1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Taekwondo và Karate

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Miregal, 16/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tkd

    tkd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2004
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    ko biết bác vit lấy thông tin ở trên net chỗ nào nhỉ , ko biết tin thật hay tin vịt , chứ tôi thì được học là Taekwondo có lịch sử trên cả ngàn năm rồi , còn ông Choi Hong Hi chỉ là người sửa chữa môn Taekwondo cổ thành một 1 môn võ thể thao hiện đại Taekwondo ngày nay. (môn Taekwondo bị chê là ko thực tiễn trong chiến đấu , lỗi do ông này đây , sửa đổi lung tung )
  2. vejita

    vejita Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    843
    Đã được thích:
    0
    Thế theo MSGvovit thì hiện nay, võ VN chân chính là môn gì vậy? Tôi tưởng Vovinam cũng là một môn đấy chứ. Không phải tôi chỉ nghe mọi người trên này nói thôi đâu, tôi thấy thân pháp của Vovinam đúng kiểu đặc trưng cho cách đánh của Việt Nam mình: uyển chuyển, tránh chỗ mạnh của đối phương.
    MSGovit cũng đừng trách mọi người chỉ biết đến các môn võ nước ngoài. Chỉ có thể tự trách các môn võ Việt ít chú ý đến khuyếch trương tên tuổi của mình mà thôi. Ngay trên cái box này mãi cũng chỉ thấy mỗi vài topic về Vovinam và mấy bài viết của bác vota, hết. Nếu có buồn và giận thì tốt nhất MSGovit nên giận mấy cậu học võ ngoại rồi đi bốc thơm cho nước người ấy chứ đừng lôi Vovinam vào kẻo lại đụng chạm đến mấy anh em khác
  3. Phuthuysoma2003

    Phuthuysoma2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì tôi thấy môn nào cũng hay cả, chẳng môn nào dở hết. Có thể nói tôi ba phải, nhưng môn nào cũng hướng tới đạo (trừ mấy môn kickbox). Thử hỏi mấy bác, bác nào cũng khen môn của mình hay, môn của mình giỏi, nhưng có bác nào đã đạt tới đỉnh của nó chưa ? Hay chỉ ở đây mà so sánh, mà kích bác lẫn nhau ???
  4. ferro

    ferro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2004
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0

    Được ferro sửa chữa / chuyển vào 18:25 ngày 15/07/2004
  5. ferro

    ferro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2004
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    0
    Dạ vâng ạ. Em chả hiểu ông anh nghĩ gì mà lại nói " Nhìn thế hệ trẻ hăng say, đam mê, ca tụng đến độ thờ phụng võ học và văn hóa xứ người vì mù quáng và thiếu kiến thức, thiếu thông tin, trong lòng tui vừa buồn vừa giận mà không biết trách ai " ??? Bác nghĩ gì khi nói câu đó ?? Bác nói là thế hệ trẻ VN hăng say, đam mê võ học nước ngoài ? Vậy xin lỗi bác. Các nước khác trên thế giới thì sao ? Có phải ở nước nào cũng có K và T ko ? Vậy là tại sao chứ ? Chẳng lẽ bác vẫn còn có cái ý nghĩ cổ điển là phải " bế quan toà cảng " sao ? Văn hóa với võ học là cái chung. Tại sao ko nghĩ đó là học hỏi mà bác lại dùng 1 câu là " đam mê, ca tụng đên độ thờ phụng " ??? Mù quáng vì thiếu kiến thức ư ?? Vậy bác nói được chúng tôi mù quáng thì xin bác sáng suốt chỉ dùm chúng tôi xem chúng tôi mù quáng ở điểm nào khi đã chọn 1 môn võ nước ngoài để học và học tập sự lễ độ ở trong tinh thần võ học để rèn luyện bản thân ???
    Đây là box VÕ THUẬT nên tôi chỉ xin nói tới vấn đề võ ở đây thôi. Bác đã nói là VOVINAM không phải là võ Việt Nam. Vậy sao bác không nói luôn xem VOVINAM là môn võ của nước nào ? Em hỏi bác, tiêu chuẩn nào để xác định 1 môn võ là võ thuật của 1 quốc gia nào ? Chẳng hay có phải sự quyết định vấn đề này phụ thuộc vào người đã sáng lập nên môn võ đó ? Nếu thế thì bác nên biết 1 câu " võ học là không bờ bến ". Bác nói chúng tôi "thờ phụng" văn hoá, võ học xứ người chứ không phải tập luyện thân thể sao ? Bác lấy căn cứ ở đâu để nói như vậy chứ ? Bác nên biết rằng dân tập võ bây giờ hay tất cả những người trong box này đều đến với võ học chỉ bởi vì lòng yêu thích và mong muốn rèn luyện bản thân. Nhưng nói ra, không phải vận động viên, có mấy ai xem võ là "sinh nghề tử nghiệp" đâu. Mà ngay cả VDV cũng chả ai nghĩ thế. Tuổi nghề của võ ngắn lắm. Hết tuổi là nhảy sang làm HLV. Ít người muốn trở thành 1 "Võ Đạp Gia" lắm lắm.
    Bác xem tại sao dân VN lại không đi tập võ VN nhiều như các môn võ nước ngoài như là Karate, Teakwondo hay Pencat Silat hoặc là ngay như VOVINAM mà bác đã nói là ko phải võ VN chân chính chẳng hạn. Đó là vì sao ? Tiếng tăm không có, không đưa ra được ngay cả những thành tựu cơ bản nhất của việc luyện tập những môn võ đó, thông tin thì khó tìm kiếm, kể cả việc tìm thầy để học cũng đã là cả 1 sự khó khăn rồi. Vậy hỏi bác, bố ai mà học cho được. Ít người là chuyện đương nhiên.
    Toàn bộ bài trước của bác, em xin lỗi chứ toàn là những lời nói sáo rỗng, chẳng có chút thực tế nào cả. Không có bằng chứng thì ai mà tin được. Cũng có thể là 1 số người sẽ hoang mang khi đọc bài của bác đấy. Nhưng những người biết suy nghĩ thì chẳng ai thèm quan tâm tới 1 bài viết với những câu nói vô thừa nhận, bâng quơ như vậy cả.
    Chào !
  6. Phuthuysoma2003

    Phuthuysoma2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy một số môn võ của Việt Nam ít khi quảng bá, chỉ là nghe nói đến. Chứ hỏi là tập ở đâu thì lại mù mờ. Nhó có lần tôi muốn học Vịnh Xuân mà đạp xe hết cả Hà Nội, nghe ở đâu có võ đường là đến hỏi thăm. Vậy mà kết quả ra sao ? Đến đâu cũng nhận được cái lắc đầu không biết. Ai cũng bảo "hình như" có một cái võ đường..... Trong khi đó, các môn võ khác như Karate hay Tae... xem, hầu như trung tâm thể thao của quận nào cũng có.
    Có lần, tôi và bọn bạn ra công viên tập, bị một bà già mắng rất ghê, bảo rằng sao không học võ Việt Nam mà lại đi học võ của người khác. Nói thẳng là lúc đó bọn tôi cũng ức lắm, vì không phải là võ ta hay võ của họ mà bao công sức của thầy tôi, mồ hôi bọn tôi bỏ trên sàn tập, đôi khi bị chấn thương, có đứa không thể nào quay lại được với sàn tập nữa lại bị một người ngoài phủ nhận hoàn toàn.
    Vậy thì sao ? Tôi chỉ không hiểu sao người ta cứ phải phân biệt môn này môn nọ, nhảy bổ vào nhau chỉ để chứng tỏ môn mình học là nhất mà phủ nhận những niềm đam mê, sự cố gắng của người khác ? Mỗi người đều có quyền lựa chọn riêng cho mình một môn phái và tự hào, nhưng môn phái đó có đáng tự hào hay không còn phụ thuộc vào những người đang tập nó thể hiện như thế nào, cư xử thế nào đối với mọi người nữa.
  7. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Tui viết không rõ làm các bạn hiểu lầm ! Tui không muốn trách cá nhân các bạn vì nếu tui ở vào hoàn cảnh các bạn thì cũng vậy thôi . Tui trách là trách cái HOÀN CẢNH đó mà (hơi khó hiểu, chịu khó suy nghĩ dùm !) Tui có cái may mắn không nằm trong HOÀN CẢNH nên mạnh miệng chửi bới .Tui hoàn toàn thông cảm với các ban. NHƯNG tui nghĩ tương lai đất nước nằm trong tay các bạn trẻ .Tui là thằng nhát gan, không phải lãnh tụ cách mạng, nhưng tui muốn khuấy động những suy nghĩ của các bạn vì tui nằm ngoài tầm kiểm sóat nên có nhiều thông tin hơn và có tự do suy nghĩ nên có nhiều suy nghĩ khác với các bạn . Dĩ nhiên không có môn võ nào hay hơn môn nào hay dân tộc nào hay hơn dân tộc nào, 1 cách toàn diện. Tui chẳng bàn về cái triết lý này . Tui chỉ muốn bàn về tinh thần VỌNG NGOẠI và tinh thần bảo tồn di sản dân tôc. Bạn học võ nước ngoài không có nghĩa là bạn có tinh thần vọng ngọai . Ông vua Nhật rất thích mì xào thập cẩm Quãng Đông và không thích 1 vài món ăn Nhật, có ai dám bảo ông ta thờ Tàu đâu ? Cá nhân tui cũng rất thích Akido, Thiếu Lâm và cá nhân tui cũng đã tìm hiểu và giao lưu với Karate và TKD. Nhưng nếu bạn chê bai hay hòan toàn không chú ý, không muốn biết xem di sản của tổ tiên còn hay mất, vì bạn đã dồn hết thì giờ vào việc vinh danh văn hoá xứ ngươ`i thì đó là 1 chuyện khác .
    Về TKD và Vovinam, tui chỉ muốn đóng góp 1 chút những gì mà tui biết về lịch sử của ho. Khi rảnh tui sẽ post bài về lịch sử TKD. Còn về lịch sử Vovinam thì tui sẽ rất hân hạnh được học hỏi từ CM hay bất cứ Võ sư niên trưởng hay bất cứ Võ sư lãnh đạo nào của Vovinam, anytime, anywhere, thank you very much (không tin thì hỏi cụ Minh Trinh xem sao).
    Cũng vậy, nếu có tự do ngôn luận hoàn toàn, tui sẵn sành tranh luận với bất cứ sử gia hay viên chức lãnh đạo nào ở VN về lịch sử VN trong 70 năm qua .
  8. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Sau đây là 1 số links bạn có thể vào để đoc.
    Tui trích 1 số đọan vào đây cho các bạn đọc vì có thể nhiều bạn không vào các Web links đươc.
    http://www.quantumwebservices.com/utf/history.htm
    Taekwondo instructors often recount the history of their art in rather vague terms. Describing it as a combination of Tae Kyon kicks and Karate strikes, they still refer to Taekwondo as a martial art that is "thousands of years old." While the supposed antiquity of the art is quite useful in squelching innovation by the lower ranks, it is also quite false.Taekwon Do is actually only about 40 years old, and for most of that time, it was simply an imitation of Shotokan karate. Taekwon Do''s adolescence as we know it can be demonstrated through a discussion of Korean history since the Japanese occupation in 1905. Twentieth century Korean martial artists have been greatly influenced by the Japanese. By 1900, Koreans had lost interest in their native martial arts, but after the Japanese occupation of Korea, Japanese educational curricula were imposed on all Korean schools. This meant that all Korean boys were taught the sport forms of Judo and Kendo while in school.
    http://www.geocities.com/psta_gtf/realhist.html
    MODERN HISTORY
    After World War II and the Japanese occupation there was a new resurgence of martial arts in Korea. This saw the emergence of various schools of martial arts or kwans. Styles were varied with each teacher teaching their own versions of martial arts. The major kwans during that time were:
    Chung Do Kwan - established by Master Lee Won Kuk. He was teaching Tang Soo Do (the art of the Tang Dynasty )
    Moo Do Kwan - established by Master Hwang Ki . He was also teaching his own version of Tang Soo Do
    Yon Moo Kwan - established by Master Chon San Sop. He taught his art called Kong Soo Do (the art of empty hand). The name was changed to Ji Do Kwan after his disappearance during the Korean War.
    Song Moo Kwan - established by Master Ro Byong Jik, a student of karate who learnt the art with Lee Won Kuk in Japan
    Chang Moo Kwan -established by Master Yun Byong In who taught karate with a mixture of Chinese Chin-ah
    Oh Do Kwan - established by General Choi Hong Hi.
    All the kwans were teaching their own form of martial arts. All the Masters received karate training . Although the masters were training martial arts under different names what they taught had a very strong Japanese and Chinese influence, as can be seen by the names and techniques.The first five schools were established in 1946 except Oh Do Kwan which was established only in 1953 but it was with the establishment of Oh Do Kwan that martial arts in Korea revolutionised.
    http://www.itf-information.com/information02.htm
    In Kyoto, Choi met a fellow Korean, Mr. Him, who was engaged in teaching the Japanese martial art, Karate. With two years of concentrated training, Choi attained the rank of first degree black belt.There followed a period of both mental and physical training, preparatory school, high school, and finally the University in Tokyo. During this time, training and experimentation in his new fighting techniques were intensified until, with attainment of his second degree black belt, he began teaching at a YMCA in Tokyo, Japan.
    In the year of 1960, the General attended the Modern Weapons Familiarization Course in Texas followed by a visit to Jhoon Rhees Karate Club in San Antonio, where the author convinced the students to use the name Taekwon-Do instead of Karate. Thus Jhoon Rhee is known as the first Taekwon-Do instructor in America.
    This marked the beginning of Taekwon-Do in the United States of America.

    The same year, two important milestones took place; the famous demonstration at the United Nations building in New York, and the introduction of Taekwon-Do to the Armed Forces of Vietnam under Major Nam Tae Hi, In February of the following year, a Taekwon-Do Association was formed in Singapore, and the groundwork was laid for forming associations in the outer reaches of Brunei.
    The same year, Ambassador Choi made a trip to Vietnam with the sole purpose of teaching the advanced Taekwon-Do patterns that he perfected after years of research to the instructors group headed by Lt. Col. Park Joon Gi, in person. This was indeed a new era for Taekwon-Do in that he was able to draw a clear line between Taekwon-Do and Karate by completely eliminating the remaining vestige of Karate.
    In 1967, the father of Taekwon-Do received the first Class Distinguished Service medal from the Government of Vietnam and he helped to form the Korea-Vietnam Taekwon-Do Foundation, presided by Gen. Tran van Dong.In late 1967, the author invited Master Oyama to the I.T.F. Headquarters in Seoul to continue the discussion they had earlier at Hakone, Japan, whereby Master Oyama would eventually change his techniques to that of Taekwon-Do.
    http://www.tkdforum.at/Archiv18.html
    The problem of weak identity of Taekwondo is rooted on the corruptness of major groups over 30 years. Of course, those groups are still corrupt, more corrupt than before.
    In 1983 when I started teaching Taekwondo, I was very proud and excited about being a head of fighters. To be frank, I think I''ve become the more competent as an instructor because I had to have my students fight me as training partner. Despite economic hardships, I served many owners, teaching Taekwondo with sincerity and pleasure in my 20''s, and I remember those days as distant but good memory. I think it is because the Taekwondo I learned and taught in those days was more like a ''true martial art''
    It''s been three years since major Taekwondo groups got stirred up and Taekwondo, globalized Korean pride, fell into a serious chaos; it is because of unestablished identity and corruptness inside Korea. Nevertheless, Korean Taekwondo is still drifting around without the confusion settled at all.
    Seeds of corruptness were sown from the time when the name Taekwondo got established. During the long period between ex-president Lee and ex-president Park, Taekwondo was protected in Kukkiwon, the impregnable fortress. So, while they speeded up on globalizing Taekwondo, they created absur***y lasting until today; president and vice president of Kukkiwon were absolute dictators. What was worse, scholars distorted the Taekwondo history by saying that Taekwondo has originated from some martial art in Three-Dynasty Era, which was not tested.
    The present Taekwondo history is completely different from the history I knew in 1983. If you scan and examine the Taekwondo history written on homepages of Korean prestigious college Taekwondo departments and that in the Kukkiwon hompage, you can recognize the change. It was only 3 years ago that people started talking about the late Choi Hong-hee, who used to be forgotten because of political reasons, when the internet became explosively popular among Koreans and Korean people had more freedom of speech.
    ITF ex-president Choi Hong-hee, the center of Taekwondo history, passed away now, and people keep saying ''We can''t go on this way. We must change.'' However, 40 year old ''fake Taekwondo history'' and corruptness are hard to fix. Taekwondo is still in the middle of chaos
    http://www.indiana.edu/~iutkd/history/tkdhist2.html
    http://www.itftaekwondo.com/media/genchoi.htm


  9. choa_choa

    choa_choa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Tui hiểu ý bác MG.. gì đó , nhưng không thể đổ lỗi nhiều cho sự lựa chọn của các bạn trẻ được. Phần lỗi chính là của người làm thể thao-văn hóa nước nhà. Giao thoa và tiếp thu với quốc tế là chuyện đương nhiên, nhưng bản sắc và tự tôn dân tộc cần phải được gìn giữ.
    Một số ý kiến của bác về karate, taekwondo, vovinam.. là hoàn toàn đúng (10 năm trước tui cũng đã biết những điều này chứ không phải nhờ đến internet như bây giờ!!). Nhưng khi phát biểu lại "đụng" đến nhiều người. Mà như thế mới vui...
  10. vejita

    vejita Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    843
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bác. Làm thể thao văn hoá mà có mấy cha như Luơng Quốc Dũng, rồi mấy cha bên bóng đá nữa, thì hỏng hết xôi thịt còn gì.
    Túm lại là có nhiều nguyên nhân khiến cho thanh niên Việt nam ít có hứng thú với các môn võ dân tộc như ít tuyên truyền, hỗ trợ cho các môn võ dân tộc, cổ suý hơi thái quá cho các môn võ ngoại, ý thức tự tôn yếu, vọng ngoại của không ít thanh niên...
    Gần đây thấy nhiều trường hợp võ sinh, kể cả võ sư, phạm tội nghiêm trọng, thấy chán quá. Năm trước là Nguyễn văn Vạn, cựu huấn luyện viên TKD đội tuyển, năm nay lại thấy một VĐV Vovinam mang vũ khí về nhà cùng bạn trai hành hung anh ruột.

Chia sẻ trang này