1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác giả và thơ từ góc nhìn thời đại

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi all4country, 01/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Tác giả và thơ từ góc nhìn thời đại

    Trong Topic: Thơ - Mỗi ngày một bài thơ, đồng chí "Điện xoay chiều/ Điện một chiều" (ac/dc) đã đề cập đến vấn đề là tại sao Phú Thọ là nơi sản sinh ra rất nhiều nhà thơ giỏi, nhưng sao không có một chủ đề nào giới thiệu. Và tôi mở Topic này những mong giới thiệu một trong những nhà thơ đó. Đó là nhà thơ: Phạm Tiến Duật. Tôi đặt tiêu đề là Phạm Tiến Duật - Thơ và Người. Nếu tên Topic có vấn đề gì mong các Mod set lại hộ nhé! Cảm ơn nhiều!

    Phạm Tiến Duật​

    [​IMG]

    Phạm Tiến Duật, tên thật mà cũng là bút danh, sinh ngày 14- 1- 1941. Quê gốc: thị xã Phú Thọ. Tốt nghiệp đại học sư phạm Vãn, chưa đi dạy ngày nào, ông nhập ngũ (1965). Mười bốn nãm trong quân đội thêm tám nãm ở Trường Sơn, đoàn vận tải Quang Trung 559. Có thể nói: Trường Sơn đã tạo nên thơ Phạm Tiến Duật, và Phạm Tiến Duật cũng là người mang được nhiều nhất Trường Sơn vào thơ. Nói đến đề tài Trường Sơn đánh Mỹ, người ta không thể quên Phạm Tiến Duật và thơ Phạm Tiến Duật hay nhất cũng ở chặng Trường Sơn. Chiến tranh đã qua một phần tư thế kỷ, tâm hồn thơ Phạm Tiến Duật vẫn chưa ra khỏi Trường Sơn. Những bài thơ anh viết hôm nay vẫn còn vang ngân lắm hình bóng của Trường Sơn.

    Phạm Tiến Duật có giọng thơ không giống ai, và cũng khó ai bắt chước được, dù hồi đó đã thấy vài người mô phỏng. Khó vì giọng đùa đùa, tinh nghịch, tếu táo nhưng lại đụng vào những miền sâu thẳm của tình cảm con người. Giọng ấy là của một chất tâm hồn chứ không phải chỉ đơn thuần một kiểu cách chữ nghĩa. Điều đáng nói là giọng thơ ấy đã tỏ ra đắc địa trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể đó. Kháng chiến chống xâm lược Mỹ là cuộc chiến tranh ác liệt, nhất là ở Trường Sơn. Hy sinh lớn, gian khổ nhiều. Thơ cần phản ánh chân thật thực tiễn ấy, nhưng lại không được gây bi lụy, xót thương. Cuộc chiến đang cần sự phấn đấu của lòng người. Nhưng cũng không được lên gân, cao giọng hay cắt bớt nét dữ dằn của thực tế chiến tranh. Đây là một thử thách với tất cả các nhà thơ hồi ấy. Nhiều người không vượt được. Phạm Tiến Duật vượt được, trước hết nhờ vào cái giọng đó:

    Cạnh giếng nước có bom từ trường
    Em không rửa ngủ ngày chân lấm
    Ngày em phá nhiều bom nổ chậm
    Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà.

    Con gái thế thì đoảng quá: đêm ngủ không rửa chân, nằm mơ thì nói ông ổng. Đây lại là lời kể của cô bạn cùng đơn vị thanh niên xung phong nói với bạn trai của cô gái. Hại thế. Nhưng không, anh bạn nghe lại ứa nước mắt: Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa. Thương em, thương em, thương em biết mấy. Trong một câu có tới ba động từ thương. Rửa chân trước khi đi ngủ là quyền lợi của mọi người trên mặt đất. Nhưng ở đây, để đòi được quyền lợi nhỏ bé đó có thể phải đổi cả mạng người. Phá bom là việc làm đối diện với cái chết, không ai nói tài được. Con người có phần tự vệ bản nãng nên phải hồi hộp lo âu. Nhưng vì lý tưởng, ý chí đã vượt lên bản năng, họ làm mà không sợ hãi. Đêm về, ý thức của vỏ não đã bị giấc ngủ ức chế, chỉ còn tiềm thức dưới vỏ não hoạt động, nỗi sợ hãi bản nãng trỗi dậy thành cơn mê hoảng. Đêm đêm mê hoảng nhưng sáng sáng lại ra mặt đường tiếp tục phá bom. Phẩm chất anh hùng cao cả đã thành nếp sống hàng ngày. Chất thơ chân thực, do vậy mà sâu xa, nó kết tinh từ sự từng trải của tác giả, chứ không phải từ thứ chế tạo trên trang giấy để biểu dương tuyên truyền. Giọng thơ Phạm Tiến Duật rất gần với câu nói thường ngày. Câu nói khác câu thơ là không du dương trau chuốt, nó thô mộc như chỉ có nhiệm vụ thông tin. Phạm Tiến Duật dùng chức nãng thông tin ấy mà tạo thơ. Ông đặt thông tin nọ cạnh thông tin kia, như ngẫu nhiên, như có sao nói vậy, không bình luận móc nối gì, mà thành ra tình cảm, ra nghĩa lý sự đời. Bài thơ Công việc hôm nay , viết khoảng nãm 1966- 1967, giống như vãn bản tinThông tấn xã:

    Cục Tác chiến báo sang tin cuối cùng
    Về số máy bay rơi và tàu chiến cháy
    Nha Khí tượng, tin cơn bão tan
    Bộ Nông nghiệp, tình hình vụ cấy...

    Trong những tờ trình Thủ tướng ký đọc trong đêm Còn có việc hoàn thành bộ thông sử đầu tiên Chính cái chất bản tin ấy đã tạo nên thơ: giữa bao nhiêu việc gấp gáp của đời sống chiến tranh, chúng ta vẫn dành sức lo cho lâu dài (bộ sử). Điều đó không chỉ là sự bình tĩnh mà còn là niềm tin vào thắng lợi cuối cùng. Phạm Tiến Duật muốn để sự kiện tự nói. Ông tinh tế trong quan sát, lại giàu có khi liên tưởng nên mới bắt chi tiết tự nói được như vậy. Với Phạm Tiến Duật, chi tiết nào của đời cũng có thể thành thơ, từ độ cao vật lý bảy trãm mét, một nghìn mét, tám nghìn mét đến dáng vẻ các loài hoa, loài cây, rồi xe không kính, rồi xoong nồi xủng xoảng, rồi nằm ngửa nằm nghiêng... Đây là một bước tiến dài trong sự "tiêu hóa" của thơ. Đâu cứ phải mây gió trãng hoa mà tất tật, thượng vàng hạ cám của đời đi qua tâm hồn Phạm Tiến Duật đều thành thơ. Ông đã kế thừa truyền thống "tạp thực" của thơ đội viên kháng chiến chống Pháp và xa nữa là Tú Xương đầu thế kỷ.

    Vật liệu xây dựng nên bài thơ là việc thật của đời sống chiến tranh, còn nguyên lấm láp cát bụi chiến hào, không sơ chế tái chế gì, giọng thơ thì tếu, vui, nhưng cảm xúc lại là trữ tình thấm thía, tình cảm sâu và rộng:

    Cũng vương tóc rối chân gà
    Cũng tiếng chó sủa chiều tà sau cây
    Cũng quần áo ướt phơi dây
    Cũng gàu múc nước. Ô hay, cũng làng

    Thắm một hình ảnh làng đến vậy là nỗi lòng người lính ở Trường Sơn những nãm chiến tranh, khi mà không khí thanh bình làng quê xứ sở đã thành niềm xa lắc. Phạm Tiến Duật không trực tiếp nói nỗi lòng ấy nhưng người đọc lại thấy được rất r'. Đằng sau giọng thơ, cái l'i cảm xúc này mới là chính yếu làm nên chất thơ chiến tranh Phạm Tiến Duật. Nhân vật thơ thường hòa vào tác giả. Ở Phạm Tiến Duật không, hoặc ít, phân biệt chủ thể, khách thể. Có lẽ khách chủ cũng đều là bộ đội nên họ dễ dàng thành một.

    Phạm Tiến Duật thật sự là người đã mở rộng phạm vi cái nên thơ, giúp thơ trực tiếp với đời sống và giúp đời sống trực tiếp bước vào thơ.


    Hà Nội 3 - 11- 2001

    VŨ QUẦN PHƯƠNG
  2. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Mở hàng cho loạt thơ của Phạm Tiến Duật nhé! Bài này thì chắc ai cũng biết rồi. Đó là bài Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây mà chúng ta thường quen thuộc với bài hát cùng tên được nhạc sỹ Hoàng Hiệp phổ nhạc:
    Trường Sơn đông, Trường Sơn tây ​
    --------------------------------------------------------------------------------
    Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
    Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
    Ðường ra trận mùa này đẹp lắm
    Trường Sơn Ðông nhớ Trường Sơn Tây.
    Một dãy núi mà hai màu mây
    Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
    Như anh với em, như Nam với Bắc
    Như Ðông với Tây một dải rừng liền.
    Trường Sơn tây anh đi, thương em
    Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
    Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
    Rau hết rồi, em có lấy măng không.
    Em thương anh bên tây mùa đông
    **** khe cạn nước bay lèn đá
    Biết lòng Anh say miền đất lạ
    Chắc em lo đường chắn bom thù
    Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
    Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ
    Em xuống núi nắng về rực rỡ
    Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư.
    Ðông sang tây không phải đường như
    Ðường chuyển đạn và đường chuyển gạo
    Ðông Trường Sơn, cô gái "ba sẵng sàng" xanh áo
    Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh.
    Từ nơi em gửi đến nơi anh
    Những đoàn quân, trùng trùng ra trận
    Như tình yêu nối lời vô tận
    Ðông Trường Sơn, nối tây Trường Sơn.
    Phạm Tiến Duật
    Được all4country sửa chữa / chuyển vào 11:36 ngày 01/03/2005
  3. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Mở hàng cho loạt thơ của Phạm Tiến Duật nhé! Bài này thì chắc ai cũng biết rồi. Đó là bài Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây mà chúng ta thường quen thuộc với bài hát cùng tên được nhạc sỹ Hoàng Hiệp phổ nhạc:
    Trường Sơn đông, Trường Sơn tây ​
    --------------------------------------------------------------------------------
    Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
    Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
    Ðường ra trận mùa này đẹp lắm
    Trường Sơn Ðông nhớ Trường Sơn Tây.
    Một dãy núi mà hai màu mây
    Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
    Như anh với em, như Nam với Bắc
    Như Ðông với Tây một dải rừng liền.
    Trường Sơn tây anh đi, thương em
    Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
    Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
    Rau hết rồi, em có lấy măng không.
    Em thương anh bên tây mùa đông
    **** khe cạn nước bay lèn đá
    Biết lòng Anh say miền đất lạ
    Chắc em lo đường chắn bom thù
    Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
    Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ
    Em xuống núi nắng về rực rỡ
    Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư.
    Ðông sang tây không phải đường như
    Ðường chuyển đạn và đường chuyển gạo
    Ðông Trường Sơn, cô gái "ba sẵng sàng" xanh áo
    Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh.
    Từ nơi em gửi đến nơi anh
    Những đoàn quân, trùng trùng ra trận
    Như tình yêu nối lời vô tận
    Ðông Trường Sơn, nối tây Trường Sơn.
    Phạm Tiến Duật
    Được all4country sửa chữa / chuyển vào 11:36 ngày 01/03/2005
  4. whynotmoney

    whynotmoney Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2004
    Bài viết:
    706
    Đã được thích:
    1
    @all4country: Rất cảm ơn bạn đã sưu tầm, nhưng thiết nghĩ cũng có nhiều nhà thơ khác nữa sẽ được biết đến. Vì vậy xin phép đổi tên chủ đề của topic, và chúc bạn đóng góp nhiều hơn những bài viết về các nhà thơ trên mảnh đất quê hương!
  5. whynotmoney

    whynotmoney Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2004
    Bài viết:
    706
    Đã được thích:
    1
    @all4country: Rất cảm ơn bạn đã sưu tầm, nhưng thiết nghĩ cũng có nhiều nhà thơ khác nữa sẽ được biết đến. Vì vậy xin phép đổi tên chủ đề của topic, và chúc bạn đóng góp nhiều hơn những bài viết về các nhà thơ trên mảnh đất quê hương!
  6. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Một nhà thơ nữa cũng rất được mọi người biết đến của Phú Thọ đó là nhà thơ Bút Tre, nhà thơ mà bút hiệu của ông đã trở thành một Trường phái thơ khá phổ biến hiện nay, nhất là thể loại châm biếm đả kích những cái xấu của xã hội. Dưới đây là một bài giới thiệu nhỏ về nhà thơ Bút Tre và một số bài thơ của ông:
    Bút Tre tên thật là Đặng Văn Đăng, sinh ngày 13/08/1911, tại xã Đồng Lương, huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phú (Cũ ?" Giờ là tỉnh Phú Thọ nhà ta). Trước khi hoạt động cách mạng ông đã đỗ tú tài triết học. Từng viết báo thời Pháp thuộc ký tên là Lục ?" Y - Lang (Chàng Áo Xanh), rồi làm thư ký cho Thứ trưởng Ngoại Giao Ung Văn Khiêm, sau về làm trưởng ty Văn Hóa tỉnh Phú Thọ. Khi hợp nhất Vĩnh Phú và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, ông làm phó ban tuyên huấn tỉnh ủy cho tới lúc về hưu (1970) và mất tại quê nhà trong cảnh nghèo túng, thọ 77 tuổi.
    Bút Tre là một người nhân hậu, đượm tình yêu quê hương, đất. Đọc thơ của ông (mặc dù rất thơ của ông viết rất dễ dãi) ta có thể cảm nhận ngay được cái tình yêu vô bờ bến đó của ông. Mặt khác Bút Tre cũng là người rất cương trực, thẳng thắn. Ông đã từng giữ nhiều chức vụ, vai vế trong tỉnh mà không bao giờ dành cho mình một chút đặc quyền đặc lợi nàọ. Con trai ông đã tham gia quân đội và không trở về, lúc ông về hưu gia tài của ông chỉ là một cái xe đạp cũ kỹ, lốp cuốn tùm lum cùng với mấy bồ sách vở.
    Tại sao ông lấy tên hiệu là Bút Tre? Dưới đây là lời giải thích của ông.
    ?oNghĩ quái gì đâu, tớ thấy có anh ký là Bút Thép. Thép rồi cũng gỉ. Lại có anh ký là Bút Chiến Đấu, chiến đấu mãi thế nào mà chả mỏi, nên tớ mộc mạc ký béng là Bút Tre. Làng quê ta nơi nào chả có tre, bốn mùa xanh rờn, chỉ cần bẻ cái nhánh con của nó nhúng vào mực, thế là nguệch ngoạc vạch nên vần ...?
    Những câu thơ Bút Tre mà ta nghe được hiện nay chủ yếu là thơ dân gian. Thiên hạ đặt ra rồi gán cho ông. Có lẽ tất cả được bắt đầu từ những câu thơ của ông.
  7. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Một nhà thơ nữa cũng rất được mọi người biết đến của Phú Thọ đó là nhà thơ Bút Tre, nhà thơ mà bút hiệu của ông đã trở thành một Trường phái thơ khá phổ biến hiện nay, nhất là thể loại châm biếm đả kích những cái xấu của xã hội. Dưới đây là một bài giới thiệu nhỏ về nhà thơ Bút Tre và một số bài thơ của ông:
    Bút Tre tên thật là Đặng Văn Đăng, sinh ngày 13/08/1911, tại xã Đồng Lương, huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phú (Cũ ?" Giờ là tỉnh Phú Thọ nhà ta). Trước khi hoạt động cách mạng ông đã đỗ tú tài triết học. Từng viết báo thời Pháp thuộc ký tên là Lục ?" Y - Lang (Chàng Áo Xanh), rồi làm thư ký cho Thứ trưởng Ngoại Giao Ung Văn Khiêm, sau về làm trưởng ty Văn Hóa tỉnh Phú Thọ. Khi hợp nhất Vĩnh Phú và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, ông làm phó ban tuyên huấn tỉnh ủy cho tới lúc về hưu (1970) và mất tại quê nhà trong cảnh nghèo túng, thọ 77 tuổi.
    Bút Tre là một người nhân hậu, đượm tình yêu quê hương, đất. Đọc thơ của ông (mặc dù rất thơ của ông viết rất dễ dãi) ta có thể cảm nhận ngay được cái tình yêu vô bờ bến đó của ông. Mặt khác Bút Tre cũng là người rất cương trực, thẳng thắn. Ông đã từng giữ nhiều chức vụ, vai vế trong tỉnh mà không bao giờ dành cho mình một chút đặc quyền đặc lợi nàọ. Con trai ông đã tham gia quân đội và không trở về, lúc ông về hưu gia tài của ông chỉ là một cái xe đạp cũ kỹ, lốp cuốn tùm lum cùng với mấy bồ sách vở.
    Tại sao ông lấy tên hiệu là Bút Tre? Dưới đây là lời giải thích của ông.
    ?oNghĩ quái gì đâu, tớ thấy có anh ký là Bút Thép. Thép rồi cũng gỉ. Lại có anh ký là Bút Chiến Đấu, chiến đấu mãi thế nào mà chả mỏi, nên tớ mộc mạc ký béng là Bút Tre. Làng quê ta nơi nào chả có tre, bốn mùa xanh rờn, chỉ cần bẻ cái nhánh con của nó nhúng vào mực, thế là nguệch ngoạc vạch nên vần ...?
    Những câu thơ Bút Tre mà ta nghe được hiện nay chủ yếu là thơ dân gian. Thiên hạ đặt ra rồi gán cho ông. Có lẽ tất cả được bắt đầu từ những câu thơ của ông.
  8. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây, xin mở hàng bằng một số bài thơ ?oBút Tre? mà tớ sưu tầm được, không rõ là bài nào mới thật là của nhà thơ Bút Tre nữa:
    Tình hình là rất tình hình
    Cho nên ta phải đi trình cấp trên
    Cấp trên có tính hay quên
    Cho nên ta phải nắm thêm tình hình
    Ta đi bầu cử tự do
    Chọn người xứng đáng mà cho vào hòm
    Thi đua ta quyết thi đua
    Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu
    Hàng đầu rồi biết đi đâu
    Đi đâu không biết, hàng đầu cứ đi
    Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
    Bay vào vũ trụ một tuần về ngay.
    Toàn cầu chấn động nghe tên
    Nổi danh đại tướng Võ Nguyên nước nhà
    Hoan hô đồng chí Võ Nguyên
    Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về
    Hoan hô anh Võ Chí Công
    Cho làm khoán hộ ruộng đồng tốt tươi
    Hoan hô bộ trưởng Đỗ Mười
    Phụ trách xây dựng mọi người đều khen
    Hoan hô anh Tạ Đình Đề
    Trước đi theo địch nay về theo ta
    Hoan hô anh Lê Quảng Ba
    Trước làm thổ phỉ sau ra với mình
    Hoan hô cục trưởng Hà Đăng
    Ấn cho tàu chạy băng băng như rùa
    ?oCon ruồi là giống hiểm nguy
    Tay chân của nó rất vi trùng nhiều.?
    Hỡi cô tát nước ao đình
    Cái gầu thô quá mà đứng với cô mình vẫn xinh...
  9. all4country

    all4country Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Bài viết:
    1.492
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây, xin mở hàng bằng một số bài thơ ?oBút Tre? mà tớ sưu tầm được, không rõ là bài nào mới thật là của nhà thơ Bút Tre nữa:
    Tình hình là rất tình hình
    Cho nên ta phải đi trình cấp trên
    Cấp trên có tính hay quên
    Cho nên ta phải nắm thêm tình hình
    Ta đi bầu cử tự do
    Chọn người xứng đáng mà cho vào hòm
    Thi đua ta quyết thi đua
    Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu
    Hàng đầu rồi biết đi đâu
    Đi đâu không biết, hàng đầu cứ đi
    Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
    Bay vào vũ trụ một tuần về ngay.
    Toàn cầu chấn động nghe tên
    Nổi danh đại tướng Võ Nguyên nước nhà
    Hoan hô đồng chí Võ Nguyên
    Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về
    Hoan hô anh Võ Chí Công
    Cho làm khoán hộ ruộng đồng tốt tươi
    Hoan hô bộ trưởng Đỗ Mười
    Phụ trách xây dựng mọi người đều khen
    Hoan hô anh Tạ Đình Đề
    Trước đi theo địch nay về theo ta
    Hoan hô anh Lê Quảng Ba
    Trước làm thổ phỉ sau ra với mình
    Hoan hô cục trưởng Hà Đăng
    Ấn cho tàu chạy băng băng như rùa
    ?oCon ruồi là giống hiểm nguy
    Tay chân của nó rất vi trùng nhiều.?
    Hỡi cô tát nước ao đình
    Cái gầu thô quá mà đứng với cô mình vẫn xinh...
  10. tereda_2010

    tereda_2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    A` , vâng ! Bút Tre !
    Em không phủ nhận là thơ Bút Tre đã đóng góp ít nhiều trong việc tuyên truyền , thế nhưng có lẽ nó chỉ có giá trị ở một thời kì lịch sử nào đó ! Trước đây trình độ dân trí của nước ta còn rất thấp , thế nên việc sử dụng những câu chữ giản đơn , những câu lục bát , hò vè để tuyên truyền cho quần chúng nhân dân đã đóng góp ít nhiều cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước . Tuy nhiên nếu xét về giá trị nghệ thuật thì thơ Bút Tre không có nhiều ( nếu như không muốn nói là không có ) .
    Giới văn nghệ sĩ đã phải thốt lên :
    " Anh Đăng ơi hỡi anh Đăng !
    Thơ sao thơ lại lăng nhăng thế này ?"
    Nhà thơ Tố Hữu cũng viết :
    " Bút Tre ơi hỡi Bút Tre !
    Sao anh làm hỏng đồi chè quê tôi "
    Chắc hẳn không phải tự nhiên lại có những lời nhận xét như thế . Đọc những câu thơ của Bút Tre , ngày nay nhìn lại chúng ta không thể không cười . Ngay cả những vần thơ ca ngợi đôi khi cũng phản tác dụng . VD :
    * Hãy xem Bút Tre ca ngợi Bác Hồ :
    " sông Hồng đỏ rực phù sa
    Đỏ thì đỏ thật thua..da Bác Hồ "
    ------> Đọc xong câu này có lẽ ...sặc tiết mà chết !
    " Trên rừng con khỉ đánh đu
    Thằng Ngô Đình Diệm ...................." ( rất tiếc là câu này quá bậy bạ em không tiện post lên , nhưng có lẽ những ai hay đọc giai thoại văn học chắc cũng biết )
    Ca ngợi cách mạng :
    " Nhà em tường rộng thênh thang
    Xít -ta , Mao Trạch nghênh ngang ***** "
    -----> Oạch oạch , hắt xì !
    Rất may là ngày nay những " đứa con tinh thần " của Bút Tre không đưa vào chương trình văn học trong nhà trường . Cứ thử tưởng tượng mà xem , một ngày nào đó cô giáo đến lớp lên bẳng và viết : " Em hãy phân tích , bình giảng cái hay cái đẹp của những câu thơ sau :
    Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
    Anh về phân bắc phân xanh đầy đường "
    Hic , đến em cũng phải hỏi mẹ em là tại sao lại là " Phân bắc phân xanh đầy đường ? Có phải ông này giả vờ ca ngợi để " tỉ đểu " Nguyễn Chí Thanh không ? " Và mẹ em giải thích là ngày xưa NCT khuyến khích phát triển nông nghiệp và ng ta thường vớt phân xanh lên để ủ ở bên đường , Bút Tre đang làm thơ ca ngợi chứ có phải phê phán NCT phóng uế bưà bãi đâu !
    Em chẳng dám to gan khen / chê Bút Tre bởi vì Bút Tre thì quá nổi tiếng òcn Tereda_2010 chẳng là gì cả . Thế nhưng xét về góc độ cá nhân thì em nghĩ sau này , trong giới văn nghệ sĩ Bút Tre vẫn được nhắc lại như một " hiện tượng " để nhắc nhở những ng làm nghệ thuật nói chung và những thi sĩ nói riêng rằng : thơ ca không chỉ là những câu chữ có vần . Nó cần một cái gì hơn thế !

Chia sẻ trang này