1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác giả "Cánh đồng bất tận" bị xử lý...

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi cuc_ky_cu_chuoi, 08/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Người gửi: NNC,
    Gửi tới: Ban Văn hoá
    Tiêu đề: Về "Cánh đồng bất tận"
    Đọc xong "Cánh đồng bất tận" đem lại cho người đọc một cảm giác nhức nhối, day dứt, hoang lặng... Có nhiều điều để nói nhưng theo tôi, tác giả có lẽ đã quá "cường điệu" hay "vun đắp" quá nhiều những "trải nghiệm" hoặc "tìm tòi" vào dòng bút. Điều đó phải chăng sẽ vô tình tạo nên những cảm xúc sai lệch về con người, nhất là những người nông dân vùng đồng quê. Kết chuyện đau như một nhát chém sắc.
    Ở đây, bất cứ người đọc nào cũng có thể thấy những suy nghĩ, định kiến, những mặt trái mà không gợi lên cho chúng ta những cảm xúc chân thật, những định hướng tốt đẹp, vươn lên.
    Được hohakb sửa chữa / chuyển vào 20:38 ngày 12/04/2006
  2. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    bài này tôi viết gửi đến anh NNT trên mục ý kiến người đọc trên VNexpress .
    Tôi không đồng tình với y?T kiến của bạn NNC . Bạn cho rằng tác giả đã quá ?ocường điệu? chăng ? không tác giả không hề quá như bạn nói .Ttrong đời sống hàng ngày có thiếu gì đâu những cảnh tượng như vậy.Thậm trí còn hơn nữa . Không phải chỉ trên những ?ocánh đồng ?o của chị Tư mà trên khắp mọi miền đất nước từ Bắc vào Nam những hiện tượng đấy không phải là cá biệt nữa . Anh sợ cho người đọc chỉ nhìn thấy những điều đen tối trong CĐBT ư ? không tôi giám chắc những người đã đọc tác phẩm CĐBT đều là những người đã trưởng thành,hiểu biết .Ở họ có đầy đủ những kiến thức để hiểu giá trị một tác phẩm ?oHay hay không hay ?o ?ođáng đọc hay không đáng đọc? Và từ trên ghế nhà trường chúng ta đã được giảng dậy phải đánh giá từ nhiều phía, và từ lâu ai cũng đã hiểu rằng mọi vật đều chỉ có giá thị tưong đối . Quả thật tôi cũng chưa bao giờ đựoc đến với vùng đất của CĐBT bởi vậy tôi cũng không thể nhìn thấy đích thực cuộc sống của người dân nơi đây . Nhưng trong CĐBT tôi nhìn thấy được cảnh lam lũ , những nhọc nhằn của người dân quê tôi trong đó . Tôi cũng thấy thật buồn cười trước lập luận phê phán của Thạc Sĩ Vưu Nghị Lực (Hội viên Hội NSSK VN, hội viên Hội VNDG VN, phó giám đốc Sở VH-TT Cà Mau) được đăng trên www.tuoitre.com ngày 14-12-2005 . Ông Thạc Sĩ cho rằng từ xưa đến nay trong văn học dân gian chưa thấy chuyện phỉ báng cánh đồng, mà chỉ có làm đẹp thêm thôi. Văn học nghệ thuật cận - hiện đại cũng vậy . Tôi không ngờ 1 người có 1 trình độ cao như vậy lại có thể có 1 nhận sét thiếu tính tích cực đến vậy . Tôi tự hỏi phải chăng Thạc Sĩ Vưu Nghị Lực đang thể hiện mình theo chủ nghiã baỏ thủ chăng . Tôi nhớ 1 câu trâm ngôn ?okhông ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông ?~? . Cái cánh đồng mà ông nói đó nó thay đổi từng ngày từng giờ cùng với những con người nơi đó .Một khi các giá trị đã thay đổi thì cũng cần có một đánh giá mới hơn xác thực hơn . Và chúng ta cần phải chấp nhận nếu như điều đó không sai .Người đọc hoàn toàn không cần đến những điều ?otô vẽ ?o để đến với cái gì hoàn thiện ??
    AI cho rằng CĐBT không có giá trị nhân văn ? . Những tâm hồn trẻ thơ chịu biết bao nỗi đau sự bỏ rơi của người mẹ , sự thay đổi của người cha , nhưng ở chúng có một sự bao dung , sự thông cảm cho số phận của con người bị người đời rẻ rúm .Và cả sự hi sinh của người ?olàm đĩ ?o và ở phần cuối của tác phẩm sự hối hận của người cha, một ước mơ về một sinh linh mới sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn . Phải chăng đó không phải giá trị nhân văn ? .
    Đọc CĐBT chúng ta hiểu thêm tâm hồn của những đứa trẻ , ?ongững người bị vứt bỏ ?o . Những đứa trẻ khát khao một cuộc sống gia đình đến nỗi cố tạo moi điều kiện thuận lợi cho người cha của mình . Chúng khát khao và them những điều đơn giản nhất những giấc mơ đẹp , giữa chòm sóm đông đúc , thậm trí cả ông nội ?o chúng đánh mất cả thói quen chiêm bao? . Tâm hồn của những đứa trẻ nhạy cảm , chúng chẳng cần mở miệng mà vẫn hiểu nhau , thậm trí chúng còn hiểu được cả ngôn ngữ của loài vịt . ?.Có lẽ đúng khi cho rằng tác giả không muốn nhắn gửi một điều gì đó đến người đọc . Tác giả muốn ngừoi đọc tự đánh giá tác phẩm .Sự báo ứng của đối với người cha khi chứng kiến cảnh con gái mình bị hành hạ không làm cho chúng ta đau đớn bằng chính những gì đã xảy ra với những tâm hồn trẻ thơ .
    Phản ứng của người đọc là đáp án đầy đủ đến giá trị của tác phẩm . Tôi xin lấy một câu trong CĐBT để nhắn gửi đến những người đang cố gắng tìm những điều họ cho rằng có sự ********* , dâm ô , thô tục để phản đối, kết tội tác phẩm . "Chúng mày có lột bỏ có trăm có ngàn, tầng tầng lớp lớp những vỏ bọc, cũng chẳng bao giờ thấu đến tận tao".
  3. nguoisaigon74

    nguoisaigon74 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Copy tu*`
    Tudovis.com
    Thiên hạ ngày càng nhiều chuyện. Có mỗi Cánh Đồng Bất Tận thôi mà cũng làm thiên hạ lao xao quá. Nào là báo nói, rồi báo viết, rồi nhà văn ?otầm cỡ?, rồi mấy ông ngoại làm các cơ quan Tuyên Láo gì gì đó. Mệt quá!
    Ăn Mày Con tui thấy thiên hạ bàn tán cũng vui nên rủ vài huynh đệ Bang chúng làm một vài xị với đùi dê rồi tán theo đúng phong cách Cái bang.
    - Ông đọc chưa?
    - Chưa, tiền mua vài xị còn không có, tiền đâu mà mua sách với siếc?
    - Không đọc uổng nửa đời người đó nghe!
    - Kệ tui, chiều chiều lai rai vài xị là số dách rồi. Mặc kệ thiên hạ.
    - Tui đọc qua vài trang, thấy nó có gì là phản cảm hay ********* hay phản phúc hay phản hồi hay phản truyền thống gì đâu mà mấy ông ngoại Tuyên Láo gì đó làm rầm rộ quá. Hay là mấy ổng đọc mà đách hiểu?
    - Không, tui nghĩ họ hiểu chứ, hiểu rõ nữa là khác. Nhưng họ có suy nghĩ của họ. Điều quan trọng là họ có Quyền cấm người khác nói những gì họ cho là sai trái. Vậy thôi.
    - Nhưng người ta là nhà văn, chứ có phải là nhà khoa học, hay nhà báo đâu mà đòi phải mô tả cho đúng sự vật. Nếu vậy thì còn gì mà đọc? Mà nói thiệt, mấy ông ngoại làm khoa học hay nhà báo ở xứ mình, có ông nào nói thiệt và làm thiệt đâu. Toàn một lũ ăn theo, làm theo, múa minh họa, nhảy lambada theo nhạc điệu sẵn có thôi, có quái gì là sáng tạo đâu!
    - Ông đã biết vậy mà còn hỏi. Chính vì khi Cánh Đồng Bất Tận nó không ?otheo? nên nó bị rầy, bị la, bị quở. Nào là con gái mà viết ghê quá, mô tả kỹ quá, nào là còn trẻ mà viết mà nổi da gà, viết gì mà chẳng có ?ođịnh hướng? gì ráo. Cho nên phải ?ouốn nắn? thôi.
    - Lạ một điều, có nhiều ông ngoại chưa từng đọc, hay không biết chữ, hay đách có thời gian đọc, mà hành vi đồi bại hơn rất nhiều, có ai lên tiếng đâu. Ông ngoại Dũng hiếp dâm trẻ em gì đó, ông ngoại Dũng khác đánh bài có em ***y kế bên kìa, sao không thấy ai làm lớn chuyện? Mà nữa, một bên là văn chương, một bên là đời thực đó nghe!
    - Nghe rồi, thôi dô một cái cho ngọt ngọt coi. Thực ra, đây mới chính là điểm quan trọng. Cái ung nhọt của hai ông ngoại Dũng xem ra, đối với nhiều ông ngoại khác, không ảnh hưởng lớn lắm. Bởi lẽ, nó chỉ có ở vài cá nhân, hoặc nhiều hơn mà ít ai biết. Cánh Đồng Bất Tận thì khác, nó nêu lên cái ung nhọt nhức nhối của xã hội bằng một giọng văn đơn giản mà thấm sâu. Người ta sợ rằng, rồi đây, dưới danh nghĩa truyện ngắn, vô số ung nhọt khác lại được phơi bày kín đáo, làm cho độc giả thấy rõ trong cái cảnh yên bình, phồn vinh, phù phiếm giả tạo này, có quá nhiều giòi bọ. Mà nghiệt ngã ở chỗ, những con giòi này là giòi tầm cỡ?ông ngoại không hà. Nguy hiểm là ở chỗ đó.
    - Dô cái đã. Xã hội nào mà không có giòi chứ!
    - Đúng, ở đâu cũng có giòi, nhưng ở đây, người ta mặc nhiên cho rằng không có giòi, hoặc giả, chỉ là vài con le ngoe thôi, không đáng. Nhưng một khi giòi quá nhiều thì sẽ khác đó.
    - Khác chỗ nào?
    - Con sư tử, chúa tể sơn lâm có sợ ai không?
    - Chắc là không.
    - Đúng, nó không sợ bất kỳ ai. Nhưng nó sẽ chết vì chính những con giòi ung thối từ trong bụng của nó.
    - Ồ, có thể đúng. Chiều nay mát quá, rượu này ngon, thôi dô cái nữa đi.
    HCY
    Được nguoisaigon74 sửa chữa / chuyển vào 23:43 ngày 14/04/2006
  4. vinhhanh

    vinhhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    NHÂN ĐỌC ĐƯỢC BÀI NÀY TRÊN TTO NÊN COPY GỬI SANG ĐÂY CHO BÀ CON ĐỌC CHO VUI
    KÍNH THƯA HAI ÔNG TUYÊN GIÁO CÀ MAU!
    Tôi là một cây bút trẻ, đang sống ở đồng bằng sông Cửu Long. Tôi cũng có ít nhiều sáng tác tạm tạm gọi là văn học. Với tư cách một người con của miền Tây Nam bộ, tôi rất muốn đối thoại với các ông nhưng sợ các ông lại mời tôi đi học lý luận chính trị nhằm nâng cao quan điểm tư tưởng nên tôi không dám. Nay qua trang báo Tuổi Trẻ xin chuyển đến ông bức tâm thư này.
    Các ông bảo rằng : ?oCó độc giả Việt kiều và cả các nhà nghiên cứu phê bình văn học cho rằng đây là thứ văn chương *********, thậm chí là chống cộng; tục tĩu dâm ô; chống lại chủ trương của Đảng và Nhà nước. Chủ yếu là chị em phụ nữ, tại vì họ giận!?. Tôi cũng đồng ý với các ông. Nhưng tôi muốn xin các ông trưng ra cái bằng cớ cho việc đó. Độc giả Việt kiều nào? Tên gì, ở đâu? Nước nào? Làm nghề gì? Ý kiến có đáng được quan tâm không? Có đại diện cho tiếng nói của tất cả kiều bào ở nước ngoài được không? Các nhà nghiên cứu phê bình văn học nào nói CĐBT là chống cộng, tục tĩu, dâm ô, chống chủ trương của Đảng? Xin hai ông vui lòng nói cho rõ tên tuổi. Nếu cần, xin TT cho họ lên tiếng để độc giả cả nước tận tường quan điểm phê bình của họ luôn thể! Còn cánh chị em phụ nữ, xin ông cụ thể luôn cho tôi tên tuổi của họ, để cho chúng tôi lấy làm gương. Nhưng tôi không tin lại có người phụ nữ nào ?otiết hạnh khả phong? đoan trang đến mức phản ứng một nhà văn nữ chỉ vì cô ta viết những chuyện đau lòng của giới nữ. Tôi cũng là nữ giới đây! Tôi đọc CĐBT chỉ thấy xót xa cho thân phận người phụ nữ, xót xa cho thân phận con người chứ chẳng gợn chút gì tà dâm. Tôi cũng là phụ nữ, vậy tôi có được ông xem là đại diện phụ nữ như ông đã xem ?onhững người phụ nữ? nào đó được quyền đại diện phụ nữ không? Thưa hai ông?
    Các ông bảo rằng: ?oQuan điểm chúng tôi không phải không cho nói cái xấu, nói không biện chứng.
    Tốt xấu bao giờ cũng có cả hai, tỉ lệ phải như thế nào đó. Nói xấu trong tác phẩm này có nhiều tình tiết đã nói quá hiện thực? và ?oĐúng là sáng tác văn học nghệ thuật được quyền hư cấu nhưng phải trên cơ sở sự thật. Nói quá thành bác Ba Phi rồi! Nói quá mà nói về cái tốt, nhân cách hóa sẽ có tính xây dựng. Theo tôi, hư cấu như thế tốt?. Tôi nghe mà thấy xây xẩm cả mặt mày! Cũng là người sáng tác, tôi thấy lo lắng quá, hai ông ạ! Tôi sợ ngày hai ông được lên...bàn thờ để thành tổ tông của Hội nhà văn Việt Nam. Nhà văn đẻ ra tác phẩm còn hai ông đẻ ra nhà văn. Chứ còn gì nữa, hai ông định đặt một cây thước có độ chia nhỏ mỗi mm rồi hai ông soi vào đó, xem tác phẩm nào lòi ra một mm là các ông cắt! Các ông quy hoạch sự sáng tạo và hư cấu tác phẩm của nhà văn bằng những cái mũ rồi bắt nhà văn gọt đầu của họ cho vừa cái mũ mà các ông chụp vào ư? Thế thì tôi xin được bái bai cái sự nghiệp sáng tác của mình và tôi nghĩ rằng các văn nghệ sĩ khác cũng thế. Các ông phê bình NNT nói quá hiện thực, vậy các ông hãy đề nghị hết các nhà văn Việt Nam viết kiểm điểm nhé! Văn chương mà không hư cấu thì có còn là văn chương nữa không?
    Các ông nói rằng: ?oÝ tôi muốn nói trong một tác phẩm có tốt có xấu cho tròn trịa vậy thôi, không thì thiếu tính giáo dục?. Tôi đồng ý với các ông luôn nhưng xin bổ sung điều này, xin ông hãy kiểm điểm hết các báo Nhân Dân, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Pháp Luật?hết đi! Tại vì cả tháng nay họ toàn đưa tin xấu, tin tiêu cực cả. Vụ Bùi Tiến Dũng xấu xa quá, làm mất lòng tin của nhân dân quá. Ông nên đề nghị bắt giam hết cái bọn biên tập và phóng viên đó đi! Chúng nó toàn nói thật cả mà ghê gớm thế! Nếu ông sợ thì cấm luôn hết báo chí văn chương Việt Nam hết và dán một cái bảng to đùng trước mỗi cơ quan truyền thông và trước mỗi nhà của các nhà văn rằng: ?o Chỉ được nói cái tốt mà thôi, không thì sẽ bị kiểm điểm?
    Thưa các ông!
    Tôi nói nhiều vậy, không biết các ông có hiểu cho chúng tôi không? Nhưng còn cái này, để tôi nói cho ông nhớ! Văn nghệ sĩ đã được cởi trói lâu rồi, ông ạ! Từ năm 1986 đến nay rồi! Đảng và chính phủ cần những lời nói thật tâm huyết chứ không phải những lời nói dối xu nịnh nữa đâu thưa ông! Cái quan niệm đọc văn chương mà chụp mũ của các ông cũ lắm rồi, cũ như cái quá khứ bao cấp mà người ta nhớ lại còn rùng mình. Nhà văn cần phải được làm chủ tư tưởng và sáng tạo của mình, miễn là họ không đi ngược chủ trương đường lối chính trị của Đảng, chính sách của nhà nước. NNT là một người tài. Mà hiền tài là nguyên khí quốc gia. Đảng ta đang vun đắp chăm lo cho người tài còn các ông tìm cách vùi dập nhân tài, có phải là các ông đang đi ngược lại sự lãnh đạo của Đảng không? Pháp luật cũng quy định rõ ràng về dân chủ: ?o Dân được quyền làm những gì mà pháp luật không cấm?. Tôi hỏi ông, pháp luật có cấm nhà văn sáng tạo không? Các ông tiến hành kiểm điểm Nguyễn Ngọc Tư như vậy có vi phạm dân chủ không?
    Thưa các ông, Đại hội Đảng đang đến gần! Một không khí sục sôi khí thế dân chủ đang tràn ngập! Đảng ta đang hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Các ông là tuyên giáo, các ông không sợ các ông làm thế sẽ làm cho một bộ phận nhân dân chậm tiến cho rằng các ông đang đi ngược lại chính sách của Đảng và nhà nước, làm chậm quá trình dân chủ và tạo hình ảnh những quan chức của Đảng đàn áp tự do sáng tạo của nhà văn ư? Tôi nghe đồn mấy anh bạn phóng viên của các hãng thông tấn AP, Reuters, CNN, BBC đang rục rịch xuống Cà Mau để tìm hiểu mọi việc. Tôi hy vọng là hình ảnh dân chủ của đất nước đang rực sáng không vì cuộc họp kiểm điểm của các ông mà bị ảnh hưởng! Tôi cũng hy vọng rằng tiến trình vào WTO của nước nhà không bị báo chí quốc tế làm cho ảnh hưởng khi họ đem sự kiện các ông kiểm điểm NNT ra công luận thế giới. Theo tầm kiến thức hạn hẹp của tôi biết thì chắc không có nước nào trên thế giới này bắt nhà văn phải kiểm điểm vì anh ta/ cô ta hư cấu cả!
    Là một công dân trẻ của Đồng Bằng Sông Cửu Long, tôi thấy buồn khi đọc được những gì các ông trả lời trên báo. Là một đoàn viên Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tôi thấy thất vọng vì những gì các ông đã làm. Đảng viên phải là ngôi sao dẫn đường cho Đoàn viên, các ông chụp mũ, phản dân chủ như vậy, Đoàn viên chúng tôi nên học theo ông không?
    Qua các ông, cho tôi được nhắn gửi đến chị Ngọc Tư! Chị Tư à! Thôi, kệ hén! từ nay sắp tới á, mình viết văn đó, toàn hư cấu chuyện tốt thôi nghe chị! Đất nước có tham nhũng, mình cũng hổng viết chi mắc công. Chị em mình cùng đồng thanh hát bài đồng ca nghe! Để em nhắn với mấy anh chị phóng viên bạn em luôn thể là làm ơn đừng đưa chi mấy cái tin xấu! Chị ráng mạnh giỏi nghe, để mai mốt còn làm kiểm điểm tiếp nữa há!
    MỘT CHÒI VĂN CỦA ĐBSCL
    TB:
    1. Tôi không dám để tên thật vì tôi sợ phải bị làm kiểm điểm quá! Xin lỗi ban biên tập TT và bạn đọc nhé! Tôi đang ở đồng bằng mà!
    2. Phần in nghiêng trích nguyên văn phỏng vấn trên báo TT ra ngày 8.4.2006
  5. giahang

    giahang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    http://www.vuhong.com/TANMAN/canhdongbattan/vuunghiluc.htm
    pa này cũng dũng cảm lắm, một mình chống cả xã hội đây
  6. nguyenquynh46

    nguyenquynh46 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2002
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Cac bac ranh qua ha, buc xuc chuyen CDBT ma bon au tri Ca Mau co đoc đuoc đau... Theo tui chung ta nen đong loat goi nguyen dien đan nay cho may ong đi, đac biet la ong thac si cu chuoi ho Vưu gi đo đi, de may ong biet the nao la Van hoc, la suy nghi cua bon tre tui minh, ai muon ong dai dien.......

  7. migkhoaicun

    migkhoaicun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    448
    Đã được thích:
    0
    hơ hơ, chuối, chuối, trên cả chuối mấy lão củ chuối Cà Mau. Nhưng này các bác, theo em thì chả nên trách các lão ấy làm gì, nếu là chị Nguyễn Ngọc Tư thì em còn cảm ơn mấy cụ khốt đấy ấy chứ. Vì với một nhà văn, tấm lòng đón nhận của bạn đọc là cao nhất, còn ba cái vụ kỷ luật lẻ tẻ thì làm được cái đếch gì cho đời. Sách vẫn bán ầm ầm, có bị đình chỉ đếch đâu. Điều đó càng chứng tỏ cho cả nước thấy sự ngu xuẩn của mấy ông nông dân đang tập tọng làm lãnh đạo chữ nghĩa kia. Mà có vụ kỷ luật này - dân tình càng xôn xao mà điên lên đi tìm sách của chị ấy để mua ấy chứ. Lão già họ Vưu cũng khéo tìm chi tiết để quảng cáo hộ chị Tư phết, giá lão chỉ chửi suông chắc cả làng cũng tặc lưỡi cho qua, đằng này lại giáo lên về vụ "nhân vật tôi bị cưỡng hiếp" thì chắc chắn luôn là sách sẽ cực kỳ chạy. Tớ nói thế cả làng thấy có đúng không? Chị Tư khi viết trogn tâm trạng trăn trở, câm lặng và bùng nổ bằng chữ nghĩa không hề có ý làm vẫn đục tác phẩm của mình như vậy, nhưng mấy ông già kia lại chọn đúng chi tiết k cần nói để nói thì cũng... OK thôi. Chắc trên bàn các bác cũng có vài quyền rồi mới hót được hay thế chứ. Vậy nhá. Chúc sách bán càng ngày càng chạy.
  8. vietnamheart1

    vietnamheart1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí Ngọc Bốn viết văn theo tớ còn hơi bị lủng củng + vẫn còn sử dụng chiêu sốc để gây chú ý + và tư duy vốn sống chưa được thâm hậu.
    Tuy nhiên, tớ ủng hộ đồng chí Bốn Cà Mau hai tay hai chân. Không thể để đồng chí bị chụp mũ oan uổng. Phải để cho đồng chí Bốn tự do ngôn luận, tự do viết văn như hiến pháp Việt Nam đã ghi. Phải bảo vệ đồng chí Bốn đến cùng.
  9. o0_NORA_0o

    o0_NORA_0o Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0
    mấy ông kia bức xúc ghê !!
    sự thật sao lúc nào cũng bị vùi dập thế nhỉ ???
    ... Mặt trời le lói ánh sáng trở lại khi trên đồng chỉ còn hai thân thể nhàu nhừ. Ai đó vãi từng chùm chim én lên cao, chúng cố chao liệng để khỏi phải rơi như lá. Người cha cởi cái áo trên người để đắp lên đứa con gái. Ông ta bò quanh nó, tìm bất cứ cái gì để có thể che cơ thể nó dưới mặt trời. Dường như đứa con gái đang chết, chỉ đôi mắt là rưng rức chớp mở không thôi. Câu đầu tiên nó hỏi :
    - Không biết con bị có con không, hả cha ?
    Nó hơi sợ hãi. Cảm giác một cái gì, nhỏ xíu nhưng lanh lợi như con loăn quăn đang ngụp lặn trong nó. Đứa con gái thoáng nghĩ, rớt nước mắt, trời ơi, có thể mình sẽ sinh con. Nhưng nó chấp nhận việc ấy, dù phũ phàng (với nó, chấp nhận cũng là một thói quen).

  10. truongyenthanh

    truongyenthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Theo báo Tiền Phong:
    TP - Mới đây, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiếp tục ký báo cáo số 41 đề nghị Đảng- Đoàn nơi nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sinh hoạt giáo dục, kiểm điểm nghiêm khắc do phát ngôn thiếu trách nhiệm.Thời gian vừa qua, dư luận nóng lên bởi báo cáo số 35 ngày 27/3 do ông Trần Văn Hiện, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau đề nghị Hội VHNT kiểm điểm phê phán nghiêm khắc nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tác giả truyện ngắn ?oCánh đồng bất tận? (CĐBT).
    Mới đây, ông Nguyễn Hữu Thành, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiếp tục ký báo cáo số 41 ngày 12/4/2006 về ?oĐại biểu HĐND và truyện ngắn CĐBT?.
    Báo cáo 41 cho rằng Nguyễn Ngọc Tư là cán bộ, viên chức nhà nước, sinh hoạt tại Hội VHNT, đồng thời là đại biểu HĐND tỉnh Cà Mau nhưng trả lời với báo Doanh nhân Sài Gòn và tạp chí Bông Sen xuân Bính Tuất: ?oNgoài việc ở Hội VHNT Cà Mau, làm nghị sĩ của tỉnh?
    Đó là công việc tệ nhất của em. Em thấy ngán ngẩm mỗi khi vào kỳ họp?, rốt cuộc em là ?onghị sĩ vật vờ?, ?ohội đồng ừ?? Ngoài ra, Nguyễn Ngọc Tư còn viết bài trên báo Tuổi trẻ Xuân Bính Tuất có đoạn: ?oTôi vẫn viết theo cảm xúc hồn nhiên của mình chứ chẳng ý thức nghĩa vụ, trách nhiệm gì đâu??.
    Qua việc trả lời trên, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau thấy Nguyễn Ngọc Tư ?ovới tư cách là cán bộ, viên chức nhà nước, đại biểu HĐND mà trả lời như thế là thiếu trách nhiệm, coi thường cơ quan quyền lực ở địa phương, làm mất uy tín HĐND, làm giảm sút niềm tin của cử tri đối với đại biểu HĐND và xem thường nông dân Việt Nam?.
    Từ đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có báo cáo đề nghị Đảng- Đoàn nơi Nguyễn Ngọc Tư sinh hoạt giáo dục, kiểm điểm nghiêm khắc về việc phát ngôn thiếu trách nhiệm.
    Theo báo cáo 41, khi NXB Trẻ phát hành tác phẩm CĐBT, có nhiều ý kiến gửi về Tỉnh ủy, UBND và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau không đồng tình việc truyện ngắn CĐBT được phổ biến trong xã hội, vì thiếu tính giáo dục tư tưởng.
    Hai luồng ý kiến khác nhau khá phức tạp, nhưng đa số là phản ứng nội dung không tốt, tập trung nhiều đối tượng, lứa tuổi phản ứng rất gay gắt, thậm chí đòi thu hồi cuốn sách vì không mang tính giáo dục?
    Những ý kiến phản ảnh đó tập trung vào các nội dung sau: Nói xấu chế độ về việc tổ chức quản lý xã hội ở nông thôn quá tồi tệ, tác giả phỉ báng quê hương, những nhân vật trong truyện ngắn CĐBT đưa những hiện tượng cá biệt hoặc chỉ mang tính hư cấu tưởng tượng làm hiện tượng điển hình cho một giai cấp, một cộng đồng, một địa phương là điều không thể chấp nhận được.
    Có nghĩa là không mang tính phổ biến, lại thiếu tính nhân bản. Như vậy, truyện ngắn CĐBT thiếu tính giáo dục xã hội, giáo dục con người và thiếu định hướng chân- thiện- mỹ để con người vươn tới.
    Cho nên Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị Hội VHNT thường xuyên có định hướng chính trị cho hội viên (trong đó có Nguyễn Ngọc Tư) được học tập lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao ý thức trách nhiệm của người cầm bút cách mạng.
    Đồng thời báo cáo 41 đề nghị Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương chỉ đạo các báo tiếp tục đề cập vấn đề này thì phải đăng cả hai luồng ý kiến khác nhau (khen, chê) hoặc không đăng các bài đề cập đến truyện ngắn CĐBT.
    Nguyễn Tiến Hưng
    Các bác nghĩ sao hả các bác nhà báo?

Chia sẻ trang này