1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tác phẩm văn học

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi chichi_b2, 09/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển tích truyện Kiều
    --------------------------------------------------------------------------
    Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
    Kim Trọng về hộ tang chú ở Liêu Dương thì nửa năm sau, chàng trở về đến chốn cũ tìm Kiều, nhìn thấy cảnh đã khác xưa:
    Ðầy vườn cỏ mọc lau thưa
    Song trăng quạnh quẽ vách mưa rả rời
    Trước sau nào thấy bóng người
    Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
    Xập xè én liệng lầu không
    Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giày
    Thôi Hộ, một danh sĩ đời nhà Ðường trẻ tuổi đẹp trai, nhân dự hội Ðạp Thanh đến một xóm trồng toàn hoa đào (Ðào hoa trang), gõ cửa một nhà xin giải khát. Bên cửa cổng, một thiếu nữ thập thò đưa nước cho chàng. Nàng đẹp, duyên dáng, e lệ. Chàng đưa tay tiếp lấy bát nước. Hai bàn tay trai gái chạm nhau. Nàng ngượng ngùng, cúi mặt xuống. Ðôi má hây hây đỏ như đoá hoa đào. Chàng rụt rè, ngượng nghịu đoạn từ giã ra đi.
    Nhưng rồi đèn sách và mộng công hầu không xoá mờ hình bóng giai nhân. Xóm hoa đào và con người đẹp vẫn gợi lên một hình ảnh đầm ấm trong trí não, khiến nhà thơ lãng mạn chan chứa biết bao tình cảm lưu luyến mặn nồng. Rồi năm sau, ngày hội du xuân đến, Thôi Hộ tìm đến xóm hoa đào. Cảnh cũ còn đó nhưng người xưa lại vắng bóng. Cửa đóng then cài. Chỉ có ngàn hoa đào rực rỡ, phe phẩy theo gió xuân như mỉm cười chào đón khách du xuân.
    Ngẩn ngơ, thờ thẩn trước cảnh cũ quạnh hiu, Thôi Hộ ngậm ngùi:
    - Hay là nàng đã về nhà chồng?
    Từng bước một, chàng quay gót trở ra. Lòng cảm xúc vô hạn, rồi muốn ghi lại mấy dòng tâm tư của mình, Thôi Hộ lấy bút mực trong bị ra, đề mấy câu thơ trên cửa cổng.
    Chiều đến, nàng thiếu nữ họ Ðào cùng thân phụ viếng người thân trở về. Nàng theo sau cha, chợt nhìn trên cổng thấy bốn câu thơ:
    Khứ niên kim nhựt thử môn trung
    Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
    Nhân diện bất tri hà xứ khứ
    Ðào hoa y cựu tiếu đông phong
    Nghĩa:
    Năm ngoái ngày này vẫn cửa trong
    Hoa đào mặt ngọc gợn ánh hồng
    Mặt người nay biết đi đâu vắng
    Chỉ thấy hoa đào cợt gió đông
    Nét chữ tinh xảo, ý tứ dồi dào chan chứa một tình cảm đậm đà khiến nàng thiếu nữ họ Ðào cảm thấy lòng xao xuyến và quả tim tình bắt đầu vỗ đập theo một nhịp yêu đương. Nàng ngậm ngùi thở dài, luyến tiếc duyên vừa gặp gỡ lại khéo bẽ bàng.
    Rồi ngày này sang ngày khác, nàng vẫn tựa mình bên cửa cổng mong đợi và hy vọng gặp lại người khách tài hoa xin nước năm xưa. Nhưng ngày lại ngày qua, mấy lần bóng chiều tắt lịm sau dãy đồi xa mà bóng người xưa chẳng thấy, chỉ thấy vài cánh chim chiều lẻ bạn, bạt gió từ ngàn phương kêu bạn đổ về với một giọng não nùng.
    Rồi từ đó, nàng bỏ ăn bỏ ngủ, thân hình tiều tuỵ, dung nhan võ vàng. Thân phụ nàng ngày đêm lo lắng, tìm thầy thuốc thang nhưng vô hiệu.
    Biết không sống được, nàng đành thuật lại tâm sự của mình cho cha già và xin tha tội bất hiếu. Nhìn đứa con thiêm thiếp trên giường bệnh như chờ đợi tử thần, ông lão thương con, nóng lòng chạy tìm người đề thơ trên cổng. Nhưng hạc nội mây ngàn, tìm đâu cho thấy.
    Người cha đau khổ ấy bối rối, cứ chạy ra chạy vào, lòng mang một mong mỏi yếu đuối. Trong giờ phút cuối cùng, mong gặp chàng thi sĩ trẻ tuổi xa lạ đã gây sóng gió, bão tố trong gia đình ông, thì giờ phút này, ông cho là một vị cứu tinh của gia đình, nên ông lại chạy tìm nữa. Ông chạy tìm một cách cầu may!
    Vừa ra khỏi cổng nhà một quãng, bỗng chạm phải một người, ông ngẩng mặt nhìn. Ðó là một thư sinh tuấn tú. Thấy ông mặt mày ràn rụa nước mắt, cử chỉ hốt hoảng, chàng thư sinh lấy làm lạ hỏi. Ông vừa bươn bả đi vừa kể lể thành thực sự tình. Nghe kể chưa hết câu chuyện, chàng thư sinh bỗng bưng mặt khóc. Ông lão bấy giờ lấy làm ngạc nhiên, chưa kịp hỏi rõ thì chàng thư sinh nói:
    - Tôi là Thôi Hộ, người đã đề thơ trên cổng...
    Ông lão mừng rú lên, rồi lôi xềnh xệch chàng vào nhà, đưa thẳng đến phòng.
    Nhưng người thiếu nữ vừa trút hơi thở cuối cùng.
    Nhìn người mang nặng tình yêu đã vì chàng mà phải vóc liễu tiều tuỵ, chết một cách đau đớn, chàng quá cảm động, quỳ bên giường, cầm lấy tay nàng. Chàng áp mặt chàng vào mặt nàng, khóc nức nở... không ngờ nước mắt và hơi ấm của chàng thi sĩ rỏ trên mặt và ủ ấp người nàng có mãnh lực kỳ diệu thế nào, khiến nàng từ từ mở mắt ra, đăm đăm tha thiết nhìn chàng. Nàng thiếu nữ Ðào Hoa trang sống lại, và kết duyên với chàng thi sĩ tài danh Thôi Hộ.
    "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông"
    Năm năm trước có người có hoa đào
    Năm nay vắng người chỉ còn có hoa đào
    Hoa đào còn đó phe phẩy trước gió như cười với gió. Cảnh cũ nhưng lại vắng người xưa, nhà thơ Thôi Hộ đã ghi lại xúc cảm của mình bằng bốn câu thơ. Liêu Dương cách trở nửa năm, Kim Trọng quay lại tìm người yêu thì người yêu vắng bóng, trước cảnh đìu hiu, quạnh quẽ, hoa đào vẫn mơn mởn tươi cười
    Sao lại có hoa đào cười?
    Sao lại có nụ cười ở đây?
    Nhìn người đương buồn bã đau khổ mà lại cười, phải chăng là nụ cười vô duyên đến quái dị!
    Trước cảnh bất công của xã hội, giữa lúc nơi lầu son gác tía lại rượu thịt ê hề, thừa thải đến hôi thối thì ngoài đường xương kẻ chết vì đói lạnh chất chồng phơi trắng ra, Ðỗ Phủ, một thi hào đời nhà Ðường cực tả bằng hai câu:
    Chu môn tửu nhục xú
    Lộ hữu đống tử cốt
    Hai cảnh tượng tương phản.
    Tình cảm thương nhớ, hy vọng của Kim Trọng mong gặp lại Kiều ở một nơi mà ngày xưa được gọi là "thiên thai", "động Ðào"... thực hạnh phúc biết mấy; thế mà nay "vách mưa rã rời", "rêu phong mặt đất"... thì cái tình cảm hy vọng đột nhiên trở thành tuyệt vọng. Cực tả trạng thái tình cảm tuyệt vọng này, tác giả dùng lối nhân hình hoá với thế tương phản "hoa đào cười" thì không còn gì tuyệt diệu hơn là làm tăng nỗi đau đớn, tuyệt vọng thêm lên.
    Tác giả Truyện Kiều dùng điển tích bằng hai câu thơ cuối của Thôi Hộ, nhưng không phải làm một việc "nhai lại" mà vốn chuyển hoá điển tích này một cách có khác hơn để phù hợp với hoàn cảnh, tâm tình của Kim Trọng có một ý tình khá sâu sắc.
    Nhân diện bất tri hà xứ khứ
    Ðào hoa y cựu tiếu đông phong
    (Mặt người nay biết đi đâu vắng
    Chỉ thấy hoa đào cợt gió đông)
    Với Thôi Hộ, thì "người không biết đi đâu" tức tác giả nhận định tình trạng dĩ nhiên như thế một cách khách quan. Và, "hoa đào như cũ, cười với gió đông" tức tả cái cảnh thấy đó, chớ thiếu hẳn một ý tình chứa chan sâu sắc.
    Trước sau nào thấy bóng người
    Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
    Ðối với Nguyễn Du, qua những từ "trước, sau, nào" đã cho ta thấy một hình ảnh của một con người đương chăm chú, để ý nhìn trước nhìn sau tìm kiếm, cuối cùng hoàn toàn tuyệt vọng... nào thấy bóng người xưa. Và, những từ "năm ngoái", "còn" khiến cho người đọc có thể nhận thức được chàng Kim nhìn hoa đào cười mà chỉ thấy hoa đào năm ngoái là cái hoa đào có Kiều đứng ở bên còn đó, và nụ cười của người yêu xưa cùng với hoa đào xưa, sao nay chỉ còn có hoa phe phẩy nụ cười với gió... Trong một thời gian ngắn ngủi xa cách mà hoa vẫn còn đó nhưng người xưa lại đâu rồi!
    Có khác hơn nhà thơ Thôi Hộ, tác giả Truyện Kiều tả cảnh phối hợp tình, nhưng đi sâu vào tâm tình của đối tượng với tính chủ quan hơn. Tuy cùng mong nhớ một giai nhân, nhưng mối tình của nhà thơ Thôi Hộ đối với cô gái vườn đào không giống mối tình giữa chàng Kim và nàng Kiều. Tình cảm mong nhớ một giai nhân không giống được tình cảm mong nhớ một tình nhân. Mối tình đầu giữa chàng Kim và nàng Kiều đã gắn bó, đương gắn bó.... mà điều này Thôi Hộ chưa có- nên đã tạo được một tình cảm sâu sắc biến động trong tâm tư trước cảnh vật, tất nhiên chất liệu của thơ đã được phát huy- hay tiếng lòng của đương sự đã được rung động với một nhịp độ dồn dập lên cao. Tác giả cực tả cái trạng thái tình cảm và tâm lý chủ quan này.
    Bài thơ của Thôi Hộ cũng như của bao nhiêu bài thơ trữ tình khác. Nhưng sở dĩ còn được người đời nhắc nhở, truyền tụng phải chăng một phần lớn quyết định là do bút pháp điêu luyện, sáng tạo của tác giả Truyện Kiều tạo nên. Cũng như không có tác phẩm Ðoạn trường tân thanh hay Truyện Kiều của Nguyễn Du thì quyển Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Hoa, hẳn không ai tìm biết làm gì?
    Mượn của người xưa mà không làm nô lệ của người xưa, trái lại làm sáng danh cho người xưa mới thực là tuyệt diệu.
    Tuy nhiên, ở đoạn miêu tả này có điểm đem lại nhiều thắc mắc. Tác giả Truyện Kiều đã xác định:
    Từ ngày muôn dặm phù tang
    Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà
    Vội sang vường Thuý dò la
    Nhìn phong cảnh cũ nay đà khác xưa
    Như vậy, chỉ thời gian trong vòng nửa năm mà gia đình của Vương ông (đã vắng Kiều) lại tàn lụi đến thế sao? Phải chăng đây là một kẽ hở còn có thể phê bình được.
    "Ðiển tích Truyện Kiều" chỉ chú trọng về điển tích và chỉ phát triển hay giải thích ý nghĩa sự việc có liên hệ đến phần điển tích, chớ không phê phán đi sâu vào những sự kiện do tác giả Truyện Kiều sắp xếp trong truyện. Những điểm trên được trích lại, xin làm tư liệu cho phần tham khảo được phong phú, ngoài phạm vi của quyển biên khảo này. Hay nhà thơ giàu cảm nhìn cảnh vật bằng tâm hồn, và đây mới là cái thực chất đặc biệt của nhà thơ?
  2. dayandnight

    dayandnight Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Bác Vietgreat không những rành rượu còn rành văn chương thơ phú. Bái phục wớ!
    Nhưng mờ mí cái trong nì cao siêu quá tui đọc hung hiểu chi hết á! Có cái gì bình dân hơn chỉ tui đọc zí!
    ________________________________
  3. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển tích truyện Kiều

    KHÚC ĐÂU HÁN SỞ CHIẾN TRƯỜNG​
    Chiều theo lời yêu cầu của Kim Trọng, Kiều liền cầm lấy đàn:
    "So dần dây vũ, dây văn
    Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương
    Khúc đâu Hán, Sở chiến trường
    Nghe ra tiếng sắt, tiếng vàng chen nhau
    Khúc đâu Tư Mã phượng cầu
    Nghe ra như oán, như sầu phải chăng
    Kê Khang này khúc Quảng lăng
    Một rằng Lưu thuỷ, hai rằng Hành văn
    Qúa quan này khúc Chiêu Quân
    Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư gia
    Ðây là những bản nhạc: Khúc chiến trường giữa Hán và Sở, khúc Tư Mã phượng cầu của Tư Mã Tương Như, khúc Quảng lăng của Kê Khang, khúc đi cống Hồ của Chiêu Quân. Mỗi khúc có một tính chất đặc biệt.
    Khúc "Hán Sở chiến trường"
    Tần Thuỷ Hoàng sau khi dẹp tan 6 nước: Yên, Tề, Sở, Nguỵ, Triệu, Hàn chấm dứt thời Chiến quốc (479- 220 trước DL)- cũng gọi là Thất hùng- thống nhất đất nước, lập nên nhà Tần. Nhưng vì chế độ nhà Tần quá khắc nghiệt, dân chúng nổi dậy chống lại. Trước có Trần Thắng, Ngô Quảng. Bước đầu dân nghèo chỉ chặt cây làm binh khí và dùng gậy làm cờ. Nhưng đều bị quân Tần đánh vỡ. Chỉ còn lại lực lượng của Lưu Bang ở đất Bái và hạng Võ ở đất Ngô chống cự được với quân Tần. Sau Hạng Võ đánh bại được tướng Tần là Chương Hàm ở đất Cự Lộc (tỉnh Hà Bắc), Lưu Bang thừa dịp, đem binh thẳng đến Hàm Dương (kinh đô nhà Tần) dứt được nhà Tần. Nhưng rồi qua phân làm hai nhà: Hán (Lưu Bang) và Sở (Hạng Võ) tương tranh.
    Sở Hạng Võ có tướng tài, tham mưu giỏi mà không biết dùng. Hán Lưu Bang nhờ biết dùng người nên có nhiều bực hiền tài đến phò tá, như Tiêu Hà, Hàn Tín, Trương Lương được gọi là Tam Kiệt... nên đánh thắng được Sở, lên ngôi Vua, thống nhất đất nước (206 trước DL)
    Cuộc tương tranh giữa Hán, Sở chỉ khoảng 10 năm nhưng cường độ chiến tranh lúc nào cũng khốc liệt. Cuối cùng, Sở Hạng Võ bị tướng soái của Hán Lưu Bang là Hàn Tín bao vây tại núi Cửu lý ở phía bắc thành Từ Châu. Tuy lâm vào tình thế nguy ngập, thiếu lương thảo nhưng bên cạnh vua Sở còn 8.000 tử đệ theo từ lúc ban đầu, ở vào lúc cùng, họ quyết tử chiến mở con đường máu, thẳng về Giang Ðông tức đất cũ, tu chỉnh binh mã, dựng lại thế lực để tiếp tục cuộc chiến đấu.
    Như vậy là một bất lợi cho Hán, dầu có đại thắng bằng binh lực nhưng phải trả một giá rất đắt bằng xương máu. Vì thế, Trương Lương hiến kế là tìm cách phân tán 8.000 tử đệ để cô lập Hạng Võ. Có thế cuộc chiến thắng đỡ bớt hao sinh mạng. Trương Lương liền thừa lúc đêm khuya thanh vắng của tiết cuối thu lạnh lẽo, đi qua lại từ trên núi Kê Minh đến núi Cửu lý, thổi tiêu rồi hát. Trương Lương lại tuyển quân Hán học tiếng nước Sở cho hát bài "Bi ca tán Sở" do Trương soạn lấy.
    Canh khuya đêm vắng, tiết trời lạnh lẽo, lá vàng rụng bay lả tả, tiếng tiêu thâm trầm, giọng hát ai oán gợi lòng thương nhớ gia đình cha mẹ già, vợ yếu con thơ... vọng vào dinh Sở. Quân Sở , tám ngàn tử đệ vốn người nước Sở, lìa quê nhà theo Hạng Võ nay gặp phải gian nguy, mạng sống như ngàn cân treo phải chỉ mành... nên trước chỉ buồn bã than thở, sau cùng càng thấm thía nước mắt đầm đìa, rồi bàn nhau bỏ trốn. Bên ngoài, Hàn Tín khéo léo nới rộng vòng vây để quân Sở tự do ra đi.
    Chỉ trong ba đêm, tám ngàn tử đệ cùng quân sĩ các dinh trại của Sở, mười phần bỏ trốn hết bảy, tám. Cuối cùng, Hạng Võ phải từ biệt vợ là Ngu Cơ, cùng uống chén rượu buồn, cất tiếng hát một cách tuyệt vọng:
    Lực bạt sơn hề khí cái thế
    Thời bất lợi hề chuy bất thệ
    Chuỳ bất thệ hề khả nại hà?
    Ngu hề Ngu hề khả nại hà?
    Tạm dịch:
    Sức nhổ núi chừ khí hơn đời
    Thời bất lợi chừ ngựa chẳng đi
    Ngựa chẳng đi chừ biết làm sao?
    Ngu chừ, Ngu chừ biết làm sao?
    Ngu Cơ càng cảm động, cất giọng hoà lại:
    Hán binh dĩ lược địa
    Tứ diện Sở ca thinh
    Ðại vương ý khí tận
    Tiện thiếp hà biểu sinh
    Tạm dịch:
    Binh Hán chiếm lấy đất
    Bốn mặt tiếng Sở kêu
    Ðại vương y khí hết
    Mạng sống thiếp phải liều
    Ngu Cơ cầm gươm tự tử
    Thế rồi Vua Sở Hạng Võ một người một ngựa đánh mở con đường máu, thoát khỏi vòng vây chạy đến bên sông Ô, nhưng không qua được sông, cuối cùng tự tử.
    "Khúc Hán Sở chiến trường", "tiếng sắt tiếng vàng" là tiếng những binh khí bằng kim loại va chạm nhau. Tiếng đục (sắt), tiếng trong (vàng), nghe đàn mà cảm thấy như nghe TIẾNG GƯƠM GIÁO CHẠM MẠNH, SÁT PHẠT GIỮA CHIẾN TRƯỜNG. Ý nói khúc đàn hùng tráng, rộn rã hoà hợp với tâm hồn rộn rã, tưng bừng của người gảy đàn như mở màn, chào đón một cuộc hội ngộ của đôi bạn son trẻ đắm đuối yêu nhau.
  4. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển tích truyện Kiều:
    ẤY HỒN THỤC ÐẾ HAY MÌNH ÐỖ QUYÊN
    "Ðỗ Quyên" là một loại chim cũng còn gọi là Tử Quy, tiếng nôm na là chim Cuốc. Ðầu mỏ chim hơi cong, miệng to, đuôi dài, lông lưng màu tro, bụng trắng có một đường đen thẳng ngang. Nó thường lủi trong bụi rậm, dưới ao sâu hoặc hồ rộng. Cuối Xuân sang Hè thì bắt đầu kêu vào đêm trăng mờ tịch mịch ở nông thôn. Giọng kêu buồn thảm, gợi lòng lữ khách nhớ nhà, nhớ quê hương.
    "Thục Ðế" là vua nước Thục tên Ðỗ Vũ thấy vợ của một bề tôi là Biết Linh, người rất đẹp nên tìm cách thông dâm. Tức giận, Biết Linh dấy loạn, đem quân đánh phá kinh thành. Thục Ðế thất bại, mất ngôi, chạy trốn vào rừng, khổ sở quá rồi chết. Ðoạn này, sách "Thành đô ký" chép có khác là vua Thục thông dâm với vợ Biết Linh. Biết chuyện, Biết Linh bắt buộc vợ nói khích vua Thục nhường ngôi cho Biết Linh, rồi cùng vợ Biết Linh bỏ nước ra đi để sống cho trọn tình chung thuỷ. Thục Ðế say mê vợ Biết Linh quá, thà mất ngôi vàng hơn mất người đẹp nên nghe theo. Nhưng thảm cho Thục Ðế đã mất ngai vàng cuốn theo mất người đẹp, vì vợ của Biết Linh quay trở lại sống với chồng.
    Nhục nhã, buồn tủi, vào rừng ở, nhớ ngai vàng, nhớ nước, Thục Ðế chết hoá thành chim Ðỗ quyên ngày đêm kêu "cuốc, cuốc" hay "quốc, quốc" (nước, nước). "Quốc, quốc" do tá âm "cuốc, cuốc".
    Trong bài "Qua đèo Ngang" của Bà huyện Thanh Quan, có câu:
    Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
    Thi ca cổ điển Việt Nam dùng rất nhiều điển tích về hai chim này.
    Trần Danh Án, một di thần nhà Hậu Lê (1423- 1788), nghe tiếng cuốc kêu cũng cảm xúc, nhớ lại một triều đại hưng thịnh... mà cuối cùng vua Lê Chiêu Thống lại hèn nhát đầu hàng ngoại quốc, khiến lòng ái quốc tha thiết sống động trong tâm hồn thi sĩ, nhưng cảm thấy mình bất lực trước thời cuộc, nên đành gói gém tâm sự di thần của mình trong mấy vần thơ:
    Giá cô tại giang Nam
    Ðỗ Quyên tại giang Bắc
    Giá cô minh gia gia
    Ðỗ Quyên minh quốc quốc
    Vi cầm do hữu quốc gia thanh
    Cô thần đối thử tình vô cực
    Nghĩa:
    Chim Giá cô ở bờ sông Nam
    Chim Ðỗ Quyên ở bờ sông Bắc
    Giá cô kêu gia gia
    Ðỗ Quyên kêu quốc quốc
    Chim nhỏ còn kêu tiếng nước nhà
    Cô thần đối cảnh tình man mác!
    Ðứng trước thành Cổ Loa, xưa nơi đây là cung miếu của vua Thục An Dương Vương, nhà thơ Chu Mạnh Trinh bất giác sinh lòng hoài cổ. Cung miếu đó, xưa tráng lệ huy hoàng bao nhiêu thì nay điêu tàn quạnh quẽ bấy nhiêu. Trong cảnh vắng vẻ lạnh lùng này, dưới ánh trăng mờ nhạt, tiếng Cuốc khắc khoải năm canh vọng lên buồn bã:
    Tịch mịch tiền triều cung ngoại miếu
    Ðỗ Quyên đề đoạn nguyệt âm âm
    Nghĩa:
    Cung miếu triều xưa đây vắng ngắt
    Trăng mở khắc khoải Cuốc kêu thâu
    Tiếng Cuốc của Chu Mạnh Trinh tuy có não ruột, nhưng chưa sâu xa thấm thía và bi ai bằng tiếng Cuốc của nhà thơ Yên Ðổ Nguyễn Khuyến. Tiếng Cuốc của Nguyễn là tất cả tiếng nói của lòng, của một người dân yêu nước bị mất nước. Tiếng Cuốc đó còn nói lên một nỗi đau buồn, uất hận của tác giả vì bất lực trước cảnh đen tối của đất nước bị nạn ngoại xâm. Và, đó cũng là tiếng nói của lương tâm đương thôi thúc của tác giả xông vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc:
    Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ
    ẤY hồn Thục Ðế thác bao giờ
    Năm canh máu chảy đêm hè vắng
    Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ
    Có phải tiếc xuân mà đứng gọi
    Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?
    Ban đêm ròng rã kêu ai đó
    Giục khách gian hồ dạ ngẩn ngơ!
    Mượn tiếng Cuốc kêu hay Ðỗ Quyên, hay Thục Ðế... để diễn tả tâm sự của một người dân vong quốc vẫn là một thông lệ trong văn chương.
    Khúc đâu êm ái xuân tình
    ẤY hồn Thục Ðế hay mình Ðỗ Quyên
    Lẽ tất nhiên khúc đàn của Kiều ở đây không phải để tỏ lòng nhớ nước, mà là lòng thương tiếc thời tuổi trẻ với mối tình xuân nồng nàn thâm thuý ở buổi đầu "có phải tiếc xuân mà đứng gọi..."
    Khúc đàn "đầm ấm dương hoà" lâng lâng mơ màng đến nỗi tưởng "mình hoá làm **** hay **** hoá làm mình" qua một cơn mộng đẹp. Ðoạn kế tiếp, khúc đàn êm ái xuân tình cũng lâng lâng mơ màng, không biết phải Thục Ðế hoá thành Ðỗ Quyên hay Ðỗ Quyên hoá làm Thục Ðế. Tác giả mượn hư nói thực, mượn thực nói hư.
    Trên là tính chất của bản đàn.
    Tiếp đến, tác giả tả tính chất của tiếng đàn.
    Tiếng đàn rất trong và rất ấm.
    Trong sao châu rỏ duềnh quyên
    Ấm sao hạt ngọc Lam Ðiền mới đông
    Tiếng đàn sao mà trong trẻo thế. Trong như hạt châu rỏ xuống vung nước (duềnh) đẹp (quyên) của đêm trăng. Hạt châu đã trong rỏ nước xuống dưới ánh trăng trong càng trong thêm. Cũng như hạt châu, tiếng đàn như hạt châu rỏ xuống duềnh quyên với một âm điệu trong sáng, êm ái, nhẹ nhàng.
    Tiếng đàn ấm là tiếng đàn còn dư sức ngân mà chỉ ngân vừa chừng để dư âm lại sau. Tác giả cụ thể hoá sức ấm của tiếng đàn, ví như hạt ngọc Lam Ðiền mới đông.
    Phê bình tiếng đàn, người ta thường cho rằng: tiếng đàn trong là tiếng đàn của người nhàn nhã, thanh tao; tiếng đàn ấm là tiếng đàn của người có hậu tức là có tướng tốt đẹp. Tác giả muốn tiếng đàn của Kiều, tỏ ra lúc này là tiếng đàn của người được hưởng thụ hạnh phúc sau 15 năm chịu cảnh đoạ đày, thuyết minh một định luật "bĩ cực thái lai", khác những khúc đàn trước!
    Một điều cần tìm hiểu thêm- cũng như một số nhà nghiên cứu "Truyện Kiều"- là tác giả đã dịch thoát ý một số câu trong bài thơ "Cẩm Sắt" của Lý Thương Ẩn đời Ðường
    Nguyên bài thơ "Cẩm sắt" có 8 câu:
    Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền
    Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên
    Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp
    Thục Ðế xuân tầm thác Ðỗ Quyên
    Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ
    Lam Ðiền nhựt noãn ngọc sinh yên
    Thử tình khả đãi thành truy ức
    Chỉ thị đương thời dĩ vãng nhiên
    Nghĩa:
    Cẩm sắt năm mươi chẵn sợi mành
    Mỗi dây một trụ nhớ ngày xanh
    Mơ màng **** lẫn Trang sinh mộng
    áo não quyên kêu Thục Ðế tình
    Thương hải lệ châu trăng chiếu suốt
    Lam Ðiền hơi ngọc nắng hun thành
    Tình này đợi nhớ trong mai hậu
    Chán nản giờ đây khổ nỗi mình
    (Bản dịch của Bửu Cầm và Tạ Quang Phát)
    Như vậy, ta thấy tác giả Truyện Kiều không mượn ý của toàn bài mà chỉ mượn có 4 câu (thứ ba, tư, năm, sáu). Tại sao chỉ lấy 4 câu?
    Ðây là một dụng ý sâu xa của tác giả.
    Trong bài "Cẩm sắt": câu 3 tả tiếng đàn mơ màng; câu 4 tả tiếng đàn áo não; câu 5 tả tiếng đàn trong trẻo; câu 6 tả tiếng đàn ấm áp. Phải chăng tính chất của những tiếng đàn ấy thể hiện được cuộc đời của Kiều theo từng giai đoạn. Hay nói một cách khác, ngược lại, cuộc đời của Kiều đã trải qua những giai đoạn được thể hiện qua tiếng đàn.
    "Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp" (câu 3): tiếng đàn có một âm điệu mơ màng, lâng lâng như một giấc mộng mà Trang Tử đến nỗi không biết mình hoá làm **** hay **** hoá làm mình. Cũng như Kiều sống mơ màng huyền ảo với hương vị của mối tình đầu lúc Kiều và Kim Trọng mới yêu nhau. Ðôi trai tài gái sắc này lúc trao kỷ vật, cắt tóc thề nguyền, lúc đề thơ hội hoạ, lúc đánh đàn- tuy thời gian ngắn ngủi- nhưng đã xây nhiều mộng đẹp. Thực và ảo ảnh dường như trùng hợp có một liên hệ chặt chẽ.
    "Thục Ðế xuân tầm thác đỗ quyên" (câu 4): tiếng đàn có một âm điệu não nuột, ai cảm như nỗi uất hận của vua Thục nhớ nước nhớ nhà gởi vào tiếng nấc nghẹn ngào, thảm não của Kiều khi lưu lạc, nhớ quê, nhớ cảnh, nhớ cha mẹ, người yêu, sống đoạ đày trong kiếp phong trần vùi hoa dập liễu.
    "Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ" (câu 5): tiếng đàn đến đây thì trong trẻo như ánh trăng vằng vặc chiếu xuống biển xanh qua suốt lớp nước sâu đến những hạt châu long lanh như đẫm lệ. Cái trong trẻo thanh tao ấy chẳng khác gì tấm thân tài sắc và lòng trinh trắng của Kiều được chìm sâu dưới nước sông Tiền Ðường để rửa sạch hết bụi trần nhơ, và để rồi sống một cuộc đời thanh u, nhàn nhã dưới của thiền bên cạnh vãi Giác Duyên.
    "Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên" (câu 6): tiếng đàn cuối cùng với một âm điệu nồng nàn, ấm áp như ánh nắng nhẹ, êm ả chiếu xuống núi Lam điền khiến cho ngọc quý nơi đây bốc lên hơi. Cái ấm áp ấy thực nồng nàn, thắm thiết, thi vị như Kiều đoàn tụ với gia đình, gặp lại người yêu, nối lại khúc tình xưa. Ngọc lên hơi thoang thoảng như ái tình lên hương thấm thía đậm đà.
    Qua 4 câu trong bài thơ "Cẩm sắt" của Lý Thương Ẩn và ngẫm lại cuộc đời của Kiều, chúng ta thấy sự ngẫu hợp thích thú và cũng lạ kỳ giữa tiếng đàn của một nhà thơ đời Ðường với cuộc đời của một giai nhân đời Minh, và sử dụng ý khéo léo của tác giả Truyện Kiều, một thi hài cận đại của Việt Nam chúng ta.
    Vì cuộc đời của Kiều- nhân vật chính của truyện- phải trải qua bốn giai đoạn có tính cách khác nhau, mơ màng , ảo não , trong trẻo và ấm áp.Ý tứ trong 4 câu (3, 4, 5, 6) của bài "Cẩm sắt" của Lý Thương Ẩn phải được đặt đúng chỗ kết cuộc của truyện , để người đọc thoả lòng, mừng cho một khách má hồng tài sắc được sống một cuộc đời đáng sống trong hương vị ngây ngất ấm êm. Và, cũng để tạo cho người đọc một tư tưởng lạc quan, yêu đời, không vì thuyết "tài mạng tương đố, tạo vật đố hồng nhan" quá máy móc mà đâm ra bi quan, yếm thế, tiêu cực. Và, cái số kiếp đoạn trường của con người đâu phải là một định luật bất di bất dịch.
    Mượn ý của 4 câu thơ "Cẩm sắt", cũng như tác giả Truyện Kiều tuy phóng tác của một truyện của Trung Hoa nhưng tác giả đã chuyển hoá, sáng tạo chẳng những để cho tác phẩm của mình được rực rỡ, phong phú mà còn làm cho điển tích được sáng thêm với tính phổ cập và đề cao.
  5. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển tích truyện Kiều
    Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa ​
    Ba chị em Thuý Kiều, Thuý Vân và Vương Quan đi du xuân nhân tiết Thanh minh, khi trở về giữa đường gặp một nấm mồ không nhan khói, không ai đắp điếm. Kiều cảm động, lấy làm lạ hỏi. Vương Quan cho biết: có một ca nhi tên Ðạm Tiên đã từng "nổi danh tài sắc một thì", đến khi chết vì không có chồng, phải nhờ người khách phương xa nghe tiếng tìm chơi, lỡ cơ nên xuất tiền sắm sanh lễ vật chôn cất. Nay là mồ vô chủ, không ai viếng thăm. Nghe kể, Kiều xót xa thương cảm người bạt mạng:
    " Lòng đâu sẵn nỗi thương tâm
    Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.
    Ðau đớn thay phận đàn bà,
    Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung...
    "Châu sa" là hột ngọc (châu) rơi xuống (sa), nghĩa bóng chỉ nước mắt rơi. Trong " Truyện Kiều" còn có những câu:
    " Lại cùng ủ dột nét hoa
    Sầu tuôn dứt nối châu sa vắn dài".
    " Ngại ngùng một bước một xa
    Một lời trân trọng châu sa mấy hàng"
    Trong " Thần thoại ký" của Trung Hoa có chép: đời Thượng cổ có loài giao long hoá người gọi là giao nhân. Ðầu và mình giao nhân giống như người, nhưng đít giống đuôi cá. Giống này cũng có đực, cái từ dưới nước lên ở thế gian, buôn bán giao thiệp lẫn lộn với người thường. Giao nhân rất xinh đẹp và thông minh, lại giàu tình cảm luyến ái nên được người ở mặt đất thương mến.
    Giao nhân ở trên đất thời gian chỉ được một năm là phải về thuỷ cung chầu Long vương theo luật định. Khi trở về, vì quyến luyến cõi trần thế, nhứt là tình đối xử giữa người với giao nhân nên lúc từ giã, giao nhân khóc lóc thảm thiết. Những giọt nước mắt rơi xuống lại hoá thành hột ngọc (châu).
    Truyện thần thoại chép như vậy.
    Có điều cụ thể, giọt nước mắt hình giống hột châu nên mới gọi giọt châu hay giọt ngọc. Từ Hán Việt gọi là "lệ châu". Có câu:
    " Nàng càng giọt ngọc như chan,
    Nỗi lòng luống những bàn hoàn niềm tây".
    " Sợ quen dám hở ra lời
    Khôn ngăn giọt ngọc sụt sùi nhỏ sa"
  6. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển tích truyện Kiều
    " Sống làm vợ khắp người ta,
    Khéo thay chết xuống làm ma không chồng".

    Hai câu này thoát dịch rất tài do hai câu thơ cổ:
    "Sinh vi vạn nhân thể,
    Tử vi vô phu quỷ".
    Nghĩa là:
    "Sống làm vợ muôn người
    "Khéo thay mà không chồng"
    ("Khéo thay" có bản chép là "Hại thay")
    Bản dịch của Ðào Duy Anh và của Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu chép là "Khéo thay" dựa theo bản Liễu Văn Đường ( chữ Nôm khắc năm 1871) và bản của Kiều Oanh chú thích là "tình cờ như có bàn tay khéo léo xếp đặt, nói mỉa" và cho rằng "nhiều bản Nôm khác cho là "hại là lầm chữ..". Bản của Vân Hạc - Lê Văn Hoè chép "hại thay", chú thích là: "Thương hại thay cũng như ta nói tội nghiệp thay".
    Sống thì làm vợ mọi người nhưng đến khi chết - thực thảm thay, thương hại thay - làm ma không chồng. Sống thì làm vợ mọi người nhưng đến khi chết - ôi, khéo thay ( do bàn tay nào xếp đặt) để phải - làm ma không chồng. Hai từ " khéo thay", " hại thay" đều diễn tả tình cảm. Tất cả đều có ý nghĩa sâu sắc.
    " Hại thay" chỉ tỏ tình cảm thương xót, thương hại.
    " Khéo thay" chỉ tỏ tình cảm thương sót nhưng hàm súc một ý nghĩa mỉa mai, trách móc số kiếp của một con người hồng nhan bạc mệnh, bị đời ruồng rẫy, phũ phàng...
    Tác giả "Truyện Kiều" còn dùng nhiều từ "khéo".
    ...."Chữ tài chữ mạng khéo là ghét nhau".
    ..."Khéo vô duyên bấy là mình với ta"...để tỏ tình thương xót, mỉa mai cay đắng ấy.
  7. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển tích truyện Kiều:
    Mà xem trong sổ Ðoạn trường có tên​
    Thi hào Nguyễn Du khi viết "Truyện Kiều" đã định lấy hai tiếng "Ðoạn trường" đặt tên cho tác phẩm là "Ðoạn trường tân thanh", nên nhân đó đặt luôn ra những chữ "Sổ Ðoạn trường", "Số Ðoạn trường", "Tập Ðoạn trường", "Hội Ðoạn trường", "Khúc Ðoạn trường"... từ chỗ không mà làm ra có cho mặn mà, ly kỳ của truyện với một dụng ý thâm thuý đặc biệt. Ðếm kỹ, chúng ta thấy có 17 tiếng "Ðoạn trường" trong 17 câu- hơn tất cả những từ và những câu khác:
    Mà xem trong sổ Ðoạn trường có tên
    Ví đem vào tập Ðoạn trường
    Ðoạn trường là số thế nào
    Ðoạn trường lại chọn mặt người vô duyên
    Ðoạn trường thay lúc phân kỳ
    Ðã toan trốn nợ Ðoạn trường được sao?
    Xót người trong hội Ðoạn trường đòi cơn
    Ðoạn trường lúc ấy nghĩ mà buồn tênh
    Cuộc vui gẩy khúc Ðoạn trường ấy chi
    Sụt sùi dở nỗi Ðoạn trường
    Này thôi hết kiếp Ðoạn trường là đây
    Kiếp sao rặt những Ðoạn trường thế thôi
    Lại tìm những chốn Ðoạn trường mà đi
    Ðoạn trường cho hết kiếp này mới thôi
    Ðoạn trường sổ rút tên ra
    Ðoạn trường thơ phải đưa mà trả nhau
    Ðoạn trường tiếng ấy hại người bấy lâu
    "Ðoạn trường" nghĩa đen là ruột đứt, chỉ sự đau đớn bi thảm cùng cực.
    ở đất Vũ Bình thuộc địa phận phủ Ðịnh Châu tỉnh Phúc Kiến, có giống vượn đỏ như vang, nơn như tơ, xa trông lấp lánh rất đẹp. Có người thợ săn tên Trương Mậu Hiệp đánh bẫy bắt được vượn con nhưng không bắt được vượn mẹ. Biết vượn mẹ thương con nên đem vượn con ra làm mồi nhử để đánh bẫy. Vượn con kêu gào thảm thiết, nhưng vượn mẹ ở trên cây cứ từ cành này nhảy chuyền sang cành kia qua lại rối rít như con thoi tỏ vẻ muốn xuống cứu con, nhưng tinh khôn không xuống.
    Người thợ săn họ Trương lấy roi quật vào vượn con, khiến nó kêu la thê thảm lên. Vượn mẹ trên cây cuống cuồng tuột xuống cứu con nhưng rồi lại trèo lên, cứ như vậy mãi. Có lúc lại ngồi trên cây nhìn xuống mặt mày buồn bã, kêu gào lên một giọng bi thảm rồi té xuống chết. Họ Trương đem về mổ thịt, thấy ruột của vượn mẹ đứt ra từng đoạn.
    Trong bài "Trường hận ca" của Bạch Cư Dị, một thi hào đời nhà Ðường, diễn tả lại mối tình vương giả bi ai của vua Ðường Minh Hoàng với Dương Quý Phi bị loạn An Lộc Sơn, phải bỏ chạy vào đất Thục, quân sĩ nổi loạn giết anh của Dương Quý Phi là Dương Quốc Trung, lại còn kết án Dương Quý Phi gây cuộc bạo loạn nên buộc thắt cổ chết tại Mã Ngôi, có câu:
    Thục giang thuỷ bích Thục sơn thanh
    Thánh chúa triêu triêu mộ mộ tình
    Hành cung kiến nguyệt thương tâm sắc
    Dạ vũ vạn linh trường đoạn thanh
    Tạm dịch:
    Nước non Ba Thục xanh xanh biếc
    Sớm tối nhà vua trĩ nhớ nhung
    Quạnh quẽ hành cung trăng gợi thảm
    Ðêm mưa chuông vẳng tiếng đau lòng
    (Bản dịch của Yã Hạc và Trinh Nguyên)
    "Tổng vịnh truyện Kiều" của Phạm Quý Thích, có câu:
    Ðoạn trường mộng lý căn duyên liễu
    Bạc mạng cầm chung oán hận trường
    Thoát dịch:
    Nửa giấc Ðoạn trường tan gối điệp
    Một dây bạc mạng dứt cầm loan
    Ðái Ðức Tuấn (bút hiệu Tchye), một nhà thơ trữ tình, cũng có những câu cực kỳ não nuột với thể thơ mới:
    Hững hờ xách gói qua đường vậy
    Còn biết làm sao với Ðoạn trường
    Ðời tựa bánh xe lăn chuyển mãi
    Phong trần chọn mặt khách tang thương
    "Ðoạn trường": nỗi đau đớn quằn quại như đứt từng khúc ruột.
  8. chichi_b2

    chichi_b2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    "Có truyền thuyết về một loài chim chỉ hót có một lần trong đời, nhưng tiếng hót của nó hay hơn bất cứ sinh vật nào trên thế giới. Giây phút nó rời tổ ấm bay đi tìm kiếm bụi mận gai và không hề ngơi nghỉ đến khi tìm bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau đớn khôn tả, nó cất tiếng hót hân hoan mà cả sơn ca và họa mi cũng phải ganh tị. Bài ca duy nhất, bài ca đánh đổi bằng cả tính mạng. Nhưng thế gian lặng đi lắng nghe, và Thượng đế trên cao đã mỉm cười. Bởi vì những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể đạt được bằng nỗi đau khôn tả...Ít ra là truyền thuyết nói như thế."
    Nói với MEGGIE
    Em đư?ng khóc khi nghe chim hót
    Tiếng hót cuối cu?ng nơi nhưfng bụi mận gai
    Gai nhọn rất da?i...
    Đâm qua trái tim thô?n thức
    Va? tiếng hót cất lên
    Đẹp hơn nghi?n lâ?n nôfi đau trong lô?ng ngực
    Em biết không
    Sau nôfi đau la? nhưfng thiên đươ?ng
    Bông hô?ng trong tay em co?n ướt sương
    Đư?ng tặng tôi khi em la? bông hô?ng đẹp nhất
    Tôi đaf đọc trong mắt em một ti?nh yêu rất thật
    Tro cu?a hoa hô?ng xa mafi co?n vương.
    Dâfu biết ră?ng em da?nh cho tôi ca? trọn vẹn yêu thương
    Thi? trái tim tôi vâfn chia la?m hai nư?a
    Nư?a cu?a chúa trơ?i
    Nư?a cu?a riêng em...
    Em có thê? giận dưf hơ?n ghen
    Như bao nguơ?i có một ti?nh yêu tuyệt đối
    Nhưng em có hiê?u tôi không hê? nói dối
    Phía sau chúa trơ?i, cuộc sống chi? la? em.
    Cuộc sống chi? la? em duy nhất thân quen
    Tư? thu?a ấu thơ tới thơ?i thiếu nưf
    Ti?nh yêu tôi chưa bao giơ? la? đu?
    Có sự san se? na?o trọn vẹn được đâu?
    Nhưfng mu?a thu đaf xa lắc tư? lâu
    Chi? nhưfng bông hô?ng sắc ma?u không đô?i
    Suốt một đơ?i tôi la? ngươ?i có tội
    Khi đến bên em lại nhớ đến chúa trơ?i
    Con chim kia đaf chết đê? thượng đế mi?m cươ?i
    Bă?ng tiếng hót cất lên ca? nhân gian im lặng
    Có pha?i thế không khi đi qua nhưfng niê?m đau cay đắng
    Ta biết thiên đươ?ng la? nơi có ti?nh yêu???
  9. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển tích truyện Kiều:
    MỘT NỀN ĐỒNG TƯỚC KHOÁ XUÂN HAI KIỀU
    Sau khi dự hội Ðạp thanh, ba chị em Thuý Kiều, Thuý Vân và Vương Quan trên đường trở về, gặp Kim Trọng:
    Chung quanh vẫn đất nước nhà
    Với Vương Quan trước vốn là đồng thân
    Trộm nghe thơm nức hương lân
    Một nền Ðồng tước khoá xuân hai Kiều
    Ðời Tam Quốc (220- 280), Chúa Nguỵ là Tào Tháo có xây một đài bên sông Chương (huyện Lâm Chương, tỉnh Hà Nam), đặt tên là Ðồng Tước. Ðài cực kỳ tráng lệ, trang hoàng lộng lẫy. Tháo lại tuyển gái đẹp khắp vùng cho chứa vào trong. Vậy mà Tháo còn tham ....
    Nhân một dịp du thuyền trên sông Trường Giang, rượu ngà say, Tháo cao hứng nói với các quan:
    - Ta năm nay đã 54 tuổi. Nếu chiếm xong Giang Nam, ta cũng được chút vui mừng riêng. Số là trước kia, ta có quen thân cụ Kiều công, được biết cụ có hai cô gái đều là trang quốc sắc. Không ngờ về sau Tôn Sách và Châu Du cưới mất. Nay ta xây đài Ðồng Tước bên sông Chương, nếu hạ được Giang Nam, ta sẽ đem hai nàng họ Kiều về đó ở để vui thú năm tháng về già. Thế là ta mãn nguyện.
    Nguyên Tào Tháo có đứa con nhỏ tên Tào Thực tự Tử Kiến có tài hạ bút thành văn. Khi xây xong đài Ðồng Tước, Tháo sai con làm bài phú "Ðồng Tước đài" để ca tụng công nghiệp của nhà họ Tào. Bài phú rất đặc sắc.
    Ðể khích Châu Du là Ðô đốc nhà Ðông Ngô đánh Tào Tháo, chúa nhà Bắc Nguỵ, Quân sư nhà Tây Thục là Gia Cát Lượng (Khổng Minh) sửa đổi câu thứ bảy của bài phú. Nguyên văn là:
    Liên nhị Kiều vu đông tây hề, nhược trường không chi đế đống
    Nghĩa là:
    Bắc hai cây cầu tây đông nối lại, như cầu vồng sáng chói không gian
    Nhưng Khổng Minh lại đổi ra:
    Lãm nhị Kiều vu đông nam hề, lạc triêu tịch chi dữ cộng
    Nghĩa là:
    Tìm hai Kiều Nam phương về sống, vui cùng nhau giấc mộng hồi xuân
    Khổng Minh đem chữ "Kiều" là "cầu" đổi ra chữ "Kiều" là nàng họ Kiều; và đổi cả toàn vế sau để cố ý chỉ vào Tào Tháo muốn bắt hai nàng Kiều: Ðại Kiều (vợ của Tôn Sách) và Tiểu Kiều (vợ của Châu Du) về làm thiếp cho ở đài Ðồng Tước. Nhưng vì cuộc liên minh giữa Ðông Ngô và Tây Thục, lại nhờ Khổng Minh cầu gió Ðông lúc trái mùa, nên Châu Du- Ðô đốc của Ngô- dùng hoả công đốt phá 83 vạn quân của chúa Nguỵ Tào Tháo tại trận Xích Bích. Nguỵ thua to. Mộng chiếm đất Giang Nam để đoạt lấy hai nàng Kiều xinh đẹp làm thiếp của chúa Nguỵ Tào Tháo hoàn toàn tan vỡ.
    Nhân đó, nhà thơ Ðỗ Mục đời nhà Ðường có bài "Xích Bích hoài cổ":
    Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu
    Tự tương ma tẩy nhận tiền triều
    Ðông phong bất dữ Châu lang tiện
    Ðồng tước xuân thâm toả nhị Kiều
    Tạm dịch:
    Kích gãy cát chìm sắt chửa tiêu
    Rửa mài nhận thấy dấu tiền triều
    Gío Ðông chẳng giống chàng Chân thắng
    Ðồng tước đài xuân nhốt hai Kiều
    Cũng đoạn hai bên gặp nhau này giữa chị em Kiều với Kim Trọng, có câu:
    Hài văn lần bước dặm xanh
    Một vùng như thể cây quỳnh cành dao
    Chàng Vương quen mặt ra chào
    Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa
    Và, đến đoạn diễn tả khi Kiều trở về nhà, đêm lại trằn trọc mộng thấy Ðạm Tiên:
    Thoắt đâu thấy một Tiểu Kiều
    Có chiều phong vận có chiều thanh tân
    Sương in mặt tuyết pha thân
    Sen vàng lững thững như gần như xa
    "Kiều" này là từ chung, chỉ người gái đẹp (viết không hoa). "Hai Kiều" tức là Thuý Kiều và Thuý Vân, vì cả hai đều có sắc đẹp; "tiểu kiều" tức là Ðạm Tiên, một ca nhi nổi danh tài sắc một thời.
    "Một nền Ðồng tước khoá xuân hai Kiều", Kiều này là tên "Kiều" đi đôi với nền "Ðồng tước". Ðây là từ riêng chỉ nhân vật (viết hoa), tức là hai nàng Ðại Kiều và Tiểu Kiều con của Kiều quốc lão (kiều công) ở đất Ngô đời Tam quốc. Hai nàng đều tuyệt sắc giai nhân. Ngay cả hai đã có chồng rồi mà chúa Nguỵ Tào Tháo- tuy đã tuyển được nhiều gái đẹp để ở đài Ðồng Tước- nhưng vẫn mơ tưởng ước ao, mong được "mãn nguyện, để vui thú năm tháng về già"!...
    Tác giả lấy cái riêng (nhị Kiều) bằng điển tích để dẫn đến cái chung (hai Kiều), chẳng những ý nói nhà họ Vương có hai người gái đẹp kín cổng cao tường (khoá xuân), vừa đề cao cái đẹp của cả hai xứng đáng là tuyệt thế giai nhân.
  10. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Điển tích truyện Kiều
    Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
    Ðoạn diễn tả về sắc và tài của Kiều, ngoài sắc đẹp "một hai nghiêng nước nghiêng thành", Kiều còn:
    Thông minh vốn sẵn tư trời
    Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
    Cung thương làu bực ngũ âm
    Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
    Khúc nhà tay lựa nên chương
    Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân
    "Hồ Cầm" là một thứ đàn giống đàn nhị của ta, kéo bằng cung căng mã vĩ. Kiểu giống đàn tỳ bà, gọi là Nguyệt cầm (đàn nguyệt). Ðàn này do ở Tây vực du nhập Trung Hoa nên gọi là Hồ cầm.
    Sách "Uyên giám" cho rằng: người Hồ lấy gỗ ngô đồng chế ra đàn Tỳ bà. Ðàn có bốn dây. Ðầu cung có khắc đầu chim Phượng hoặc đầu con Rồng uốn vào nhau rất mỹ thuật. Cổ đàn dài, mặt phẳng, lưng tròn, thùng rộng và dẹt. Trong thùng đàn có buộc một sợi dây đồng. Khi gảy sợi tơ bên ngoài phát âm, đàn rung thì sợi dây đồng bên trong cũng rung theo, phụ hoạ thành một âm thanh tuyệt diệu. Trên mặt đàn có bốn phím bằng ngà là phím thấp, chín phím bằng trúc là phím cao. Tất cả là 13 phím ở vào một vị trí nhất định. Cung đàn có thước tấc quy định rõ rệt để làm tiết độ cho âm thanh khi trong, khi đục, khi réo rắt, khi trầm buồn, khi hùng tráng, khi thánh thót, lửng lơ...
    Năm 33 trước Dương lịch, triều Hán Nguyên đế, Vương Tường tức Vương Chiêu Quân lúc xa lìa tổ quốc sang cống chúa nước Hồ đến ải Nhạn môn, nàng dùng đàn này gảy một khúc đàn có 24 câu rất ai oán. Ngày xưa, gảy đàn Tỳ bà- cũng gọi là đánh đàn- tức là dùng gỗ tròn để buông bắt tiếng rung trên phím đàn như cách đánh đàn Hạ- uy- di (guitare Harwaiene) ngày nay. Về sau, đến đời nhà Ðường (618- 904), triều Ðường Thái Tông (627- 650) có người nhạc trưởng tên Bùi Ngọc Nhi tìm cách bỏ gỗ dùng tay mà vuốt, nắm lấy phím rung vừa nhẹ vừa thanh hơn.
    Trong bài "Vịnh Minh phi thôn" của thi hào Ðỗ Phủ đời nhà Ðường, khi đi ngang qua thôn Minh Phi, quê hương của Chiêu Quân, có câu (câu 7 và 8):
    Thiên tải Tỳ bà tác Hồ ngữ
    Phân minh oán hận khúc trung lôn"
    Bùi Khánh Ðản dịch:
    Muôn thuở tiếng Hồ trong khúc nhạc
    Ðàn Tỳ oán hận vẳng dư thanh
    Bạch Cư Dị (772- 846)- một thi hào danh tiếng thời Thịnh Ðường làm Hàn lâm học sĩ bị Vua nghe lời gièm pha biếm làm Tư mã đất Giang Châu. Một đêm khuya mùa thu vắng lạnh, trên bến Tầm Dương, Bạch tiễn chân người bạn ra bến nước, bỗng nghe tiếng tỳ bà văng vẳng trên sông. Vốn sẵn tâm hồn nghệ sĩ, ông liền tìm đến. Nghe tiếng động, tiếng Tỳ bà dứt. Người đánh đàn trên thuyền là một phụ nữ. Trước, nàng là một ca kỹ "nổi danh tài sắc một thời" nhưng thời vàng son trôi qua nhanh chóng, ngày càng nhạt phấn tàn hương, kiếp hoa xuân sớm tàn, rồi khách du cũng dần thưa vắng... Gia đình nàng lại gặp nhiều biến cố: dì chết, em đi lính xa xôi...
    Bấy giờ, nàng phải gởi thân cho khách buôn trà. Nhưng cuộc sống quá ghẻ lạnh. Chồng mãi đeo đuổi lợi lộc, bỏ nàng chiếc bóng thui thủi với chiếc thuyền không giữa dòng sông nước mênh mông. Rồi đêm đêm, chạnh nghĩ đến thời quá khứ vàng son trẻ đẹp mà nhìn về tương lai lại mịt mù, nàng chỉ còn biết mượn tiếng tơ đồng của đàn Tỳ bà, để gởi mối sầu cô quạnh chan chứa ở lòng mình!
    Bạch Cư Dị nghe tâm sự của nàng ca kỹ mà bắt nao lòng. Nghĩ tâm sự của nàng với tâm sự của mình có điểm tương đồng, vì:
    Ðồng thị thiên nhai luân lạc nhân
    Tương phùng hà tất tằng tương thức
    Phan Huy Vịnh dịch:
    Cùng một lứa bên trời lận đận
    Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau
    Nhân đó, Bạch Cư Dị viết thành bài "Tỳ bà hành":
    Kim dạ văn quân Từ bà ngữ
    Như thỉnh tiên nhạc nhĩ tạm minh
    Mạc từ cánh toạ đàn nhứt khúc
    Vị quân phiên tác Tỳ bà hành
    Võ Danh dịch:
    Ðêm nay nghe được Tỳ bà khúc
    Nư nghe tiên nhạc mở thông minh
    Chớ từ gảy lại cho nghe nữa
    Vì mình ta làm Tỳ bà hành...
    Kiều có tài về âm nhạc. "Cung thương làu bực ngũ âm". Ngũ âm tức là năm cung, năm bực trong âm giai: cung, thương, giốc, truỷ, vũ. Cung là tiếng to, nặng, rất thấp, rất đục, chậm. Thương là tiếng hơi đục, hơi thấy, mau lẹ. Giốc là tiếng lơ lửng, không cao, không thấp, không trong, không đục, tiếng tròn và kéo dài. Truỷ là tiếng hơi cao, hơi trong như tiếng chim hót. Vũ là tiếng rất cao, rất trong như tiếng chim vỗ cánh. "Làu bực ngũ âm" tức là sành (rành) âm nhạc. Và, Kiều chuyên sử dụng đàn Hồ rất tuyệt vời, không ai bằng được (nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương). Lại chính tay Kiều soạn lấy bản nhạc và lời (khúc nhà tay lựa nên chương) đều sầu thảm, nhứt là bài "Bạc mạng" càng làm cho người nghe thêm não lòng.
    Mở đầu truyện, tác giả "Truyện Kiều" chú trọng giới thiệu Kiều- nhân vật chính- về sắc và tài với số phận của nàng..
    Sắc "một hai nghiêng nước nghiêng thành", tài "thi hoạ ca ngâm". Ðặc biệt là âm nhạc. Bản nhạc buồn thảm, lời nhạc ảo não với "thiên bạc mệnh". Hồ cầm, bắt người nhớ đến Chiêu Quân gảy đàn Tỳ bà khi phải sang cống Hồ, lại liên tưởng đến nàng ca kỹ bến Tầm dương... qua bài "Tỳ bà hành" của Bạch Cư Dị.
    Từ cách dùng điển cố, dùng vật, dùng từ... mới xem cho là những chi tiết tầm thường, nhưng vốn có mối liên hệ chặt chẽ nhau có tính nhứt quán, trở nên quan trọng để báo hiệu cho cuộc đời của một con người theo chủ thuyết "Tài mạng tương đố", "Tạo vật đố hồng nhan", "Nhứt phiến tài tình thiên cổ luỵ"!.

Chia sẻ trang này