1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác phẩm văn học

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi chichi_b2, 09/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển Tích Truyện Kiều
    Đỉnh Giáp Non Thần
    Bâng khuâng đỉnh Giáp, non Thần
    Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng.
    *Đỉnh Giáp là núi Vu Giáp
    *non Thần là núi Thần Châu.
    Thời Chiến quốc, một hôm vua Sở Tương Vương cùng Tống Ngọc đến vãng cảnh vùng Cao Đường, ở đó có đầm Vân Mộng dưới chân núi Vu Giáp. Nhà vua nhìn lên lưng núi thấy mây ngùn ngụt luôn thay đổi hình dạng, lúc dồn dập dày đặc, khi tan loãng như mây trời. Nhà vua hỏi Tống Ngọc:
    - Khí gì vậy?
    Tống Ngọc thưa:
    - Tâu Chúa công, đó là mây sớm. Ngày trước , tiên đế một hôm đến chơi Cao Đường, giữa ban ngày ngủ quên. Tiên đế nằm mơ thấy một người con gái tuyệt sắc, xưng là thần núi Vu Giáp, rồi bày cuộc ái ân với tiên đế. Đến khi từ biệt, nàng nói: "Thiếp'' ở trên núi Vu Giáp, nơi cao sơn, sớm làm mây, tối làm mưa; sớm ở Vu Sơn, tối ở Dương đài.
    Từ điển tích này, người đời sau, giao hoan giữa gái trai còn nói là vu sơn, hay chuyện "mây mưa".
  2. chichi_b2

    chichi_b2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    CUỐI CON ĐƯỜNG ĐƠN CHIẾC
    Ðừng dối em, anh có một trái tim biết khóc
    Một trái tim khao khát vỗ về
    Trái tim non trái tim mềm quá thể
    Trước em mà, sao nỡ giấu che đi?
    Anh dối em, em nhầm lẫn thì sao
    Ai chia sẻ khoảng đời riêng gió bão
    Anh yêu dấu, khép làm chi cánh cửa
    Ngõ đời anh, em đứng đợi lâu rồi
    Ngõ đời anh xao xác lá vàng rơi
    Em đứng đợi bao mùa, không dám nhặt
    Lá xanh cho người, về với em lá úa
    Lá bây giờ lá của em chưa?
    Của em chưa nỗi buồn sâu đáy mắt
    Câu thơ bay trong giấc ngủ chập chờn
    Của em chưa ngọt ngào anh đánh mất
    Những trưa chiều hoang lạnh lắm cô đơn?
    Anh của em chưa - câu hỏi đắng tâm hồn
    Em đơn chiếc vỗ về em mấy bận
    Ôi hạnh phúc dẫu phía nào xa thẳm
    Cuối con đường tìm kiếm, vẫn còn anh!
    Cuối con đường đơn chiếc, em tin
    Anh sẽ đợi chờ em, sâu đáy mắt
    Anh sẽ đợi chờ em, trái tim non biết khóc
    Xao xác lá vàng em nhặt giữ riêng em.
    Đinh Thị Thu Vân
  3. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển Tích Truyện Kiều
    Đoạn Trường
    " Làm cho sống đọa thác đày
    Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi
    Đoạn trường nghĩa là đứt từng khúc ruột. Khi chịu sự đau khổ cùng cực, nỗi đau có thể làm cho người đứt từng khúc ruột hay có thể lìa đời.
    Sách "Đường thi kỷ sự" đã chép chuyện nàng Mạnh Tài Nhân của vua Đường Vũ Tông:
    Khi lâm chung. biết mình không qua khỏi, Đường Vũ Tông nắm chặt tay Mạnh Tài Nhân mà rằng:
    - Ta chết đi cũng đành, nhưng thương cho người rồi sẽ ra sao..
    Mạnh Tài Nhân nấc từng tiếng, chỉ vào chiếc túi vải đựng ống sáo:
    - Thần thiếp xin lấy chiếc túi đó để tự vẫn, theo cùng quân vương.
    Vũ Tông bật khóc. Mạnh Tài Nhân thưa:
    - Xin bệ hạ hãy nghe thiếp ca bài Cung từ của Trương Hộ để tiễn đưa thiêp cùng bệ hạ xa lìa cõi đời này.
    Tiếng hát cất lên cao vút, cao vút nghe quá i ai, đến hết bài thì nàng đứt hơi, đứng bất động trước vua. Nhà vua gọi ngự y khám và được tâu lại: Mạch của tài nhân vẫn còn ấm, nhưng nàng đã đứt ruột mà chết rồi.
    Vua thương xót quá đỗi và rồi cũng theo nàng đi luôn.
    Đến khi di quan, thì linh cữu nhà vua như trì xuống quá nặng, đội quân khiêng không nhắc lên nỗị Hay là Hoàng thượng còn muốn đợi tài nhân? các quan bèn sai đưa quan tài của Mạnh Tài Nhân rạ Quả nhiên, quan tài của hai người được khiêng đi rất đằm.
    Cảm kích cho mối tình thắm thiết , Trương Hộ viết bài thơ, đề tựa: "Tài nhân vì lòng thanh nên đứt ruột mà chết, nhà vua vì lòng thành mà mệnh chung; những kẻ khích liệt ngày trước vì nghĩa mà chết cũng không hơn được."
    Thơ rằng:
    " Ngẫu nhiên ca bãi vịnh kiều tần
    Truyền xướng cung trung nhị thập xuân
    Khước vị nhất thanh Hà Mãn Tử
    Hạ tuyền tu điếu cựu Tài nhân "
    Ngẫu nhiên tàn tiệc vịnh đôi vần
    Truyền tới trong cung hai chục xuân
    Lại bởi một câu Hà Mãn Tử
    Tuyền đài phái điếu bậc Tài nhân
  4. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển Tích Truyện Kiều

    Gieo Thoi
    Gieo thoi trước chẳng giữ giàng,
    Để sau nên thẹn cùng chàng bởi ai?
    Gieo thoi, ý muốn nói người con gái ném con thoi của khung dệt để bảo toàn tiết hạnh.
    Trong tích Tây Sương ký cũng có lời nàng Thôi Oanh Oanh "gợi ý" cho Trương Quân Thụy vì có tình ý cùng chàng:
    "Quân tử hữu viện cầm chi khiêu, bỉ nhân vô đầu thoa chi cự
    quân tử có ôm đàn mà bỡn cợt, bỉ nhân này không dám quăng thoi mà cự tuyệt
    Theo chuyện đời nhà Tấn, Tạ Côn có cô hàng xóm họ Cao nhan sắc khó ai bì, chuyên nghề dệt cửi. Tạ Côn thường hay tìm qua nhà cô gái thả lời ong ****. Có lần, cô gái ngưng dệt, cầm con thoi ném vào mặt Tạ Côn, làm chàng ta gãy mất hai cái răng. Từ đó hết lời trêu ghẹo.
  5. chichi_b2

    chichi_b2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    CHỜ ĐỢI
    Nếu em không nói lời nào, ta sẽ chất đầy niềm im lặng ấy vào trái tim mình mà cam lòng chịu đựng.
    Ta sẽ im lìm chờ đợi như bóng đêm kia đầy sao canh giấc, như bóng đêm kia ẩn nhẫn cúi đầu.
    Ban mai thế nào rồi cũng đến, bóng tối sẽ tan đi, và tiếng em sẽ là những dòng suối vàng xé vòm trời rực rỡ trào tuôn.
    Rồi lời em vỗ cánh thành ca khúc, bay lên từ mọi tổ chim ta.Và giai điệu em sẽ thành hoa bừng nở, phủ cánh rừng chồi biếc lộc xanh ta.
    Rabindranat Tagore
  6. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển Tích Truyện Kiều
    Giọt Hồng
    Nhìn càng lã chã giọt hồng
    Rỉ tai, nàng mới giãi bày trước sau:
    Hổ sinh ra phận thơ đào
    Công cha nghĩa mẹ kiếp nào trả xong ?
    Trong sách thuốc có viết: Nhân hữu vựng uất, hốt hôn mê bất tỉnh nhân sự (người có chứng vựng uất thường hay bị ngất).
    Giọt hồng, giọt nước mắt có màu hồng như máu, người đời còn gọi là huyết lệ khóc cho nổi đau khổ cùng cực trong những hòan cảnh khốn cùng. Điển tích Giọt hồng có trong trong Ngụy Thư:
    Đời vua Ngụy Văn Đế có vị quan Tiết Hằng tuổi già về quê ở huyện Lộc Nam cùng với vợ và con gái Tiết Linh Vân. Linh Vân đang tuổi trăng tròn, nổi tiếng là một trang thiên hương quốc sắc, học giỏi, lại rất hiếu thảọ Hai năm sau khi Tiết Hằng về quê, trong vùng Lộc Nam nạn cướp bóc hoành hành, giáp biên giới giặc giã lại nổi lên. Triều đình sai Trương Bá Sanh, một vị quan trẻ kiêu ngạo, tham lam, về dẹp loạn. Tình hình tạm yên; Bá Sanh được bổ nhiệm làm tri huyện Lộc Nam.
    Nghe tiếng nhan sắc Linh Vân, quan huyện mon men tìm đến. Khi trở về, tức tốc huyện ta cho người mai mối. Cha con Linh Vân từ chối. Bá Sanh sinh thù. Nhân lúc giặc giã lại nổi lên, Bá Sanh lập mưu vu cáo lão quan về hưu tư thông giặc rồi sai nha quân đến nhà bắt Tiết Hằng dẫn lên huyện đường, giam vào ngục, nói là chờ ngày xét xử nhưng thật ra để ép duyên Linh Vân. Linh Vân quá đau đớn vì nỗi hàm oan của cha, đánh liều gởi thư về triều kêu oan. Làm sao thư đến được tay vua. Linh Vân lại thư cầu cứu đến vị quan thứ sử họ Huỳnh, là một người bạn cũ của cha nàng. Huỳnh Thứ sử vào chầu vua xin chiếu chỉ, phái Mạnh Quang, một viện sĩ Hàn Lâm giỏi văn chương thi phú, về huyện Lộc Nam tuần tra.
    Hai tháng về Lộc Nam thanh tra, hồ sơ kêu oan của người dân đã chất cao ngất, vậy mà hàn sĩ Mạnh Quang không hề ngó ngàng tới. Suốt này quan thanh tra chỉ thơ thới với gió núi mây ngàn, chẳng buồn quan tâm đến chuyện thế sự.
    Một hôm Mạnh Quang lang thang xuống đường. Phố chợ sao mà đìu hiu, dân tình xơ xác. Mạnh Quang ghé vào một quán nước chè, bỗng gặp một giai nhân, áo quần xốc xếch, không chút phấn son, đang ngồi khóc tấm tức. Mạnh Quang hỏi dò bà lão chủ quán, mới hay người đẹp là Tiết Linh Vân đang khóc cho nỗi oan khiên của cha. Bấy giờ Mạnh Quang mới chợt nhớ nhiệm vụ của mình là về đây giải oan cho gia đình người con gái hiếu thảo này.
    Mạnh Quang đi thẳng đến huyện đường Lộc Nam, vào nhà tù thăm các phạm nhân. Mạnh Quang đòi quan huyện Trương Bá Sanh trình những hồ sơ của các phạm nhân có quan hệ với giặc. Xét xong hồ sơ, Mạnh Quang chỉ thị phóng thích hết các tù nhân loại này vì không đủ chứng cứ buộc tội.
    Huyện quan chấp hành lệnh quan triều đình. Ít hôm sau, Mạnh Quang lại xuống chợ, ghé lại quán nước chè của bà lão, lại vẫn thấy nàng Tiết Linh Vân ngồi khóc tức tưởi. Hỏi ra mới hay, nhiều tù nhân đã được về đoàn tụ gia đình, nhưng phụ thân của nàng bị hàm oan, vẫn chưa được cứu xét. Mạnh Quang hộc tốc quay về nha phủ gặp quan huyện:
    - Ta được chiếu chỉ về huyện Lộc Nam này xét lại các vụ án kêu oan. Nay, ta muốn thẩm tra hồ sơ của Tiết Hằng, người bị kết tôi tư thông với giặc.
    Thì ra, Bá Quang đã dấu nhẹm hồ sơ của Tiết lão. Bây giờ quan khâm sai của triều đình đã gọi đích danh thì phải trình rạ Bá Quang đem hồ sơ về, ngày sau trả lại cho Bá Sanh với lời phê: không nhân chứng, không vật chứng sao lại kết tội người ta, lệnh phải tức tốc phóng thích nghi can.. Bá Sanh hận vô cùng, nhưng đành cắn răng chấp lệnh của quan khâm sai.
    Hai ngày sau, Bá Quang tìm đến thăm gia đình Tiết Hằng. Một già một trẻ, mới gặp nhau lần đầu mà đã tâm đắc, văn chương thi phú đối đáp đến sáng đêm. Tiết Hằng ngỏ ý muốn gả con gái mình cho Bá Quang. Quan khâm sai hân hoan nhận lời. Bá Qung cáo từ phải về kinh trình tấu kết luận thanh tra và xin hẹn tháng sau sẽ trở lại lam lễ thành hôn cùng Tiết Linh Vân.
    Phần quan huyện Bá Sanh, vì oán thù cha con Tiết Hằng, nay lại được tin tình địch của mình là Bá Quang sắp ẵm nàng Tiết Linh Vân đi, đâu được, ta phải cho chúng bây tan tác. Trương Bá Sanh liền thư về triều đình, dâng lên vua, xin đề cử tiế''n cung một nhan sắc tuyệt trần chim sa cá lặn. Vua Ngụy Văn Đế thích ý, liền ra chỉ dụ, triệu Tiết Linh Vân nhập cung.
    Ôi thôi, lại một kiếp hồng nhan. Ngày phải bước lên kiêu về cung, Tiết Linh Vân đã khóc như mưa, nước mắt uớt cả xiêm y. Lòng quặn đau thương cha . nhớ mẹ, nặng tình quê hương. Hai tì nữ theo hầu, phải dùng một bình sứ để hứng nước mắt cho nàng. Khi về đến kinh thành, bình sứ đã đầy quá nửa nước mắt hồng, cô đặc lại như máu, gọi là huyết lệ.
  7. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển Tích Truyện Kiều:
    Gương Vỡ Lại Lành
    Bây giờ gương vỡ lại lành,
    Khuôn thiêng lừa lọc đã dành có nơi
    Còn duyên may lại còn người
    Còn lời trăng bạc, còn lời nguyền xưa
    Quả mai ba bảy đương vừa
    Đào non sớm lựa xe tơ kịp thì
    Thời Nam Bắc triều, Trần Hậu Chủ là một hôn quân, ham mê tửu sắc, không màng chi việc triều chính. Trong lúc đó, nước Tùy ở phương Bắc đang trổi dậy, thanh thế lớn nhanh; Từ Văn Đế Dương Kiên ngấp'' nghé mưu toan diệt Trần.
    Em gái Trần Hậu Chủ là quận chúa Lạc Xương, một giai nhân tuyệt sắc, có chồng là nho sĩ Từ Đức Ngôn. Tuy sống trong phú quí hoàng cung, nhưng vợ chồng TừĐức Ngôn cứ phập phồng lo sợ, một ngày nào đó ngoại xâm sẽ giày xéo giang sơn nhà Trần.
    Ngày đó không xa, quân Tùy đã tràn vào như thác lũ. Đức Ngôn vội vàng thu quén ít tiền bạc, định đưa cả gia đình bỏ trốn khỏi kinh thành. Nhưng Lạc Xương đã ngăn lại:
    - Chàng là bậc nam nhi, gặp lúc loạn ly, phải xả thân cứu quốc. Thiếp sẽ luôn ở bên chàng, thà chết vinh hơn là sống nhục.
    - Đúng, ta phải ở lại góp sức diệt giặc. Nhưng nàng, một nhan sắc không khỏi bị nhục khi giặc tràn vàọ Vây nàng hãy vâng lời ta, một mình trốn đi.
    Lạc Xương thuận theo lời chồng, rồi cầm lấy chiếc gương hàng ngày mình vẫn soi bóng, đập vỡ làm đôi:
    - Chàng hãy cầm lấy nửa mảnh gương này, thiếp giữ một nửa. Nước sẽ mất, nhà sẽ tan, nhưng tình đôi ta không có gì có thể chia cắt được. Chúng mình phải sống cho nhau; hẹn chàng, đến ngày thượng nguyên, không được năm nay, thì qua năm khác, qua năm nữa..., vợ chồng mình đem mảnh gương này ra chợ Tràng An bán. Nếu trời thương cho vợchồng mình còn gặp nhau, thì hai mảnh gương sẽ đuợc ghép khít vào , gương vỡ lại lành, đôi ta sum vầy.
    Vợ chồng bùi ngùi chia tay.
    Chưa đầy một tháng, kinh thành nước Trần thất thủ, vua tôi lưu lạc tán loạn. Tướng Tùy là Việt Công xua quân, tha hồ càn quét. Lạc Xương, từ ngày chia tay chồng đã chạy thoát gần đến biên giới an toàn, nhưng vì lo âu cho chồng, nên lại quay trở về kinh thanh dò la tin tức, không may lọt vào vòng vây của giặc. Một nhan sắc giữa rừng gươm, hỏi ra lại là dòng dõi trâm anh thế phiệt, thì làm sao Việt Công lại không rúng động. Tên tướng Tùy liền giành lấy cánh hoa này, đem về ép làm hầu thiếp. Lạc Xương kháng cự mãnh liệt, hoặc là giữ được tiết hạnh hoặc chọn lấy cái chết. Cũng may, Việt Công không phải là tên võ biền háo sắc, hạ tiện nên đã không cố ép liễu nài hoa. Nghĩ rằng rồi thời gian, giai nhân sẽ xiêu lòng nên cho nàng cấm cung, có đàn cung nữ hầu hạ, canh giữ ngày đêm.
    Rồi xuân đến, lơi hẹn hò Tết nguyên tiêu hãy tìm đến nhau, nhưng giờ này đôi uyên ương lưu lạc nơi nào. Phần nàng, bị vây trùng trong cung cấm, làm sao đem mảnh gương tìm ra chợ đây?.
    Phần Từ Đức Ngôn, từ khi kinh thanh thất thủ, bôn ba chạy đi khắp nơi; kịp lúc xuân về, chàng hồi hộp đem mảnh gương vỡ ra chợ, giả vờ bán.
    Trong cung cấm. Lạc Xương may mắn đã thuyết phục được một nàng hầu, nên đúng ngày rằm tháng giêng nàng đã nhờ hầu nữ này cầm mảnh gương ra chợ Tràng An tìm Đức Ngôn. Đến chợ, hầu nữ thấy đám đông đang đứng vây quanh một anh chàng, trêu chọc thằng điên đang đòi bán một tấm gương vỡ với giá ngàn vàng.
    Biết là gặp đươc người đang tìm, cô hầu đưa ngay nửa mảnh gương cho thằng điên. Hai mảnh gương ghép khít vào nhau, Từ Đức Ngôn bật khóc như đứa trẻ. Chàng hôn hít tấm gương rồi viết vào mặt sau, bài thơ gởi người tình:
    Ảnh dữ nhân câu khứ
    Ảnh qui nhân vị qui
    Vô phục hằng nga ảnh
    Không lưu minh nguyệt huỵ
    Theo người gương vỡ mắt sâu
    Gương đà về đó, nhưng đâu thấy nàng
    Chị Hằng cũng quạnh tâm cang
    Vầng trăng sầu muộn úa vàng năm canh.
    Nàng hầu lật bật đem gương về. Lạc Xương đọc được thơ, ôm lấy hai mảnh gương vào lòng mà khóc tức tưởi. Việt Công tình cờ đi vào, trông thấy, gạn hỏi sự tình. Lạc Xương phải tình thật, kể lại hết chuyện tình của mình. Nghe xong chuyện, Việt Công giả vờ nghiêm giọng thét to:
    - Gương đã vỡ..
    Lạc Xương hoảng hốt:
    - Nhưng...
    Sắc diện của Việt Công bỗng hiền hòa, đôn hậu:
    - Nhưng ..giờ nay lại lành. Ta cảm phục mối tình của hai ngườị Dù lòng dạ lang sói cũng phải động lòng...
    Rồi Việt Công sai quân hầu lập tức chạy ra chợ rước Từ Đức Ngôn vào thành, đãi đằng trọng thể, trao trả hạnh phúc cho tình yêu.
  8. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển Tích Truyện Kiều:
    Hoa Tàn Mà Lại Thêm Tươi
    Hoa tàn mà lại thêm tươi Trăng tà mà lại hơn mười rằm xưa
    Hoa tàn mà lại thêm tươi điển tích trong sách Tam ngôn truyện.
    Thời Tống Nhân Tông có chàng Thu Tiên uyên bác, nhưng không màng công danh, sống ẩn nhẫn cùng hoa thơm cỏ lạ.
    Vợ mất sớm, không có con, từa tự được mấy mẫu đất, chàng không canh tác màu, mà chỉ trồng hoa. Cơm không đủ ăn, áo không có mặc, được đồng nào chàng dành để mua những giống hoa quí. Vườn hoa của Thu Tiên đẹp nổi tiếng ở đất Giang Nam.
    Bấy giờ trong thành Bình Giang có tên Trương Ủy ngang tàng, độc ác, chẳng coi ai ra gì. Một hôm hắn ta cùng bọn thủ hạ đi ngang qua nhà của Thu Tiên, nhìn thấy vườn hoa quí bạt ngàn màu sắc rực rỡ. Trương Ủy chẳng cần hỏi han chủ nhân, sai bọn thuộc đạp đổ hàng giậu, xông thẳng vào trong tha hồ bẻ, ngắt hoa. Thu Tiên quá đau lòng, nhưng càng van xin thì tên Trương Ủy và thuộc hạ càng làm tới:
    - Mày không biết ta là ai à? Hôm này có ta đây đặt chân đến vườn hoa này là vinh hạnh cho mày đấy. A kìa, loại hoa mẫu đơn kia mới đẹp làm sao. Thật là uổng phí loài hoa quí phải yên phận trên mảnh đất của tên ngốc nghếch này. Khu vườn này phải thuộc về ta.
    Nói xong, tên côn đồ lại giang tay bứt hết những cánh hoa mẫu đơn. Vì quá thương yêu hoa, Thu Tiên đã phải chắp tay van xin:
    - Xin công tử hãy nương tay, đừng hủy hoại hoa tội nghiệp. Loài mẫu đơn này đơn này tôi đã phải ngày đêm chăm sóc, nâng niu.
    Trương Ủy cười ha hả, bóp nghiến cánh hoa trong tay:
    - Mày yêu hoa, mày chăm sóc nâng niu. Ta yêu trăng hoa ta thích dày vò tan nát. Vườn hoa này phải là của ta. Ta cho mày ít thời gian để lo cuốn gói đi ở nơi khác. Ta sẽ trở lại đây sau hai ngày nữa, không để tao phải trông thây các mặt thằng yêu hoa ngu si như mày.
    Bọn Trương Ủy bỏ đị Thu Tiên nằm vật xuống lăn lộn, người xác xơ còn hơn cả những cánh hoa tơi tả trên đất. Chàng khóc tức tưởi như chàng thư sinh đánh mất mối tình đầu. Bỗng có ai đó khẽ động trên vai. Thu Tiên quay lại; một tiểu thư kiều diễm đang nhìn chàng ngời thương cảm.
    - Xin hỏi tiểu thư từ đâu đến đây?
    - Thiếp ở cach đây không xa. Nghe chàng khóc thương cho loài hoa , thiếp xin đến đây được chia sẻ nỗi niềm. Hoa đã rơi rụng hế t rồi. Nhưng xin chàng chớ quá âu sầu. Chàng đã yêu hoa như thế thì muốn hoa tàn mà lại thêm tươi cũng chẳng khó gì...
    Đang lúc buồn bã , người đẹp lại nói chuyện phong thần, Thu Tiên càng rầu rĩ thêm. Tiểu thư biết Thu Tiên không tin, cũng chẳng phân giải; nàng nói Thu Tiên hãy thu nhặt nhữ`ng cánh hoa tàn gom lại, rồi đi gánh nước. Thu Tiên miễn cưỡng làm theo. Khi đôi thùng nước quay lại, thì kỳ diệu thay cả vườn hoa bừng sống lại, nở rộ hương sắc. Người đẹp đã biến mất.
    Thu Tiên quá đỗi mừng rỡ, chàng đưa tay nựng từng cánh hoa mà cứ tưởng như trong mợ Nàng ấy chăc hẳn là từ cõi trần tiên về đây ban phép lành cho chàng.
    Lòng thành , Thu Tiên thắp nén hương, quỳ xuống van vái:
    - Xin tạ ơn tiên nữ giáng trần thương cho kẻ trần gian này....
    Lâng lâng với niềm vui dào dạt, chàng nằm xuống giữa hai luống hoa, kê đầu bên một gốc mẫu đơn rồi ngủ thiếp đi giữa áng mây chiều. Chập chùng trong giấc mơ, Thu Tiên thấy mình đang gối đầu trên chân một thiếu nữ; đúng là tiểu thư lúc ban ngày. Nàng cúi xuống thủ thỉ bên tai chàng... thiếp nào đâu phải là tiên nữ, mà chỉ là một kiếp hoa. Cảm ơn chàng đã nâng niu đời hoa. Từ đây thiếp sẽ mãi ở bên chàng. Sẽ không có kẻ phàm phu nào đến quấy nhiễu chàn g nữa. Chàng nặng tình với hoa, thì thiếp mãi bên chàng, mãi bên chàng....
    Tiếng noí nhỏ nhỏ dần, nhỏ dần rồi cùng với hình dáng yêu kiều hút vào lòng đất
    ..Thu Tiên chợt tỉnh giấc mơ hoa; đầu chàng đang kề sát một gốc mẫu đơn, thoang thoảng tỏa hương thơm dìu dặt. Trên cao xa lắc, ánh sao hôm đang lấp lánh.
  9. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển Tích Truyện Kiều
    Kết Cỏ
    Rằng: Tôi bèo bọt chút thân,
    Lạc đàn mang lấy nợ nần yến anh
    Dám nhờ cốt nhục tử sinh
    Còn nhiều kết cỏ ngậm vành về sau
    "Kết thảo, hàm hoàn" là nói sự đền ơn đáp nghĩa.
    Kết thảo - kết cỏ lấy điển tích từ thời Chiến quốc Xuân Thu. Vua Cảnh Nông nước Tấn sai Tuần Lâm Phủ làm đại tướng, Ngụy Khỏa là phó tướng đem quân đánh Lộ, là nước nhỏ. Nước Lộ khồng chống cựnổi, chúa là Anh Nhi bị bắt giải về nước Tấn. Ngụy Khỏa được lệnh ở lại trị vì nước Lộ Cảnh Nông không giết Anh Nhi, nhưng lại đối đãi tử tế, xây một lâu đài riêng cho Anh Hi ở.
    Chúa nước Tần là Tần Hoàng Công hay tin Tấn đánh chiếm nước Lộ, bắt Anh Nhi về, cho ở riêng một lâu đài, còn cho Ngụy Khỏa ở lại giữ thành Lộ, đang thu phục nhân tâm, tính việc dài lâụ Hoàng Công lo ngại nếu Tấn thống trị được nước Lộ, dân tình Lô, quy phục nước Tấn thì uy thế nước Tấn sẽ vượt hẳn nước Tần. Hoàng Công vội sai đại tướng Đỗ Hồi đem binh cứu Lộ. Đỗ Hồi là một vị tướng có sức mạnh muôn người, chuyên dùng vũ khí là cái búa lớn năng 120 cân; nước Tần nhờ có Đỗ Hồi mà giữ an được bờ cõi, không nước nào dám dòm ngó cả.
    Đỗ Hồi đem quân đến nước Lộ, chỉ một mình một ngưa xông lên phía trước như thế chẻ tre. Ngụy Khỏa không địch nổi phải đóng cửa thành cố thủ, chờ binh cứu viện. Tấn Cảnh Nông tiếp'' được thư cầu cứu của Ngụy Khỏa, tức tốc sai tướng Ngụy Ý, là em của Ngụy Khỏa đem binh tiếp viện. Hai cánh quân hợp sức, trong thành đánh ra, viện binh đánh vào những cũng không đẩy lui được quân của Đỗ Hồị Hai anh em lại phải kéo quân vào thành cố thủ.
    Đêm đó, Nguỵ Khỏa nằm mơ thấy một lão ông râu tóc bạc phơ đến nói nhỏ vào tai: "Thanh thảo pha, thanh thảo pha...". Ngụy Khỏa giật mình thức giấc, không hiểu giấc mơ là điềm gì, đến hỏi em. Ngụ Ý suy nghĩ hồi lâu chợt nhớ ra:
    - Cách đây năm dặm, gần đất Phu Thi có một địa danh tên là Thanh thảo pha. Có lẽ thần linh mách bảo cho anh em chúng ta phải đánh quân Tần tại đó.
    Hai anh em đồng ý. Nửa đêm hôm đó, Ngụy Ý lặng lẽ đem quân đến mai phục vùng Thanh Thảo pha. Sáng sớm, Ngụy Khỏa ào ạt kéo quân ra khỏi thành khiêu chiến, rồi bỏ chạy cho quân Đỗ Hồi đuổi theo đến chỗ phục binh. Mặc dù bị rơi vào ổ phục kích, vòng trong, vòng ngoai đều bị vây kín, nhưng Đỗ Hồi vẫn tả xung hữu đột rất dũng mãnh, giết địch vô số kể. Anh em Ngụy Khẩn kinh hãi, toan thu góp tàn quân chạy về thành, thì thấy Đỗ Hồi đang mãnh liệt vung búa, bỗng nhiên người ngựa đều té lăn xuống đất. Con ngựa hí vang, đứng dậy đi ít bước lại ngã xuống. Đỗ Hồi cũng gượng đứng thẳng nhưng rồi cũng lảo đảo quị gốị Quân lính của Ngụy Khỏa, Ngụy Ý hè nhau bắ t trói được dũng tướng của nước Tần. Sau đó Nguỵ Khỏa truyền chém đầu Đỗ Hồi , cho đem thủ cấp về dâng cho Tấn vương và đại tướng Tuần Lâm Vũ.
    Đêm đó, Ngụy Khỏa lại nằm mợ thấy lão ông trở lại, nói:
    - Lão ông chúc mừng tướng quân thắng trận.
    Ngụy Khỏa vòng tay thưa:
    - Có phải lão trượng đã giúp anh em ta thắng Đỗ Hồi ở trận Thanh thảo pha không?
    - Quả đúng như vậỵ Lão đây đã kết cỏ ở Thanh thảo pha lại, quấn lấy vó ngựa, làm tướng Tần sa chân, người và ngựa không xoay trở được thì phải thúc thủ.
    Ngụy Khỏa bái tạ lão ông:
    - Mạc tướng này chưa được biết lão trượng, sao lại được giúp'' đỡ hết lòng..
    Nguỵ Khỏa chưa nói dứt, thi lão ông đã cắt lời:
    - Lão phu này là người hàm ơn nặng với tương công. Việc kết cỏ vừa rồi, lão phu chỉ mong đền ơn đáp nghĩa phần nàọ Lão đây chính là cha của Tố Cơ, cảm ơn tướng quân ngày trước đã không chôn sống con gái lão, mà lại cho kết duyên vớ một người xứng đáng. Ơn ấy, dù nay đã ở suối vàng, lão cũng không quên.
    Nói xong, hình ảnh ông lão tan biến mất.
    Tỉnh giấc, Ngụy Khỏa tìm đến em. Hai anh em hồi tưởng lại dĩ vãng...
    Cha Ngụy Khỏa là Ngụy Lê, một tướng tài ba của nhà Tấn, có một hầu thiếp trẻ đẹp là Tố Cơ, nhan sắc mặn mà, nết na đoan chính, thật là một giai nhân quốc sắc. Tướng già, có được hầu thiếp trẻ đẹp, Ngụy Lê vô cùng thương yêu Tố Cợ Sinh thời, lúc còn cầm quân xông pha trận mạc đó đây, Ngụy Lê thường căn dặn con:
    - Nếu chẳng may cha có bỏ thân nơi chiến trường, thì con nên tìm nơi tử tế mà gả Tố Cơ, đừng để nàng bơ vơ chếch bóng, làm sao cho nàng được hạnh phúc thì cha mới ngậm cười nơi chín suối.
    Nhưng về sau, Ngụy Lê không da ngựa bọc thây ngoài trận địa, mà lại chết già tại gia. Lúc lâm chung, ông lại "trở chứng", dặn dò Ngụy Khỏa:
    - Ta sắp ra đi rồị Đến hết đời, cha chỉ có Tố Cơ là người yêu quí nhất. Vậy khi cha chết đi, con hãy chôn nàng theo ta để chim liền cánh, cây liền cành.
    Cha chết rồi, Ngụy Khỏa không làm theo lời trăn trốị Ngụy Ý hỏi:
    - Sao anh không chôn dì Tố Cơ theo di mệnh của phụ thân?
    Ngụy Khỏa đáp:
    - Lúc thân phụ còn là một tướng dũng mãnh, đem quân đi chinh phạt đó đây, có dặn nếu có mệnh hệ nào, thìphải tìm nơi tử tế gả chồng cho dì Tố Cơ, để mong nàng an vui hạnh phúc. Lời dặn dò đó là một "chân mệnh". Nhưng bây giờ, trước khi mất, tâm thần mê sảng, ý chí không còn minh mẫn thì di mệnh của thân phụ trong lúc lâm chung là "loạn mệnh", chúng ta phận làm con cho tròn chữ hiếu thì không nên theo những lời đó.
    Ba năm sau, khi đã mãn tang cha, Ngụy Khỏa làm chủ hôn, gả dì Tố Cơ cho một nho sĩ danh tiếng; cuộc đời nàng được an nhàn hạnh phúc.
    Thân phụ của Tố Cơ, cho đến chết vẫn ghi lòng tạc dạ người cứu mạng con gái mình, nên đã hiển linh hiện hồn về, kết cỏ nơi trận địa Thanh thảo pha để đền ơn đáp nghĩa.
  10. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển Tích Truyện Kiều
    Khúc Quảng Lăng ​
    Kê Khang này khúc Quảng Lăng
    Một rằng Hoa nhạc, hai rằng Qui vân
    Kê Khang là một trong nhóm bảy người bạn chí thân người nước Ngụy: Kê Khang, Nguyễn Tịch, Lưu Linh, Nguyễn Đàm, Vương Mậu, Sơn Đào và Hương Tú.
    Khi Tư Mã Viêm diệt nhà Ngụy, lập nên nhà Tấn, thì bảy người này không hợp tác với tân triều, bỏ thị thành vào rừng trúc ở, nên người đời gọi là "Trúc lâm thất hiền". Mỗi người đều có cá tính và nét độc đáo riêng của mình, nhưng nổi bật hơn cả là Kê Khang và Nguyễn Tịch.
    Sử nhà Tấn viết rằng Kê Khang là một con người phong nhã, giỏi cầm kỳ thi họa; thường đêm ông ngủ ở đình Hoa dương. Một hôm có người khách tự xưng là người xưa, cảm phục tài hoa của Kê Khang, tặng cho chàng khúc Quảng Lăng, nhưng bắt thề là không được truyền lại cho ai. Sau khi Quảng Lăng chết, khúc nhạc ấy xem như mất. May mắn về sau có nàng Ngọc Nữ khi gảy khúc nhật cung, nguyệt cung, đã dẫn khúc Hoa nhạc và Qui vân đúng âm điệu của Khúc Quảng Lăng còn sót lại.

Chia sẻ trang này