1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác giả Ngu Yên

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi away, 21/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Đàn Bà
    Nếu thần tiên hỏi:
    - Con yêu ai nhất?
    Tôi thành khẩn trả lời:
    - Con yêu đàn bà
    Nếu thần tiên hỏi thêm:
    - Làm sao con mới chịu yêu ta?
    Tôi trả lời không suy nghĩ:
    - Xin ngài hóa thân làm đàn bà.
    Từ khi đàn bà là nhan sắc
    Trăng sao lu mờ, hoa tươi tàn tạ
    Từ khi đàn bà là hạnh phúc
    Đàn ông là nỗi hẩm hiu
    Nơi nào có đàn bà
    Thú vật muôn loài hóa đàn ông
    Vì biết yêu đàn bà
    Tôi trở thành phàm tục
    Quí ông, quí anh trở thành phàm tục
    Đáng lẽ chúng ta là thiên thần
    Rong chơi suốt đời không cần làm việc
    Nếu thần tiên hỏi:
    - Con ghét ai nhất?
    Tôi thành khẩn trả lời:
    - Con ghét đàn bà
    Nếu thần tiên hỏi thêm
    - Làm sao cho con khỏi ghét ta?
    Tôi quì xuống trả lời:
    - Xin hóa phép con thành đàn bà

    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...
  2. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Đẹp và Làm Đẹp
    Đẹp là một ý nghĩa dễ hiểu và mơ hồ. Một bông hoa đẹp, một thiếu nữ đẹp, dễ hiểu. Một ý tưởng đẹp, bắt đầu hơi khó hiểu. Một câu thơ đẹp, mơ hồ. Tôi thường hay suy nghĩ về ý nghĩa của đẹp và quan niệm về đẹp vì tôi biết, làm nghệ thuật là làm đẹp. Tôi chọn làm thơ để làm đẹp cuộc đời tôi và làm nhạc để làm sướng cuộc sống tôi.
    Đẹp dễ hiểu hay mơ hồ là tùy vào cái gì đẹp hoặc làm đẹp cái gì. Cái gì đó càng cụ thể càng dễ cảm nhận. Càng thực tế càng dễ hiểu. Càng cụ thể càng mang giá trị tương đối. Càng trừu tượng càng đòi hỏi giá trị cao cấp, tiến về tuyệt đối và chắc chắn sẽ không bao giờ có.
    Một thanh niên bị sắc đẹp quyến rủ, thu hút, sẽ rơi vào một trong ba trường hợp sau đây. Hoặc anh tán tỉnh, tìm đủ mọi cách để cô ấy trở thành tình nhân, cưới về làm vợ. Hoặc anh thua cuộc, về tương tư ít lâu, tìm người đẹp khác. Hoặc anh cưỡng hiếp, chiếm đoạt sắc đẹp kia. Người làm thơ cũng có kẻ đến chơi với thơ một thời rồi bỏ đi. Tìm vui một nơi khác. Có kẻ yêu đủ, chung thủy, suốt đời với thơ thì mới tận hưởng được sắc đẹp của thơ. Nói ra như làm khó nhau nhưng kẻ mới vào thơ chỉ hưởng sắc. Phải ở lâu, tận tụy, mê mùi thơ mới nắm được cái đẹp. Đã được đẹp thì không cần sắc. Có kẻ làm thơ như thi tặc. Mỗi khi có nhu cầu, tìm đến áp bức thơ. Đẻ ra những bài thơ như sâu. Làm rầu nồi canh.
    Cưỡng đoạt thì không thể hiểu được mối tình già, mối tình kết tinh từ khốn khó khoái lạc u uất bực bội thương xót ganh ghét khoan dung, đã được thời gian tác tạo và làm chứng. Thơ cũng như người. Thơ già theo thi sĩ. Đã già thì đẹp không thuộc về sắc mà thuộc về hương.
    Trong đời, tôi đã nhìn thấy nhiều cảnh đẹp, gặp nhiều người đẹp, đọc nhiều văn thơ đẹp. Có cái đẹp khiến lòng tham muốn. Có cái làm ta an lành. Có cái làm sung sướng. Có cái làm ta suy tư. Có cái khiến ta giác ngộ. Tôi yêu cái đẹp trước khi làm thơ làm nhạc. Tôi quả quyết rằng, chính sức đẹp này đã khiến tôi chọn thơ và nhạc để bày tỏ. Về sau tôi hiểu rằng không phải là bày tỏ mà là cách tự vệ trước những buồn khổ, phiền hà, hệ lụy của nợ đời. Một người sinh ra như dọn vào căn phòng riêng. Ở càng lâu càng khám phá ra nhiều hư hỏng. Nền vách tồi tệ dần. Không dọn đi đâu được. Đành phải làm đẹp căn phòng của mình để tháng ngày còn lại thoải mái cưu mang. Dù giá trị cuộc đời là phiền toái, mỗi ngày sống với cái đẹp cũng tạo ra những niềm vui riêng. Tôi làm thơ vì vậy.

    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...
  3. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Đẹp mang đến cho tôi cảm giác lãng mạn, bóng dáng của ý nghĩa, cội nguồn không thật của lý do. Đẹp là cách sống hơn là mục đích và ý nghĩa sống. Đẹp là nghệ thuật của khoan khoái thở hơn chính là hơi thở mặc dù hết thở là chết. Đẹp vừa có giá trị tương đối vừa có giá trị tuyệt đối hảo huyền đối với tôi.
    Năm ấy tôi học lớp Ba. Thành phố Qui Nhơn vào đầu thập niên 60 còn đồng không nhà trống. Từ nhà đến trường, những dảy đất hoang tiếp tiếp Gai Lưỡi Long, cây Mủ và cây hoa vàng có trái giống trái đậu nành nhỏ. Một trưa, trên đường từ trường về, tôi để ý một chùm cây hoa vàng có gì khàc lạ trên một bãi đất trống gần nhà. Đến gần, thấy những trái nhỏ dài bằng độ hai lóng tay ra đầy cây, nhiều hơn cả lá xanh. Trái màu xám xám nâu nâu. Cảm tưởng lúc đó như những mẫu thuốc cẩm lệ mà dì tôi dán xung quanh nhà khi hút dư. Sau khi ăn trưa, bỏ ngủ, đi học sớm, tôi ra lại cây hoa. Không hiểu động lực nào khiến tôi phải ra lại. Tôi không phải là người thích hoa. Trưa nắng và gió lặng. Tôi nhớ rất rõ. Đang đứng nhìn những trái cây và bâng quơ chờ giờ đi học, tôi thấy từ trong một trái có một vật bò ra. Nở ra một đóa hoa vàng hai cánh. Rồi một,, rồi hai, rồi trước sau trong thoáng chốc hoa vàng nở khắp cây. Tôi sửng sờ nhìn những cánh hoa chập chờn. Vàng dần, lộ những chấm đen rõ rệt. Rồi từ từ một cánh hoa bay lên. nhiều cánh hoa bay lên. Đồng loạt hoa rời cành bay lên không trung. Loạng choạng, lừng khừng nhưng rồi uyển chuyển tỏa ra khắp bãi trống. Cây hoa bấy giờ chỉ còn lơ thơ vài lá xanh và những trái kén bể ruột lung lay. Được chứng kiến cảnh sâu **** thành hoa này đã hơn 40 năm. Nhớ lại vẫn như trước mắt. Sau này đọc một câu thơ Hài Cú, "Cánh hoa rụng xuống, **** bay lên..." Tôi biết người xưa muốn nói gì. Chuyện ấy đẹp vô ngần.
    Càng nghĩ đến con **** của lãng mạn, con **** của Trang Tử, con **** của triết lý, tôi càng thấy cái đẹp của hôm đó liên quan đến đời tôi. Nghệ thuật phải chăng là những cái tầm thường phải rụng xuống để bay lên, để sống thật sự với hồn riêng. Tác phẩm rời tác giả với linh hồn riêng của nó. Hồn ấy có thể giống hồn tác giả nhưng không phải là hồn tác giả. Những tác phẩm không hồn, không thể tự sống, tự bay theo thời gian. Trưa hôm ấy, tôi trốn học. Ở lại quanh quẩn bên cây hoa. Tìm những cái kén còn treo trên cành không nở hoa. Tôi đã xé kén bằng cái kéo thủ công và -dầu bút chì nhọn. Con **** con run rẩy chui ra và chết như những bài thơ tôi vứt vào thùng rác.
    Làm thơ là làm đẹp. Làm đẹp cho ai, cho cái gì hoặc cho chính cái đẹp. những điều này không quang trọng. Thi ngôn chí, người xưa thích làm đẹp lý tưởng. Lý tưởng lúc nào cũng là giấc mơ lớn của người. Thời nào, thế hệ nào cũng vậy. Có gì đáng chê thơ làm đẹp lý tưởng? Vị nhân sinh, Làm đẹp con người. Đây là cách thật nhất để làm con người càng ngày càng cách xa loài vật. Không phải trí khôn, không phải văn minh, không phải luận lý, không phải vật chất... mà chính cái đẹp của trí khôn, cái đẹp của văn minh, cái đẹp của luận lý, cái đẹp của vật chất... làm chúng ta càng lúc càng thiên thần. Vị nghệ thuật, làm đẹp cho cái đẹp được đẹp hơn là việc đứng đắn. Làm đẹp không thuộc về bản năng sinh tồn mà thuộc về bản năng phát triển. Một trong những bản năng chỉ có nơi con người.
    Có thể nói, một người sau khi ăn no mới nghĩ đến chuyện ăn ngon. Sau khi ăn ngon mới nghĩ đến cách ăn sao cho lịch lãm. Làm thơ là nghệ thuật bắt đầu từ ngon lên đến lịch lãm. Làm thơ là làm đẹp bằng ngôn ngữ. Như thế là đủ. Bởi vì không cần làm đẹp cho ai, cho cái gì, ngay cả cho chính cái đẹp cũng không, nên chữ làm đẹp có ý nghĩa rất mơ hồ. Không có gì cụ thể hay thực tế trong việc làm đẹp này.
    Tôi nghĩ, cái đẹp tuyệt đối chỉ là sản phẩm tưởng tượng của loài người. Nói văn vẻ hơn, chân thiện mỹ là những ước mơ không bao giờ có. Đẹp chỉ có tương đối. Vì trong mỗi cái đẹp đều có cái không đẹp và cái xấu. Nhưng phần đẹp nhiều hơn, lấn lướt nên ta thấy đẹp, cảm nhận đẹp mà lờ đi, quên đi cái xấu.

    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...
  4. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Khi nói rằng làm thơ là LÀM ĐẸP, có nghĩa là làm xấu một phần nào. Trong thực tế, không thể tách rời đẹp và xấu. Khi làm đẹp một cách tương đối, có nghĩa là phần đẹp đánh dộng vào cảm súc, vào giá trị nghệ thuật, vào không khí sự việc, vào tổng quan đời sống. Suy tư như vậy là lý thuyết, là -dơn giản. Chuyện thật phức tạp và nhiêu khê hơn.
    Câu chuyện kễ lại của một thầy tu sau thành nhà thơ:
    Tôi vào nhà tu dòng Sư Huynh từ năm lớp Nhất. Tiểu chủng viện nằm ở thành phố Nha Trang, ven biển. Khi đến các lớp lớn, mỗi mùa hè, chúng tôi chia nhau đi phục vụ ở các trại thiện nguyện, trại cùi, viện mồ côi....Hè năm Đệ Tứ, tôi theo một sư huynh lên ngôi làng nhỏ gần Ban Mê Thuộc. Làng tân cải được phát rừng sơ sài làm tạm trại cùi cho người thượng, về sau có cả người kinh. Mọi phương tiện đều thiếu thốn. Những người ít bệnh hoặc mới phát bệnh ở phần ngoài. Càng vào sâu trong làng là những bệnh nhân trọng bệnh. Cuối làng là bải tha ma, đầy cây thập giá chôn thẳng hàng. Có lẽ, đây là nơi ngăn nắp thứ tự nhất trong làng. Có ba giếng nước nằm ở đầu, giữa và cuối làng. Còn giếng nước thứ tư, tôi không được biết cho đến một -dêm trăng.
    Đêm ấy, trăng khá già nhưng chưa khuyết lắm. Mây nhiều nên ánh sáng khi tỏ khi mờ. Đêm nào thấy đom đóm nhiều, tôi đi bắt nhốt vào chai làm -dèn. Hôm sau cho các trẻ em, chúng khoái lắm. Tôi đi chơi và dạy các em học nhiều hơn là giúp các ma sơ, các linh mục săn sóc bệnh nhân.
    Tôi bắt đã đầy hai chai, đom đóm vẫn còn nhiều. Vào sâu trong rừng, bất chột thấy có người đang tắm giếng. Cái giếng này tôi chưa đến bao giờ. Trăng mờ nhưng tôi rất xúc động khi biết người đang tắm là một cô gái.
    Ở nhà dòng, vào tuổi dậy thì, chúng tôi có học về sinh lý. Nhưng với sức lực tràn trề và phát động của tuổi đang lớn, những điều học lý thuyết kia càng tăng lòng tò mò. Thấy một người nữ tắm trần truồng dù không rõ, đối với tôi lúc ấy là một hiện tượng kinh hãi, sung sướng, hồi hộp, tội lỗi, tham muốn, .....Trong mỗi con người đều có một con ma. Trong thầy tu, có con quĩ. Tôi lết lại gần, núp sau lùm cây. Nhìn một cảnh tượng rạo tực, đẹp đẻ, mê mẩn. Không có ngôn ngữ nào để tả thân hinh đang xuân xoay lượn, ẻo lả, xuống lên trong ánh trăng huyền hoặc. Không gian ***g lộng nhạc côn trùng. Tiếng nước xối xuống từ chiếc gàu chạm vào da nghe rần rật ù tai. Người con gái múa. Đôi tay luồn qua chậm chậm luồn lại chậm chậm khắp người từ ngực xuống chân. Tóc rớt xỏa chợt hất tung lên. Cả người rung theo. Vũ điệu câm dìm tôi vào cơn sốt. Mãi mãi về sau này, tôi vẫn không gặp được cảnh tượng, cản giác nào đẹp sống như -dêm ấy.
    Tôi đoán trăng ra khỏi lùm mây. Ánh sáng rực rỡ hơn. Tôi nhìn thấy thân thể thiếu nữ rõ ràng hơn. Từ bao tử ựa trào lên nước chua. Nước cay thốc ra miệng. Tôi lấy gân bụm lại. Nuốt xuống. Mắt vẫn không rời thân thể dễ sợ kia. Trên làn da những ung mụt lở lói, những vết nứt, những sần sùi lộ dần dưới ánh trăng.
    Đối với người từng trải, thấy thiếu nữ tắm trần không đến đỗi đẹp hừng hực như thầy tu. Người đã từng nằm ngủ chung với xác chết ung thối giữa trân địa, sẽ không mữa thốc khi thấy ung nhọt người cùi. Cái đẹp ảnh hưởng trên mỗi người mỗi khác. Do đó, cái đẹp tương đối ngoại trừ trong đẹp đã có xấu, còn tương đối ở chỗ mỗi người tiếp nhận, định giá và diễn đạt cái đẹp khác nhau. Quá trình từ đẹp để làm đẹp quả thật là nhiêu khê.
    Nếu tương đối đã có từ bản chất của đẹp thì phương tiện và hành động của đẹp cũng chỉ có tính tương đối. Nghệ thuật thơ là làm đẹp thơ ca. Nghệ thuật sống là làm đẹp đời sống, Nghệ thuật yêu là làm đẹp yêu đương.....Cùng một lúc là làm xấu thơ ca, làm xấu đời sống, làm xấu yêu đương......Nếu người nữ kia không có những mụt ung cùi vở mũ, phải chăng nàng là một mỹ nhân? Nhưng dù với bệnh phong cùi, phải chăng nàng đã là mỹ nữ?
    Nghệ thuật là vừa làm đẹp lại vừa làm xấu. Làm đẹp nhiều làm xấu ít? Phải chăng nghệ thuật không phải là làm đẹp như thường được định nghĩa? Phải chăng nên bắt đầu tìm hiểu lại nghệ thuật? làm sướng? làm khoan khoái? làm thỏa mản tham vọng hoặc ước mơ? Hoặc giả nghệ thuật là làm đẹp cái ta muốn và làm xấu cái ta không muốn, người khác muốn?
    Tôi tưởng mình đã theo cái đẹp 50 năm là hiểu được một ít về cái đẹp. Không ngờ đến tàn cuộc lại bỡ ngỡ như vậy. Tuy nhiên tôi vẫn có thể kết luận như thế này: Chính nghệ thuật đã dự phần lớn vào việc càng ngày càng đẩy tôi rụng xuống thất bại. Đừng nói chi hai chữ số mạng. Nghệ thuật khiến hồn nhạy cảm hơn khi chạm mặt cuộc sống. Nghệ thuật làm nhân sinh quan dửng dưng trước những thành công của xã hội. Nghệ thuật làm xử thế với lòng ưu ái hơn là phòng thủ, tính toán. Nhưng đời như con sói, bản chất đời phải chăng hơn cả lang sói?, hễ thụt lùi, nó tiến lên. Hễ hiền hòa, nó hung dữ. Hễ không chống cự, nó nuốt chửng. Nhưng dù sao tôi vẫn chọn sống với nghệ thuật hơn những cách sống khác. Trước sau, những kẻ sống nghệ thuật, làm nghệ thuật cống hiến cho nhân loại thường là kẻ thất bại.
    Ngu Yên

    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...
  5. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Bên Trong Đàn Ông
    Em có biết làm đàn ông rất chán
    Một nửa trên ước vọng sống anh hùng
    Một nửa dướii làm tiểu nhân tồi tệ
    Mảnh đời con hai kẻ lạ chia chung
    Tiểu nhân cõng
    Anh hùng suy nghĩ
    Đầu tiểu nhân đụng đáy quả tim
    Miệng tiểu nhân nằm sau lỗ rún
    Tim tiểu nhân nơi háng con người
    Tim anh hùng đập trong não bộ
    Trí anh hùng gần chạm thánh thần
    Tay anh hùng thường khi qúa ngắn
    Chân tiểu nhân dài bước rất nhanh
    Em có biết làm đàn ông lạ lắm
    Lòng tiểu nhân mà trí phải anh hùng
    NGU YÊN
    =============================================
    Có một điều khi giới thiệu tác giả quên không nghĩ ra. Đó là xin phép tác giả cho phép post các tác phẩm của ông lên đây. Nhưng không biết liên lạc thế nào. Nên đành mong tác giả nếu đọc thì lượng thứ cho sự tùy tiện (vì muốn mọi người cùng có những cái nhìn rộng hơn về thi ca) này.

    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...
  6. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Bánh Tráng Thơ
    Bình Ðịnh có bánh tráng. Bánh tráng ở quê tôi dày và to. Khi đói, nhúng nước, cuốn lại, ăn không ba bốn cuốn, uống một gáo nước lạnh, một lát sau, no nhu bữa cơm chiều. Xưa lính của vua Quang Trung nhờ mang bánh tráng nhẹ, ăn bánh tráng no mà chạy nhanh về Bắc, đánh giặc Tàu như sấm bưng tai.
    Sau này đi lưu lạc nhiều nơi. Bánh tráng các miền khác thường mỏng và nhỏ. Trông thanh cảnh nhưng ăn kém no. Cuốn hay rách. Mới đầu tôi thích ăn cái đẹp của mỏng và nhỏ. Về sau mới nhận ra chất dày và lớn khuôn là chất của máu tôi.
    Một người làm thơ đã ăn uống ngôn ngữ của dân tộc, lại thấm nhuần cái hay dở của ngôn từ dịa phuong mà cố bắt chuớc cách xử dụng ngôn năng của địa phương khác thì giống nhu đa số nguời da đen. Họ thường dẫn đầu khi chơi thể thao hoặc ca nhạc nhưng bước vào ngạch công chức hạng A, B thì dở trăm bề.
    Một bài thơ tương tự như cái bánh tráng ở quê tôi. Nhìn từ ngoài thấy lớn, dày và cứng cắp. Nhúng nước lại dẻo dai. Gói biết bao là gia vị hương sắc đời sống bên trong mà không rách. Ăn no bền. Làm bằng bột gạo nguyên chất. Như cơm.
    Có những nhà văn nhà thơ người miền Trung lại giả giọng Bắc khi sáng tác vì họ nghĩ văn chương "chính thống" tràn từ Bắc vào Nam. Ðọc họ. Tôi cảm thấy có giả lợn cợn như nguời Bắc giả Cải Lương, như người Nam giả chèo. Tôi càng già càng thích nhai trứu bánh tráng Bình Ðịnh. Có chất ồ chấy, chất thàng và củ mì.
    Nguời Bình Ðịnh thuờng nói: "Dẫy na". Câu ấy có thể là câu tóm gọn của nguyên văn: Phải như vậy không ạ? (Thật như vậy không). Dùng như câu hỏi hoặc dùng như câu dệm khi lòng đã thuận nhưng tỏ một chút ngờ.
    - Nghe nẫu nói: Tiền ở Mỹ đẹp hơn thơ.
    - Dẫy na?
    - Mời bạn di uống cà phê nhưng bạn phải trả tiền.
    - Dẫy na. Chơi dẫy ai chơi.
    Dẫy na là một thí dụ diển hình về sự đặc thù của ngôn ngữ địa phương. Vùng nào cũng có tiếng riêng của vùng ấy. Thơ không cần phải dùng những chữ đặc thù này, ngoại trừ cố ý. Nhưng cá tính của ngôn ngữ từng vùng từng miền tức là một phần cá tính của tác giả đã sinh truởng hoặc lớn lên ở đó. Không thể hiện được tinh thần ngôn ngữ địa phương nhau rốn máu thịt, tức là thơ chưa chín cá tính.
    Khi thơ trọng về ngôn ngữ thuờng ngã về diện súc tích như thơ của Lê Ðạt trong Bóng Chữ. Thơ quá súc tích trở thành bài toán mà tình cảm bình thuờng ít muốn dây dưa.
    Ngôn ngữ thơ súc tích hay không là tùy cá tính và thói quen của tác giả trong giai đoạn sáng tác ấy. Có người suốt dời thích chơi chữ súc tích. Càng khó càng khoái. Có nguời thay đổi theo từng giai doạn. Có nguời lại tùy vào loại thơ mà dụng ngôn ngữ.
    Loại thơ thuờng tùy thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm, hồn thơ và cảm hứng lúc sáng tác bài thơ của từng tác giả.
    Chữ thơ của tôi đến tự nhiên. Có những bài thơ viết một mạch từ đầu đến cuối. Như đang đói bụng, bưng tô cháo lên, húp cái rụp. Ngon đáo để. Húp hết vẫn thòm thèm. Muốn viết thêm vai chữ mà -dã cạn đáy. Chữ nhảy ra nghiêng ngã ra sao thuờng để như vậy. Sửa đổi vài chữ là nhiều.
    Có những bài, khi bắt dầu, ý niệm và ngôn ngữ trào ra. Lúc dồn dập lúc yếu ớt. Ðê mê nhất là khi ý tứ và ngôn từ lần luợt tuôn ra hết câu này đến câu khác. Một lát sau, khi cảm hứng tan dần, ý tứ bắt dầu cà khựng, phải nghĩ đi nghĩ lại mới tìm ra chữ hoặc tứ. Ðột nhiên có cảm giác lắng dịu. Ðọc lại thấy cũng khá. Chưa vừa ý chỗ này, dẻo một miếng. Chua vừa ý chỗ kia, dắp một mãnh. Biết dã dến lúc chấm hết. Tự dung câu tho kết xuất hiện. Ðôi khi lảo đảo một chút nhưng thuờng sẽ rớt vào đúng chỗ. Một cảm giác khoan khoái tràn ngập. Ðọc di đọc lại thấy sung suớng. Có khi để y nhu vậy. Có khi sữa lui sữa tới. Sữa nhiều quá là dấu hiệu nên vất bỏ bài thơ. Những bài thơ ngắn thuộc về cảm tính thuờng được sinh sản một trong hai cách trên. Thông thuờng, tôi để những bài thơ bị nghi ngờ đẻ non, bị tàn tật, bị nhiễm trùng qua một bên. Vài hôm sau đọc lại, hoặc bỏ hoặc giữ hoặc tiếp tục nghi ngờ. Tháng sau đọc lại. Năm sau đọc lại. Truớc khi in sách, đọc lại. Nhiều con, bỏ bớt có khi dễ nuôi.
    Thơ dài, thơ truờng ca hoặc thơ ngã về diện động não xuất hiện khác hơn. Chậm hơn nhưng kết tụ những nhận xét hoặc ý suy tư lâu ngày. Có bài làm rất lâu. Có khi cả năm hoặc hơn. Ðiều quan trọng ở thể thơ này là cảm súc. Phải kéo tiếp nhau như đợt sóng. Khi lớn khi nhỏ, đưa vào ý tứ mới, xáo động mới, nhiệt lực mới, say sưa mới. Giống như một nguời tự xây nhà cho mình. Xây xong phòng khách. Xây tiếp phòng an. Phòng này cửa lớn. Phòng kia hai cửa tròn. Ngừng lại suy tư. Lấy thêm chất liệu. Xây sang phòng ngủ. Lúc nào cũng tận tâm tận lực làm cho hoàn hảo. Say sưa làm ngày làm -dêm nhung không làm ẩu. Ðặc biệt là bắt đầu xây theo một đồ án dã kế hoạch xanh sẵn nhưng thường chấm dứt bằng một ngôi nhà khác hơn. Có khi khác hẳn. Nghệ thuật vốn là sự kết hợp của tự nhiên và ngẫu nhiên phát ra từ một tài năng được chuẩn luyện lâu ngày.
    Làm được một bài thơ dài ưng ý là một duyên ngộ, một lần may mắn. Cảm xúc èo uột hoặc tiệt nửa đường là bỏ. Nghỉ một thời gian, đọc lại, cảm xúc vẫn mạnh đủ để bật sáng tác thành lửa đốt tiếp, đòi hỏi tác giả phải yêu thích và say sưa với những điều còn muốn nói. Tìm giá trị của bài thơ dài là tìm sức lôi kéo của sáng tạo qua từng ngã quanh. Tưởng đã tàn vậy mà bừng bừng lôi cuốn như con sóng vừa rút đi đã đập tới con sóng khác. Tôi tập làm thơ dài để tập sự nhạy cảm. Tôi yêu cảm giác lúc tình ý hỗn loạn chạy xuống những ngón tay nhảy lọc cọc trên bàn chữ điện toán. Vừa đánh cho kịp vừa thoáng hối hận đã không chịu học đánh máy dàng hoàng. Có khi tổ trác, cắm cúi nhìn ngón tay sợ gõ trật, ngẩng lên xem màn ảnh chẳng hiểu đã viết gì. Số và chữ lẫn lộn vào nhau.
    Thơ có giá trị không cứ ở thời gian sáng tác, không tùy thuộc chiều dài của bài thơ, không ăn thua đến loại thơ gì. Làm thơ là làm thơ. Các thứ khác, mặc kệ. Nhất là qui tắc và luật thơ.
    Nguời Bình Ðịnh cố tật ồ chấy, nói nhiều làm ít. Tính này ăn khớp với thơ. Nhưng hay cứng cổ cải vã về qui tắc. Trọng truyền thống, lễ nghi như người đội đá. Nhà văn Cao Hành Kiện, nhà văn Trung Hoa vừa lãnh giải Nobel văn chương năm 2000, có viết, truyền thống là những viên đá, chỉ nên dùng để lót đường đi, không nên mang trên vai.
    Truyền thống bắt nguồn từ sáng tạo nhưng lại kềm hãm và giết chết sáng tạo. Không có truyền thống, không có hôm nay. Chỉ có truyền thống, không có ngày mai.
    Cũng như bánh tráng. Xưa nhúng nuớc, chấm nuớc mắm nhỉ ăn không. Sau biết quấn bún, bánh xèo, nem chả. Bây giờ bánh tráng qua đến Mỹ, thiếu gì thứ dể quấn. Chưa thử làm sao biết không ngon?

    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...
  7. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Thơ Nặng Hay Nhẹ?
    Danh tiếng là thứ phù ảo bên ngoài. Chắc ai cung biết điều ấy. Vậy mà mấy ai thoát đuợc nó, kể cả tôi. Ông ngoại tôi lúc còn sống, đã nói thế này: Danh tiếng như áo quần. Không đáng thí mạng mua về. Nhưng đã làm nguời không thể sống trần truồng.
    Thơ Nghệ thuật và thơ Phổ thông. Thơ Nghệ thuật lấy nghệ thuật làm sáng tác. Thơ Phổ thông lấy những diều quần chúng yêu thích mà sáng tác. Loại nào cung có tú tài. Tho Phổ thông dễ duợc cổ vỏ mà sớm bị lãng quên. Thơ Nghệ thuật hoặc tồn tại về sau hoặc không ai biết dến. Những thiên tài về thơ thuờng dung hợp được cả hai. Thơ Nghệ thuật và Thơ Phổ thông dều không thoát khỏi định luật căm bản: sinh tồn và tiến bộ. Thơ Phổ thông chiếm ưu thế ở sinh tồn. Thơ Nghệ thuật, ưu thế ở tiến bộ. Không phải loại thơ nào cao hơn, giá trị hơn, mà thi sĩ nào có bản lãnh hơn.
    Áo quần khởi dầu dùng dể che dậy. (Giá nhu không dùng áo quần, có lẽ con nguời ít cần luật pháp và tôn giáo. Tôi thử nghi vậy thôi. Không ẩn ý.). Áo quần cần bền bỉ và thiết thực. Về sau, càng lúc càng chế biến. Thành phục sức. Trang sức. Thời trang. Xa lắt cái bao che, làm dẹp thuở nào. Danh tiếng nếu không dến bằng tài nang hoặc tâm dức thật sự sẽ nhu các bộ y phục lộng lẫy lòe loẹt mà thôi. Ngoại tôi giải thích nhu vậy
    Bản lãnh nguời nghệ si ở chỗ không nói mà làm. Viết những điều đã tin và sống với. Tác phẩm là chứng cớ của giá trị và tận khả năng trong lúc đó mặc dù về sau có thay đổi hoặc chối bỏ. Dùng nghệ thuật để làm tang thêm giá trị nghệ thuật là công việc chính của nghệ sĩ. Những nghệ si nào phải dùng lời rao giảng hoặc một hình thức (nhờ vả quảng cáo) khác để làm tác phẩm tăng thêm giá trị với mục dích đánh bóng cá nhân, những kẻ ấy giống nguời gánh hát.
    Ở phố tôi, lúc còn nhỏ, có gánh hát Trăng Ngàn Nội. Chủ là một nguời hàng xóm. Tài tử đa phần là vợ con, nguời quen và bạn bè. Mặc dù là Trăng Ngàn Nội nhưng chưa thấy họ đi đâu bao giờ. Mỗi khi lễ lạc tết nhất, gánh Trang Ngàn Noi cũng qui tụ duợc một số bà con lối xóm nể mặt. Ðông nhất là con nít. Họ diễn tuồng thì ít mà la hét thì nhiều. Giả dạng thế nào, thực chất vẫn dở. Ngoại tôi vẫn nói: Những thi sĩ, văn sĩ nào phải tự ca tụng họ, hoặc năn nỉ nhờ cậy nguời khác ngợi khen họ, hoặc thủ đoạn để đuợc khen thuởng, thì giống như các diễn viên trong gánh Trang Ngàn Noi. Sống nghe người cuời. Chết bị người chê.
    Ở phố tôi, có một nguời làm thơ thường hay lên sân khấu nói rằng: "Thơ không có gì để nói nhưng nếu phải nói về thơ, tôi xin được nói: Thơ không có gì để nói.". Thơ không có gì để nói nhưng ông vẫn lên sân khấu hoặc tập trung nhiều nguời hiếu kỳ để nói.
    Một nguời cần sự giúp dỡ, cầu cạnh giúp dỡ, nhung lại làm bộ không cần sự giúp dỡ này, khi làm thơ, thơ họ cũng mang ý định tương tựa như vậy. Như những đứa trẻ quen nương tựa nơi nguời lớn, xem đó là việc tự nhiên. Thi si không có lòng tự trọng thì chỉ còn thi, mất chữ sĩ.
    Sợ hãi biến con nguời luôn luôn là -dứa trẻ. Sự độc lập làm cho nguời quen can đảm. Dám mạo hiểm khám phá điều mới. Nhận lỗi lầm, nhận dở, một ý tiến bộ. Hoang mang nhưng tự tín. Thất bại nhưng có lương tâm. Thành công là buớc khởi đầu.
    Ông tôi thường đưa tay lên như thầm kêu trời mỗi khi thấy nhà thơ ấy buớc lên sân khấu. Có lần ông nói với tôi: sau này lớn lên nếu có làm thơ, hãy để thơ nói thay người. Thơ hay như con su tử, tự nó sẽ gầm lên. Gây chấn động rừng núi phố làng. Chỉ có loài khỉ mới nhảy nhót, chí choét, quăng đá, đu cây để gây sự chú ý cho nguời đi qua.
    Thơ hay không phải vì nhiều người nói hay, hãy để thời gian nói hay. Thời gian càng lâu, lời thời gian càng có giá trị. Thơ dở rất dễ biết. Hãy lắng nghe tác giả, vì hắn biết thơ hắn không hay nên tìm nhiều cách khác để che dậy. Một người không có lòng chân chính thì làm sao thơ hắn có sự chân chính?
    Ông tôi dạy tôi nhiều điều về sống về thơ về lòng tử tế. Tiếc là lúc trẻ không học được bao nhiêu. Về già thì ông tôi đã qua đời. Tôi có cảm giác, tự trọng là một khối nặng như tạ cân, giữ lòng ham muốn không bay cao hóa qúi. Nhưng liệu lòng tự trọng và tài năng có liên hệ gì mấy? Còn tự trọng và nghệ thuật liên hệ ở đâu?
    Tôi dã gặp nhiều nghệ sĩ rất tài hoa mà không mấy có lòng tự trọng. Bê bối như có tật có tài. Ngược lại, nhiều nghệ sĩ như thánh hiền, tác phẩm lại tầm thường.
    Hoặc giả lòng tự trọng về nghệ thuật khác với lòng tự trọng trong đời sống xã hội?
    20-11-01

    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...
  8. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0


    ...em có thấy trái tim đời không
    mong manh như hoa giữa cơn giông...
  9. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    đọc:
    dừng lại dừng lại dừng lại dừng lại dừng lại dừng lại
    dừng lại đường một chiều gặp chúa không lối đi
    dừng lại dừng lại dừng lại dừng lại dừng lại dừng lại
    dừng lại đường một chiều gặp phật không lối về
    dừng lại dừng lại dừng lại dừng lại dừng lại dừng lại
    ngu yên
    thấy lối thoát
    chạy ra
    lộn đường​
    đọc 2:
    lối này bí lối kia bí lối nọ bí lối trước bí
    lối sau bí lối lối bí
    bí lối thời gian một chiều-?olạy chúa?
    không phải ngõ ra
    lối này bí lối kia bí lối nọ bí lối trước bí
    lối sau bí lối lối bí
    bí lối sống chết một chiều-?omô phật?
    không phải ngõ ra
    ngu yên hỡi
    đường ra duy nhất
    hãy đi
    dù thiên hạ nghĩ rằng lạc lối​
    đọc 3:
    nhà vây xe vây điện vây bảo hiểm vây
    hụi vây chi phí vây
    vây kín đường trái một chiều
    chúa vây
    cha vây mẹ vây vợ vây con vây bạn vây
    quen vây lạ vây
    vây kín đường phải một chiều
    phật vây
    vây vây vây vây
    vây vây
    ngu yên
    thoát thân lối này
    lối này bậy hơn bị vây​
    Nếu bài thơ không đọc, chỉ thấy:
    nhiều bảng hiệu STOP theo thói quen đi
    đường sẽ có cảm giác bị ngăn chận tù túng
    thấy đường một chiều tuân theo thói quen
    không dám đi ngược đường một chiều cuối
    cùng dẫn đến tôn giáo thấy không phải
    lối ra tác giả chỉ còn một lối thoát vậy
    mà trật
    ai nói là trật đường? thói quen của đám
    đông? giá trị của lịch sử? truyền thống?
    nguyên tắc của luật lệ? khi cái đúng của một
    người mà thua đám đông thì người ấy là
    khùng điên lập dị bị xử phạt bị chối bỏ bị
    khinh khi nếu cái đúng của một người mà
    thắng đám đông thì người ấy trở thành giê su
    thích ca khổng tử càng ngày những đúng
    sai hay dở đẹp xấu thiện ác trở thành những
    bảng stop dày đặc xung quanh những
    đường một chiều dẫn vào ngõ cụt biết thoát
    lối nào về đâu? thử lấy tên ngu yên ra thay vào tên của người đọc hay bất cứ tên của ai
    biết thoát lối nào? về đâu?
    Houston 31.03.97
    =====================================
    Cảm nhận không chắc chắn: Thơ Ngu Yên thật, đa hướng, hiểu đời rất sâu. Chỉ một vấn đề, một vài chữ tưởng chừng quá cũ mà lật đi lật lại được. Tuy vậy, nhiều khi sự lật lại dù không phải là lạm dụng nhưng không riêng, bởi vì, có cái, hiềm đọc nhiều thì ai cũng lật đi lật lại được cả. Nhưng ngược lại, đôi khi có những cái riêng như khai thác mãi một số vấn đề thì tạo được nét riêng cho cá nhân nhưng lại không tạo được nét riêng cho mỗi bài thơ, không để lại được nhiều câu in sâu luôn vào trí nhớ người đọc (cũng có thể là một cái may vì không bị ám ảnh nhiều). Cảm nhận này có thể xuất hiện trong độc giả khi đọc tập ?oThi Sĩ và tôi? dày 450 trang. Lại tuy vậy, cuốn sách dày mà đọc không ngán, nhẩn nha đọc khá thú vì thấy nhiều cái mới lạ. Ví dụ như hình thức ?othơ cụ thể? sử dụng các loại bảng hiệu ở trên. Và đưa ra các cách đọc khác nhau. Đó là một trong nhiều bài thơ mà tác giả Ngu Yên đưa vào câu chữ những trải nghiệm của cuộc đời mình. Một cảm giác không quá bi quan, không quá bất lực, thậm chí có phần ngất ngưởng nhưng tênh tểnh trong sự mệt mỏi, sợ hãi mơ hồ vây quanh. Nhưng vẫn không chịu khuất phục ?omột cái gì đó? của định mệnh, vẫn đi, vẫn sống dù vẫn luôn bâng quơ cả đời: ?obiết thoát lối nào? Về đâu??. Đọc những trải nghiệm, cảm giác này trong thơ, trong tùy ký, có thể không không giống xu hướng sống, cách nhìn đời của mình nhưng cũng là được khám phá, tiếp thu một cái nhìn ?othật? của một đồng loại khác, một thế hệ khác ở một môi trường giống và khác có nhiều sáng tạo (trong cách thể hiện thơ) và nhiều điểm thông thái, có cả một số câu thơ kinh điển: ?oai hiểu-người làm thơ-vì thiếu mơ?. Thêm nữa, đọc thơ Ngu Yên có bài hay, có bài không hay nhưng không cảm thấy khó chịu. Không giảng đạo về cái thiện nhưng vẫn thấy sự lương thiện của câu chữ. Trong lòng độc giả lương thiện và có thể cả không lương thiện, Cảm thấy có thể kính trọng ngay được. Và thấy cả một sự cảnh báo tự nhiên trong tâm thức. Bài "thơ cụ thể" (một hình thức thơ ít thấy trong nước) bằng biển báo trên là một ví dụ.

    ...em có thấy trái tim đời không
    mong manh như hoa giữa cơn giông...
  10. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    THỦ CẦM
    Đêm không trăng
    Sá gì trăng
    Mang đàn ra
    Tần mần
    Tạm chơi
    So dây hiểu tận ý trời (*)
    Quạnh hiu ghê quá
    Gấp
    Chơi thủ cầm
    Thủ cầm đầu tựa lân
    Mình thùng rỗng tựa thâm tâm không lời
    Một dây
    Thả
    Kéo
    Rụng rơi
    (* ngày xưa Khổng Mạnh cũng chơi thủ cầm)
    Houston 06.01.97

    Ngu Yên
    ...ngày mai sẽ nở hay tàn-nghe đi em tiếng bầy đàn xôn xao...

Chia sẻ trang này