nhớ ko lầm thì có tác dụng gì đó liên quan đến máu, cụ thể năm ngoái tớ bị xịt máu cam do làm việc quá sức mẹ tớ đã cắt 1 miếng ra gửi qua cho tớ mài ra uống nước kèm theo thuốc tây ở bệnh viện của trường tớ khỏi. Thế nên ko chắc sừng tê giác có tác dụng hay thuốc tây nữa hic hic
  9. minhmaldini

    minhmaldini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    Công dụng của sừng tê giác
    Tê giác là một loại động vật ăn cỏ, móng guốc, sống chủ yếu ở châu Phi và châu á. Bộ phận được dùng làm thuốc của tê giác là sừng.
    Theo y học cổ truyền, sừng tê giác có vị đắng, mặn, tính lạnh, không độc vào 3 kinh tâm, can, vị thuộc nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc, an thần giảm đau, được sử dụng trong gần 70 bài thuốc cổ dùng để trị các chứng viêm nhiệt; các trường hợp sốt cao, vật vã, mê sảng, co giật, phát cuồng, cầm máu và cường dương... với các thuốc nổi tiếng, công hiệu cao như: an cung ngưu hoàng hoàn, tử tuyết đan, tê giác hoàn, tê giác địa hoàng giải độc... mà các thầy thuốc đông y không ai không biết đến. Khi chưa có thuốc kháng sinh hiện đại, một số trường hợp nhiễm trùng yếm khí như cam tẩu mã phải dùng đến sừng tê giác mới có công hiệu. Ðặc biệt, được dùng trong các bệnh dịch như: viêm não, nhiễm trùng nhiễm độc sốt cao, liệt dương và nhiều chứng viêm nhiễm khác.
    Cách dùng thông thường là mài sừng tê giác trong nước nóng bằng dụng cụ sành sứ ráp cho tới khi nước mài trở thành dịch trắng đục như sữa để uống hay tán thành bột mịn uống mỗi ngày 0,5 đến 1gam; hoặc làm thành viên kèm theo thuốc khác tùy mục đích chữa bệnh. Cần lưu ý không dùng sừng tê giác cho người mang thai; những người thể tạng hàn (thường sợ lạnh, tay chân lạnh, đại tiện phân lỏng, nát, sống phân, nước tiểu trong và nhiều...) mà không có sốt.
    Không ít y văn và trong dân gian được lưu truyền những huyền thoại về vị thuốc này giải quyết bệnh nan y. Ngày nay, một số trường hợp ung thư bạch cầu, viêm não Nhật Bản được điều trị phối hợp sừng tê giác. Tuy nhiên, cũng cần phải nêu ra là: Chúng tôi chưa thấy có công trình nghiên cứu khoa học nào được công bố về vấn đề này; khoa học ngày nay cũng mới chỉ xác định được một số chất chứa trong sừng như: keratin, canxicarbonat, canxiphotphat, acid amin; nước chiết có phản ứng alcaloid; chưa phát hiện được hoạt chất tác dụng.
    Sừng tê giác là một loại thuốc quý, hiếm, giá thành cao (khoảng 25 đến 45 triệu VN đồng/100g), do vậy đầu tư cho các nghiên cứu làm sáng tỏ tính năng tác dụng của loại dược liệu này còn phải chờ đợi trong tương lai. Trên thị trường hiện nay trôi nổi nhiều loại sừng có nguồn gốc khác nhau. Một số gian thương làm giả sừng tê giác từ sừng trâu, sơn dương... Ðặc biệt người mua dễ nhầm lẫn với sừng trâu nước. Nhìn cảm quan bên ngoài ít ai phân biệt được thật, hư; thậm chí khi chiếu đèn soi, loại sừng này cũng phát ra ánh sáng hồng như sừng tê giác thật. Chỉ khi soi dưới kính hiển vi hoặc công nghệ hiện đại mới phân biệt được sự khác biệt về tổ chức học của hai loại sừng này. Vì vậy, người tìm mua sừng tê giác cần có sự tham vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực này.
    (Nguồn: SK&ĐS ,Ts.Lê Lương Đống)
  10. WHITE_TIGER_new

    WHITE_TIGER_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2001
    Bài viết:
    6.419
    Đã được thích:
    0
    Sừng tê giác châu á được chuộng hơn sừng tê giác của châu phi vì thấy đông y bảo sừng của TG châu á có tác dụng hơn sừng của Châu phi vì nó ăn nhiều loại cây cỏ trong rừng

Chia sẻ trang này