1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tách hoạt động kinh tế ra khỏi quân đội NC

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi phuongak, 19/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phuongak

    phuongak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Tách hoạt động kinh tế ra khỏi quân đội NC

    Tại ngày làm việc thứ 2 hôm nay (18/12), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng, với nội dung chính là đưa các cơ sở công nghiệp quốc phòng ra khỏi biên chế của quân đội.

    Trước mắt, cổ phần hóa doanh nghiệp may mặc, xây dựng


    Vận hành máy tại Xí nghiệp 61, Binh chủng Hóa học. Ảnh: Quân đội nhân dân

    Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Quang Bình, khảo sát thực tế của Ủy ban cho thấy tổ chức và hoạt động công nghiệp quốc phòng hiện "mang tính khép kín, quy mô nhỏ, phân tán, sự liên kết nhỏ bé, nguồn lực đầu tư hạn chế, công nghệ lạc hậu, khó phát triển theo hướng hiện đại?.

    Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên cho rằng, công nghiệp quốc phòng phải hòa đồng vào nền công nghiệp quốc gia: ?oViệc dân sự hoá nền công nghiệp quốc phòng cần có bước đi cụ thể, phân loại cụ thể từng lĩnh vực và đảm bảo sự ổn định cần thiết đối với quân nhân khi chuyển đổi?.

    Trong khi đó, hành lang pháp lý về sự bình đẳng trong hoạt động kinh tế của Bộ Quốc phòng với các thành phần kinh tế khác là điều làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Phùng Quốc Hiển quan tâm. ?oChúng ta cần tính đến chuyện bình đẳng trong hoạt động kinh tế với nhau. Lực lượng quốc phòng làm kinh tế cũng phải hạch toán kinh tế đầy đủ, báo cáo xem xét lỗ lãi như thế nào?, ông Hiển nói.

    Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng khẳng định xu hướng: ?oViệc chuyển các lực lượng quốc phòng làm kinh tế ra ngoài cho Chính phủ và các bộ, ngành khác là chắc chắn. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho tốt, năm 2012 mới thực hiện được việc này?.

    Đại tướng Thanh cho hay, các nước như Nga, Trung Quốc cũng đã tiến hành cổ phần hóa, tư nhân hoá tối đa các cơ sở công nghiệp quốc phòng, dưới sự kiểm soát của nhà nước. "Chúng tôi mong muốn chuyển hết các cơ sở công nghiệp quốc phòng ra ngoài, chứ để quân đội quản lý từ A đến Z thì vất vả lắm. Bộ Quốc phòng đang phải sắm cả hai vai: Vừa quản lý, vừa đặt hàng các nhà máy do mình quản lý. Tuy nhiên, việc giao cho bên ngoài quản lý phải có lộ trình?, ông Thanh nói.

    Theo tờ trình của Chính phủ, công nghiệp quốc phòng sẽ do Chính phủ thống nhất quản lý, chỉ đạo và sẽ chuyển giao cho một cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giúp Chính phủ thực hiện quản lý. Nền công nghiệp quốc phòng sẽ được đặt trong hệ thống công nghiệp quốc gia, đầu tư chọn lọc theo hướng hiện đại, vừa phục vụ quốc phòng, vừa phục vụ dân sinh. Tuy nhiên, hiện nay và trong một số năm tiếp theo, các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật phục vụ quốc phòng vẫn nằm trong tổ chức của quân đội. Việc đưa các cơ sở này ra ngoài biên chế của quân đội cần phải có lộ trình thích hợp.

    Theo Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, trước mắt, sẽ khẩn trương cổ phần hoá các doanh nghiệp làm kinh tế như may mặc, xây dựng. Việc cung cấp quân trang, quân dụng cho quân đội sẽ thực hiện theo cơ chế đấu thầu, trước mắt là đấu thầu giữa các doanh nghiệp quân đội, nhưng sau này sẽ cho đấu thầu rộng rãi, kể cả các doanh nghiệp tư nhân.

    Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định, việc từng bước dân sự hóa nền công nghiệp quốc phòng nhằm giữ vững sự trong sạch của quân đội, đồng thời góp phần phát triển tiềm lực nền công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    vietnamnet.vn
  2. badinh

    badinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2004
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Đại hội Đảng vừa rồi đã bàn tới .Nguyên TBT LKP cũng đã có bài báo nói về vấn đề này .Hôm nay chỉ là nói lại thôi vấn đề này sẽ làm và làm trong thời gian tới .
    Topic này theo mình đến đây là đủ ..
  3. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Chặc, thế này may ra mới trong sạch hoá quân đội đc phần nào...
  4. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Bác Phùng Quang Thanh nói rằng ít nhất phải chờ đến 2012 mới chuyển giao các đơn vị quân đội làm kinh tế sang dân sự.
  5. binto

    binto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    789
    Đã được thích:
    0
    Cái gì cũng cần có thời gian và sự chuẩn bị nhất định. Sáng nay đọc báo thấy có nói đến thời điểm là năm 2012.
    Link: http://www2.thanhnien.com.vn/Xahoi/2007/12/19/219684.tno
    Tuy nhiên, vẫn còn 1 số băn khoăn trong vấn đề này, liệu khi chuyển đỗi thì những đơn vị quân đội đang làm kinh tế sẽ ra sao? Xoá sổ hay chỉ đơn thuần phục vụ quân đội và lúc đó sẽ ko có nguồn để đỗi mới trang thiết bị.
    Đơn cử rỏ ràng nhất là TCT Trường Sơn hay còn gọi là Binh đoàn 12, đó là 1 đơn vị công binh, nhưng rỏ ràng với hình thức là công ty kinh doanh thì trang bị máy móc của đơn vị này đã có những bước tiến vượt bậc. Và hiện nay, đơn vị này đang có đến hàng chục ngàn thành viên. Liệu sau khi quân đội ko đc làm kinh tế nữa thì đơn vị này sẽ ra sao?
    Đơn cử thứ 2 là Ngân hàng Quân đội, tuy là ngân hàng mới thành lập nhưng nó ko hề là 1 ngân hàng nhỏ, thậm chí là lớn trong cả nước, với số vốn chủ yếu là từ quân đội, vậy sau khi quân đội ko đc làm kinh tế nữa ngân hàng này sẽ ra sao, tư nhân hoá hay lại trở về do các bộ khác nắm? Vốn của quân đội sẽ được giải quyết như thế nào?
    Đơn cử thứ 3 là các đoàn kinh tế quốc phòng, với bộ khung ngang cấp với sư đoàn và khi có sự các đoàn KT này ngay lập tức được bổ sung quân để thành sư đoàn. Nhưng vấn đề ở chổ, đại đa số các đoàn KT này đóng ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, nhiệm vụ của họ hiện nay ko chỉ làm kinh tế mà còn làm công tác đầu tư, quản lý đầu tư và là 1 lực lượng then chốt để giúp xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc nơi địa bàn họ phụ trách. Vậy, khi quân đội ko đc làm kinh tế nữa, các đơn vị này ra sao. Nếu giải tán, quân đội lại mất đi những bộ khung quan trọng, mất đi 1 chổ dựa vửng chắc ở những vùng nhạy cảm. Bà con các dân tộc sẽ mất đi 1 chổ dựa để giúp đở họ làm ăn phát triển kinh tế. Nhà nước sẽ mất đi lực lượng đi đầu trong xoá đói, giảm nghèo.
  6. lamthitdencung9999

    lamthitdencung9999 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2006
    Bài viết:
    889
    Đã được thích:
    5
    ngày xưa các cụ đã tổng kết
    "TĨNH VI NÔNG-ĐỘNG VI BINH"
    Nếu để quân đội vứa làm kinh tế đẻ có nguồn thu nhập, nhưng lại phải vừa bảo đảm về quốc pbòng là tốt nhất. nếu giải tán hết chỉ còn mấy anh lính chuyên nghiệp thì có khác gì các nước bên châu Âu đâu?? nếu có biến thì biết làm thế nào??? dân ta chưa bao giờ được hoà bình quá trăm năm
  7. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Quan điểm của mình quân đội vẫn phải làm kinh tế, đó là truyền thống của cha ông ta từ bao đời nay rồi.
    Tách các doanh nghiệp quân đội ra, liệu nhà nước sẽ được hưởng lợi gì thêm, hay là sẽ không còn có thể có nhiều doanh nghiệp vừa làm kinh tế vừa thực hiện chính sách vùng sâu vùng xa, chính sách dân tộc miền núi như các doanh nghiệp quân đội nữa.
    Một số đại biểu chắc hẳn muốn tách Viettel hay là Ngân hàng Cổ phần quân đội ra bởi vì các tập đoàn hay ngân hàng khác cạnh tranh với các đơn vị này là khó, nhưng có lẽ họ chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt chứ chưa nghĩ tới ích lợi lâu dài, lợi ích có tầm CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẤT NƯỚC. PHẢI ĐỂ CHO NHỮNG SỸ QUAN, CHIẾN SỸ, CÔNG NHÂN VIÊN QUỐC PHÒNG ĐƯỢC HƯỞNG MỘT SỐ ƯU ĐÃI NHẤT ĐỊNH VÌ KHI TỔ QUỐC LÂM NGUY ĐÓ LÀ NHỮNG NGƯỜI ĐẦU TIÊN CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ..
    Quân đội ta là lực lượng chính trị tin cậy vững chắc nhất và được nhân dân yêu mến nhất của Đảng và của chế độ ta. Không một lực lượng nào, một ngành nào có được sự yêu quí của nhân dân như Quân đội ta.
    Hãy để cho những người lính, những cán bộ sỹ quan, có được những sự ưu tiên, dù rằng với nhiều người chỉ là về tinh thần để luôn sẵn sàng phục vụ Tổ quốc và giữ được sự yêu mến và quí trọng của Nhân dân.
  8. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Thế à! Sợ nhỉ!
    Nhưng giặc Tàu nó bảo theo gương nó mà tách QP ra khỏi KT. Nó thí điểm rồi. Mình cứ thế mà theo, nhỉ?
  9. nuibaden

    nuibaden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2005
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    Nên ủng hộ chuyện tách ra các bác ạh, để quân đội ta chuyên tâm vào luyện tập và phòng thủ.
    Đúng như bác ở trên nói là quân đội được Đảng ưu ái và quan tâm, có ai bảo là làm hạn chế vai trò của quân đội đâu. Cái gì hay thì giữ lại (như đoàn KT quốc phòng, binh đoàn Trường Sơn, ngân hàng quân đội), còn lại thì chuyển sang dân sự để tập trung vào nhiệm vụ chính chứ nếu để nhúng vào kinh tế nữa thì đầu óc cứ nghĩ đến phết, phảy, tay chân không mạnh lên được. Điển hình là vụ White Palace ở Tp. HCM của QK7 (xài đất quốc phòng), rồi trước đó là vụ Hùng xìtẹc buôn lậu xăng dầu liên kết với mấy ông quân báo (ầm ĩ ở trong Xì Gòn) mà có thấy ông nào ra tòa đâu....Ký dự án các bác ấy cứ đòi % thì phải nói là chóang óc luôn.
    Tôi có dẫn chứng kẻo các bác lại bảo là bốc phét, thằng bạn tôi làm ở cty mua bán thiết bị viễn thông, năm vừa rồi bán cho Viettel được 20mil USD, dắt một số bác ở Viettel (chánh VP, giám đốc thiết bị cùng 3 bậu sậu) đi Sing du lịch trả ơn. Tôi bám càng để làm dẫn đường, các bác ấy ăn nhậu tòan chỗ đắt tiền rồi đòi đi chơi gái ở Geylang (thằng bạn tôi thay mặt cty trả tiền), mình thấy mà sốt cả ruột. Mình hỏi thì nó bảo các ông này còn nhân đạo đấy.
  10. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Người nào ăn nhiều tập luyện ít thì hay béo. Giữa việc ăn và tập luyện thì người ta có xu hướng chọn cái 1.
    Nhập nhằng giữa KT và quốc phòng này chỉ làm tăng phần bụng, tức là biên chế của các đơn vị làm KT, chứ chẳng làm tăng sức chiến đấu hay hiệu quả KT lên chút nào.
    Tách ra bộ đội lo luyện tập cho nghề, KT thì đi cạnh tranh cho hiệu quả. Mảng KT QP thêm phần rõ ràng, chỉ tập trung vào chi tiêu cho hoạt động QP chứ ko phải " chi tiêu cho hoạt động QP và đầu tư KT QP" nữa. Bộ đội do ngân sách nuôi, quản lý chặt chẽ. KT hạch toán sòng phẳng.
    Cho đến khi thực thi giải nghiệp, phải thực hiện đc mấy điều:
    - Hoàn thiện cơ chế quản lý và xây dựng hạ tầng KT, an ninh, QP ở các tỉnh vùng sâu vùng xa
    - Cơ cấu lại các đơn vị, quản lý, nhân sự, cắt giảm chuyển đổi rõ ràng, đến hạn hô tách một cái là tách, ai làm việc nấy trơn tru
    - Chính sách nghĩa vụ và chế độ cho bộ đội
    Nói chung 1 Đảng đã bảo thế 2 Chệt nó làm thế 3 hiện đại hoá theo kiểu Mẽo, ta cứ thế làm thôi, khỏi bàn ngang bàn chéo làm gì

Chia sẻ trang này