1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác phẩm văn học

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi chichi_b2, 09/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển Tích Truyện Kiều
    Liễu Chương Đài
    Khi về hỏi liễu Chương đài
    Cành xuân đã bẻ cho người chuyền tay
    Đời vua Đương Huyền Tông có chàng tú tài Hàn Hủ, nổi tiếng là danh sĩ, lên kinh đô Trường An chuẩn bị thi tiến Sĩ. Chàng ta thuê phòng trọ ở phố Chương đài, phía Tây kinh thành.
    Cạnh bên nhà trọ Hàn Hủ là nhà Liễu thị, một ca kỹ tài sắc đã làm đắm say lắm tao nhân mặc khách, nhưng không ai dám ngỏ tình, vì giai nhân đã có vị tướng quân họ Lý bảo bọc. Mỗi lần tướng Lý đến thăm Liễu thị, đều có mời Hàn Hủ sang chơị Hai người đối ẩm trong giọng ca tiếng đàn nàng Liễụ Phần Liêũ thi, những lúc ở nhà một mình, lại thường nhìn qua kẽ vách dòm sang nhà Hàn. Liễu thị thấy Hàn Hủ tuy nghèo khó, nhưng lại rất phóng khoáng, hiếu khách. Nhìn trộm lâu ngày, thấy thương, rồi thầm yêu chàng tú tàị Hôm đó, Lý tướng quân đến, Liễu thị đánh bạo, thưa:
    - Hàn Tú tài là người có hoàn cảnh khó khăn nhưng lại rất hào sảng. Tương quân đã kết thân với chàng ta, thì thiếp nghĩ cũng nên tìm cách giúp đỡ.
    Tướng Lý gật gù, cười độ lượng, truyền Liễu thị bày tiệc, rồi mời Hàn Hủ sang nói chuyện:
    - Hàn Tú tài là bậc danh sĩ ; Liễu thị là kỹ nữ tài sắc. Danh sĩ mà sánh duyên cùng tài sắc chẳng phải là xứng đôi lắm sao?. Ta đứng chủ hôn cho đôi lứa.
    Cả hai người được gá duyên đều ngây người trước thái độ bao dung của tướng quân. Qua hồi xúc động, đôi lang nương lạy tạ ơn vị tướng quân " fair play " nàỵ Sau đó, Lý tướng quân từ biệt , hai người sống chung với nhau như vợ chồng, tình yêu tha thiết.
    Tú tài Hàn Hủ tuy là người lỗi lạc, nhưng thi tiến sĩ lại không đỗ. Vợ chồng không lấy thế làm điều khổ tâm, vẫn thương yêu nhau trong cuộc sống hàn vị Bốn năm sau, có quan Tiết độ sứ Thanh Châu là Hầu Di Dật, từ lâu ngưỡng mộ tài năng của Hàn Hủ, đã tâu với vua xin chàng về làm tòng sự Hàn Hủ phải về Thanh Châu nhận chức, hẹn với Liễu thị khi cuộc sống ổn định, sẽ trở về lại kinh đô rước nàng.
    Nhưng rồi công việc tất bật, sau ba năm Hàn Hủ không về kinh được, gởi cho nàng lá thư với nỗi phập phồng nàng kỹ nữ đã ôm cầm sang thuyền khác:
    "Chương đài Liễu, Chương đài Liễu
    Tích nhật thanh thanh kim tại phủ
    Túng sử trường điều tự cửu thùy
    Dã ưng phan chiết ta nhân thủ ".
    Liễu Chương đài, Liễu Chương đài
    Còn chăng thuở trước dáng xanh tươi
    Thướt tha vẫn giống như năm nọ
    Vin bẻ đành tay kẻ khác rồi!
    Đọc thơ, Liễu thị hiểu là chồng âu lo mình phụ bạc. Nàng đáp thư:
    "Dương liễu chi, phương chi tiết,
    Khá hận niên niên tặng ly biệt.
    Nhất diệp tùy phong hốt báo thu
    Túng sử quân lai khởi kham chiết ".
    Nhành dương liễu, trạc xuân xanh
    Đeo nặng bao năm nỗi biệt tình
    Chiếc lá gió đưa, thu đà tới
    Chàng về chưa chắc được vin cành.
    Sau đó, Liễu thị xuống tóc vào nương cửa Phật, tránh lũ **** ong quấy nhiễu.
    Thương cho nàng. đã vào chùa mặc áo nâu sồng mà vẫn không yên câu kinh tiếng mõ. Phiên tướng Sa Tra Lợi đang tại chức Xạ Kỵ tướng quân của vua Đường Huyền Tông, xông vào thiền môn, bắt Liễu thị về làm thiếp.
    Thời gian cũng qua đị.
    Mươì hai năm sau, Tiết độ sứ Hầu Di Dật về kinh công cán, Hàn Hủ tháp tùng. Về đến Tràng An, Hàn Hủ thăm dò tin tức mới biết vợ mình đã sa vào tay kẻ khác. Thế cô, phận nhỏ đành im tiếng. Một hôm, đang tảng bộ trên phố thì gặp một cổ xe ngựa thong thả đi quạ Trên xe chợt có giọng đàn bà vọng ra:
    - Có phải Hàn viên ngoại ở Thanh Châu đó không ?.
    Nghe giọng nói, Hàn Hủ rúng động, ấp úng chưa kịp trả lời, thì người trên xe tiếp:
    - Ngày mai, thiếp cũng sẽ qua đường này. Xin chàng hãy đến đây cho thiếp trông thấy lần cuối.
    Hôm sau, y hẹn, Hàn Hủ đứng chờ đợi tình. Chiếc xe đến, từ trên đó ném xuống chiêc khăn hồng bọc ngoài một hộp sáp thơm. Giọng đàn bà thổn thức:
    - Cảm ơn chàng, em đã trông thấy tình lần cuốị Vĩnh biệt phu quân.
    Xe vụt chạy nhanh mất hút. Đêm đó, Hàn Hủ phải dự tiệc với hàng quan chức ở kinh thành nơi một tửu lầu sang trọng. Trong tiệc, mọi ngươì đều cười nói vui vẻ chỉ có mình Hàn Hủ mặt ủ mày ệ Có người gạn hỏi nguyên nhân; Hàn Hủ phải đem chuyện mình kể trong bàn tiệc. Hàn vừa dứt lời, viên tướng trẻ Hứa Tuấn ném mạnh chén rượu xuống đất, đánh "xoảng", cất giọng oang oang:
    - Giữa kinh thành này mà cũng có quan triều đình làm loạn vậy sao ? Tiểu nhân này, tu y tài hèn sức mọn nhưng cũng xin được ra tay, đưa phu nhân về cho Hàn viên ngoạị Xin Hàn viên ngoại hãy viết ít chữ để làm tin với phu nhân.
    Hàn Hủ chép lại bài thơ Liễu thị đã gởi cho mình mười lăm năm trước khi vào qui y cửa Phật. Hứa Tuấn nhận thư, phóng ngựa đến tư dinh của Sa Tra Lợị Tướng Phiên này đang vắng nhà. Hưá Tuấn lớn tiếng với đám gia nhân:
    - Tướng quân bị ngã ngưạ, thương tích nặng, e khó qua khỏị Ngài bảo ta về rước phu nhân cho ngài gặp mặt.
    Hứa Tuấn phóng ngựa chạy thẳng vào dinh. May mắn, Liễu thị đang sắp sửa nhờ ba thước lụa kết liễu đời mình., thì nhận được bài thơ tình của mình đã viết cho tình lang. Hứa Tuấn đỡ bà lên mình ngựa, phóng như bay trở về tửu lầụ Có ai đang hồi hợp chờ đợi, ***g ngực thình thịch liên hồị Rồi, hai trái tim cùng chung nhịp đập.
  2. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển Tích Truyện Kiều
    Mạt Cưa Mướp Đắng
    Tình cờ chẳng hẹn mà nên
    Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường
    Chung lưng mở một ngôi hàng
    Quanh năm buôn phấn bán hương đã lề
    Hàn sĩ Thúc Thôi được hưởng gia tài cha mẹ để lại. Học hành chẳng ra gì, lại biếng nhác, nên thi mãi vẫn trượt. Chán nản bút nghiên, chàng ta bán hết gia tài, ăn tiêu rồi cũng hết, không có gì để sống. Bà con lối xóm không nỡ để một nho sinh chết đói nên tìm cách mai mối cho nàng Lưu Di, một thiếu phụ trẻ góa chồng, đảm đang.
    Sống chung được thời gian ngắn, Thúc Thôi lại quen thói lười biếng, cả ngày chỉ nghêu ngao, không chịu làm lụng, ăn bám vợ đến hết cả vốn liếng của Lưu Di đã dành dụm được. Lưu Di cắn răng chịu đựng, nhưng đến lúc cùng cực quá, nàng phải thưa với chồng:
    - Lang quân cam chịu cảnh nghèo đói này mãi sao?
    - Ta chỉ sống với văn chuơng chữ nghĩa, từ nhỏ đến lớn chỉ biết đọc sách ngâm thợ Nay ta phải biết làm chi cho ra tiền đây?
    Lưu Di e dè:
    - Văn chương chữ nghĩa không bằng ai thì thôi cũng phải kiếm việc khác làm ăn sinh sống chứ.
    Thúc Thôi cười khẩy:
    - Hiền thê ơi, đừng quá âu lo. Hôm nay ta là hàn sĩ, ngày mai đỗ đạt, thì tha hồ phú quí vinh hoa. Thôi được, trong lúc đợi bảng vàng đề tên, ta sẽ nghĩ ra một cách gì đó, không cần phải làm lụng cực nhọc, ma vẫn hái ra tiền.
    Rồi mấy ngày sau, người ta thấy Thúc Thôi lẩn quẩn đây đó, lúc ra chợ, lúc vào xóm, như một học giả suy tư. Cuối cùng, chàng ta đem về một thúng mạt cưa, khoe vợ:
    - Món hàng này không vốn mà bán được tiền. Mạt cưa này thợ cưa vất đi, ta lấy về đem ra chợ bán, giả làm cám heọ Sẽ có khối người bị lừa.
    Lưu Di ngăn cản:
    - Sao lại làm việc gian dối như vậy, thật là bất nhân.
    Thúc Thôi dạy khôn:
    - Miễn sao được tiền thì thôi! Đời mà! khôn sống, dại chết.
    Không kể lời khuyên can của vợ, sáng sớm hôm sau, Thúc Thôi bưng thúng mạt cưa ra chợ, rao bán cám. Nhưng cho đến chiều tối vẫn chưa có ai bị lừa. Hôm sau, Thúc Thôi lại bưng thúng cám dỗm ra chợ lần nữa. Đến chạng vạng, thì may thay, có một nàng đội thúng mướp trái xanh mởn đi ngang qua. Cô nàng mời:
    - Tôi đang muốn bán thúng mướp tươi này để lấy tiền mua cám heo. Chúng ta thỏa thuận hàng đổi hàng nhé.
    Thúc Thôi mưng rỡ, OK ngay, phen này trúng mánh, nhẫm tính thúng mướp cũng bán được bộn tiền. Chàng ta hí hửng bưng thúng mươp về khoe vợ Lưu Di bật cười:
    - Trời đất! Đây là loại mướp đắng, loại trái mọc hoang trên núi, không ăn được. Ừ mà thôi , như vậy cũng hay, cùng là một phường lừa phỉnh nhau, mướp đắng đổi ấy mạ t cưa, không ai thua ai!
  3. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển Tích Truyện Kiều
    Nàng Oanh
    Dâng thư đã thẹn nàng Oanh
    Lại thua ả Lý bán mình hay sao ?
    Đời nhà Hán có Thuần Vu Ý làm quan đất tề ; nhà không có con trai, chỉ sinh được 5 con gái, Đề Oanh là gái út.
    Thuần Vu Ý mắc tội lớn phải thọ hình. Khi bắt giải tử tội về kinh , Đề Oanh đi theo cha. Đến kinh thành, nàng dâng thư lên Hán Văn Đế tâu rằng, nếu cha chết đi, cũng không mảy may đền được chút tội; nay thân gái này khẩn thiết xin vua được cho vào cung làm cung nhân thô (người làm sạch sẽ cho vua sau mỗi lần vua đi vệ sinh), để chuộc tội một phần nào cho cha. Hán Văn Đế đọc thư của nàng Oanh, cảm động vì lòng hiếu hạnh của nàng nên tha tội cho Thuần Vu Ý.
  4. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển Tích Truyện Kiều

    Phiếu Mẫu
    Nghìn vàng gọi chút lễ thường,
    Mà lòng Phiếu Mẫu, mấy vàng cho cân
    Bà Phiếu Mẫu, nhà nghèo khó, đã giúp Hàn Tín trong cơn đói cơm rách áo.
    Thuở hàn vi, Hàn Tín nghèo rớt mồng tơi, ngày ngày câu cá, nhưng cũng không kiếm đủ miếng ăn. Tuy vậy, Hàn Tín lại rất ham mê đèn sách, nghiên n cứu binh thư; lại muốn ra oai như mình là con nhà võ, đi đâu cũng lè kè mang theo cây kiếm. Bà Phiếu Mẫu ở cạnh nhà, kiếm ăn bằng nghề giặt thuệ Tuy miếng cơm vẫn thiếu trước hụt sau, nhưng thấy Hàn Tín quá đói khát, bà thường dẫn chàng dở hơi này về nhà cho cơm. Hàn Tín cảm động thưa:
    - Xin cảm on bà đã quá tử tế với tôi. Sau này công thanh danh toại tôi nguyện sẽ không quên ơn bà.
    Phiếu Mẫu cười hiền hậu:
    - Ta thấy ngươi đói khát, nên chia sẻ miếng cơm giọt nước với ngươi, chứ đâu cần ngươi sẽ trả ơn sau này. Đàn ông gì như ngươi , tự nuôi thân không nổi thì noí chi đến quyền cao chức trọng sau này.
    Hàn Tín hỗ thẹn vì lời chê trách, nên không dám tìm qua nhà Phiếu Mẫu kiếm cơm nữa. Bà già vẫn thương người cùng khổ, ngày ngày đem cơm đặt trước căn lều của Hàn Tín. Người trong làng xóm biết chuyện, gọi đó là "Bát cơm Phiếu Mẫu".
    Một hôm ở ngoài chọ có gã bán thịt to lớn, trông thấy Hàn Tín bước đi xiêu vẹo nhưng vẫn lòng thòng thanh kiếm bên lưng. Gã trêu tức:
    - Này tên ma đói kia, nam nhi như mày mà không kiếm ăn được, hằng bữa phải nhờ đến bát cơm Phiếu Mẫu, không biết nhục à? Có giỏi thì rút kiếm ra đấu, ta tay không. Thắng được ta thưởng cho cái đầu heo. Bằng không dám đấu, thì luồn dưới trôn của ông nội mày đây.
    Sắc mặt Hàn Tín đã xanh này càng xanh hơn. Tần ngần một lúc, Hàn Tín khúm núm lòn qua trôn gã hàng thịt. Cả chợ nhốn nháo chê cười Hàn sĩ. Nhưng có một tiều phu là Hứa Phụ, tình cờ qua đó, dừng lại trước Hàn Tín:
    - Huynh là người có tướng vương hầu; tuy nay khốn khổ nhưng hậu vận lại vinh hoa phú quí.
    Hàn Tín trở vềtúp lều, ngày đêm vẫn miệt mài dùi mài kinh sử. Lúc Hạng Lương nước Sở khởi binh đánh Tần, Hàn Tín đứng chống gươm bên bờ sông Tứ Thủy, tự tìm cơ hội tiến thân. Trông thấy Hàn Tín ngoại hình xanh xao vàng vọt, Hạng Lương "dội" ngay. Nhưng quân sư Phạm Tăng vội khuyên:
    - Tuy nhìn bề ngoài yếu đuối, nhưng chân tướng là người thao lược, ngài chớ nên bỏ
    Hạng Lương miễn cưỡng nhận lời, cho Hàn Tín làm chấp kích lang, tức là vác giáo theo hầu.
    Trong thơi gian này, Lưu bang đang dựng nghiệp đế ở Hán Trung, nhờ Trương Lương, giả lam lái buôn, đi chu du thiên hạ để chiêu hiền. Khi đến đất Sở, gặp được Hàn Tín, Trương Lương nhận ra ngay đây là một chân tài nhưng Sở không biết dùng người. Trương Lương bèn làm quen, và trao cho Hàn Tín một thanh kiếm báu, đề thơ tặng:
    Kiếm báu lập lòe tay dũng sĩ
    Non sông một giải chí hiên ngang.
    Máu hồng, men rượu say băng tuyết
    Muông dặm sơn hà một tấc gang.
    Hàn Tín đang còn ngỡ ngàng, thì Trương Lương đã tiếp:
    - Tại hạ biết được huynh là đấng hào kiệt nên đem kiếm báu tặng chứ không bán. Nay có chút quà mọn, xin huynh chớ từ chốị Hãy cùng nhau nhấp chén rượu mừng buổi sơ kiến. Hẹn ngày hội ngô trên đất Hán.
    Sau chầu rượu, Trương Lương thuyết phục Hàn Tín nên bỏ Sở, về phò Lưu Bang, là người nhân đức biết trọng lương thần, xứng danh thiên tử. Hàn Tín thuận tình, nên bỏ trốn khỏi Sở. Mấy ngày lạc trong rừng không tìm đường để lần đến Hán Trung, đói khát lả người. May thay, gặp được một lão tiều, cho ăn uống và hướng dẫn đường đi nước bước chu đáọ Hàn Tín sụp lạy cảm ơn cứu tử, rồi nhanh nhẹn lên đường. Nhưng vừa qua được một khúc quanh, Hàn Tín chợt nghĩ:
    - Ta đang bị Sở Bá Vương truy nã. Nếu chẳng may quan quân Sở cũng lần ra dấu vết đến đây, hỏi lão tiều phu này, thì tính mạng ta khó thoát. Lão già suốt ngày lẫm lũi trong rừng sâu, rồi cực khổ cũng chết khô xương , còn ta, cả cơ đồ sáng lạng trước mắt. Thôi thì, ta đành làm người vong ơn bội nghĩa..
    Hàn Tín quay trở lạị Kiếm vung lên, thân lão tiều phu đứt làm đôị Hàn Tín đem xác vùi bên sườn núi.
    Khi đến Hán Trung, Hàn Tín được Tiêu Hà - cận thần của Hán Vương tiếp kiến, liền tiến cử với Hán Vương. Vừa nghe đến tên Hàn Tín, Hán Vương đã cười khẩy:
    - Khi còn ở huyện Bái, ta đã nghe tiếng người này lòn trôn Đỗ Trung, xin cơm Phiếu Mẫu, làng nước ai cũng khinh bỉ. Con người như vậy thì làm sao mà làm được việc lớn?.
    Tiêu Hà bào chữa:
    - Xin Chúa công hãy suy xét, nhiều người bần tiện thuở thiếu thời nhưng sau vẫn dựng nên sự nghiệp, như Y Doãn là người sơn dã, Thái Công là kẻ đi câu ở sông Vị, Ninh Thích là gã buôn xe, Quản Trọng là kẻ tội đồ, đến lúc gặp thời đều làm nên đại sự. Hàn Tín tuy đã lòn trôn mưu sống, xin cơm cứu đói, giết ân nhân để trừ hậu hoạn..nhưng đó vẫn là người uyên bác, mưu lược; không dùng, tất hắn sẽ bỏ đi tìm nơi khác trọng dụng.
    Nể lời tấu trình của cận thần, Hán Vương giữ Hàn Tín lại, cho làm thủ kho lương thực. Tiêu Hà không đồng ý vì cho rằng Hàn Tín là người trí dũng, đem dùng vào việc nhỏ không xứng với tài năng. Phần Hàn Tín cũng chán nản; nấn ná một hai hôm lại trốn đi, để lại ít câu thơ, thảo trên vách:
    Anh hùng lỡ vận bước long đong
    Thà chịu an thân khỏi thẹn lòng
    Vó ngựa xa vời trông cố quận
    Công danh chán ngắt mộng anh hùng.
    Tiêu Hà hay tin Hàn Tín đã bỏ đi, dậm chân kêu trời, tiếc thay người tài không có đất dụng võ. Không nản lòng, Tiêu Hà đem theo ít quân hầu lần theo dấu tích Hàn Tín. Khi tìm gặp được, Tiê Hà cầm tay Hàn Tín ân cần:
    - Cổ nhân có câu: Sĩ vị tri kỷ giả tử (kẻ sĩ có thể chết theo người tri kỷ). Tại hạ hiểu huyng là người tài, đã quyết tâm tiến cử, nhu8ng Chúc công vần chưa tin dùng. Nay nếu một lần tiến cử nữa, mà Chúa công vẫn không nhận, thì Tiêu Hà này cũng từ chức mà lui về vườn.
    Hàn Tín cảm kích lòng thành của Tiêu Hà, nên lại lên ngựa quay trở về Hán Trung. Nghĩ đến số phận mình còn long đong, Hàn Tín đề thơ:
    Mây gió phôi pha bóng nguyệt tà
    Vận thời chưa gặp khó bôn ba
    Nghèo hèn phận bạc đơì dang dở
    Con tạo trêu ngươi mãi thế à!
    Chợt, Hàn Tín nhớ mấy câu thơ của "anh lái buôn " Trương Lương đã đề tặng mình. Lúc đó, Trương Lương vẫn còn chu du chiêu hiền chưa về đến. Hàn Tín đưa thơ cho Tiêu Hà xem. Tiêu Hà mừng rỡ:
    - Trời đất, thư giới thiệu của Tử Phòng, sao tướng công đã không trình cho Chúa công.
    Khi xem thơ của Trương Lương, Hán Vương giật mình:
    - Ôi chao, thì ra người của Trương Tử Phòng tiến cử. Ta thật không biết nhìn người.
    Theo đề cử của Tiêu Hà, Hán vương phong Hàn Tín làm Đại Nguyên Soáị Hàn Tín đã đem tài năng mình phò Lưu Bang, tóm thâu thiên hạ, dựng nên nhà Hán.
    Trong khi danh vọng ngất trời, Hàn Tín vẫn hãnh diện vì cái quá khứ bát cơm Phiếu Mẫu của mình và cũng từ đó, lưu truyền trong dân gian điển tích này.
    Chỉ tiếc khi tài - danh lên tột đỉnh, Hàn Tín vẫn không hượm chân, nên đã chết thảm dưới tay Lữ Hậu.
  5. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Ðiển Tích Truyện Kiều
    Quạt Nồng Ấp Lạnh ​
    Xót người tựa cửa hôm mai
    Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
    Tích quạt nồng ấp lạnh có trong sách "Nhị thập tứ hiếu" của Quách Cự Nghiệp đời nhà Nguyên.
    Ðời Hậu Hán có đứa trẻ lên 9 tên là Hoàng Hương. Mẹ mất quá sớm, Hoàng Hương ở vơi cha; cậu bé thờ cha một mực hiếu đễ.
    Vào muà hạ, thời tiết về đêm nóng nực oi bức, Hoàng Hương thường xuyên quạt màn chiếu, chãn đệm cho thoáng mát trước khi cha ngủ. Muà đông, tiết trời lạnh lẽo, đêm đêm trước khi cha đi ngủ, Hoàng Hương vào giường cha nằm lãn qua trở lại rất lâu, để mền chiếu ấm hơi người cho cha già được ngon giấc.
  6. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển Tích Truyện Kiều
    Sâm Thương
    Nàng rằng: Nghĩa trọng nghìn non
    Lâm Truy người cũ chàng còn nhớ không?
    Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng
    Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân
    Sâm Thương, tên gọi trong dân gian là sao Hôm, sao Mai, là hai vì sao chẳng bao giờ trông thấy nhau, một đằng Đông buổi tối, một phía Tây ban sáng.. Truyện Thần tiên kể rằng:
    Hàng năm, tại Thiên đình có hội Bàn Đào, tiên ông tiên nữ tề tựu dâng lễ vật, hái đào tiên chúc tụng Ngọc Hoàng. Tiên đồng Bảo Sâm theo hầu một tiên ông, ngọc nữ Thanh Thương theo hầu một tiên cô. Hai trẻ tình cờ, gặp gỡ , quen biết nhau rồi sinh tình. Trước ngày mở hội, đôi trẻ có chút thời gian bên nhau tình tự.
    Một nhân vật thứ ba, tiểu đồng Trường Quang, cũng tình cờ gặp gỡ Thanh Thương, nhưng tình chỉ sinh một hướng, Thanh Thương đã yêu đậm Bảo Sâm mất rồi. Bị tình lờ, Trường Quang sầu thảm.
    Đến ngày Bàn Đào khai hội, đàn ca xướng hát rộn ràng. Các tiểu đồng, ngọc nữ nhịp nhàng như vũ điệu, tay bưng khay, tay nâng chén ngọc hầu rượu các tiên ông tiên bà.
    Thanh Thương, là ngọc nữ hát hay múa đẹp nhất, nên được chọn dâng chén cho Ngọc Hoàng. Nhưng tâm hồn nàng để lạc đâu đâu, đôi mắt cứ dõi tìm Bảo Sâm, nên sẩy tay đánh rơi cả khay ngà chén ngọc. Thanh âm ngọc vỡ tan hoang. Từ bàn dưới nhìn lên, Bảo Sâm thấy tai hoạ đang giáng xuống cho người yêu cũng sửng hồn, khay chén trên tay cũng đánh xoảng rơi xuống đất. Đàn ca xướng hát thanh thoát, bỗng nín bặt.,
    Ngọc Hoàng xử tội ngay đôi trẻ:
    - Đôi tiên đồng, ngọc nữ còn non tuổi mà lại dám bày trò yêu đương nơi cõi, tội đáng đày xuống trần gian cho làm một kiếp thú, sống trong núi thẳm rừng sâu, kiếp sau mới được đầu thai làm người ở luôn dưới cõi trầ.n...
    Trường Quang không phạm lỗi chi cũng run lập cập khi Ngọc Hoàng đang xử tội người yêụ. một chiều; khi vưa nghe lơì kết tội đày xuống trần gian làm thú, không nén được đau thương, Trường Quang đã thét lớn: "Thanh Thương ơi, Thanh Thương ơi, ta nguyện theo nàng xuống trần gian. Ngọc Hoàng thêm giận, ừ thì muốn theo thì ta cho thỏa ước mơ, truyền cho đày tiểu đồng tình dại này đi chung một chuyến.
    Các tiên ông tiên bà, thương cho ba trẻ tình si, chỉ vì thương yêu mà chuốc họạ Họ đồng thanh xin Ngọc Hoàng nương tay, chớ đày xuống trần gian, mà hãy cho ở lưu lạc đâu đó trên trời.
    Lời câu xin của các tiên, Ngọc Hoàng nguôi ngoai cơn giận, phán lại lần cuối cho chúng làm hai ngôi sao, tuy ở chung cùng trời, nhưng không bao giờ được gặp nhau.
    Nàng Thanh Thương làm sao Thương, là sao hôm, chỉ mọc lên ở hướng đông lúc về đêm; Bảo Sâm trở thành sao Sâm, là sao mai, mọc ở phía tây lúc trời hửng sáng.
    Còn Trường Quang, sẽ được như ý, suốt đời tìm kiếm tình yêu, thì biến thành sao "vượt", bay đi xẹt lại trọn kiêp mà kiếm tìm.
    Ca dao Việt Nam ta có câu::
    Sao hôm chờ đợi sao mai
    Trách lòng sao vượt nhớ ai băng chừng.
    Sao vượt (sao băng) muôn đời vẫn mang theo điều mơ ước.
    Ngày nay, có ai mong mỏi điều gì, hãy ngước nhìn lên trời đón ánh sao băng, điều ước mơ sẽ được toại nguyện. Nhưng còn sao Sâm, sao Thương, theo phán xử của Ngọc Hoàng phải ngàn nghìn trùng xa cách, đông tây, đêm ngày đuổi bắt nhau mà không gặp được.
  7. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển Tích Truyện Kiều
    Sân Hoè
    Sân hòe đôi chút thơ ngây
    Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình
    Sân hòe đôi chút thơ ngây. Cây hòe, loại cây gỗ quí, được trồng trước mặt các vị Tam công (Thái Sư, Thái Phó và Thái Bảo) đứng chầu, trong sân Ngoại triều của vuạ Tam triều của vua: Yến triều, Nội triều và Ngoại triều.
    Đời nhà Tống, có Vương Hựu, tự tay trồng ba cây Hòe trong sân nhà và nói rằng:
    - Con cháu ta sau này sẽ có đứa làm đến chức Tam công.
    Quả đúng về sau, con của Vương Hựu là Vương Đán làm đến Tam Công
    Trân cam, ai kẻ đỡ thay việc mình. Trân cam là vị ngon vị ngọt, ý nói sớm tối chiều hôm trông nom thức ăn hầu cha mẹ.
  8. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển Tích Truyện Kiều
    Sân Lai
    Sân Lai cách mấy nắng mưa
    Có khi gốc tử đã vừa người ôm
    Tích Sân Lai cũng có trong "Nhị thập tứ hiếu".
    Lai Tử người nước Sở thời Đông Châu liệt quốc, bảy mươi tuổi vẫn con cha mẹ già.
    Để làm trò cho cha mẹ vui, ông thường mặc áo ngũ sắc sặc sỡ, giả làm trẻ nhỏ, múa may đùa giỡn. Có khi làm bộ vấp bực thềm, té lăn ra đất rồi nhại tiếng khóc con nít cho cha mẹ cười.
    Có khi nhìn đứa trẻ thơ 70 tuổi, cha mẹ tuổi đã tròn thế kỷ bỗng quay về thuở trung niên.
  9. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển Tích Truyện Kiều
    Tất Giao
    Một lời gắn bó tất giao
    Mái sau dường có xôn xao tiếng người.
    Tất giao nghĩa là sơn và keo, dính chặt vào nhaụ
    Theo truyện Truyền kỳ Trung Quốc, xưa có hai người bạn học tên là Lôi Nghĩa và Trần Trọng chơi thân với nhau. Cả hai cùng ứng thí. Lôi Nghĩa thi đậu, nhưng Trần Trọng lại trượt.
    Lôi Nghĩa thương bạn còn gia cảnh ngặt nghèo, muốn nhường tên bảng vàng cho Trần Trọng, nhưng không được quan trường chấp thuận. Lôi Nghĩa bèn giả điên để khỏi bị bổ làm quan.
    Đến khoa thi sau, cả hai lại cùng đi thi và đều đỗ. Bấy giờ cả hai mới nhận áo mão triều đình cùng ra làm quan.
    Người đời đã có câu ca ngợi tình bạn Lôi Nghĩa và Trần Trọng :
    Tất giao vi kiên, bất như Lôi dữ Trần
    Keo sơn bảo là bền, chẳng bằng Lôi với Trần
  10. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển Tích Truyện Kiều
    Thang Mây
    Thang mây dón bước ngọn tường,
    Phải người hâm mộ rõ ràng, chăng nhe
    Thang bằng mây dùng để leo thành cao.
    Theo điển tích thời Chiến Quốc, lúc Sở Kinh Vương chuẩn bị đánh Tống, bèn cho lệnh Công Thâu Ban, người thợ mộc giỏi nhất nước, chế tạo loại thang mây để công hãm thành trì nước Tống.
    Mặc Tử biết sắp có chuyện đao binh, vội đến ngăn vua Sở:
    - Nước Sở lớn, nước Tống nhỏ. Nay Chúa công lấy lớn hiếp nhỏ thì phỏng hay ho gì?.
    Sở Kinh Vương chưa kịp trả lời thì Mặc Tử đã tiếp:
    - Nước Sở giàu, nước Tống nghèo. Chúa công đánh nước Tống thì được lợi lộc gì.
    Vua Sở hăm hở:
    - Nhưng ta đã chế tạo được thang mây thì phải đi công phá thành chứ.
    Mặc Tử cười khẩy:
    - Có thang mây đâu phải là chiếm được nước Tống.
    Vua Sở bực tức:
    - Công Thâu Ban là thợ giỏi nhất thiên hạ, chiến cụ của ông ta chế tạo ra há không công phá được thành nước Tống ư?
    Mặc Tử đáp:
    - Vậy hãy thử để tôi thủ thành, cho quân dùng thang mây của Công Thâu Ban tấn công, thử xem có thể phá thành được không?
    Vua Sở đồng ý cho thử trận.
    Đúng như lời Mặc Tử, quân lính đã dùng thang mây, khí cụ mới sáng chế, nhưng không sao công phá được thành.
    Sở Kinh Vương cả giận, nói vo(''i Mặc Tử:
    - Dù vậy, ta đây vẫn có cách để thắng được.
    Mặc Tử hiểu ý vua Sở, trả lời:
    - Cách của nhà vua là giết chết tôi chứ gì? Nhưng cũng chẳng có lợi gì đâu. Tôi chết đi còn có đám học trò, chúng đã học được cách thủ thành của tôi và làm vô hiệu hoá cái thang mây sáng chế của nhà vua rồi.
    Sở Kinh Vương đành phải nghe theo lời của Mặc Tử, bỏ ý định đánh Tống.

Chia sẻ trang này