1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác phẩm văn học

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi chichi_b2, 09/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Ai mà không có một quê hương!
    Chim bay dọc biển đem tin cá*​
    Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
    Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
    Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
    Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
    Chiếc thuyền nhẹ bZng như con tuấn mã
    PhZng mái chèo vội vã vượt trường giang
    Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ...
    Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
    Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
    Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe.
    Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
    Dân chài lưới làn da ngZm rám nắng,
    Cả thân hình nồng thở vị xa xZm!
    Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
    Nghe chất muối thấm dần trong chất vỏ.
    Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
    Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
    Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
    Tôi thấy nhớ cài mùi nồng mặn quá.
    * Câu thơ của thân phụ tôi (Tế Hanh)
    Tế Hanh
  2. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Vài tác phẩm của Trần Hoài Dương
    SẮC ĐỎ
    Mùa xuân, cây gạo cổ thụ bên bờ hồ nở hoa đỏ rực. Hoa phủ kín khắp các nhánh cành, tươi tắn, lung linh như được nhìn qua làn nước trong vắt.
    Từ rất xa, Bé đã trông thấy cây gạo. Bé hớn hở chạy lại. Đứng dưới gốc, Bé ngửa cổ ngước nhìn lên. Mấy bông hoa trên cao tít chợt buông mình rơi xuống, xoay tròn trong gió. Tiếng Bé cười giòn tan. Bé nhặt những bông hoa còn nguyên vẹn, ôm trước ngực. Nhìn gần, hoa càng đẹp. Một màu vàng chìm lẫn vào trong sắc đỏ làm cho năm cánh hoa như bừng sáng thêm lên, màu hoa trong hơn. Bé ngước nhìn vòm hoa lần nữa, miệng thốt reo khe khẽ:
    - Hoa đẹp quá! Màu đỏ tươi quá! Ước gì lúc nào Bé cũng được thấy hoa rực rỡ thế này!
    Cây gạo cổ thụ từ nãy vẫn để ý đến Bé. Tuy cao lớn ngang trời, cây vẫn nghe rất rõ lời ước ao của người bạn bé nhỏ. Cây gạo tự nhủ mình sẽ gắng sức chắt lọc từ đất những dòng nhựa tinh túy nhất để làm cho những bông hoa kia mãi mãi thắm tươi. Và ngay sau đó, cây gạo lại thả tiếp mấy bông hoa xuống cho Bé. Đôi mắt Bé sáng lên. Bé chạy vòng quanh cây gạo, miệng hò reo, cúi xuống nhặt tiếp. Quả nhiên những bông hoa mới đỏ tươi hơn những bông hoa Bé nhặt trước đó.
    Thấy Bé vui sướng, cây gạo hài lòng lắm. Những vòm hoa cứ bồng mãi lên, rực rỡ. Nhưng rồi cây gạo chợt nghĩ: ?oHoa nở có thì. Mùa xuân qua đi, làm sao hoa mình tươi thắm mãi ? Phải làm thế nào cho sắc đỏ được lưu truyền cả bốn mùa, để ánh mắt tin cậy của cô bé luôn trong trẻo ??.
    Nghĩ được một kế hay, cây gạo cười rung vòm cây. Lời cây gạo truyền đi trong gió:
    - Hơ? hơ? hơ? hơ? hơ? Hỡi muôn loài cây bè bạn ! Các người có nghe thấy lời mong ước của cô bé tý hon kia đấy không ?
    Cả rừng cây ven hồ xào xạc:
    - Có ! Chúng tôi có nghe thấy! Vậy ý của cây gạo cổ thụ thế nào?
    Cây gạo nói, giọng thật trầm:
    - Hoa tôi nở suốt mùa xuân. Sang hè, tôi muốn màu đỏ ấy được chuyển sang cho một loài hoa khác. Rồi mùa thu về, loài hoa ấy chuyển tiếp sắn đỏ sang một loài hoa khác nữa ? Cứ thế, quanh năm, màu đỏ vẫn tươi nguyên, luân chuyển từ hoa này sang hoa nọ, như một cuộc chạy tiếp sức không bao giờ ngừng nghỉ. Các bạn thấy thế nào ?
    Rừng cây xôn xao:
    - Hay lắm! Hay lắm! Cây gạo cổ thụ nghĩ hay lắm! Tất cả chúng ta nên làm theo?
    Màu đỏ vẫn bập bùng cháy trên vòm cây gạp gần suốt cả mùa xuân. Khi những bông hoa gạo bắt đầu thưa thớt, tiếng ve bắt đầu cất lên rụt rè, thì hàng xây phượng vĩ cũng bắt đầu nhận lấy sắc đỏ từ cây gạo chuyển sang, mỗi lúc một ào ạt.
    Một sớm mai ngủ dậy, vừa mở tung cánh cửa sổ, Bé đã ngỡ ngàng trước cả một chân trời rực rỡ sắc hoa phượng. Từng vòm, từng vòm hoa bồng bềnh trên mặt hồ. Bé biết cây gạo đã không phụ lòng mong mỏi của Bé, gửi sắc đỏ cho những cây phượng giữ hộ.
    Rồi mùa hạ đầy trời hoa phượng cũng dần qua đi. Mùa thu đến cùng với gió heo may và những thảm hoa son đỏ tươi nở bạt ngàn. Mặc cho nắng hanh khô cháy, cây hoa son vẫn giữ nguyên vẹn sắc đỏ của hoa gạo, hoa phượng truyền lại, làm Bé rưng rưng cảm động.
    Cầm những bông hoa son trên tay, Bé ngước nhìn ra xa. Đã bắt đầu có gió bấc lành lạnh tràn về. Mùa đông đang đến gần.
    Mùa đông với những cơn mưa rả rích, với những luồng gió tê buốt, với bầu trời lúc nào cũng âm u, thảng hoặc mới hoe hoe chút nắng. Trong công viên, hoa thưa thớt. Trên đường phố, cây cối trơ trịu, khẳng khiu.
    Bé ủ kín trong những bộ quần áo rét to xù xù, đau đáu nhìn những đốm đỏ nở rải rác đây đó rồi lại ngước nhìn lên khắp các vòm cây. Ước gì, giữa mùa đông tê cóng này, sắc đỏ của những hoa gạo, hoa phượng, hoa son vẫn cứ tươi thắm mãi?
    Từ khi bắt đầu chớm rét, cây bàng đã nghĩ ngay đến những điều Bé vừa nghĩ. Giá mà nó cũng nở được những bông hoa đỏ rực rõ như thế kia? Nhưng thật khó! Hoa bàng đã nở hết để đem về cho bọn trẻ những trái vàng thơm vào mùa thu mất rồi. Biết làm cách nào bây giờ ? Đôi mắt Bé vẫn nhìn đầy khao khát, chờ mong?
    Những ý nghĩ nung nấu làm cây bàng trằn trọc suốt đêm, vật vã trong gió lạnh. Không thể để cô bé xinh xắn kia thất vọng. Phải tìm mọi cách cho Bé được vui?
    Một ý nghĩ chợt lóe sáng, làm cây bàng rạo rực. Cây bàng đã có cách?
    Mấy hôm liền trời mưa liên miên không dứt. Bé không ra khỏi nhà. Các cửa lớn nhỏ cũng đóng im lìm, chắn gió lùa. Khi trời vừa hửng, Bé ra mở cửa sổ. Thật kỳ lạ! Bầu trời vẫn xám nặng sũng nước nhưng quanh hồ lại vô cùng rực rỡ. Những bông hoa gì mà đỏ, mà nhiều đến thế kia ? Bé chạy vào nhà, rối rít gọi các anh các chị. Mọi người ùa đến vây quanh Bé, bên cửa sổ. Nhiều tiếng reo:
    - Lá bàng ! Lá bàng đỏ tươi đẹp chưa kìa !
    Bé ngẩn ngơ. Thì ra những cây bàng, không muốn cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa bị đứt đoạn, đã tự đốt cháy thân mình lên để lưu truyền sắc đỏ.
    Nhận ra Bé đang xúc động ngắm nhìn mình từ rất xa, những cây bàng khẽ đung đưa, vẫy vẫy chiếc lá đỏ tía lên chào Bé.
    Cứ thế, cây bàng lặng lẽ thắp sáng suốt cả mùa đông. Rồi những chiếc lá thắm đỏ lại lần lượt rời cành. Đằng sau những thân bàng đen thẫm, Bé lại nhận ra thấp thoáng ánh đỏ của những bông hoa gạo đầu mùa?
    honghoavi(st)
  3. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    ÁNG MÂY
    Trần Hoài Dương
    Một đám mây lớn trôi trên bầu trời.
    Trong vầng ánh sáng lóng lánh, đám mây thay đổi mầu sắc mỗi lúc một kì ảo. Ban đầu mây có màu xám rồi chuyển dần sang mầu hung, mầu nâu đỏ, mầu hồng phấn, cuối cùng thành một áng mây bông nõn. Hình dáng mây cũng thay đổi luôn. Lúc hình ngựa phi, lúc hình rồng bay, lúc hình cá vàng uốn lượn.
    Những đàn chim sẻ, chim bồ câu vờn bay quanh đám mây như múa như lượn xung quanh một đám rước.
    Những đàn bò, đàn bê đang ăn trên đồng cỏ, thấy tiếng chim ríu rít cũng ngẩng lên trông theo áng mây, miệng ngừng nhai, mặt ngẩn ngơ.
    Mấy chú gà trống nhẩy phắt lên bờ rào, vỗ cánh phành phạch, gáy dồn gáy dập khiến bầy gà mẹ con cùng các cô gà mái, các chú gà choai đều nhớn nhác nghiêng nhó nhìn theo đám mây.
    Vui nhất vẫn là bầy trẻ. Đang thả diều, thấy áng mây chầm chậm lướt tới, chúng nhảy lên la hét, vỗ tay, giậm chân và hát những lời ngộ nghĩnh. Chúng ùa chạy đuổi theo đám mây. Những cánh tay giơ lên như muốn ôm mây vào lòng, như muốn bay lên cùng mây mà lang thang khắp bầu trời.
    Những cánh diều no gió cũng nhún nhẩy vờn quanh đám mây.
    Tất cả mọi cảnh vật, mọi người đều hân hoan dõi theo áng mây huyền diệu.
    Áng mây hiền từ khiêm tốn cúi chào bốn phía. Mây cảm ơn mọi người đã giành những tình cảm yêu thương cho mình rồi Mây lại lẳng lặng trôi. Vẻ mặt Mây đượm buồn.
    Chị Gió vốn nhạy cảm, nhận ngay ra điều đó. Chị thầm hỏi: ?oSao thế nhỉ? Mọi người đều trầm trồ, ca ngợi Mây, Mây được niềm nở đón chào, vậy mà sao vẻ mặt Mây vẫn đăm chiêu??.
    Chị liền bay theo Mây. Chờ đúng lúc Mây khẽ mỉm cười gật đầu chào một cô bé đang kiễng chân chúm miệng thổi những bọt bóng xà phòng cho bay lên theo Mây, chị Gió mới lựa lời, dè dặt hỏi:
    - Mây ơi, Mây đang sống trong niềm hạnh phúc chẳng mấy ai có được, vậy mà sao Mây vẫn không vui?
    Mây chợt giật mình rồi hiền từ hỏi lại:
    - Sao chị biết em không vui?
    - Giấu sao được? Vẻ mặt em rầu rĩ thế kia! Sao thế em?
    - Chị Gió ơi! Em làm sao có thể vui được khi mà lâu quá rồi em không được gặp lại Mẹ Trái Đất của em. Em ở tít trên cao này, còn mẹ em lại ở mãi dưới xa kia. Hai mẹ con trông thấy nhau mà không sao gặp được. Chị có thấy đấy không? Mẹ em đêm ngày ngóng trông em đến héo hắt. Những cánh đồng nứt nẻ, những thảm rừng khô cháy? Ước gì em được trở về với mẹ em để mẹ thỏa nỗi khát khao?
    Chị Gió lặng lẽ bay theo Mây. Chị cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Mây và đang nghĩ cách giúp Mây mau chóng được trở về gặp mẹ.
    Chị nghĩ ra rồi. Chị thì thào:
    - Em sẽ được trở về với mẹ. Nhưng muốn đạt được điều đó, em sẽ phải chịu rất nhiều mất mát?
    - Em xin chịu hết. Dù mất mát đến thế nào em cũng xin chịu hết miễn là được trở về gặp lại mẹ em. Chị giúp em đi, chị Gió!
    - Em sẽ không còn được mọi người trầm trồ thán phục?
    - Điều đó có sao đâu chị!
    - Em sẽ phải chịu một nỗi đau ghê gớm?
    - Em chịu được!
    - Toàn thân em giá buốt?
    - Em chịu được!
    - Có thể thân hình em sẽ biến dạng?
    - Em chịu được!
    - Và có thể em sẽ không còn?
    - Thế thì làm sao em gặp lại mẹ em được? ?" Mây hoảng hốt.
    - Em sẽ được gặp mẹ nhưng sau đó em sẽ tan biến?
    - Thật sao, chị? Thế thì kinh khủng quá. Ôi, đúng như thế thật sao?
    Chị Gió lặng lẽ gật đầu. Hai chị em bay bên nhau không nói. Nhưng rồi giọng Mây quả quyết:
    - Dù phải tan biến, em cũng sẵn sàng chịu đựng, miễn là gặp lại được mẹ em. Cứ giúp em đi, chị Gió!
    Chị Gió ôm lấy Mây thổn thức. Tiếng chị thở dài khiến cả đất trời đều buồn rười rượi. Rồi chị bay khắp bầu trời, hú gọi bầy Khí lạnh về. Chẳng mấy chốc trời tối sầm, mây đen vần vũ, những luồng khí cứ mỗi lúc một thêm lạnh buốt.
    Áng mây bông nõn dần thâm lại vì rét. Toàn thân Mây tê cóng và Mây quằn quại đau đớn. Chớp giật liên hồi. Trong tiếng gào rú của bầy Khí lạnh, chị Gió đôi lúc vẫn còn nghe rõ những tiếng rên khe khẽ của Mây. Chị biết, Mây đang đau đớn đến tột cùng nhưng vẫn dũng cảm chịu đựng, không để lộ chút yếu đuối của lòng mình.
    Mưa bắt đầu rơi. Lúc đầu còn rời rạc, thưa thớt, sau nặng hạt dần rồi ào ào xối xả. Triệu triệu những tia nước trong suốt, mát lạnh từ trên trời cao tuôn xuống chan hòa mặt đất.
    Mẹ Trái Đất đầm đìa nước mắt trong nỗi vui vô hạn được gặp lại đứa con yêu?
    honghoavi (st)
  4. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    CÔ BÉ MẢNH KHẢNH
    Trần Hoài Dương
    Trong vườn mọc đủ các loài hoa. Những hoa quý như hoa hồng, hoa cúc, hoa mặt trời có nhiều và những loại hoa tầm thường, ít người thuộc tên cũng không thiếu. Nhưng bọn hoa tầm thường này thường lại lắm mồm lắm miệng khoe sắc khoe hương của mình nhất và cũng hay dèm pha những hoa khác nhất. Mỗi trận gió nổi là chúng lại ngả ngốn đung đưa bàn tán ầm ĩ:
    - Trông những con bé hoa mặt trời kia! Chỉ được cái mặt là tươi tỉnh một tí còn thân hình gầy như những chiếc que!
    - Chúng lại chỉ có sắc chứ không có hương!
    - Những mụ hoa cúc thì đầu bù tóc rối như tổ quạ!
    - Mấy con bé hoa hồng mặt lúc nào cũng bừng bừng như say rượu. Thân mình thì toàn gai là gai!
    Chúng thả sức nói xấu những loại hoa đẹp mà chúng ganh ghét chán rồi quay ra nói xấu nhau. Đó là những loài hoa vô danh và nhữung lời chúng nói chẳng có gì hay nên cũng chẳng cần ghi lại làm gì nhiều.
    Chúng ồn ào quá khiến một cây ở góc vườn lên tiếng:
    - Thôi, thôi, các anh các chị ơi, làm gì mà cãi nhau dữ thế? Ai thơm, ai không thơm, ai đẹp, ai không đẹp đều biết nhau cả. Việc gì phải cãi vã cho khổ!
    - A! Cái con khô xác gớm nhỉ! Nhãi ranh mà lên giọng bà cụ non!
    - Im mồm đi, con gầy nhom kia!
    Cả bọn nhao nhao hướng về cái cây khẳng khiu có những cành mảnh dẻ thưa thớt vài chiếc lá. Cây đó cao vượt hẳn đám cây trong vườn, chỉ tội gầy guộc và chẳng có lấy một bông hoa làm duyên. Bọn hoa không biết cây đó là cây gì. Hơn hai năm nay chúng đã qua mấy lứa hoa mà cái cây đó vẫn cao vổng mãi lên, không có lấy một chiếc nụ. Chúng liền gọi đó là ?ocon bé gầy nhom?, ?ocon bé khô xác? và bất cứ lúc nào rỗi miệng, chúng lại đem cây đó ra mỉa mai. Người viết bài này thấy chúng gọi thế nhẫn tâm quá, liền thay bằng một cái tên dịu dàng hơn: Cô Bé Mảnh Khảnh.
    Mảnh Khảnh buồn lắm. Nó cứ đứng lặng lẽ ở góc vườn, chẳng biết tâm sự với ai. Thỉnh thoảng anh chàng Gió phóng khoáng đảo qua, đùa với nó một chốc rồi lại vội vã rong ruổi trên đường. Nó tủi thân khi thấy mùa xuân về, trăm nghìn loài hoa đua hương sắc, riêng nó chỉ toàn những lá là lá. Nó chẳng muốn có hoa để khoe khoang với mọi người đâu. Cần gì phải thế! Nó buồn, chính vì thấy ai cũng có chút gì đóng góp với đời, đem sắc đem hương gửi tới mọi nhà, riêng nó chỉ là một cái cây khô xác vô tích sự. Những loài hoa kia mỉa mai, nó buồn quá ấy chứ, nhưng nó chẳng dám giận. Chẳng gì, họ cũng đúng phần nào ?" nó nghĩ vậy. Mảnh Khảnh cứ sống như thế ở góc vườn. Nó trầm ngâm đứng nhìn những bông hoa tươi nở dưới ánh mặt trời chói lòa, lòng thầm ao ước giá một ngày nào đó, mình cũng sinh ra được những bông hoa quý, được mọi người yêu mến. Nó âm thầm tích nhựa. Những chiếc rễ mọc tua tủa sục sâu vào lòng đất, những cành lá vươn mãi trong nắng, trong mưa, trong sương lạnh, trong giá rét để hấp thụ những tinh túy của đất, của trời. Trông Mảnh Khảnh lặng im đứng góc vườn, chẳng mấy ai ngờ được lòng nó lại sôi sục một khát vọng to lớn đến như thế: ước gì một ngày nào đó nó cũng có những bông hoa quý, được mọi người yêu mến?
    Ngày qua tháng lại, những cây hoa táp nham vẫn ồ ạt nở và vẫn không ngừng mai mỉa Mảnh Khảnh. Mảnh Khảnh bình tĩnh chịu đựng.
    Cho đến mùa thu năm nay?
    Sau cơn mưa vào lúc nửa đêm, người viết truyện này mở cửa sổ, dựa lưng vào tường lơ đãng nhìn ra vườn. Đêm mùa thu dịu dàng quá. Lẫn trong gió se lạnh, thoang thoảng mùi dạ lan, mùi hoa sữa đầu mùa vừa hé nở, đột ngột có mùi hoa hoàng lan thơm rất dịu, rất ngọt và lắng sâu. Hương hoàng lan ở đâu thế nhỉ? Người viết truyện ngạc nhiên nhìn quanh. Không thấy mùi hương ấy nữa. ?oCó lẽ mình tưởng tượng đó thôi !? ?" người đó nhủ thầm và lặng lẽ nghĩ tiếp. Mùi hoàng lan lại chợt xuất hiện. Lần này theo luồng gió mạnh, hương hoàng lan ùa vào đầy phòng. Mùi hương rất đậm. Rõ ràng là hoa đó ở đâu đây.
    Người viết truyện hấp tấp bước ra khỏi nhà, đi ra vườn. Dưới ánh sáng mờ nhạt từ khung cửa sổ hắt ra, người đó nhìn thấy đằng cuối vườn, cây hoàng lan đầu tiên trổ hoa. Cái giống cây thật lạ. Thân thì cứng rắn, vững chãi nhưng các cành lại mảnh dẻ, thướt tha như những cánh tay vũ nữ đang múa. Một đợt gió, những cành lá lại nhún nhẩy nhịp nhàng, khe khẽ xào xạc.
    ?oCó lẽ một con người đẹp thực sự, theo mình cũng có những nét gì gần giống như thế. Trong còn người đó, kết hợp những cái tưởng như rất trái ngược nhau: vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối, vừa sâu sắc vừa trong sáng, vừa từng trải vừa ngây thơ?? ?" người viết truyện ngước nhìn cây hoàng lan, nhủ thầm. Người đó đến bên gốc cây. Mặc dù dưới ánh sáng mờ nhạt, người đó vẫn nhận ra những cành hoàng lan chi chít hoa. Từ mỗi kẽ lá lại nẩy ra một bông cánh dài, vàng như chuối chín. Toàn thân cây nở đầy hoa vàng tươi xen kẽ lá xanh non. Không gian tràn hương thơm hoa hoàng lan.
    Người viết truyện thốt kêu lên khe khẽ:
    - Trời! Cây hoàng lan đã nở hoa!
    Mảnh Khảnh chợt rùng mình, không phải vì gió lạnh mà vì niềm vui sướng quá lớn đến với nó thật đột ngột. Thì ra nó cũng có một cái tên: tên nó là Hoàng Lan! Chính nó cũng không biết nó là cây Hoàng Lan.
    Được honghoavi sửa chữa / chuyển vào 17:54 ngày 16/10/2006
  5. hatrichuong

    hatrichuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0

    Huyền thoại mai vàng
    Trần hoài dương
    Chuyện này xảy ra cách đây đã lâu rồi, từ cái thuở nhiều loài cây cỏ mới đang ở thời kỳ hình thành những dáng nét đầu tiên... Năm ấy, trời bỗng trở lạnh khác thường - Gió ù ù thổi suốt đêm ngày đem cái giá buốt bao trùm khắp mặt đất - Cô Mùa Xuân lo lắng lắm - Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa đã sang Năm mới, thời tiết quái ác thế này, liệu muôn loài cây cỏ sẽ đón Tết ra sao? Cô liền cử sứ giả của mình là chim Sơn Ca đi thị sát khắp mọi miền rồi về cho cô biết thiên hạ đã chuẩn bị đón Tết Năm mới thế nào.
    Bất chấp gió lạnh buốt gào rú điên cuồng, Sơn Ca bay mải miết - Chú vui mừng nhận thấy xa tít dưới mặt đất vẫn lấp lánh trăm hồng ngàn tía. Tết đến, những nụ hoa ấy sẽ nở tung, thử hỏi mặt đất sẽ còn tưng bừng đến thế nào! Sơn Ca như mê đi giữa thiên nhiên kỳ vĩ, châu ngọc, không còn biết gì đến giá lạnh. Chú mê mải ngắm nhìn, ngây ngất trước biết bao nhiêu cảnh đẹp mà không hay biết một tai họa đang rình rập chú. Từ trên tầng mây xám, một con diều hâu đang lượn lờ theo dõi chú. Đôi mắt sáng quắc của hắn hau háu rọi vào chú. Giữa lúc Sơn Ca đang thích thú ngắm nhìn một thảm hoa cải vàng rượi thì Diều hâu lao bổ xuống - Chỉ chút xíu nữa Sơn Ca thiệt mạng - May mắn sao, có bác Chèo Bẻo tinh mắt đã kịp thời vút bay lên cắt ngang đường bổ nhào của Diều Hâu. Bị tấn công bất ngờ, Diều Hâu loạng choạng vồ trượt con mồi. Nhưng đôi vuốt nhọn hoắt của hắn sướt qua lưng Sơn Ca làm vết thương tóe máu. Và Sơn Ca choáng váng lảo đảo rơi xuống. Bác Chèo Bẻo rượt đuổi Diều Hâu cho hắn bay xa rồi vội quay lại dìu Sơn Ca hạ cánh nhẹ nhàng xuống mặt đất. Cả khu vườn trồng toàn cây cảnh xôn xao lên khi thấy Sơn Ca vật vã trên cỏ. Máu ra nhiều làm Sơn Ca đuối sức, đôi mắt lờ đờ mệt mỏi. Dìu Sơn Ca đến nằm tạm dưới gốc một cây mai vàng xong, Chèo Bẻo vội bay đi mời thầy lang Bìm Bịp vốn nổi tiếng chữa bệnh bằng cây cỏ. Chỉ thoảng chốc, thầy lang Bìm Bịp tất tả bay đến, mang theo một giỏ thuốc nam gia truyền. Thầy lau rửa vết thương, nắn lại xương cốt cho Sơn Ca rồi cho chú nuốt mấy cọng cỏ trông rất lạ. Sơn Ca bỗng thấy vết đau dịu hẳn rồi nhẹ nhàng thiếp ngủ - Chèo Bẻo, Bìm Bịp quay ra lo tìm chỗ yên tĩnh để Sơn Ca dưỡng bệnh. Vết thương này, chắc Sơn Ca cũng phải nằm yên một chỗ mất cả tuần. Thấy dưới gốc mai già xù xì có một cái hốc gần bằng trái bưởi, Bìm Bịp xin với cây mai cho Sơn Ca ở nhờ. Cây mai vàng vui vẻ nhận lời ngay, toàn thân cây rung lên hoan hỉ. Sơn Ca nằm lọt thỏm trong hốc cây, vẫn ngủ thiêm thiếp.
    Quái ác thay, gió vẫn càng lúc càng ***g lộn, cuốn sạch hết tất cả những gì hai bác vừa lượm về. Ướt lạnh làm cho Sơn Ca bắt đầu sốt cao. Bỗng xảy ra cuộc giằng co quyết liệt giữa bầy chim và cơn gió điên khùng. Chim tha về nhiều bao nhiêu, gió lại cuốn bay hết bấy nhiêu. Xung quanh hầu như sạch trơn, kiếm được một chiếc lá khô ướt sũng nước cũng rất khó.
    Các loài cây quanh vườn tự nguyện hiến tặng những chiếc lá già đã ngả vàng nhưng vẫn còn bám chắc trên cành. Cây cối phải bảo các loài chim chịu khó dùng mỏ dứt ra từng chiếc lá một. Tuy đau nhưng vui vì cây thấy mình đã làm được một việc nghĩa. Hốc cây được phủ kín từng xấp lá dày. Nhưng gió vẫn chưa chịu yên. Như bị thách thức, gió càng ra sức quần đảo, tha đi hết thảy. Vườn cây ban nãy xùm xòa tốt tươi là thế, giờ trơ ra những cành cây thưa thớt lá. Nhìn cảnh tượng ấy, cây mai vàng đau xót quá. Mai thầm nghĩ, cũng chỉ có thể hy sinh một phần lá hoa trên mình các cây cối kia thôi. Nếu bứt lá tiếp, cây trong vườn sẽ chết mất. Mà cây nào cây nấy còn đang đeo trên mình biết bao nhiêu nụ hoa để chuẩn bị đón chào Năm mới đang tới gần. Tất cả đều đang ngậm nụ chờ đợi Mùa Xuân về...
    Tiếng khóc của Sơn Ca nhỏ bé vẫn dấm dứt vang lên khe khẽ. Đau đớn lắm, lạnh buốt lắm, Sơn Ca đã gắng nén không buột lên thành tiếng sợ mọi người lo lắng nhưng không kìm nổi. Tiếng nức nở làm cho cây mai vàng nhói lòng. Làm gì bây giờ nhỉ? Tội nghiệp bé Sơn Ca có tiếng hót trong ngần...
    Nhân lúc bác Chèo Bẻo đậu tạm trên cành mai nghỉ lấy sức, Mai vàng mới thủ thỉ cùng bác. Mai vàng cho bác biết những ý nghĩ trên đây của mình, xin mọi loài cây đừng bứt lá tiếp nữa. Hãy dồn sức cho những nụ hoa chuẩn bị đón xuân.
    Mai vàng tự thấy hoa của mình không thật đẹp. Các bông hoa nở rải rác trên các nhánh cây, hầu như bị chìm lấp giữa những chiếc lá già thô tháp chứ không nở rực rỡ ở các đầu cành như nhiều loài hoa khác. Nếu cần phải hy sinh, chỉ cần một mình mai vàng là đủ. Sẽ nhờ những cô những chú Chích Bông có tài làm tổ bằng cách lấy những sợi tơ chuối, tơ đay khâu những chiếc lá mai lớp lớp ken nhau. Dù có tài thánh, gió cũng đành bất lực trước những chiếc tổ khâu một cách tài tình như thế.
    Bác Chèo Bẻo còn đang phân vân chưa quyết thì Mai vàng đã gọi mấy cô chú Chích Bông lại, bảo họ làm theo ý mình. Các chú Chích Bông lập tức đến bên gốc chuối, nhanh thoăn thoắt dùng mỏ tước lấy những sợi tơ chuối bền chắc. Rồi các cô các chú lại dùng những chiếc mỏ xinh xinh ấy dứt lấy những chiếc lá mai còn bám rất chắc trên cành. Thân cây mai rung lên từng đợt. Mỗi chiếc lá bị dứt cũng đau đớn như từng miếng thịt bị cắt. Khi chiếc tổ làm xong, vừa chắc chắn như một tòa lâu đài treo lơ lửng vừa đẹp đẽ như một tác phẩm nghệ thuật thực sự, thì cũng là lúc toàn thân cây mai vàng không còn lấy một chiếc lá. Sơn Ca được dìu vào nằm yên trong tổ. Cơn gió bất lực gào rú ở bên ngoài. Mưa xối xả cũng chẳng làm gì được chú Sơn Ca đang mơ màng nghĩ về những áng mây bình yên bồng bềnh trôi trong giấc mơ...
    Nhờ có chiếc tổ kết bằng những lá cây mai vàng dâng hiến, Sơn Ca qua được cơn hiểm nghèo. Chú bay về gặp cô Mùa Xuân, kể lại tất cả mọi chuyện cho cô nghe. Chú không thôi day dứt vì mình mà bạn Mai vàng phải trần trụi giữa gió mưa lạnh lẽo.
    Cô Mùa Xuân rất cảm động trước tấm lòng biết hy sinh vì người khác của Mai vàng. Loài cây ấy thật đáng yêu. Cô nhủ thầm mình sẽ đền bù cho Mai vàng. Rồi Mai vàng cũng vẫn sẽ được đón Năm Mới vui vẻ như tất cả các loài hoa khác. Từ rất xa, cô phả sức sống nồng ấm tràn đến bao phủ quanh Mai vàng, làm cho toàn thân Mai vàng chợt run rẩy. Mai vàng cảm thấy rất rõ khắp cơ thể đã phần nào héo khô của mình chợt rạo rực khó tả. Một nguồn sinh lực mới mẻ lan tỏa khắp các nhánh cành Mai vàng. Từ các kẽ lá bị bứt, bật ra không phải chồi lá non thay thế mà là những đốm xanh nhỏ xíu, tròn tròn bụ bẫm.
    Và kia! Năm Mới lộng lẫy trong bộ lễ phục rực rỡ mầu sắc các loài hoa đang khoan thai bước tới. Hoa đào hồng thắm, hoa cẩm chướng đỏ tươi, hoa chân chim tím ngát, hoa thược dược trắng nõn nà, đỏ tía, vàng chanh, hoa hồng bạch tinh khiết, hoa hồng nhung thẫm đỏ, hoa cúc vàng sáng ngời ngời như nắng đọng. Còn Mai vàng...
    Cả thân cây Mai vàng không một chiếc lá nhỏ. Tất cả chỉ là một vồng hoa vàng rực đến nao lòng. Mầu vàng như nắng tươi, như lúa chín... Một mầu vàng phơi phới như kết đọng của ngàn vạn sắc vàng trong trời đất quy tụ về...
    Từ cái ngày xa xôi đó, hằng năm, cứ vào độ gần Tết, người ta lại lặt lá mai để lại một lần nữa không quên huyền thoại về loài hoa đã biết quên mình vì người khác...

  6. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Về thơ tình, tôi thích Nguyễn Bính hơn Xuân Diệu bởi vì Bính mộc mạc đơn sơ chân thật. Diệu thì hay nhưng bóng bẩy quá nên ít đạt được cái thật. Người ta nói "Thật thà quá thành ra quê mùa, bóng bẩy quá thành ra hào nhoáng", thôi thì đành chịu phận quê mùa vậy, còn có người nói mình là hai lúa nữa chứ vào Sài Gòn mười mấy năm vẫn chưa rành đường - cảm ơn nhiều lời nhận xét thật lòng.

    Viếng Hồn Trinh Nữ​

    Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh,
    Tơ liễu theo nhau chảy xuống hồ.
    Tôi thấy quanh tôi và tất cả,
    Kinh thành Hà Nội chít khăn sô.
    Nước mắt chạy quanh, tình thắt lại,
    Giờ đây tôi khóc một người về!
    Giờ đây tôi thấy hồn cay đắng,
    Như có ai mời chén biệt ly!
    Sáng nay vô số lá vàng rơi,
    Người gái trinh kia đã chết rồi!
    Có một chiếc xe màu trắng đục,
    Hai con ngựa trắng bước hàng đôi.
    Đem đi một chiếc quan tài trắng,
    Và những vòng hoa trắng lạnh người.
    Theo bước, những người khăn áo trắng,
    Khóc hồn trinh trắng mãi không thôi.
    Để đưa nàng đến nghĩa trang này,
    Nàng đến đây rồi ở lại đây.
    Ờ nhỉ! Hôm nay là mấy nhỉ?
    Suốt đời tôi nhớ mãi hôm nay ....
    Sáng nay sau một cơn mưa lớn,
    Hà Nội bừng lên những nắng vàng.
    Có những cô nàng trinh trắng lắm,
    Buồn rầu theo vết bánh xe tang.
    Từ nay xa cách mãi mà thôi!
    Tìm thấy làm sao được bóng người.
    Vừa mới hôm nào còn thẹn thẹn.
    Tay cầm sáp đỏ để lên môi.
    Chiếc áo màu xanh tựa nước hồ,
    Nàng vừa may với gió đầu thu.
    Gió thu còn lại bao nhiêu gió,
    Chiếc áo giờ đây ở dưới mồ.
    ******
    Chắc hẳn những đêm như đêm qua,
    Nàng còn say mộng ở chăn hoa.
    -Chăn hoa ướp một trời xuân sắc -
    Đến tận tàn canh rộn tiếng gà.
    Chắc hẳn là những đêm như đêm kia,
    Nửa đêm lành lạnh gió thu về.
    Nàng còn thao thức ôm cho chặt,
    Chiếc gối nhung mềm giữa giấc mê ....
    Nhưng sáng hôm nay nàng lặng im,
    Máu đào ngừng lại ở nơi tim.
    Mẹ già xé vội khăn tang trắng,
    Quấn vội lên đầu mấy đứa em.
    Người mẹ già kia tuổi đã nhiều,
    Đã từng đau khổ biết bao nhiêu.
    Mà nay lại khóc thêm lần nữa,
    Nước mắt còn đâu buổi xế chiều.
    Những đứa em kia chưa khóc ai,
    Mà nay đã khóc một người rồi.
    Mà nay trên những môi son ấy,
    Chả được bao giờ gọi: "Chị ơi!"
    ******
    Nàng đã qua đời để tối nay
    Có chàng đi hứng gió heo may,
    Bên hồ để mặc mưa rơi ướt,
    Đếm mãi bâng quơ những dấu giày.
    Người ấy hình như có biết nàng,
    Có lần toan tính chuyện sang ngang.
    Nhưng tâm hồn nàng tựa con thuyền bé,
    Vội cắm nghìn thu ở suối vàng.
    Có gì vừa mất ở đâu đây?
    Lòng thấy mềm như rượu quá say.
    Hốt hoảng chàng tìm trong bóng tối:
    Bàn tay lại nắm phải bàn tay.
    ******
    Chỉ một vài hôm nữa, thế rồi,
    (Người ta thương nhơ'' có ngần thôi)
    Người ta nhắc đến tên nàng để
    Kể chuyện nàng như kể chuyện vui.
    Tôi với nàng đây không biết nhau,
    Mà tôi thương tiếc bởi vì đâu?
    "Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,
    Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu."
    Hà Nội 1940
    Nguyễn Bính
  7. chichi_b2

    chichi_b2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn hoahongvi nha. Mấy tác phẩm của TRần Hoài Dương mà bạn load lên đọc xong làm chichi nhớ hồi đi học quá hà. Chichi nhớ hồi lớp 1 có học 1 bài thơ trong đó có câu này nè " Làng em mát rượi lá bàng. Mát từ lá nhãn mát sang lá dừa." Và 1 bài tập đọc miêu ta hoa mai và hoa đào, trong đó có ý nói là hoa đào mọc thưa thớt chứ không mọc thành chùm như hoa mai....Có ai còn nhớ 2 bài đó kô? gởi cho chichi với. Cám ơn trước nhe.
    Mấy hôm nay chưa có cảm hứng để giới thiệu quyển sách nào mới hét. Mấy bạn thông cảm giùm. Hổng biết cảm xúc nó tắc tị đường nào rồi????
    Được chichi_b2 sửa chữa / chuyển vào 08:54 ngày 17/10/2006
  8. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu bài viết về một bài thơ tôi rất thích, cái cảnh hai người bạn cùng đối ẩm trên một con đò nhỏ, giữa một đêm sáng trăng, trong đêm gió lạnh...nhưng thật ấm áp tình bằng hữu
    -------------------------------------------------------------------------------------
    Đọc Lại Phong Kều Dạ Bạc ​
    Trần Long Hồ​


    Gần như, bất cứ ai đam mê thơ cũng đều ước mơ đến những nơi như Hoàng Hạc Lâu ở huyện Vũ Xương thuộc tỉnh Hồ Bắc hay bến Phong Kiều bên Hàn San tự ở Tây huyện thuộc tỉnh Giang Tô... Đó là những địa danh nổi tiếng và tồn tại muôn đời với những bài thơ bất tử được lưu truyền như Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu hay Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế,... Nhưng qua bao nhiêu năm, thường những mơ ước đó vẫn còn y nguyên là ước mơ.
    Nhân đọc bài "Đến Hàn San tự để tìm hiểu bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế" của tác giả Nguyễn Quảng Tuân, tôi động lòng lắm, không biết làm sao hơn, đành giở những trang sách cũ, đọc lại bài thơ tuyệt tác này.
    Trương Kế vốn là nhà thơ nổi tiếng của thời Thịnh Đường nhưng người ta quên mất năm sinh và năm mất của ông, chỉ biết ông sinh thời vào khoảng những năm trước và sau 756, niên hiệu Chí Đức, đời Đường Túc Tông. Sinh quán của ông ở Tương Châu, nay thuộc tỉnh Hồ Bắc. Ông là người thông thái, có kiến thức rộng, say mê đàm luận.
    Ông đậu tiến sĩ vào năm thứ 12 niên hiệu Thiên Bảo. Ông từng giữ nhiều chức vụ khác nhau, khi mất ông đang làm tài phú ở Hồng Châu. Trương Kế chỉ để lại một tập thơ, trong đó nổi tiếng nhất là bài "Phong Kiều Dạ Bạc", tức là "Ban đêm thuyền đậu bến Phong Kiều".
    Nhân bài viết của tác giả Nguyễn Quảng Tuân có đặt nhiều nghi vấn về những dữ kiện trong bài thơ này, mà những điểm đó đươc ghi nhận qua nhiều tác phẩm biên khảo văn chương của Trung Quốc. Trong khả năng giới hạn của bài viết này, tôi không thảo luận về những nghi vấn được nêu ra, để đưa đến những kết luận thế này hay thế nọ, hoặc đúng hay sai. Mà mục đích của bài viết này, tôi chỉ xin góp vào một chút dữ kiện để bổ túc mà thôi.
    Bài "Phong Kiều Dạ Bạc" chỉ vỏn vẹn có bốn câu:
    Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
    Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
    Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
    Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
    Nguyên bản bài thơ này bằng chữ Hán không có các dấu phết và dấu chấm ở cuối các câu. Nhưng tùy theo ý nghĩa của thơ, các tác giả đời sau đã phân đoạn và ngưng câu để thêm các dấu phết và chấm vào. Sự kiện này hay xảy ra, như trường hợp quyển Đạo Đức Kinh của Lão Tử được viết vào khoảng năm 500 đến 450 trước Tây Lịch. Đạo Đức Kinh được khắc trên các thẻ tre, không có dấu chấm phết, nhưng nhiều tác giả đời sau đã tùy theo cách đọc mà phân đoạn khác nhau. Mỗi khi các dấu chấm phết xê dịch thì ý nghĩa trong Đạo Đức Kinh thay đổi rất nhiều, có khi khác hẳn nhau.
    Trở lại trường hợp bài thơ "Phong Kiều Dạ Bạc" của Trương Kế, tựu trung tác giả Nguyễn Quảng Tuân cũng theo các tác giả đời trước nên bản viết có các dấu phết ở cuối câu một và câu ba, và dấu chấm ở cuối câu hai và câu bốn.
    Trong bài viết tác giả Nguyễn Quảng Tuân có đưa ra vài nghi vấn như sau:
    1. Nghi vấn về những chữ bị xem là địa danh như ô đề trong câu một và sầu miên trong câu hai.
    2. Quạ có kêu trong đêm hay không?
    3. Chùa Hàn San nói riêng hay chùa nói chung, có đánh chuông vào nửa đêm hay không?
    Tôi xin góp vào một số ý kiến bổ túc như thế này.
    1. Tùy theo cách đọc, ta thử ngắt câu bằng các dấu chấm và phết.
    Câu một:
    Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên, (a)
    (Cách ngắt câu và chữ theo tác giả Trần Trọng San) (1)
    Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên, (b)
    (Cách ngắt câu và chữ theo tác giả Nguyễn Quảng Tuân)
    Bây giờ tôi ngắt câu và chữ khác đi đôi chút:
    Nguyệt lạc ô đề, sương mãn thiên, (c)
    Khi đọc, nếu ngắt câu khác nhau ý nghĩa câu thơ có thể khác nhau:
    Trăng lặn, quạ kêu, trời đầy sương, (a)
    Trăng lặn quạ kêu trời đầy sương, (b)
    Trăng lặn trên núi Ô Đề, trời đầy sương, (c)
    Như vậy, tùy theo cách ngắt câu, ô đề có thể là địa danh.
    Nếu xét thêm về yếu tố địa dư, ở đất Ngô huyện thuộc tỉnh Giang Tô không có núi nào tên là Ô Đề.
    Nếu xét về ý thơ, với tài thơ của Trương Kế, thi nhân đang ngao du thuyền trên sông và đậu lại ở bến Phong Kiều, cảnh sắc hữu tình như vậy, không có lý do gì ông lại mô tả cảnh sắc trên núi Ô Đề ở mãi tận đâu xa (nếu quả thật có núi Ô Đề đi nữa). Thêm vào đó, trên thuyền ở bến Phong Kiều, như tác giả Nguyễn Quảng Thân đã nói, chưa chắc gì đã thấy được núi Ô Đề (nếu có). Dù cho ở thời Trương Kế, dân cư thưa thớt, nhà cửa ít oi và nhỏ thấp.
    Trong các cách ngắt câu khác nhau, tôi thích cách của tác giả Trần Trọng San hơn:
    Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên,
    Đến nghi vấn về chữ sầu miên trong câu hai:
    Giang phong, ngư hỏa đối sầu miên. (2)
    Về địa dư, đất Ngô huyện thuộc tỉnh Giang Tô không có núi nào tên là Sầu Miên. Theo tác giả Nguyễn Quảng Tuân, có lẽ tên chùa là Hàn San, san có nghĩa là sơn, là núi, nên có tác giả đã nghĩ như vậy.
    Theo sách sử Trung Hoa để lại, vào đời đường cách 10 dặm ở phía tây đất Ngô huyện thuộc tỉnh Giang Tô có ngôi chùa do hai nhà sư tên là Hàn San và Thập Đắc trụ trì. Như vậy, người ta đã lấy tên của vị sư trụ trì để đặt tên cho ngôi chùa.
    Hơn nữa, về ý thơ, nếu tác giả nào cho chữ Sầu Miên là tên một ngọn núi thì người ấy quả tình đã xem thường Trương Kế quá nhiều. Với tài thơ Trương Kế, chúng ta có thể quả quyết được rằng, sầu miên không phải là tên một ngọn núi.
    2. Đến nghi vấn, quạ có kêu trong đêm hay không?
    Thông thường, nói đến quạ người ta nghĩ ngay đến quạ đen. Tôi chưa hề thấy quạ trắng bao giờ. Chỉ có một loài quạ hiếm quý, không đen hoàn toàn là loài quạ khoang ở miền Bắc và Bắc Trung phần. Loài quạ này cũng đen gần hết, chỉ có ánh đỏ tím và khoang trắng ở cổ và ngực. Theo tôi biết, loài quạ có kêu trong đêm, thường là lúc gần sáng. Quạ có khi đi riêng rẻ hay từng bầy, đến đậu trên những cây cao, kêu đến đinh tai nhức óc.
    Trong bài thơ, Trương Kế chỉ rằng nửa đêm, có thể là nửa đêm về sáng. Loài quạ có thể kêu sớm hơn, chuyện này,tôi thiết tưởng không nên đặt thành vấn đề. Hơn nữa, nhà thơ Quách Tấn của chúng ta cũng có bài thơ "Đêm thu nghe quạ kêu" (3)
    3. Chùa Hàn San nói riêng hay chùa nói chung có đánh chuông về đêm hay không?
    Chúng ta đều biết chùa nào cũng đánh chuông công phu, thường khoảng ba hay bốn hoặc năm giờ sáng, tùy nơi.
    Theo sử sách Trung Hoa viết lại, căn cứ vào tài liệu của tác giả Trần Trọng San (4), tôi xin ghi lại câu chuyện về Trương Kế và bài "Phong Kiều Dạ Bạc". Chuyện này giải thích rất rõ ràng về tiếng chuông chùa Hàn San vào lúc nửa đêm.
    Chuyện ghi rằng, vào đêm Trương Kế đậu thuyền tại bến Phong Kiều, không phải chỉ có một mình thi nhân không ngủ được mà có đến hai người khác nữa cũng trằn trọc không sao an giấc. Hai người này say mê thơ, chắc cũng không kém nhà thơ Trương Kế. Người thứ nhất là sư cụ trụ trì chùa Hàn San. Nhà sư thao thức không ngủ được, có lẽ vì cảnh sắc quá đẹp ở bến Phong Kiều chăng, nên suy tư để làm một bài thơ thất ngôn tuyệt cú. Nhưng nhà sư chỉ làm được hai câu đầu rồi bị ngưng trệ ở đó, không sao làm tiếp được. Lúc đó, nhà thơ Trương Kế ở dưới thuyền cũng thao thức vì cảnh đẹp thiên nhiên và làm chỉ được hai câu đầu mà thôi. Nhà thơ không nghĩ ra được hai câu tiếp.
    Trong khi đó có người thứ ba cũng trằn trọc trong đêm là chú tiểu trong chùa. Chú tiểu cũng là người say mê thơ. Lúc đó, sư cụ trụ trì thấy chú tiểu còn thức bèn đưa hai câu thơ mà nhà sư làm ra nhưng không thể làm tiếp được kể kết thúc bài thơ. Chú tiểu vừa đọc qua hai câu đầu của sư cụ liền viết ra ngay hai câu sau. Sư cụ đọc qua, ráp nhau lại, nhận thấy cả bài thơ bốn câu hay quá. Nhà sư mừng rỡ, cho rằng Phật Tổ đã linh thiêng giúp đỡ cho hai người. Sư cụ bảo chú tiểu thắp hương, thỉnh chuông để tạ ơn Phật. Tiếng chuông chùa Hàn San vang ra trong đêm. Lúc đó, Trương Kế đang thao thức suy nghĩ về hai câu thơ sau, thì tiếng chuông chùa Hàn San vang ngân lên, lập tức nhà thơ viết liền ra hai câu sau, hoàn thành bài thơ tuyệt tác để lại cho đời sau.
    Cảnh sắc lúc đó, sương phủ mờ cả dòng sông và bến đậu, trăng xế ngang đầu. Chiếc thuyền của nhà thơ Trương Kế đậu lẻ loi bên bến Phong Kiều. Trên bờ, ngoài thành Cô Tô, chùa Hàn San mờ ảo trong đêm. Tiếng chuông chùa ngân vang, lay động cả màn sương và bật mở hồn thơ Trương Kế.
    Bài thơ "Phong Kiều Dạ Bạc" thật tuyệt.
    Chúng ta đọc lại lần nữa nhé.
    Câu đầu, thơ đi nhịp nhàng, lửng thửng như nhà thơ đang nhàn du trong sương, dưới trăng:
    Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên,
    Câu hai, thơ như chậm lại bên hàng cây phong, dưới sông thấp thoáng ánh lửa thuyền chài, đêm buồn dịu lặng, ray rức:
    Giang phong, ngư hỏa đối sầu miên.
    Câu ba, thơ sực tỉnh, như dừng lại, ngoài trăng, sương, sông, nước, còn ngôi chùa ẩn hiện trong đêm:
    Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự,
    Câu cuối, thơ ngỡ ngàng trước tiếng chuông chùa ngân vang trong lòng đêm yên lặng, giửa đêm tịch mịch, sương như lung lay, nước như gờn gợn, khách trong thuyền xao xuyến cả tâm hồn:
    Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
    Đã có nhiều tác giả dịch bài thơ "Phong Kiều Dạ Bạc " sang tiếng Việt. Bản dịch tiếng Việt qua thể lục bát, theo tác giả Trần Trọng San, bản này của thi sĩ Tản Đà (5), nhưng tác giả Nguyễn Quảng Tuân đã đính chánh, bản dịch đúng ra là của thi sĩ Nguyễn Hàm Ninh, nhưng không thấy dẫn chứng.
    Theo Trần Trọng San, bản dịch của Tản Đà như thế này: (6)
    Trăng tà, tiếng quạ kêu sương,
    Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ.
    Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
    Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
    Bản dịch, theo Nguyễn Quảng Tuân là của Nguyễn Hàm Ninh (7), có vài điểm không giống hẳn như bản trên:
    Quạ kêu, trăng lặn, trời sương,
    Lửa chài le lói sầu vương giấc hồ.
    Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
    Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
    Tôi ghi cả hai bản dịch ra đây để tiện đối chiếu.
    Ngoài các bản dịch bài "Phong Kiều Dạ Bạc" ra tiếng Việt mà tác giả Nguyễn Quảng Tuân đã dẫn trong tạp chí Văn Học số 191, tháng 03 năm 2002, tôi xin bổ túc hai bài dịch ở thể thất ngôn tứ tuyệt của hai tác giả Trần Trọng San và Nguyễn Hà.
    Bản dịch ra chữ Việt của tác giả Trần Trọng San:
    Ban đêm thuyền đậu bến Phong Kiều (8)
    Trăng tà, tiếng quạ vẳng sương rơi,
    Sầu đượm hàng phong, giấc lửa chài.
    Ngoài lũy Cô Tô, chùa vắng vẻ,
    Nửa đêm chuông vẳng đến thuyền ai.
    Bản dịch của Trần Trọng San, cùng thể, vừa giữ được ý thơ lãng mạn lại vừa giữ được nét cứng cỏi của thất ngôn. Bản dịch, tôi thiết nghĩ đáp được hai yêu cầu của tác giả Nguyễn Quảng Tuân, thứ nhất là Cô Tô là thành lũy chứ không phải bến và thứ hai là tính chủ động của tiếng chuông chùa ở câu bốn.
    Cô Tô vốn là tên ngọn núi ở phía tây nam Ngô huyện, thuộc tỉnh Giang Tô. Chính ở đây, xưa vào thời Đông Chu (770 đến 314 trước Công nguyên), Ngô vương Phù Sai đã xây đài cho Tây Thi. Vì thế mà tác giả Trần Trọng San dùng chữ "lũy" ở câu ba trong bài dịch ra tiếng Việt.
    Tuy nhiên, trong bài dịch, ở câu một tác giả Trần Trọng San đã đi hơi xa, dịch thoát ý, khỏi chữ "mãn" nghĩa là đầy, và chữ "thiên" nghĩa là trời, khiến cho "trời đầy sương" thành ra "vẳng sương rơi".
    Bản dịch ở thể thất ngôn tứ tuyệt của tác giả Nguyễn Hà:
    Đêm đậu thuyền ở bến Phong Kiều
    Tiếng quạ kêu sương, nguyệt cuối trời
    Bờ phong sầu hắt lửa thôn chài
    Hàn Sơn chuông vẳng Cô Tô lại
    Khuya khoắc lay thuyền động giấc ai... (9)
    Bản dịch của tác giả Nguyễn Hà không ổn vì:
    (1) ở câu một: quá thoát ý,
    (2) ở câu hai: lạc ý vì chỉ có ánh lửa chài chứ không có thôn chài,
    (3) câu ba và bốn: vừa đảo ý vừa lạc ý vì câu ba xác định vị trí của chùa Hàn San và ở câu bốn tiếng chuông lay khách trên thuyền chứ không lay chiếc thuyền.
    Theo tôi, bản dịch ở thể thất ngôn tứ tuyệt hay nhất là bản của tác giả Trần Trọng San.
    Còn bài thơ của sư cụ trụ trì và chú tiểu ở chùa Hàn San cũng được sách ghi lại:
    Hai câu của sư cụ là:
    Sơ tam, sơ tứ nguyệt mông lung,
    Bán tự ngân câu, bán tự cung.
    Nghĩa là:
    Mồng ba, mồng bốn, mặt trăng mờ mờ,
    Nửa như móc bạc, nửa tựa cái cung.
    Và hai câu tiếp theo của chú tiểu là:
    Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn,
    Bán trầm thủy để, bán phù không.
    Nghĩa là:
    Một chiếc bình ngọc chia làm hai mảnh,
    Nửa chìm đáy nước nửa nổi trên trời.
    Tác giả Trần Trọng San có dịch bốn câu thơ trên gồm hai câu của sư cụ và hai câu của chú tiểu:
    Mồng ba mồng bốn trăng mờ,
    Nửa dường móc bạc, nửa như cung trời.
    Một bình ngọc trắng chia hai,
    Nửa chìm đáy nước, nửa cài từng không. (10)
    Dĩ nhiên, chúng ta không thể so sánh hai câu của sư cụ và hai câu của chú tiểu với bốn câu thơ của Trương Kế được. Một bên là những người bình thường với hồn thơ dào dạt, làm được những câu thơ như thế cũng xứng đáng được tán thưởng lắm rồi. Lẽ nào, chúng ta so sánh bài thơ đó với bốn câu thơ của Trương Kế, là người đã nổi tiếng về tài thơ trong thời Thịnh Đường.
    Về sau, vào đời nhà Thanh, học giả Khang Hữu Vi có dựng một tấm bia khắc lại bài thơ "Phong Kiều Dạ Bạc", để trong chùa Hàn San (11).
  9. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Cái này đáng lẽ đưa qua bên mục âm nhạc, nhưng tôi thích bài này phần nhiều vì ý thơ của nó.
    Nếu hiểu rằng thuyền - chàng trai, bến - cô gái thì "thuyền mơ bến nơi đâu" nghĩa là "anh mơ về em nhưng chưa xác định em ở đâu, em là ai? cô gái hay nàng tiên" cũng có vẻ hợp lý. Nhưng cá nhân tôi cho rằng ở thời điểm này (1942) thì "thuyền và bến" ở đây phải là "trước vận nước như vậy, chàng trai chưa biết phương hướng (bến đỗ) của mình như thế nào...". Đặng Thế Phong tài hoa bạc mệnh, tạo hoá trêu ngươi, hoa thường hay héo cỏ thường tươi...nhưng chỉ cần ông để lại bài này cũng đã xem như đã "sống" rất nhiều rồi.

    Con Thuyền Không Bến​
    Đêm nay thu sang cùng heo may
    Đêm nay sương lam mờ chân mây
    Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
    Như nhớ thương ai trùng tơ lòng
    Trong cây hơi thu cùng heo may
    Vi vu qua muôn cành mơ say
    Miền xa lời gió vang thông ngàn
    Ai oán thương ai tàn mơ vàng
    Lướt theo chiều gió một con thuyền theo trăng trong
    Trôi trên sông Thương nước chảy đôi dòng
    Biết đâu bờ bến, thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu?
    Trên con sông Thương nào ai biết nông sâu
    Nhớ khi chiều sương cùng ai trắc ẩn tấm lòng
    Biết bao buồn thương, thuyền mơ buông trôi xuôi dòng
    Bến mơ dù thiết tha, thuyền ơi đừng chờ mong
    Ánh trăng mờ chiếu, một con thuyền trong đêm thâu
    Trên sông bao la, thuyền mơ bến nơi đâu?
    Đặng Thế Phong (1918-1942).
  10. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Thơ ca Đinh Hùng cũng như Hàn Mặc Tử vậy, có cái gì đó ngây ngô, chán nản...nếu thất tình mà trở nên như vậy chẳng phải tiếc rẻ lắm sao! Tự tình đưới hoa là một bài thơ hay trong sáng, khac 1với phần lớn thơ Đinh Hùng.
    TỰ TÌNH DƯỚI HOA
    Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng:
    Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng.
    Mắt xanh là bóng dừa hoang dại,
    Thăm thẳm nhìn tôi, không nói năng.
    Bài thơ hạnh ngộ đã trao tay,
    Ôi mộng nào hơn giấc mộng này ?
    Mùi phấn em thơm mùi hạ cũ,
    Nửa như hoài vọng, nửa như say.
    Em đến như mây, chẳng đợi kỳ,
    Hương ngàn gió núi động hàng mi.
    Tâm tư khép mở đôi tà áo,
    Hò hẹn lâu rồi - Em nói đi !
    Em muốn đôi ta mộng chốn nào ?
    Ước nguyền đã có gác trăng sao.
    Truyện tâm tình: dưới hoa thiên lý,
    Còn lối bâng khuâng: Ngõ trúc đào.
    Em chẳng tìm đâu cũng sẵn thơ.
    Nắng trong hoa, với gió bên hồ,
    Dành riêng em đấy. Khi tình tự,
    Ta sẽ đi về những cảnh xưa.
    Rồi buổi ưu sầu em với tôi
    Nhìn nhau cũng đủ lãng quên đời.
    Vai kề một mái thơ phong nguyệt,
    Hạnh phúc xa xa mỉm miệng cười.
    Đinh Hùng (1920-1967 )
    ------------------------------------------------------------------------------------
    Một bài viết về Đinh Hùng:
    Đinh Hùng là nhà thơ sinh trưởng ở vùng "quê lụa" Hà Đông nổi tiếng , bắt đầu sáng tác thơ và "nhập bọn " với các văn nhân thời tiền chiến như Thế Lữ , Vũ Hoàng Chương , Thạch Lam .... từ những năm 40
    Những thi phẩm đầu của Đinh Hùng đã xuất hiện trên báo chí trong thời kỳ Thơ Mới , tuy nhiên mãi tới năm 1954 trở về sau , những tập thơ của Đinh Hùng như " Mê hồn ca " , "Đường vào tình sử " , "tiếng ca bộ lạc " mới ra mắt độc giả .
    Đinh Hùng vừa là thi sĩ của phong trào Thơ Mới , vừa là thi sĩ của thời kì sau Thơ Mới . Trong khi nhiều thi sĩ khác như Xuân Diệu , Huy Cận , Tế Hanh ... từ năm 1954 chuyển hướng ngòi bút sang thơ cách mạng , thì Đinh Hùng dường như vẫn tiếp tục mạch Thơ Mới , mặc dù thời hoàng kim của nó đã qua
    Đinh Hùng là một thi sĩ có khuynh hướng tự do ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường:
    "Ta ném bút , giẫm lên sầu một buổi
    Xa vở bài , mở rộng sách Ham Mê
    Đã từng phen trèo cổng bỏ trường về
    Xếp đạo đức dưới bàn chân ngạo mạn
    (thơ mới nhớn )
    Đinh Hùng là mẫu người không thích để đời " khuôn vào mực thước " , mà chỉ chạy theo hứng thú của bản thân . Uyên Thao đã từng phê phán Đinh Hùng là người trốn tránh thời cuộc , không quan tâm đến vận mệnh đất nước trong lúc dầu sôi lửa bỏng . Sự phê phán đó không phải là không có lý . Tuy nhiên xưa nay cũng không ít thi nhân chỉ " góp mặt với đời " bằng " những cánh hoa rất mong manh " của thi ca mà thôi
    Toàn bộ thơ Đinh Hùng toát lên sự "bùng nổ " của một " bãn ngã thi nhân " khác mạnh mẽ và độc đáo , xét cả về các mặt tình cảm, trí tuệ và xu hướng
    Cái cá tính vốn ngang tàng ,cuồng nhiệt và lập dị ( có vẻ có họ gần với cá tính của Vũ Hoàng Chương và Nguyễn Tuân ) bỗng bị một cú " sốc " tình rất mạnh : người yêu đầu đời của thi sĩ , khác nào một đóa phù dung tuyệt sắc , sớm vội lìa cạnh Trong trận " địa chấn " dữ dối ấy , ngòi bút của Đinh Hùng bị cuốn hút mạnh mẽ về phía Thơ Say của Vũ Hoàng Chương , Thơ Điên của Hàn Mặc Tử , thơ của Chế Lan Viên và Bích Khê
    Từ ấy , Đinh Hùng hầu như hoàn toàn lặn ngụp vào thế giới nội tâm của mình , triền miên rượt đuổi theo những hoang tưởng lãng mạn
    Đầu tiên là sự tái xuất hiện của một nhân vật " người thượng cổ " vào giữa thế giới hiện đại mà theo tác giả , đã bị " hư hèn " đi quá nhiều so với hình tượng con người tuyệt hảo thời nguyên thủy :
    Bóng ta đi trùm khắp lối hoang sơ
    Và chân bước nghe chuyển rung đồi suối
    Trông thấy ta , cả cõi đời kinh hãi ...
    ... Ta cười mỉm , bỗng thấy nàng che mặt
    Ta giơ tay , nàng khiếp sợ lùi xa
    Ta lại điên rồ , đau đớn , xót xa
    Trong cô độc , thấy tình thương cũng mất
    (Bài ca man rợ )
    Kế đến là sự tái xuất hiện của người con gái thiên nhiên ( người con gái nguyên thủy ) mà tác giả coi là chuẩn mực của nữ tính thiên chân :
    Nàng lớn lên giữa mùa xuân hoa cỏ
    Nửa linh hồn u ám bóng non xanh
    Ngoài thiên nhiên nở bừng thân mĩ nữ
    Nàng yêu ta , huyền hoặc mối kì tình
    (Người gái thiên nhiên )
    Rồi những hoang tưởng dẫn thi sĩ đi xa mãi , tìm tới cõi vô cùng , cõi vĩnh hằng của linh hồn và tình yêu bất tử :
    Em sẽ ngồi im chờ những vì sao đa tình vây phủ
    Có nhớ một vì sao hồi hộp giữa không trung ?
    (Những vì sao buồn giữa không trung )
    và bất ngờ trong cuộc viễn du về quá khứ này , thi nhân bắt gặp thời xưa oanh liệt của dân tộc . Ngòi bút của Đinh Hùng như được truyền thêm một sức mạnh kỳ diệu , trở nên hùng hồn lạ thường :
    Những cặp mắt hoả tinh ngùn ngụt lửa
    Lửa căm hờn đỏ rực hào quang
    Những chàng trai , những bà mế , những cô nàng
    Từng thôn bản , từng khóm cây bừng bừng nổi giận
    Và tất cả lao vào cơn địa chấn
    (Chiến sĩ áo chàm )
    Cái phát minh quái đản trở về thời tiền sử của Đinh Hùng rõ ràng là sản phẩm của một tâm hồn lãng mạn , xa rời thực tế , thường thấy ở không ít các thi nhân tiền chiến . Song sự quay lưng lại với tho8`i cuộc đó cũNg bộc lộ tâm trạng chán ngán của thi sĩ đối với một xã hội mà theo ông , còn đầy những điều phi lí , tầm thường , đồng thời phơi bày nhiều thứ lố lăng vô nghĩa của nền văn minh hiện đại
    Phái chặng Đinh Hùng là người nhạy cảm , dị ứng với tình trạng con người si mê , ham hố lao vao guồng máy của xã hội văn minh , ngày càng xa rời những chuẩn mực của thiên nhiên ? Phải chăng ông đã có tiên cảm đúng về sự ca6`n thiết phải trở lại với thiên nhiên và con người thiên chân , hài hoà , thuần khiết và tráng lệ ?
    Không thể chối cãI rằng nhân vật " người tiền sử " của Đinh Hùng , mặc dù có vẻ man rợ khiến chúng ta sợ hãi , nhưng rõ ràng nhân vật ấy có cái gì cao cả và thánh thiện hơn hẳn những hạng người nhỏ bé . Còn "người gái thiên nhiên " của ông thì đẹp đẽ và lành mạnh hơn hẳn những người con gái của cuộc sống phù phiếm ngày nay nhan nhản khắp hành tinh
    Đinh Hùng cũng là một thi sĩ tực thụ của tình yêu . Những bài thơ như " Kì nữ " được coi là những bài thơ tình đặc sắc .Riêng tác phẩm " tiếng ca bộ lạc " đã được Đinh Hùng dành phần lớn để sống lại , để " gọi hồn " và để " thề ước ngày mai hậu " với người yêu đầu đời của ông . Nói cách khác , chính nàng đã làm nên linh hồn của nhiều áng thơ tình nổi tiếng :
    Anh sẽ tạc hình em nguyên khối ngọc
    Tay tình si lén đặt giữa hồn sầu
    Rồi những ngày dài , rồi những canh thâu
    Từng giọt lệ nát nhàu vai cẩm thạch
    Ý nhạc tâm linh , cung đàn thể phách
    Xin ghi vào tiết điệu một bàn tay :
    - Em hát anh nghe âm hưởng mến thương này
    (Tiết điệu một bàn tay )
    Trong số những thi sĩ có mặt từ thời tiền chiến, sau đó di cư vào Nam , Đinh Hùng là thi sĩ gần như duy nhất tiếp tục sáng tác thơ và đã để lại một gia tài thơ có giá trị xét cả về nội dung lẫn nghệ thuật

Chia sẻ trang này