1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác phẩm văn học

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi chichi_b2, 09/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chichi_b2

    chichi_b2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    => rất tiếc phải nói là chichi không biết về tác giả này. Thật thiếu sót, bạn @vi bỏ qua cho. Bạn có thêm được thông tin nào về tác giả này, hay tác phẩm nào của Trần Hòai Dương thì share cho mọi người cùng đọc nhé. Cámơn bạn nhiều.
  2. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Hồi trước học cấp 3 chỉ biết bài Tây Tiến của ông này, sau thì biết thêm một số bài khác nữa. Quang Dũng - lính tiểu tư sản, vẫn còn nhiều mơ mộng. Người ta ai mà không mơ mộng?
    ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY ​
    Em ở thành Sơn chạy giặc về
    Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
    Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
    Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
    Vừng trán em vương trời quê hương
    Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
    Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm
    Em đã bao ngày em nhớ thương ?
    Mẹ tôi, em có gặp đâu không ?
    Bao xác già nua ngập cánh đồng
    Tôi nhớ một thằng con bé dại
    Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông !
    Từ độ thu về hoang bóng giặc
    Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn !
    Đất đá ong khô nhiều suối lệ
    Em đã bao ngày lệ chứa chan ?
    Đôi mắt người Sơn Tây
    U ẩn chiều lưu lạc
    Buồn viễn xứ khôn khuây
    Tôi gửi niềm nhớ thương
    Em mang giùm tôi nhé
    Ngày trở lại quê hương
    Khúc hoàn ca rớm lệ
    Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
    Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng
    Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc
    Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng
    Bao giờ tôi gặp em lần nữa
    Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa
    Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ
    Còn có bao giờ em nhớ ta ?
    Quang Dũng
    ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ
    Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).
    Thuở nhỏ, ông theo học trung học tại trường Thăng Long, Hà Nô.i.
    Sau năm 1954, ông sống như một kẻ vô danh tại miền Bắc, từ trần ngày 13 tháng 10 năm 1988 tại Hà Nội sau một thời gian dài đau bê.nh.
    Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Bài Thơ Sông Hồng (1956), Rừng Biển Quê Hương (1957), Mây Đầu Ô (1986); truyện ngắn Mùa Hoa Gạo (1950); hồi ký Làng Đồi Đánh Giặc (1976)...
    Thơ Quang Dũng nằm giữa biên giới của thật và mơ, như khói như mây mờ mờ ảo ảo, như tiếng vọng từ chân trời nào xa vắng...

  3. chichi_b2

    chichi_b2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    To Vietgreat: Thơ của Quang Dũng luôn tạo cho người đọc 1 cảm xúc mơ màng,khó tả. Nó vừa hùng dũng, lại có chút gì lãng mạn, rất thực tế nhưng cũng mờ mờ hư ảo. thật tình, qua những bài bạn post lên ở các topic khác, chichi kô nghĩ là bạn cũng yêu thích văn học như vậy. Bây giờ biết rồi thì chichi thấy việc bạn thích thơ của Quang Dũng có vẻ như nói được phần nào tính cách của bạn (chỉ là phỏng đóan chủ quan của chichi thôi).
  4. chichi_b2

    chichi_b2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay, chichi giới thiệu với các bạn tác phẩm "Vương quốc ảo" của tác giả Quách Kính Minh, Trung Quốc.
    Chichi kô biết nhiều về tác giả QKM, chỉ biết đó là 1 ngơời trẻ tuổi, cũng 8x, và đang là 1 trong những nhà văn ăn khách của TQ hiện nay. QKM vừa được chọn là viết tiểu thuyết Vô cực, chuyển từ bộ phim Vô cực.
    Đọc "Vương quốc ảo", cái đầu tiên đập vào mắt đó là màu trắng lóa. Màu trắng của tuyết, màu trắng của những mái tóc và màu trắng của khắp khắp khu rừng , của hàng hàng tòa lâu đài chìm phủ trong cái bể tuyết, nơi mà mùa đông kéo dài suốt mấy trăm năm liền. Người đọc sẽ hơi bị bất ngờ bởi cách mà tác giả mô tả các nhân vật của mình. Đó là những ngơời có phép thuật, tuổi được tính bằng trăm năm, và sức mạnh quyền năng được đo bằng chiều dài của mái tóc. Mái tóc càng trắng bạc càng chứng tỏ dòng máu thuần chủng tinh khiết của họ.
    Cũng tràn ngập trong tòan bộ tiểu thuyết đó là nỗi cô đơn. Mỗi nhân vật mang 1 sự cô đơn riêng,1 nỗi niềm, không thể thố lộ cùng ai, dù họ vẫn sống trong chính ngôi nhà của mình, vẫn ngày ngày đối diện và gặp gỡ những người thân quen. Có người cô đơn vì bị gia đình ruồng bỏ, có người cô đơn vì tài năng quá siêu phàm, có người lại cô đơn vì quá yêu quí những người thân của mình, lại có người cô đơn vì tham vọng quá lớn lao.....Mỗi người đều là 1ốc đảo không thể phá vỡ,dù trong lòng họ lúc nào cũng chan chứa lòng yêu thương. Chính vì thế mà mùa đông tại Xứ ảo tuyết càng thêm lạnh lẽo.
    Tình yêu trong "Vương quốc ảo" thì lại hoàn tòan khác biệt, Nó hiện lên với nhiều màu sắc, và trạng thái khác nhau, lung linh, huyền ảo. Tình huynh đệ mà Anh Không Thích dành cho hoàng huynh Ca Sách của mình. AKT yêu hoàng huynh hơn cả bản thân mình. Ước muốn lớn trong cả cuộc đời của AKT là mang lại tự do cho hoàng huynh. VÀ chàng đã làm mọi cách để thực hiện ước nguyện đó. Chàng học phép thuật của bộ tộc thù địch ,bộ tộc Lửa, chàng giết chết vị pháp sư phát hiện ra bí mật của mình, chàng bức chết nàng mỹ nhân ngư sắp thành chị dâu vì biết răng Ca Sách kô hề yêu Lam Thường mà chỉ yêu Lê Lạc ,và cuối cùng, chàng đã chết vì chính đường gươm của hoàng huynh Ca Sách, vị hoàng huynh mà chàng yêu hơn hết thảy mọi thứ ở thế gian này . Hoặc như tình anh em giữa Tinh Cựu và Tinh Quỹ, 2 nhà chiêm tinh xuất chúng của Xứ Ảo Tuyết. Tinh Cựu đã báo mộng cho Ca Thích rằng " Mong đại vương đừng để sư muội Tinh Quỹ của ta ra đi một mình. Tinh Quỹ rất yếu ớt, xin ngài đừng để Tinh QUỹ ra đi một mình."
    Còn tình yêu trai gái của Lê Lạc và Lam Thường dành cho Ca Sách, quá nồng nàn, quá sâu đậm, đến cả kiếp sau cũng không thể phai. Ai chẳng muốn được sống cùng với người yêu dấu, nhưng có gì đau đớn hơn khi người yêu lại nhìn mình mà gọi tên người khác? Thế mà Lê LẠc và Lam Thường đã chấp nhận điều đó, chỉ vì họ quá yêu Ca Sách. Còn Ca Sách, người cô độc nhất, buồn thương của Xứ Ảo tuyết,vì quá đau xót trước cái chết của tiểu đệ AKT,của 2 người yêu, Lê Lạc và Lam Thường,nên đã quyết dấn thân vào 1 cuộc chiến để tìm kiếm hoa sen đỏ, phương thuốc mang lại sự hồi sinh. Ta thấy lòng mình tràn ngập đến ngẹt thở vì tình yêu của các nhân vật trong Vương Quốc Ảo. Nhưng ta cũng thấy xót xa, vì cũng chính tình yêu đã gây nên bao nỗi đau đớn khôn cùng. Hỡi AKT, hỡi Điệp Triệt, hỡi Lê Lạc, Hỡi Lam Thường, khi nào thì các người mới hết yêu thương? Phải chăng tinh yêu của các người là vô tận và cái chết cũng không thể làm chia lìa.
    Lòng trung thành. Một vị vua cần nhất là lòng trung thành. Lòng trung thành có khi vượt qua khỏi sự liên hệ máu mủ ruột thịt. Các quần thân, sẵn sàng chết để bảo vệ các vị vua của mình. Ta biết, khi Tinh Cựu giết chết Tinh Quỹ để bảo vệ Đại Vương Ca Sách thì cũng là lúc lòng chàng bắt đầu chết.
    Ta thích nhất hình ảnh những bông hoa tuyết của Vương Quốc Ảo. Tuyết rơi lớp lớp hàng mấy trăm năm, tuyết vương lại trên mái tóc trắng bạc của các hoàng tử, tuyết bay lả tả trên chiếc áo chòang tung bay của AKT, và tuyết rơi phủ kín gương mặt của Ca Sách, gương mặt mang nỗi buồn của hàng vạn nỗi buồn, nặng nỗi cô đơn của vạn kiếp cô đơn. Ca Sách đã hỏi hòang đệ AKT của mình saokhông làm phép thuật để tránh tuyết?" , và AKT đã trả lời : Liệu huynh có ôm đệ vào lòng , lấy vạt áo che tuyết cho đệ như trước kia hay không?.
    Ca Sách ơi, tại sao chàng lại cô đơn và buồn bã, trong khi chàng được yêu thương quá nhiều!!!!!
    Tên của các nhân vật trong Vương Quốc Ảo khá hay: Anh Không Thích, Ca Sách, Lê Lạc, LamThường, Tinh Cựu, Tinh Quỹ, Điệp Triệt, Liên Cơ, Hoàng Giáp, Ly Kính......
    Được chichi_b2 sửa chữa / chuyển vào 16:41 ngày 11/10/2006
  5. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay giới thiệu về một tác phẩm của nhà thờ Bùi Giáng của quê hương ta - Quảng Nam. Bùi Giáng giống như một người say làm thơ, thơ ông cũng vậy mơ mơ thực thực, mà thật sâu sắc về nhân sinh cuộc sống. Một người lãng du như ông, thơ giống như từ trong túi lấy ra vậy, hồn nhiên vô tư nhưng đầy tính chiêm nghiệm cuộc sống của một người từng trải.
    NHỮNG NHÁNH MAI​
    Những nhành mai sớm sương bên lá
    Những nhành liễu chiều gió bên cây
    Cũng lay lắt bởi đời xuân em ạ
    Thế nên chi anh cũng viết giòng này .
    Hồng vàng tụ bữa kia em có thấy
    Nước xuôi giòng là cổ độ nhìn theo
    Tuổi mười sáu bây giờ lên gấp gảy
    Mộng miên man là mây phủ lưng đèo
    Buồn phố thị cũng xa bay như gió
    Cộ xe nhiều cũng nhảy bổng như hươu
    Bờ cõi dựng xuân xanh em còn đó
    Bến đào nguyên anh khoác áo khinh cừu
    Tìm theo dấu chân người xưa tư lự
    Ở bên đường ngóng dõi khánh vân bay
    Mờ con mắt một lần lên tiếng thử
    Em ồ em, anh nói một lời này.
    ------------------------------------------------------------------------------------
    Gần gủi, tiếp xúc với Bùi Giáng, mỗi lần, có thể nói giai thoại về ông, thương mến, cảm quý con người tài hoa nhưng sống đầy khổ hạnh.
    Viết về Bùi Giáng, với Mai Thảo: " Bùi Giáng chất ngất một trời chữ nghĩa, Bùi Giáng trùng trùng một biển văn chương... Sự hình thành một tác phẩm nơi Bùi Giáng cuối cùng vẫn còn là một bí ẩn hoàn toàn trong cái vùn nụt, cái bất tuyệt thao thao, cái chớp mắt đã là của nó... Bùi Giáng đã đem lại cuộc đời biết bao nhiêu châu ngọc. Bằng tài thơ trác tuyệt. Bằng ngôn ngữ ảo diệu, không tiền khoáng hậu. Có ông, thi ca mới đích thực có biển có trời. Từ ấy, thi ca mới không cùng không tận". Thế mà, chân dung & đời sống của nhà thơ "Mái tóc ông đỗi màu. Mấy chiếc răng của bị gẫy, nụ cười vừa trẻ thơ vừa móm mém. Cặp mắt sâu hoắm xa khuất dần với mọi hình hài thực tế... Ông ấy chỉ còn da bọc xương trong quần áo thùng thình, mái tóc dài đạo sĩ, cái túi vải còn thêm cây gậy... Có lúc thấy nói ông đeo một xâu chuổi toàn giày dép và quần áo phụ nữ quanh cổ như một vòng gai quái dị, đám con nít reo hò chỉ chỏ người điên, người điên. Có khi nghe thấy, ông ẩn lánh ở ngôi chùa vùng ngoại ô thành phố, ăn chay niệm Phật cả ngày không nói". "Bùi Giáng cũng tạo được một cái lạ mà theo tôi là một cái ngang...
    "Trần gian lắm kẻ không cơm áo
    Mà con thờ thẩn cứ nhìn trăng."
  6. hatrichuong

    hatrichuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Hận Tha La
    <Vũ Anh Khanh>
    Đây Tha La xóm đạo
    Có trái ngọt, cây lành
    Tối về thăm một dạo
    Giữa mùa nắng vàng hanh
    Ngậm ngùi Tha La bảo
    Đây rừng xanh, rừng xanh
    Bụi đùn quanh ngỏ vắng
    Khói đùn quanh nóc tranh
    Gió đùn quanh mây trắng
    Và lửa loạn xây thành
    Viễn khách ơi hãy ngừng chân cho hỏi
    Nắng hạ vàng ngàn hoa gạo rưng rưng
    Đây Tha La một xóm đạo ven rừng
    Có trái ngọt cây lành im bóng lá
    Con đường đỏ bụi phủ mờ gót lạ
    Ngày êm êm lòng viễn khách bơ vơ
    Về chi đây khách hỡi có ai chờ ?
    Ai đưa đón?
    Xin thưa tôi lạc bước
    Không là duyên, không là bèo kiếp trước
    Không có ai chờ đưa đón tôi đâu
    Rồi quạnh quẽ khách cuối đầu lặng lẽ
    Tìm hoa rơi lạc lỏng trên vệ đường
    Nghìn cánh hoa tan tác thê lương.
    Gạo rưng rưng, nghìn hoa máu rưng rưng
    Nhìn hoa rơi lòng khách bỗng bâng khuâng
    Tha La hỏi khách buồn nơi đây vắng?
    không tôi buồn vì mây trời đây trắng
    Và khách buồn vì tiếng gió đang hờn
    Khách nhẹ cười nghe gió nổi từng cơn
    Gió vun vút, gió rơn rùng, gió riết
    Bỗng đâu đây vẳng véo von tiếng địch
    Thôi hết rồi còn chi nữa Tha La !
    Bao người đi thề chẳng trở lại nhà
    Nay đã chết giữa chiến trường ly loạn
    Tiếng địch càng cao, não nùng ai oán
    Buồn trưa trưa lây lất buồn trưa trưa
    Buồn xưa xưa ngây ngất buồn xưa xưa
    Lòng viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh
    Khách rùn mình ngẩn ngơ người hiu quạnh
    Thôi hết rồi còn chi nữa Tha La
    Đây mênh mông xóm đạo với rừng già
    Nắng lỗ đỗ rụng trên đầu viễn khách
    Khách bước nhẹ theo con đường đỏ hoạch
    Gặp cụ già đang ngóng gió bâng khuâng
    Đang đón mây sa khách bỗng ngại ngần
    Kính thưa cụ vì sao Tha La vắng?
    Cụ ngẩn mặt cười run run râu trắng
    Nhẹ bảo chàng em chẳng biết gì ư ??
    Bao năm qua khói loạn phủ mịt mù
    Người nước Việt ra đi vì nước Việt
    Tha La vắng vì Tha La đã biết
    Thương giống nòi đau đất nước lầm than
    Trời xa xanh mây trắng ngoẻn ngàn hàng
    Ngày hiu quạnh hò ơi tiếng hát
    Buồn như gió lướt lạnh dài đôi khúc nhạc
    Tiếng hát rằng Tha La giận mùa thu
    Tha La hận quốc thù
    Tha La hờn quốc biến
    Tha La buồn viễn kiến
    Não nùng chưa Tha La nguyện hy sinh
    À ơị.. Có một đám chiên lành
    Quỳ cạnh chúa một chiều xưa lửa dậy
    Quỳ cạnh chúa đám chiên lành run rẫy
    Lạy đức Thánh Cha, lạy đức Thánh Mẹ, lạy đức Thánh Thần
    Chúng con xin về cõi tục, làng dân
    Rồi cởi trả áo tu, rồi xếp kinh cầu nguyện
    Rồi nhẹ bước trở về trần
    Viễn khách ơi, viễn khách ơi !
    Người hãy ngừng chân nghe Tha La kể
    Nhưng mà thôi khách nhé
    Đất đã chuyển rung lòng bao thế hệ
    Trời Tha La vần vủ đám mây tan
    Vui gì đâu mà tâm sự ?
    Buồn làm chi cho bẻ bàng ?
    À.. ơị. tiếng hát run lành lạnh ngân trầm đôi khúc nhạc
    Buồn tênh tênh não lòng lắm khách ơi
    Tha La thương người viễn khách đi thôi
    Khách ngoảnh mặt nghẹn ngào trong nắng đổ
    Nghe gió thổi như trùng dương sóng vỗ
    Lá rừng vàng rụng lá rừng bay
    Giờ khách đi Tha La nhắn câu này
    Khi hết giặc khách hãy về thăm nhé
    Hãy về thăm xóm đạo
    Có trái ngọt cây lành
    Tha La đâng ngàn hoa gạo
    Và suối mát rừng xanh
    Xem đám chiên hiền thương áo trắng
    Nghe trời đổi gió nhớ quanh quanh.
    TB: Tha La thuộc Trảng Bàng
  7. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Tặng thêm mấy câu thờ BG nữa
    "...Trước khi về chín suối
    Em xin gửi đá vàng
    Của trăm năm buồn tủi
    Về trở lại nhân gian..."
    ".. Trong ly nướcđọng tuyệt vời
    Nỗi sầu dao động, nỗi đời giao thoa
    Hồn trong định mệnh đọc ra
    Hỡi ơi dâu biển đầu hoa mơ hồ...."

    honghoavi
  8. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Đến bây giờ đọc thơ Nguyễn Công Trứ, ngước mặt lên trời cảm thấy hổ thẹn với tiền nhân, thôi thì lầm lủi bước đi vậy.
    --------------------------------------------------------------------------------------
    Phận sự la?m trai​

    Vũ trụ chức phận nội (1)
    Đấng trượng phu một túi kinh luân. (2)
    Thượng vị đức, hạ vị dân, (3)
    Sắp hai chữ "quân, thân" mà gánh vác,
    Có trung hiếu nên đứng trong trời đất
    Không công danh thà nát với cỏ cây.
    Chí tang bồng hồ thỉ (4) dạ nào khuây,
    Phải hăm hở ra tài kinh tế (5)
    Người thế trả nợ đời là thế
    Của đồng lần thiên hạ tiêu chung,
    Hơn nhau hai chữ anh hùng.
    Nguyễn Công Trứ
    --------------------------------------------------------------------------------
    1) Chức phận mình ở trong vũ trụ.
    (2) Kinh luân: Trong việc kéo tơ, lấy tơ chia ra gọi là kinh, hợp những sợi tơ lại mà se thì gọi là luân (chỉ những người giỏi việc chính trị).
    (3) Trên vì người có đức (tức vua), dưới vì dân hưng lợi.
    (4) tang bồng hồ thỉ: cung bằng gỗ dâu, tên bằng cỏ bồng. Theo Lễ Kinh: cha mẹ mới sinh con trai, lấy cung tên bằng gỗ dâu và tên bằng cỏ bồng treo ở ngoài cửa, có ý mong cho con mình sau này lấy cung tên làm nên sự nghiệp vang thiên hạ.
    (5) Kinh tế: từ cụm từ kinh bang tế thế -- giúp nước cứu đời.
  9. chichi_b2

    chichi_b2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    có ai chưa từng đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh không? Giới thiệu với các bạn quyển "Trại hoa vàng." Cuốn này đặc biệt ở chỗ: (1) chichi đọc và thích, bố mẹ chichi cũng đọc và thích luôn, (2) trong truyện có nhân vật tên Cẩm Phô, bố chichi bảo lúc trước cũng định đặt chich tênlà CẩmPhô, nhưng sau đó bố nghĩ lại, nếu người ta gọ "Cẩm Phô" thì nghe thấy hay, chứ goi " Phô ơi!" thì nghe kỳ quá, nên bố kô đặt cho tên này nữa.
    Trại hoa vàng theo chichi là 1 tác phẩm rất tươi vui và mang đầy tính lạc quan. Anh chàng Chuẩn là con nhà kô khá giả gì, đc cái học giỏi. Cô nàng tên Cẩm Phô, con nhà giàu, xinh đẹp, nhưng lại học dốt, bị lưu ban 1 năm. Chuẩn thích Cẩm Phô và tìm mọi cách tiếp cận, dù trong lòng luôn sợ ba mẹ của Cẩm Phô phát hiện. Chuyện đời vẫn thường xảy ra ba mẹ kô thích con gái mình là tiểu thư nhà giàu quen với mấy anh chàng nhà nghèo bao giờ. Thế mà ở Trại hoa Vàng, mọi thứ diễn ra ngược lại. Ba mẹ Cẩm Phô biết hết, nhưng chẳng ngăn cấm gì cả, đơn giản vì Chuẩn học giỏi và đã làm quen, lấy lòng Cẩm Phô bằng cách giúp đỡ cô nàng học hành. 1 tràng pháo tay cho hai người này.
    Dĩ nhiên, khi 1 anh chàng tìm cách làm quen với 1 cô gái thì hẳn bạn bè của hắn luôn xúm vô mách nước. Chuẩn cũng không ngoại lệ, và Chuẩn đã lâm vào nhiều tình huống trớ trêu chỉ vì nghe lời cac anh bạn vàng của mình. Nào là học cách làm thơ sao cho giống Nguyễn Bính, rồi học đàn guitar cho nó lãng mạn. Đủ cách hết.. Mỗi lần nghe bài hát "Lạnh lùng" với câu " Em nỡ lạnh lùng đến thế sao, tim anh tan nát tự hôm nào.giờ đây đã nát càng thêm nát." là chichi nhớ ngay đến Chuẩn. Ở chương cuối của truyện là lúc đã nghỉ hè, Cẩm Phô đc lên lớp, Chuẩn mời bạn bè đến nhà chơi để chung vui cho tất cả. Lúc đó, Chuẩn, muốn lấy điểm với người đẹp, đã vừa đàn vừa hát bày "Lạnh lùng", miệng hát mà mắt thì nhắm tịt lại vì sợ ngượng. Lúc mở mắt ra nhìn, Chuẩn thấy mọi người ai cũng đang ôm bụng. cố nín cười, mặt căng thẳng. Bàng hoàng, Chuẩn quay lại thì thấy ba mình đang đứng ngó chăm chú sau lưng. Hỏang hồn, Chuẩn im re. May quá, ông bố không nói gì, quay gót trở vào nhà. Tụi bạn cười phát ra và chọc "Đầu anh đã nát càng thêm nát."
    Đây là 1 truyện hay, nó làm cho người ta thấy cuộc sống rất vui vẻ và đầy những bất ngờ thú vị. Nếu bạn muốn mình hưngphấn hơn, hãy đọc Trại hoa Vàng. À, đọc Trại hoa Vàng, các bạn sẽ biết vì sao Nguyễn Bính làm đc câu thơ "Hoa chanh nở giữa vườn chanh, thầy u mình với chúng mình chân quê." Lý do sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!!!!!
  10. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Cái này đọc lâu rồi, có thể là hồi cấp 3. Nói chung là cũng hay, nó thích hợp với lứa tuổi học trò. Nhưng bây giờ thì có lẽ không hợp, bây giờ phải có một chút máu huyết thì mới hăng say.
    Nguyễn Nhật Ánh là người Quảng Nam (huyện Thăng Bình), do đó trong truyện có nhiều địa danh của tỉnh Quảng Nam như Hội An, Cẩm Phô, chợ Đo Đo (trong quán Gò đi lên)...Truyện đầu tiên tôi đọc của Nguyễn Nhật Ánh là "Bồ câu không đưa thư" thấy cũng hay, thực ra lúc đó chả có gì để đọc. Tôi thấy truyện "Hoa hồng xứ khác" hình như hay hơn cả.
    Nông dân mà nhận xét văn chương thì kể cũng khổ thiệt, nhưng mà phát biểu vài ý chắc là không có vấn đề gì.

Chia sẻ trang này