1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác hại của việc thúc giục trẻ

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Rubixinh, 06/11/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Rubixinh

    Rubixinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2013
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    3
    Hầu hết chúng ta xem nhẹ việc chúng ta luôn vội vã từ việc này sang việc khác. Chúng ta có một danh sách những việc cần làm dài vô tận khiến chúng ta không kịp thở.

    Nhưng nó gây tổn thất cho chúng ta. Nó thậm chí còn gây tổn thất cho con chúng ta nhiều hơn. Xã hội của chúng ta sống quá gấp đến nỗi chúng ta không nhận ra cái giá đắt mà con cái của chúng ta phải trả vì lối sống của chúng ta.

    1. Ảnh hưởng sự phát triển bộ não. Bộ não của trẻ đang được xây dựng mỗi ngày, và hình dạng của nó phụ thuộc vào kinh nghiệm hằng ngày của bé. Một số nhà thần kinh học nêu ra giả thuyết rằng củng cố những con đường mòn thần kinh trong bối cảnh những siêu kích thích gây stress hằng ngày tạo ra một bộ não với một xu hướng lo lắng kéo dài suốt đời.

    2. Làm tăng mức độ của những hoc mon stress trong cơ thể của trẻ, điều đó góp phần gây ra sự cáu kỉnh, khó ngủ, tăng cân và ức chế miễn dịch.

    3. Làm trẻ cảm thấy bị thúc ép và bị kiểm soát, điều đó gây ra sự chống cự. Các nghiên cứu cho thấy cảm giác này - ở những người trưởng thành đang làm những công việc mà họ phải sẵn sàng tuân lệnh của người khác – thì những hoc mon stress tăng vọt.

    4. Kích thích trẻ quá mức đến nỗi chúng không thể xử lý được mọi thứ xảy đến với chúng, điều đó làm hại việc học.

    5. Tạo cho trẻ thói quen bận rộn, đến nỗi chúng dễ trở nên buồn chán, khao khát kích thích điện tử.

    6. Ngăn không cho trẻ khám phá và theo đuổi những niềm đam mê của riêng chúng, mà đó nhất thiết là một quá trình thực nghiệm chậm và có hệ thống.

    7. Tạo ra một cảm giác không đủ đầy (thường xuyên, lặp đi lặp lại), đánh cắp niềm vui của sự nắm vững, tinh thông.

    8. Khiến cho trẻ không chú ý đến những cảm xúc của chúng trong suốt một ngày, vì vậy vào buổi tối trẻ có đầy những cảm xúc cần giải thoát. Chúng có thể dẫn đến những sự nghiện ngập như nghiện đồ ăn, đi mua sắm và xem TV, chúng làm chúng ta sao lãng khỏi những cảm xúc của mình.

    9. Liên tục làm gián đoán công việc khám phá thế giới của trẻ, do đó trẻ đánh mất sự tò mò của chúng.

    10. Gạt bỏ xu hướng “tự làm” của trẻ, làm hại đến sự phát triển của năng lực.

    Chưa kể đến, sự thúc giục làm chúng ta trở nên ít kiên nhẫn và ít dạy được con. Một bà mẹ viết thư cho tôi nói rằng cô nhận ra con trai cô không tự mặc quần áo được một phần là vì cô lúc nào cũng vội vã đến nỗi cô mặc đồ cho con hơn là giúp bé học cách tự mặc đồ.

    Tuần này, hãy để ý xem bạn thúc giục bản thân và con bạn bao nhiêu lần. Nhận ra cái giá mà bạn phải trả.

    - Bạn có thể thay đổi điều gì để sống chậm lại?


    Nguồn
    11 Ways Your Child Loses When You Rush Him Through Life
    Most of us take for granted that we're always rushing from one thing to the next
    Published on November 5, 2013 by Laura Markham, Ph.D. in Peaceful Parents, Happy Kids
    PsychologyToday

Chia sẻ trang này