1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tái chế phế liệu giấy

Chủ đề trong 'Truyện cười' bởi TuanAnhMTAC, 14/04/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TuanAnhMTAC

    TuanAnhMTAC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2017
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Giấy là một sản phẩm cần thiết trong nhiều hoạt động sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng,… và trong mọi lĩnh vực từ các loại giấy gói, giấy tập, in sách, giấy đóng gói, các loại giấy bao bì, giấy vệ sinh, giấy văn phòng, ….

    Từ ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, giấy được sử dụng phổ biến và đều đặn với số lượng ngày càng tăng theo thời gian. Kèm theo đó, lượng phế liệu giấy phát sinh cũng đang ngày càng lớn, đẩy mạnh hoạt động thu mua, tái chế.

    Ở Việt Nam, theo Bộ Công Thương, gần 70% sản lượng giấy được sản xuất từ nguyên liệu tái chế. Tuy nhiên, nguồn cung cấp nguyên liệu này phần lớn lại không phải từ hoạt động thu gom phế liệu ở trong nước, mà phải nhập khẩu.

    Vì vậy, tiết kiệm, phân loại giấy và mua bán, tái chế phế liệu giấy không chỉ vì mục đích bảo vệ môi trường, hạn chế khai thác rừng mà còn mang lợi ích kinh tế cho cơ sở tiêu dùng, sản xuất và cả cơ sở tái chế. Góp phần giảm tỷ lệ giấy nhập khẩu trong nước.

    Tuy nhiên, không phải giấy nào cũng tái chế được. Có một số loại giấy không thể hoặc rất khó tái chế, do đó tốt nhất là nên hạn chế sử dụng: Giấy cảm nhiệt; giấy (tự) dính, băng keo; giấy trong suốt (để thuyết trình); giấy các bon; giấy bóng kính; giấy phủ chất dẻo hay sáp (hộp đựng sữa, nước giải khát; giấy gói kẹo; giấy gói ngoài ram giấy photocopy; hộp đựng cơm trưa, cốc và đĩa giấy; giấy lau, khăn lau đã dùng; giấy đựng sơn, hóa chất, thực phẩm…

    Một số loại giấy có thể tái chế như: giấy carton, giấy in ấn hoặc giấy đã qua sử dụng (văn phòng), các loại túi giấy, giấy gói bao bì (ngoại trừ các loại giấy khó tái chế).


    >> Xem thêm: Bất ngờ với cách làm giàu từ phế liệu vải vụn, chai nhựa

Chia sẻ trang này