1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tài liệu hay clip về Thái cực Quyền ?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi sanctus_ignis, 16/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sanctus_ignis

    sanctus_ignis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2005
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Tài liệu hay clip về Thái cực Quyền ?

    Mình tìm tài liệu hay clip về Thái Cực Quyền của Wushu hay Thái Cực Quyền dưỡng sinh để tập cho no khoẻ, bạn nào có share cho mình với. Cám ơn nhiều lắm
  2. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Bạn vào đây coi thử, chỉ có ít thôi nhưng cũng đủ để tập được căn bản
    http://www.taiji.de/taiji/en.htm
  3. TrietQuyen

    TrietQuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Clip về Thái cực quyền đây:
    I.Dương gia thái cực quyền:
    10 thức: http://www.wushu-olympics.com/base/media/taiji/10-form.mpg
    16 thức: http://www.taiji.de/taiji/head5_7/16-form.mpg
    24 thức: http://www.taiji.de/taiji/head5_3/24-form.mpg
    40 thức http://www.taiji.de/taiji/head5_4/40-form.mpg
    88 thức: http://www.taiji.de/taiji/head5_14/88-form.mpg
    Được TrietQuyen sửa chữa / chuyển vào 15:55 ngày 29/07/2006
  4. TrietQuyen

    TrietQuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    II.Trần gia thái cực quyền:
    Bài quyền 36 thức: http://www.taichiamerica.com/Videos/LamChan.wmv
    Bài quyền 15 thức: http://www.taichiamerica.com/Videos/Qichen256.wmv
    Clip về Trần Gia Câu: http://www.wushu-olympics.com/base/media/taiji/chen-256.rm
  5. TrietQuyen

    TrietQuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Mời bạn vào Thaicucquyen.com
    Bên đó có khá nhiều bài viết hay về nội gia quyền
  6. TrietQuyen

    TrietQuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Tiện thể có topic về Thái cực quyền này. Em xin trích mấy bài viết, tài liệu hay hay về nội gia quyền mà em lượm lặt về cho các anh chị, cô chú tham khảo:
    Đầu tiên xin trích những bài viết anh novice dành tặng anh wudang (người hướng dẫn em hình ý quyền) được đăng tải trên thaicucquyen.com
  7. TrietQuyen

    TrietQuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Nội gia quyền - Thế giới đó đây
    Kính chào võ lâm bằng hữu các lộ,
    Tại hạ chỉ là thư sinh đọc sách, vốn không có căn bản võ công, cũng không duyên sư đồ với danh sư các phái. Vì thân thể yếu nhược nên thường ngày vẫn có ý tìm kiếm cách tập cho khỏe người mà không phải dùng cơ bắp. Chính từ đó mà từ chỗ là con mọt sách quanh quẩn với đám sách văn chương, tại hạ lần sang cả sách võ thuật, thể thao. Dạo gần đây tại hạ thường hay đọc sách của Nội gia quyền các nhà, thấy thích thú nên lần mò trên Net tìm thông tin rồi lạc vào đây. Mấy hôm nay ngồi theo dõi các bài viết cũ, thấy thành viên ai ai cũng hào hứng với quyền lý, thể dụng của Nội gia quyền. Trong số này chắc cũng có không ít cao đồ của các nhà. Do chút duyên khiến lạc vào đây nên tại hạ xin góc nhỏ này để góp những bài đọc được đó đây chia sẻ cùng quý bằng hữu. Nội dung của các bài có lẽ có người đã biết, đã đọc ở đâu đó từ các nguồn khác nhưng bài tại hạ có là những đoạn tự dịch từ thư tịch Nhật ngữ. Mong là "mua vui cũng được một vài trống canh".
    Cẩn bút

    -------------------
    Các bài bên dưới đây trích dịch từ " Thái cực quyền huyết chiến phổ"- Kasao Kyoji (1999) NXB Fukushodou
    Ngô phái nhất môn ?" hệ phái kế thừa tính năng chiến đấu của Dương gia Thái cực quyền sơ kỳ
    Ngô Toàn Hựu, thân phụ của Ngô Giám Tuyền ?" khai tổ của Ngô gia Thái cực, là một trong những học trò đầu tiên của Dương Lộ Thiền khi họ Dương vừa tới Bắc Kinh. Thời ấy, Trung quốc đang vào triều Thanh. Như đã biết, Thanh triều vốn là chính quyền được thành lập với thành phần trung tâm là sắc tộc Mãn Châu , một trong những bộ tộc kỵ mã Bắc phương . Ngô gia cũng là người Mãn Châu. Do tính danh của gia tộc trong thổ ngữ Mãn có âm là ?owủ? nghe gần với chữ ?ongô? theo âm Bắc Kinh nên gia đình này đã lấy chữ Ngô làm họ.
    Năm 1916, Ngô Giám Tuyền cùng với các danh gia võ thuật đương thời như Dương Thiếu Hầu, Dương Trừng Phủ, Hứa Vũ Sinh, Tôn Lộc Đường cùng nhau thành lập Hội Thể dục Bắc Kinh, tập trung các huấn luyện viên trong thành phố Bắc Kinh để tập huấn. Những người kế thừa Ngô Giám Tuyền như Ngô Công Nghĩa, Ngô Công Tháo chính là khóa học viên tốt nghiệp đầu tiên tại đó.
    Năm 1924, theo lời mời của Tổng trưởng quân y Quảng Đông kiêm hiệu trưởng đại học Trung Sơn lúc bấy giờ là Chử Dân Nghị, Ngô Công Nghĩa đã từ Bắc Kinh đến Quảng Đông, vừa huấn luyện Thái Cực Quyền cho quân đội vừa là giảng viên bộ môn thể dục tại đai học Trung Sơn. Sự việc này khởi đầu việc truyền thừa Ngô gia Thái cực tại phía Nam.
    Năm 1928, theo lời thỉnh cầu của chính quyền thành phố Thượng Hải, Ngô Giám Tuyền cũng xuôi Nam và năm 1935 thì tổ chức riêng của Ngô phái gọi là ?oGiám Tuyền Thái Cực Quyền Xã? ra đời tại Thượng Hải.
    Năm 1931, Ngô Công Tháo trở thành võ sư huấn luyện cho Hiến binh Nam Kinh theo lời mời của Tư lệnh Hiến binh Nam Kinh Cốc Chính Luân. Đến năm sau, Công Tháo lại dạy cho cả Cục Cảnh vệ đường sắt. Năm 1933, Ngô Công Tháo cùng đi du lịch với Chử Dân Nghị đến Trừơng Sa và được tỉnh trưởng Hà Kiện để mắt đến khi thấy họ Ngô biểu diễn Ngô gia Thái Cực Quyền trong bữa tiệc nghênh tiếp phái đoàn. Ngô Công Tháo truyền dạy Thái Cực Quyền tại Hồ Nam trong 3 năm. Từ năm 1937 trở đi, cả Ngô Công Nghĩa lẫn Ngô Công Tháo họat động có tính cách tổ chức ở Hong Kong, Macau. Chính nhờ vậy, Ngô gia Thái cực đã có điều kiện lan rộng, góp phần đào tạo nhiều nhân tài Thái cực quyền ở các nơi.
  8. TrietQuyen

    TrietQuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Dương phái nhất môn ?" Thái Cực Quyền chính thống với những động tác khoan thai tiềm ẩn thực lực.
    Khai tổ của Dương gia Thái cực là Dương Lộ Thiền (1799-1872) đến Trần Gia Câu vào năm lên 10. 25 năm sau, ông về lại cố hương ở huyện Vĩnh Niên, phủ Quảng Bình tỉnh Hồ Bắc. Có lẽ, ông lập gia đình vào thời gian này. Lộ Thiền có ba người con trai nhưng người con trưởng chẳng may qua đời sớm. Con thứ là Ban Hầu, kế tiếp là Kiện Hầu cùng nối nghiệp cha. Khi trưởng thành, cả hai là trợ thủ đắc lực bên cạnh cha mình. Ban Hầu có tiếng là người xem trọng thực chiến, lúc dạy đệ tử cũng rất khắt khe nên ít có người theo học được. Kiện Hầu tính tình ôn hòa nên có nhiều đệ tử, quyền thuật không có điểm nào thua kém Ban Hầu nều không muốn nói có phần hơn. Người đương thời xưng tụng Kiện Hầu ?o Đại ?" Trung- Tiểu giá thức đều gồm đủ, có cả cương nhu, thuật dụng vũ khí cũng ưu việt hơn người?.
    Kiện Hầu có ba người con. Con thứ mất sớm, trưởng nam là Thiếu Hầu, con thứ ba là Trừng Phủ đều cùng đạt đến chỗ đại thành trong quyền thuật. Về sau Thiếu Hầu thường được gọi là ?oĐại sư phụ?, Trừng Phủ được gọi là ?oTam sư phụ?. Thiếu Hầu kế thừa phong cách cương mãnh của bá phụ là Ban Hầu nên ít đệ tử theo học. Trừng Phủ giống tính cha là Kiện Hầu, cả tính cách lẫn quyền pháp đều hơn người. Trưởng nam của Trừng Phủ là Thủ Trung được xem như người kế nghiệp, cùng cha đào tạo nhiều môn sinh ưu tú trên khắp các vùng Nam Bắc.
    Trong số các đệ tử thời kỳ đầu của Dương Trừng Phủ, phải kể đầu tiên là Trần Vi Minh (1881-1958). Trần Vi Minh là một văn nhân có tài, người đã đúc kết lý luận của Dương gia Thái cực. Năm 1926, ông này sáng lập Chí Nhu Quyền Xã tại Thượng Hải, hoạt động đến năm 1957 thì ngừng nhưng đến năm 1988 lại được tái lập do môn hạ là Lâm Bỉnh Nghiêu đứng đầu, tại Nhật Bản cũng có Câu lạc bộ Chí Nhu Thái Cực Quyền ở thành phố Ito do Morino Mitsuharu sáng lập.
    Một đệ tử nổi danh khác trong thời kỳ đầu là Đổng Anh Kiệt. Họ Đổng hoạt động ở HongKong trước thầy mình nhưng khi Trừng Phủ xuôi Nam thì chuyển hướng mở rộng sang các nước khác. Hiện tại, ở Mỹ có người thừa kế chi nhánh này. Nhờ công lao của ba đời Dương gia và hoạt động của các môn hạ, Dương gia Thái Cực Quyền đã lan rộng khắp các miền Nam Bắc Trung Quốc và đi khắp thế giới. Hệ phái này cống hiến phần lớn nhất cho sự phát triển văn hóa Thái Cực Quyền.
    Trịnh Mạn Thanh và Hoàng Tính Hiền ?" Kỳ nhân sư đồ của Dương phái Thái Cực Quyền
    Trịnh Mạn Thanh là người tinh hoa phát tiết. Ngay từ nhỏ ông đã giỏi thi ca, thư họa, y thuật, trở thành giảng viên đại học khi còn trẻ. Tuy nhiên, vì gắng quá sức, ông bị bệnh phổi. Có người cho rằng ông đổ bệnh vì hít phải quá nhiều bụi phấn. Sau khi đến học quyền với Dương Trừng Phủ, sức khỏe ông dần dần hồi phục, ông thường nói ?oLực tại cốt, kình tại cân? (lực từ xương cốt mà ra, kình từ gân mà phát) và giải thích khẩu quyết này rất mạch lạc thông suốt.
    Trịnh Mạn Thanh là một đệ tử tài năng đột nhiên xuất hiện cuối đời Dương Trừng Phủ. Lúc bấy giờ, các cao đồ của họ Dương đã ra riêng. Vì thế, trong dòng phái này thực lực của họ Trịnh là điều nhiều người đặt nghi vấn. Tuy nhiên, đệ nhất cao đồ của Dương Trừng Phủ tại Thượng Hải là Trần Vi Minh thì đánh giá Trịnh Mạn Thanh rất cao. Trịnh Mạn Thanh cũng từng thử tài với những quân nhân Mỹ đồn trú tại Trung Quốc bấy giờ. Chuyện kể rằng sau khi ông đánh văng 3 người liên tục, không còn người nào ra thách đấu.
    Về sau, ông rời Đài Loan sang Mỹ định cư, thành lập Thời Trung Học Xã, cùng với việc truyền bá văn nghệ Trung Quốc ông cũng dạy Thái Cực Quyền như một môn võ truyền thống. Việc này chứng tỏ ông phải có lòng tự tin rất lớn mới cáng đáng nổi. Thời còn ở Đài Loan, việc ông có một đệ tử có thực lực như Hoàng Tính Hiền cũng đủ chứng tỏ khả năng của ông ra sao.
    Hoàng Tính Hiền sinh năm 1910 tại tỉnh Phúc Kiến. Ngược với Trịnh Mạn Thanh, họ Hoàng là người thể lực sung mãn, đã từng thắng nhiều trận giao đấu. Lúc ban đầu, Hoàng Tính Hiền học Minh Hạc Quyền ?" một chi phái Hạc quyền - với Tạ Tôn Tường, sau đó chuyển sang học Vịnh Xuân Bạch Hạc Quyền với Phan Xuân Niên. Năm 1934, Hòang đạt giải nhì trong giải thi đấu quyền pháp toàn tỉnh Phúc Kiến. Năm 1947, sau khi dọn đến Đài Loan, họ Hòang kinh ngạc vì thực lực của Trịnh Mạn Thanh nên xin nhập môn và trở thành quyền gia Thái cực. Từ đó về sau, Hoàng thường tích cực tham gia các giải đấu quyền và hầu như không biết bại là gì. Năm 1970, ông đánh bại tay đô vật Liêu Quảng Thành, năm sau đó ông là quán quân giải quyền thuật 7 quốc gia Đông Nam Á.
  9. TrietQuyen

    TrietQuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Đổng Hải Xuyên và Bát Cực Chưởng ?" quyền pháp còn nhiều bí ẩn
    Trong số Nhu phái quyền pháp tức Nội gia quyền thì Thái Cực Quyền, Hình Ý Quyền và Bát Cực Chưởng là ba đại môn phái. Quyền pháp của ba môn vốn có tính cách khác nhau xưa nay. Thái Cực Quyền thuộc hệ thống Bắc phái Trường quyền như Thiếu Lâm quyền pháp, động tác nhịp nhàng có cả đòn tay lẫn đòn chân. Hình Ý Quyền thuộc hệ thống Bắc phái đoản đả, chủ yếu tập đòn tay. Bát Quái Chưởng là môn chuyên chú chưởng pháp.
    Nhìn trên đường diễn quyền thì Thái Cực Quyền đi trên đường chữ nhất nằm ngang, Hình Ý Quyền đi trên đường chữ nhất nằm dọc còn Bát Quái Chưởng thì xoáy tròn theo hình vòng cung. Người ta thường nói rằng, ngày xưa đến bất cứ làng nào ở Trung Quốc, chỉ cần nhìn đường nét để lại trên sân đình thì có thể biết làng ấy chuyên luyện quyền pháp gì. Hiện nay, nhiều người vẫn thừơng ra công viên tập quyền ngày Chủ nhật và đường đi quyền để lại khá rõ tùy theo từng loại quyền pháp.
    Thái Cực Quyền và Hình Ý Quyền có nhiều chi phái nhưng trong các bài quyền có chỗ tương đồng còn Bát Cực Chưởng thì khác hẳn nhau theo chi phái, có thể nói là không có quyền pháp nào có thể khác đến như thế. Đây chính là điều bí ẩn lớn nhất của Bát Cực Chưởng. Những năm gần đây, ở những đại hội Bát Cực Chưởng toàn quốc tổ chức tại Trung Quốc, hầu hết những chi phái nổi tiếng đều tham dự và biểu diễn quyền pháp của chi phái mình. Đại diện Bát Cực Chưởng Nhật Bản tham gia đại hội là Satou Kinbei (*), ông có cho tôi ( tức tác giả Kasao Kyoji ?" chú thích của novice) xem băng video ghi lại hình ảnh tại đại hội. Thật đáng kinh ngạc trước sự khác nhau của các bài quyền từ các chi phái trong cùng một môn và bài quyền càng cổ xưa trông lại càng ít giống với những gì được xem là đặc trưng của Bát Cực Chưởng. Có thuyết cho rằng, ngày xưa quyền pháp được thay đổi để truyền cho người mới nhập môn tùy theo căn bản mà người ấy đã từng lĩnh hội ở các môn phái khác. Không hiểu khai tổ của Bát Cực Chưởng là Đổng Hải Xuyên thực tế sử dụng quyền pháp như thế nào. Đây quả là một bí ẩn lớn của Bát Cực Chưởng.
    Một chuyên gia nghiên cứu Bát Cực Chưởng nổi tiếng là Khang Qua Vũ đã tập trung hết những tài liệu về Bát Cực Chưởng có thể thu thập được cho đến nay để nghiên cứu, tìm đến thăm hỏi tất cả các địa danh và nhân vật có liên quan, hoàn thành một công trình nghiên cứu về nguồn gốc Bát Cực Chưởng rất đồ sộ. Theo ông, trong Lão giáo ngày nay vẫn còn một nhánh dùng phương pháp luyện công trên đường vòng cung mà họ gọi là Chuyển Thiên Tôn và phương pháp luyện công của Bát Cực Chưởng căn bản từ đấy mà ra nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chưa có lời đáp.
    (*) Cố chủ tịch Hội Nhu Quyền Trung Quốc tại Nhật (novice chú thích)
    Trần phái nhất môn ?" quyền phái thực lực vang dội khắp Nam Bắc Hoàng Hà.
    Dòng tộc họ Trần cư ngụ tại Trần Gia Câu, huyện Ôn, tỉnh Hà Nam nơi được coi là nguyên lưu của Thái Cực Quyền. Sơ tổ của dòng họ này là Trần Bốc. Đời đời là nông phu chất phác nhưng đến đời thứ 9 khi xảy ra cuộc khởi nghĩa nông dân do Lý Tự Thành lãnh đạo thì dòng họ này có Trần Vương Đình là người nổi tiếng dũng mãnh. Khi ông qua đời, người ta đã lập bia mộ ghi lại công đức nên có thể xem đây là một vinh dự của họ Trần. Trong gia phả của họ Trần cũng có ghi chép đại ý ?oỞ Sơn Đông có danh thủ, đủ sức thảo phạt hơn ngàn người, là người khai sáng quyền thủ đao thương của Trần thị. Thiên tánh hào kiệt, chuyên sử đại đao, phải luôn ghi nhớ?.
    Đến đời thứ 13, họ Trần có ba người được gọi là ?oTrần gia tam kiệt?. Nối tiếp danh tiếng của ba người này chính là Trần Trường Hưng, truyền nhân đời 14 với biệt danh ?oBài Vị Đại Vương? vì ông không bao giờ xiêu vẹo thân pháp. Môn sinh của Trần Trường Hưng là Dương Lộ Thiền đã làm cho Trần thị quyền pháp được thiên hạ biết đến. Truyền thừa quyền pháp của Trần Trường Hưng là Đại giá thức, trải qua Trần Canh Vân, Trần Đình Hy rồi đến thời cận ?" hiện đại với cha con Trần Phát Khoa, Trần Chiếu Khuê là hai người đã có công lớn nhất trong việc truyền bá Trần thị Thái cực quyền. Hai cha con Trần Phát Khoa, Trần Chiếu Khuê chọn Bắc Kinh là địa điểm chính, dạy rộng ra đến Thượng Hải, Nam Kinh, Thạch Gia Trang, Tiêu Tác. Chính vì vậy, tại những địa phương này ngày nay vẫn còn nhiều truyền nhân giỏi kể cả người có tiếng tăm lẫn những người ít ai biết tên. Trong số những truyền nhân của dòng này có thể kể đến những người mà ở Nhật Bản cũng nghe tiếng như : Thẩm Gia Trinh, Cố Lưu Hinh, Phùng Chí Cường, Hồng Quân Sinh, Mã Hồng ?
    Mặt khác, cùng thuộc đời 14 như Trần Trường Hưng nhưng truyền dạy Tiểu giá thức là Trần Hữu Hằng, Trần Hữu Bản. Đời thứ 15 là Trần Trung Sân nổi tiếng trong cuộc chiến chống loạn Thái Bình Thiên Quốc. Người con là Trần Hâm ( Phẩm Tam) đã vận dụng văn tài, soạn ra quyền phổ đầu tiên của họ Trần là ?oTrần thị Thái cực quyền đồ thuyết? giải thích cặn kẽ về Tiểu giá thức gia truyền, tổng hợp lý luận Triền Ti Kình ( kình quấn tơ).
    Họ Trần lấy Tây An làm trung tâm, những năm gần đây có Trần Lập Thanh thành lập Tụy Hoa Võ Thuật Quán là nữ quyền gia nổi tiếng về Tiểu giá thức. Thời Chiến quốc, khi hai nước Việt, Ngô chinh chiến, Việt quốc đã mời nữ kiếm sĩ ở Nam Lâm về dạy quân. Có thể nói Trần phái nhất môn còn giữ được truyền thống nữ kiệt trong võ thuật Trung Hoa.
  10. TrietQuyen

    TrietQuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Nội gia quyền ?" một khía cạnh thực tế về đòn thế
    Cao thủ Nội gia quyền Vương Chinh Nam là đệ tử của Đơn Tư Nam. Đơn Tư Nam khi còn trẻ là người theo đường binh nghiệp. Khi về già, Đơn Tư Nam rút về sống ẩn dật tại quê nhà, hầu như không bao giờ bộc lộ khả năng võ thuật. Chuyện kể rằng Vương Chinh Nam vì hâm mộ Đơn Tư Nam nên thường trèo lên trần nhà rình xem ông này tập võ để học lén. Về sau, Đơn Tư Nam cảm động trước lòng chân thành của Vương Chinh Nam nên truyền thụ tòan bộ võ công cho.
    Nội gia quyền có hai bài quyền chuyên luyện là ?oLục lộ? và ?oThập đoạn cẩm? Trong ?oNội gia quyền phổ? của Hoàng Bách Gia có miêu tả rất chi tiết về cách thức luyện quyền nhưng do không có đồ hình nên không dễ dàng phục nguyên. Tuy vậy, thông qua những miêu tả này người ta cũng có thể nắm được một số đặc điểm đặc thù của môn phái.
    Trước hết, về ?o Lục lộ? thì :
    - Đệ nhất lộ: lập lại hai lần đấm thẳng tay phải, tay trái. Bộ pháp hẹp, di chuyển bằng cách lướt chân.
    - Đệ nhị lộ: lập đi lập lại động tác xỉa ngón tay gọi là Loạn Trừu Ma.
    - Đệ tam lộ: chém bằng cạnh bàn tay từ mang tai xuống phía trước
    - Đệ tứ lộ: hạ thấp eo, thủ thế với song quyền trước ngực?
    Nhìn chung, thế tấn hẹp, động tác đi quyền nhỏ.
    Về ?oThập đoạn cẩm? thì tòan bài gồm 12 lộ (giống như bài ?oLục lộ? mỗi lộ có nhiều lọai động tác). Trong bài quyền này có các động tác liên hoàn gọi là ?oTam truy? và ?oTam hồi?. Ví dụ như trong đệ nhị lộ là ?oHồi thân cấp bộ tam truy? được ghi là ?olập lại động tác đấm (thẳng) , tam tiến?, đệ tứ lộ ?oCổn chước tiến thoái tam hồi? được chú giải là ?otam tiến, tam thoái?.
    Từ những ghi chú như trên có thể thấy lối luyện quyền khác hẳn với quyền pháp Thái Cực Quyền mà gần với Đoản đả của hệ thống Nam phái. Nhân đây xin kể thêm là hệ phái Jyochiryu thuộc trường phái Cương nhu Karate của Nhật bản nay vẫn duy trì bài tập Sanchin như một bài cơ bản. Sanchi không biết có phải là từ ?otam tiến? đọc trai ra hay không.
    Vũ phái nhất môn ?" hệ phái Thái Cực Quyền thiểu số nhưng gồm đủ lý luận lẫn thực lực
    Họ Vũ là danh gia vọng tộc ở huyện Vĩnh Niên, tỉnh Hồ Bắc ?" cố hương của Dương Lộ Thiền.Ở Vĩnh Niên lúc bấy giờ có một nhà thuốc gọi là Thái Hòa Đường. Chủ nhân Thái Hòa Đường là Trần Đức Hồ, một người xuất thân từ nguyên lưu của Thái Cực Quyền là Trần Gia Câu.Thái Hòa Đường được dựng trên lô đất thuê lại từ dòng họ Vũ. Thuở thiếu thời, Dương Lộ Thiền vì gia cảnh nghèo túng nên vào ở đợ cho Thái Hòa Đường, sau đó theo Trần Đức Hồ về Trần Gia Câu khi họ Trần quyết định dọn hiệu thuốc về quê. Tại Trần Gia Câu, Dương Lộ Thiền học Thái Cực Quyền với Trần Trường Hưng. Như vậy, Thái Cực Quyền buổi đầu có cả nhân duyên lẫn địa duyên với Thái Hòa Đường.
    Sau khi Trần Đức Hồ qua đời, Dương Lộ Thiền được tự do và quay về quê cũ. Tại Vĩnh Niên, Dương Lộ Thiền bắt đầu truyền thụ quyền pháp mình học được. Một trong ba anh em nhà họ Vũ là Vũ Võ Tương (1812-1880) học Thái Cực Quyền với Dương Lộ Thiền. Sau khi Dương Lộ Thiền lên Bắc Kinh, Vũ Võ Tương đến Hà Nam và tìm được bí kíp của Vương Tông Nhạc rồi lại được một người trong họ Trần là Trần Thanh Bình chỉ điểm Tiểu giá thức cho, sau này tổng hợp thành một phái riêng là Vũ thức Thái Cực Quyền.
    Do xuất thân con nhà trưởng giả, Vũ Võ Tương chí thú nghiên cứu Thái Cực Quyền nhưng gần như không thâu nhận môn đệ, chỉ truyền cho cháu là Lý Diệc Dư(1832-1892) cho đến chỗ uyên áo. Lý Diệc Dư cũng lại nghiên cứu sâu về lý luận Thái cực và để lại nhiều yếu quyết quý giá. Họ Lý truyền lại cho bạn thân là Hác Vi Trinh ( cũng viết là Vi Chân,1849 -1920). Hác Vi Trinh truyền lại cho con gái là Nguyệt Như và khi đến Bắc Kinh thì truyền cho Tôn Lộc Đường. Hác Nguyệt Như về sau cùng con gái là Thiếu Như du lịch khắp nơi truyền thụ quyền pháp. Chính nhờ vậy mà Vũ thức Thái Cực Quyền được người đời biết đến và vì quyền pháp chủ yếu do họ Hoác truyền bá nên quyền thức này cũng còn được gọi là Hác gia Thái cực quyền.
    Từ Chấn, người cùng với Đường Hào tận lực xác lập ngành Trung Quốc Võ thuật sử học, khi còn giảng dạy tại Đại học Nam Kinh kinh ngạc trước thực lực của Hác Nguyệt Như nên vứt bỏ toàn bộ võ thuật đã học trước đó mà nhập môn. Trong các hệ phái Thái Cực Quyền, Vũ phái là hệ phái có hệ thống lý luận ở bậc cao nhất đồng thời cũng có thực lực đáng nể.

Chia sẻ trang này