1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tài liệu hay clip về Thái cực Quyền ?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi sanctus_ignis, 16/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TrietQuyen

    TrietQuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Tôn phái nhất môn ?" tiên phong trong tổng hợp nhu phái quyền pháp
    Thái Cực Quyền gồm 5 hệ phái chính là Trần, Dương, Ngô, Vũ, Tôn. Trong số này, chỉ có Tôn phái là quyền pháp bao gồm cả Hình Ý Quyền và Bát Quái Chưởng. Đây là điểm khác biệt với bốn phái kia chỉ chuyên chú Thái Cực Quyền. Các quyền pháp nhu phái vốn khác biệt nhau về tính cách được các nhà phối hợp và cùng luyện tập như ngày nay có thể nói là do ảnh hưởng rất lớn của Tôn Lộc Đường.
    Tôn Lộc Đường cũng như nhiều quyền thuật gia cận đại khác, không những tự hào về truyền thống võ thuật mà còn không ngừng suy nghĩ làm cách nào để võ thuật truyền thống có thể phù hợp với quốc gia cận đại nên luôn tìm tòi sáng tạo lý luận, quyền thức, cách truyền dạy. Nhìn qua các sách do Tôn Lộc Đường trước tác như ?oThái Cực Quyền học? ?oHình Ý Quyền học? hay từng thế trích giải như Đơn tiên cũng được gọi là ?oĐơn tiên học?, ta thấy chữ ?ohọc? được ông dùng dường như quá nhiều. Điều này chứng tỏ chí hướng của Tôn Lộc Đường trong việc duy trì võ học truyền thống đồng thời với việc cách tân. Đối với Tôn Lộc Đường, quyền pháp vừa là quyền vừa là đạo vừa là học vấn.
    Quyền pháp của Tôn Lộc Đường được thứ nam Tôn Tồn Chu, ái nữ Tôn Kiếm Vân cùng nhiều đệ tử kiệt xuất ở khắp nơi phổ biến. Trong số những môn nhân thời kỳ đầu thì Tôn Chấn Xuyên, Tôn Chấn Đại, Hồ Phụng Sơn, Tề Công Bác, Trịnh Hòai Hiền là những người lưu danh hậu thế. Trong số này, Trịnh Hoài Hiền (1899-1982) là giáo sư tại Thành Đô Đại Học Viện trong nhiều năm nghiên cứu võ thuật và y khoa, đào tạo rất nhiều tài năng. Năm 1936, Trịnh Hoài Hiền là thành viên trong phái đoàn biểu diễn võ thuật Trung Quốc tham dự Olympics lần thứ 11 và về sau trở thành Chủ tịch Hiệp hội Võ thuật Trung Quốc.
    24 thế Thái cực Quyền giản hóa vốn được rút tỉa từ bài quyền truyền thống của Dương phái nhưng thực tế người biên soạn là Lý Thiên Ký vốn thuộc Tôn phái. Cha ông này là Lý Ngọc Bân (Giáo luyện của Hội võ sĩ Thiên Tân, sau là chủ nhiệm giáo vụ của Quốc thuật quán Sơn Đông) vốn là đệ tử trực tiếp thụ giáo Tôn Lộc Đường.
    Ở Nhật Bản, Tôn thị quyền pháp do Goto Eiji (Tokyo) là người tận lực truyền thừa
    Trương Chiếm Khôi và Vương Hướng Trai ?" Nhu phái quyền thuật lão đại gia và cách tân phái
    Vương Hướng Trai ( về già đổi thành Hương Trai , 1890 -1963) là người Thẩm huyện, tỉnh Hà Bắc cùng quê với Hình ý quyền đại sư Quách Vân Thâm. Thuở thiếu thời, Vương rất yếu đuối. Vì muốn rèn luyện thân thể, Vương đến bái lão quyền gia Quách Vân Thâm làm sư phụ . Lúc ấy, Quách Vân Thâm đã già nhưng Vương Hướng Trai sớm chiều quanh quẩn phục dịch, được lão sư họ Quách thân tình chỉ bảo. Về sau, Vương đi khắp nơi giao đấu với người của nhiều môn phái. Hồi tưởng lại quá trình này, Vương nói ?o Đặc biệt đối với Mai Hoa Quyền Tứ Xuyên, Bạch Hạc Quyền Phúc Kiến không thể xem thường?.
    Hình Ý Quyền thuộc trường phái quyền pháp đoản đả Bắc phái (sử dụng đòn tay là chủ yếu và ở cự ly ngắn). Bạch Hạc Quyền thuộc trường phái đoản đả Nam phái. Tuy vậy, cả hai cùng chú trọng các bài luyện cơ bản, bài quyền có kết cấu rất đơn giản. Vương Hướng Trai hấp thu tinh hoa của đoản đả Nam phái, cuối cùng vứt bỏ hình tướng bên ngoài, thoát ly Hình Ý Quyền, lập nên một môn quyền pháp mới thực dụng và không bị rang buộc bởi truyền thống. Thông thường người ta gọi môn này là Ý Quyền nhưng sau khi Vương trở nên nổi tiếng ở Bắc Kinh thì có người tôn kính xưng tụng đó là ?oĐại Thành Quyền? ( quyền pháp (đã) đại thành). Kể từ đó, có người dùng tên Đại Thành Quyền để gọi tên chi phái này.
    Trương Chiếm Khôi (1859 -1940) là một đại gia quyền thuật tại Thiên Tân, vào cuối những năm thập kỷ 1920, khi những trận đấu quyền thường được tổ chức, ông mời Vương Hướng Trai đến Thiên Tân dạy cho môn đồ của mình. Trong số này, có Triệu Đạo Tân là người về sau nổi tiếng toàn quốc.
    Trương Chiếm Khôi là người xuất thân ở Hà Gian, tỉnh Hà Bắc. Thuở thiếu thời ông rất mê võ thuật, sau đó bái Lưu Kỳ Lan làm sư phụ, được truyền thụ và sở đắc Hình Ý Quyền. Thêm vào đó, ông cũng theo học với khai tổ Bát Quái Chưởng Đổng Hải Xuyên. Cứ nhìn các hình ảnh của ông còn để lại, có thể đoán rằng ông ra đòn thế rất sảng khoái, động tác lớn. Trương Chiếm Khôi là người can đảm, có tinh thần nghĩa hiệp được nhiều người kính phục nên có rất nhiều nhân tài tụ tập quanh mình. Bản thân Trương Chiếm Khôi là một bổ khoái ( có thể xem như cảnh sát hình sự thời nay ?" novice chú) chuyên lùng bắt đảng cướp, lập nhiều chiến tích lẫy lừng nay vẫn còn nhiều người truyền tụng.
    * Trương Chiếm Khôi cũng còn được gọi là Trương Triệu Đông ( không phải Đào Đông như có người đọc nhầm) là sư phụ của Quyền sư Vương Thụ Kim. (novice chú )
    Lý Tồn Nghĩa và Mã Phụng Đồ - hai tổng giáo tập của Trung Hoa Võ Sĩ Hội
    Năm 1911, Trung Hoa Võ Sĩ Hội ?" một tổ chức võ thuật mang đậm nét chủ nghĩa dân tộc được thành lập tại Thiên Tân. Hai tổng giáo tập được đề cử là Lý Tồn Nghĩa và Mã Phụng Đồ (ngoài ra còn có danh thủ Thái Cực Quyền là Lý Thụy Đông làm Tổng giáo tập danh dự). Hội này đóng vai trò rất lớn và có nhiều ảnh hưởng đến nền võ thuật Trung Hoa cận đại cho đến 1928 khi Trung Ương Quốc Thuật Quán ra đời.
    Lý Tồn Nghĩa (1847-1921) là người Thẩm huyện, tỉnh Hà Bắc. Trong lịch sử Hình Ý Quyền cận đại, ông có danh tiếng lẫy lừng nhưng chỉ thực sự biết đến Hình Ý Quyền vào lứa tuổi trung niên. Ông xuất thân gia đình nghèo khó, ngày ngày phải đi kéo xe kiếm sống, lúc rảnh rỗi học quyền. Trưởng thành, ông chu du khắp nơi tìm danh sư học nghệ mãi đến tuổi trung niên mới bái danh sư Hình Ý Quyền Lưu Kỳ Lan làm sư phụ rồi từ đó trở thành cao thủ lừng danh của Hình Ý Quyền. Khi đến Bắc Kinh, Lý Tồn Nghĩa gặp Trình Đình Hoa và học Bát Quái Chưởng.
    Về sau, ở Bảo Định, Lý Tồn Nghĩa mở Vạn Thông Tiêu Cục chuyên vận tải hàng hóa và dạy quyền pháp cho môn đệ. Năm 1900, vào thời điểm biến cố Nghĩa Hòa Đoàn, Lý Tồn Nghĩa mang hết người dưới trướng theo Thiên Tân Nghĩa Hòa Đoàn chiến đấu chống liên quân tám nước. Thời ấy, ông thường một mình một đao xông pha, chiến đấu rất quả cảm nên được gọi là ?oĐơn đao Lý?. Cuối đời, ông là võ sư dạy tại Đại học Giao thông Thượng Hải.
    Mã Phụng Đồ (1888-1973) vốn là người Thương huyện, tỉnh Hà Bắc, một trong những vùng đất võ nổi tiếng Trung Hoa. Thuở trẻ, ông học nhiều môn phái khác nhau như Phách Quải Chưởng, Bát Cực Chưởng, Phiên Tử Quyền ?Sau khi nhận chức Tổng giáo tập Thiên Tân Võ Sĩ Hội, ông cùng con trai trưởng là Quảng Đạt tham gia quân đòan Phùng Ngọc Tường, luyện quyền thuật thông qua chiến đấu thực tế và mang những trải nghiệm của mình ra huấn luyện cho binh sĩ. Tại đây, ông có duyên gặp gỡ Trương Chi Giang và nhờ đó sau này được mời làm võ sư Bát Cực Chưởng tại Trung Ương Quốc Thuật Quán.
    Về cuối đời, Mã Phụng Đồ tổng hợp những môn đã học, lập Thông Bị Môn, đặt trung tâm chính ở Tây An, đào tạo được rất nhiều nhân tài. Ngoại trừ người con trưởng chết trận, bốn người con trai thế hệ thứ hai của nhà họ Mã đều thành danh, được gọi là ?oMã Thị Tứ Kiệt?, không những chỉ nổi danh ở Trung Quốc mà cả ở Nhật Bản cũng biết tiếng.
    Thượng Vân Tường và Mã Lễ Đừơng ?" Hình Ý Quyền kỳ nhân.
    Nhắc đến Thượng Vân Tường (1863 ?" 1937)người ta nhớ ngay đến con người nổi danh nhờ Băng (bằng) quyền này. Nói cho đúng, lúc ban đầu ông chỉ biết mỗi Băng quyền. Băng quyền nói đơn giản là tiến nửa bộ, đấm trung đẳng và rút tay về về phía sau.
    Thượng Vân Tường là người nổi danh trong số môn đệ của một người cũng nổi danh là Lý Tồn Nghĩa nhưng ông vốn có vóc người nhỏ thó và không có vẻ gì khiến người khác chú ý. Ban đầu, khi Lý Tồn Nghĩa đi ngang qua làng mình ở, Thượng Vân Tường cùng trai tráng trong làng được chỉ cho mỗi một thế là Băng quyền. Sau một năm chuyên luyện thế võ ấy, Thượng Vân Tường quyết tâm tìm đến Thẩm Châu để gặp Lý Tồn Nghĩa. Sợ rằng đến nơi gặp thầy mà không có chút tiến bộ nào thì sẽ bị quở trách, Thượng Vân Tường cứ đi vừa đi vừa tập Băng quyền. Chẳng may khi đến nơi thì Lý Tồn Nghĩa vắng nhà nên Thượng Vân Tường đành tiếp tục luyện Băng quyền hằng ngày.
    Sau đó, nghe tin tiệc mừng sinh nhật của Lý Tồn Nghĩa được tổ chức tại Bắc Kinh, Thượng Vân Tường lại quảy gánh quà mừng vừa đi vừa luyện Băng quyền cho tới nhà Lý Tồn Nghĩa. Tại lễ mừng, các đệ tử khác lần lượt biểu diễn quyền pháp chúc tuổi thầy mình. Khi được bảo biểu diễn, Thượng Vân Tường chỉ biết lập đi lập lại một thế Băng quyền. Các sư huynh đồng môn ai nấy đều ngao ngán nhưng Lý Tồn Nghĩa và các bằng hữu danh gia có mặt đều kinh ngạc khen rằng ?okhông ngờ trong đám đệ tử lại có một người giỏi như thế này?.
    Mã Lễ Đường (1903 ?" 1989) cũng có thể gọi là một kỳ nhân Hình Ý Quyền. Khác với dạng thành danh trễ như Thượng Vân Tường, ngay từ khi còn trẻ Mã Lễ Đường đã nổi trội so với bạn đồng môn nhưng vì tham gia Đảng Cộng sản nên Mã Lễ Đường bị Quốc Dân đảng tống ngục năm 1940. Súyt nữa thì bị hành hình nhưng nhờ trao đổi chính trị giữa hai đảng, Mã Lễ Đường được phóng thích. Mã Lễ Đường nghiên cứu đấu pháp thực tế từ rất sớm, không gò bó trong khuôn khổ quyền pháp cổ điển nhưng đồng thời cũng nghiên cứu y thuật cổ truyền. Đến cuối đời, ông tổng hợp lại thành 9 loại công pháp gọi là ?oDưỡng Khí Công? và trở thành một danh gia khí công.
  2. TrietQuyen

    TrietQuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Trần Trường Hưng, người truyền quyền thuật cho Dương Lộ Thiền
    [​IMG]
    Dương Lộ Thiền, sáng tổ Dương gia Thái Cực.
    [​IMG]
    Ngô Giám Tuyền, sáng tổ Ngô gia Thái Cực
    [​IMG]
    Vương Thụ Kim, đại quyền sư Nội gia quyền
    [​IMG]
  3. TrietQuyen

    TrietQuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    "Đơn đao Lý" - Lý Tồn Nghĩa .
    [​IMG]
    Đại sư Tôn Lộc Đường - Khai tổ Tôn gia Thái cực
    (1861 -1933, thường được gọi là "Hoạt hầu tử" vì thân pháp cực kỳ nhanh nhẹn )
    [​IMG]
    Dương Trừng Phủ - Đệ tam đại Dương gia Thái cực
    [​IMG]
    Trịnh Mạn Thanh - một thư sinh thành danh thủ Thái cực
    [​IMG]
    Vương Hướng Trai (Hương Trai) - Sáng tổ Ý Quyền
    [​IMG][​IMG]
  4. TrietQuyen

    TrietQuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Trích từ: http://thaicucquyen.com/viewthread.php?tid=358
    Mời các bạn tham khảo thêm khá nhiều topic hay bên đó. Post vô đây nhiều sợ mọi người mắng
    Được TrietQuyen sửa chữa / chuyển vào 10:15 ngày 31/07/2006
  5. TrietQuyen

    TrietQuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Lược khảo Hình Ý Quyền
    Lời mở đầu:Tại hạ dịch bài này nhân lúc có chút thời gian nhàn cư, đặc biệt tặng cho bằng hữu Wudang. Các chú giải cuối bài đều của dịch giả (không phải dịch thiệt) nhằm cung cấp một số chi tiết dành cho những vị mới làm quen với Nội gia quyền. Có chi sơ sót xin các cao nhân bổ túc, đính chính.
    I. Phần lược dịch
    *Quyền thuật cường mãnh có lý luận cao

    Hình Ý Quyền (HYQ), Tâm Ý Quyền (TYQ) và Tâm Ý Lục Hợp Quyền (TYLHQ) đều là những môn có cùng xuất xứ tại tỉnh Sơn Tây(Trung Quốc) và cùng thờ một *****. Trong giới võ thuật Trung quốc, đây là những môn phái quyền thuật với quyền pháp tiềm tàng uy lực cương mãnh mà trong số truyền nhân các lưu phái của chúng có nhiều danh thủ còn lưu danh với những trận thực chiến lẫy lừng. Hình Ý hay Tâm Ý khi phát âm theo giọng Bắc Kinh có thể cho âm khá gần nhau. Đứng trên khía cạnh lịch sử mà nói thì Tâm Ý có nguồn gốc xa xưa hơn nhưng kể từ thời cận đại thì tên gọi Hình Ý dần dần được dùng nhiều hơn.
    HYQ được kể là một nhánh Nội gia quyền như Thái Cực Quyền (TCQ) và Bát Quái Chưởng (BQC). HYQ cũng có nền tảng dựa trên triết lý Đạo giáo và được cho là một môn võ thuật có hiệu quả dưỡng sinh. HYQ được biết đến như một quyền pháp Nội gia có uy lực phát kình cực mạnh nếu biết phát huy và có tính hiệu quả trong chiến đấu cao với một triết lý Âm dương ngũ hành ảo diệu là nền tảng
    *Hình Ý Quyền Viễn tổ - Thần thương Phi Tế Khả
    Trong ?oLời tựa? của ?oTâm Ý Lục Hợp Quyền Phổ? được phát hiện tại Trần Gia Câu ?" quê hương của Thái Cực Quyền, TYLHQ được ghi là bắt nguồn từ môn võ do Long Phụng Phi, một người tinh thông thương thuật xuất thân tỉnh Sơn Tây khai sáng ?ocác loại quyền pháp không chỉ thuần nhất có một, cũng không biết do công lao bao nhiêu người sáng tạo. Suy cho cùng thì Lục Hợp vốn từ Sơn Tây Long Phụng Phi tiên sinh mà ra, tiên sinh là người tinh thông thương pháp, được người tôn là Thần thương.?
    Từ một nguồn khác là ?oTâm Ý Quyền Phổ? do sáng tổ Đái thị Tâm Ý là Đái Long Bang soạn, ***** được ghi là Nhạc Phi và kể thêm tên của một võ thuật gia là Phi Tế Khả. Cũng trong sách này, có đoạn như sau ?o Phi công tên là Tế Khả, tự là Long Phong?. Xét mặt chữ thì so với ghi chép trong ?oTâm Ý Lục Hợp Quyền Phổ? là Long Phụng Phi có khác biệt nhưng có thể xem là cùng chỉ một người. Do trong ?oTâm Ý Quyền Phổ? có ghi tên Nhạc Phi nên giả thuyết ***** Hình Ý Quyền dần dần lan rộng. Thực ra, các môn phái võ tôn Nhạc Phi ?" danh tướng Nam Tống, là nguyên tổ rất nhiều nhưng so với các môn ấy thì truyền thuyết về Nhạc Phi trong lịch sử HYQ không có nên rất khó kiểm chứng. Tên của Phi Tế Khả có thể tìm thấy trong ?oPhi thị tộc phổ?, từ đó có thể biết đây là một nhân vật có thực. Tộc họ Phi vốn là một dòng họ từ Đại Hòe Thụ, huyện Hồng Đồng, tỉnh Sơn Tây chuyển đến sống ở Tôn thôn, Chư Phùng lý, Bồ Châu thời Minh sơ. Tế Khả được cho là sinh ra trong niên hiệu Vạn Lịch (1573 -1620). Đại Hòe Thôn cũng chính là quê quán của Trần gia ?" dòng tộc gắn liền với danh tiếng TCQ. Chi tiết Phi Tế Khả xuất thân từ Phi tộc, từng sống tại Đại Hòe Thôn cũng là một điều trùng hợp đáng lưu ý. Về Phi Tế Khả, sách viết ?ovũ dũng hơn người, thân chinh phòng tặc khấu ở phía Tây thôn, một mình đánh ngã đầu đảng, người đời xưng tụng là Thần thương, võ nghệ truyền khắp Hà Nam, đến nay vẫn còn được nhiều người tôn thờ?
    ??Tế Khả được tôn xưng là ?oThần thương? và sau này, quyền thuật phát xuất từ thương thuật của ông được truyền thụ cho nhiều người. Quyền pháp ấy dần dần phát triển dưới những tên gọi như TYQ, TYLHQ và HYQ. Đáng chú ý ở đây là chi tiết ?ovõ nghệ truyền khắp Hà Nam? vì Hà Nam chính là nơi ngôi chùa Tung Sơn Thiếu Lâm Tự lừng danh tọa lạc. Trong cuốn ?oTiên tổ Phi Tế Khả lược truyền? do con cháu dòng họ Phi là Phi Tường Hòa có chép rằng ?oTế Khả sống ở Thiếu Lâm Tự mười năm, truyền dạy rất nhiều học trò? Từ đây ta có thể tìm thấy mối liên hệ với môn võ bí truyền của Thiếu Lâm Tự là Tâm Ý Bả ( ?obả? ở đây có nghĩa là ?ocầm, nắm? chuyển sang chữ Nôm của người Việt có khi còn được đọc là ?obổ, bửa,? hay ?ovỗ? ?" novice chú thích)
    * Lý Lạc Năng (cũng được gọi làLý Năng Nhiên ?" novice chú thích) , người xác lập Hình Ý Quyền
    Phi Tế Khả sáng lập quyền pháp và truyền thụ cho nhiều người, trong số này có hai người nổi tiếng kiệt xuất là Mã Học Lễ (người Hà Nam, thế kỷ 18) và Tào Kế Vũ (người Sơn Tây, thế kỷ 17) (Tào Kế Vũ là nhân vật có thực nhưng cũng có thuyết tỏ ra nghi ngời mối quan hệ với Phi Tế Khả).
    TYQ từ Tào Kế Vũ được truyền cho anh em Đái Long Bang, Đái Lân Bang (?oĐái? còn được đọc là ?oĐới? ?" novice chú thích), quyền pháp này từ đây được gọi là Đái thị TYQ còn truyền thừa cho đến ngày nay. Lý Lạc Năng là người tỉnh Hà Bắc (thế kỷ 19) học Đái thị TYQ rồi truyền rộng ra khắp nơi dưới tên HYQ. Có thuyết cho rằng Lý Lạc Năng được Đái Long Bang trực tiếp chỉ dạy nhưng khỏang thời gian cách biệt giữa hai nhân vật này đến gần một thế kỷ (100 năm) nên có lẽ Lý học quyền với con cháu nhà họ Đái thì đúng hơn.
    ??Lý Lạc Năng là người quyền pháp tinh diệu được người đời xưng tụng là ?oThần quyền Lý?, cũng là người đầu tiên phá bỏ lệ cũ mang Đái thị TYQ truyền cho người ngoài chứ không chỉ giới hạn trong số những người đã được tuyển lựa kỹ càng từ họ hàng thân tộc của họ Đái. Lý là hộ vệ cho một hào phú ở tỉnh Sơn Tây và thường qua lại giữa Hà Bắc ?" Sơn Tây nên trong số môn đồ có rất nhiều người xuất thân từ hai tỉnh này. Những môn đồ thành danh của Lý Lạc Năng ngày nay vẫn còn được nhắc tới thì ở Sơn Tây có Tống Thế Vinh, Xa Nghị Trai, Tống Thế Đức; ở Hà Bắc có Quách Vân Thâm, Lưu Kỳ Lan, Lưu Hiểu Lan, Bạch Tây Viên(1). Do vậy, về sau này HYQ phân làm hai nhánh lớn là Sơn Tây phái và Hà Bắc phái.
    Ở Hà Nam, quyền pháp truyền bởi Mã Học Lễ có thời cũng được gọi là HYQ nhưng thực tế là TYLHQ. Dù có chung nguồn gốc xuất xứ với HYQ, kỹ thuật và lý luận của quyền pháp này có chiều hướng khác biệt.
    * Quyền lý dựa trên học thuyết Âm dương Ngũ hành
    Có thể nói đặc điểm lớn của HYQ là lý luận quyền pháp được đặt trên nền tảng học thuyết Âm dương Ngũ hành. Có thể xem rằng, kỹ thuật HYQ đi với phù hiệu Âm dương Ngũ hành trải qua các đời từ Tào Kế Vũ, Đái Long Bang, Lý Lạc Năng dần dần được chỉnh lý cho hoàn thiện và đến thời Lý Lạc Năng thì HYQ đã trở nên hoàn bị như ngày nay. Trong quyển ?oTào Kế Vũ Thập Pháp Trích Yếu? do chính Tào Kế Vũ để lại thì có cả thảy 10 yếu quyết được truyền lại là: Tam tiết, Tứ tiêu, Ngũ hành, Thân pháp, Bộ pháp, Thủ pháp, Túc pháp (2),Thượng pháp, Tiến (tấn) pháp, Cố pháp, Khai pháp, Tiệt (triệt) pháp, Truy pháp, Tam tính Dưỡng khí pháp và Nội kình. Tuy trong yếu quyết có nhắc đến Ngũ hành nhưng không tìm thấy Ngũ hành quyền như trong HYQ ngày nay. Sang đến Đái thị TYQ thì có thể tìm thấy Ngũ hình quyền nhưng bài quyền không giống với HYQ mà gần với TYLHQ hơn. Đến thời Lý Lạc Năng thì quyền pháp có tên là HYQ, tư thế căn bản ?osau 7 phần, trước 3 phần? được gọi là Tam Tài Thức (cũng gọi là Tam Thể Thức ?" novice chú thích), phương pháp luyện tập bằng các bài Ngũ hình quyền, Thập nhị hình quyền cũng đã thành hệ thống. Căn bản của HYQ là Ngũ hình quyền tương ứng với Ngũ hành là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy (3): Phách quyền (Kim), Tán quyền (Thủy), Băng quyền (Mộc), Pháo quyền(Hỏa) và Hoành quyền (Thổ).
    Thập nhị hình quyền gồm có : Long hình quyền, Hổ hình quyền, Hầu hình quyền, Mã hình quyền, Đài hình quyền, Kê hình quyền, Diêu hình quyền, Yến hình quyền, Xà hình quyền, Đà hình quyền, Ưng hình quyền, Hùng hình quyền. (3)
    So với quyền pháp tiền thân là TYQ có động tác thiên về cách sử dụng đòn thế có tính cách bản năng như động vật thì HYQ có động tác công thủ đã được tinh luyện. Đòn thế HYQ so với các môn quyền khác rất đơn giản mang lại cho người mới học cảm giác dễ học nhưng trong thực tế thì những yêu cầu của HYQ rất khó đáp ứng, cần phải chuyên cần tập đi tập lại nhiều lần.
    Nhìn sơ qua thì đòn thế đơn giản của HYQ mang tính tĩnh, có thể liệt ngang hàng với hai môn Nội gia khác là TCQ và BQC. Người đạt chân truyền HYQ có thể sát thương đối thủ với chỉ một đòn tiềm ẩn uy lực cực lớn. So với TYLHQ- môn quyền có tính năng chiến đấu lừng danh thì uy phong của HYQ không hề thua sút. Trong quá khứ, những người được gọi là danh thủ HYQ chỉ với một cái nhích khẽ cũng có thể đánh ngã đối phương.
    Khi lâm trận, danh thủ HYQ chỉ thẳng tiến và phát đòn quỷ khốc thần sầu mà không màng đến việc đối phương phòng ngự ra sao. Không cần vẻ đẹp hoa mỹ của đòn thế, tinh túy của HYQ chính là ở chỗ chỉ với một đòn là có thể đánh ngã, một chiêu xuất ra là chế ngự đối thủ.
    *??Hình Ý Quyền Sơn Tây Phái ?" Danh quyền với nét đẹp tinh vi
    HYQ Sơn Tây được cho là khởi đầu từ Xa Nghị Trai. Xa Nghị Trai là môn đồ của Lý Lạc Năng trong thời kỳ đầu, nhập môn cùng với ông có Tống Thế Vinh và cả hai có thể đã tham gia quá trình tạo dựng hệ thống quyền pháp mới của Lý Lạc Năng
    Lấy ví dụ, tục truyền rằng Xa Nghị Trai và Tống Thế Vinh đã cùng nhau lập ra phương pháp song luyện gọi là An Thân Pháo. Trong khi TYQ phần nhiều sử dụng Cung bộ, dồn thể trọng về chân trước thì tư thế căn bản của HYQ là ?otiền tam phân, hậu thất phần? tức Tam Thể Thức với bảy phần trọng lượng ở chân sau và ba phần ở chân trước. Sự thay đổi này có thể do Lý Lạc Năng thực hiện ngay từ đầu nhưng cũng có thể là Xa Nghị Trai trong quá trình học quyền với thầy mình thì bộ pháp dần dần thay đổi và ông đã tiếp thu trong quá trình thay đổi ấy. HYQ Sơn Tây vừa truyền thụ Tam Thể Thức như tư thế căn bản, vừa xem trọng Kê Hình Quyền là bộ pháp cơ bản được dùng trong TYQ .Trong kỹ thuật của HYQ Sơn Tây Phái, có thể thấy nhiều điểm thoáng mang hình ảnh của TYQ và từ đây, có thể thấy được sự chuyển biến từ TYQ sang HYQ.
    Sau khi học thành tài, Xa Nghị Trai trở về cố hương, truyền dạy môn đồ ở đó cho đến hơn 80 tuổi. Công phu của ông cực cao, tương truyền danh thủ HYQ Hà Bắc là Quách Vân Thâm nghe tiếng có tìm đến tỷ thí và khen tặng ?o Xa sư huynh công phu đã đến mức xuất thần nhập hóa, thật khó có người sánh kịp?. Xa Nghị Trai giữ gìn nghiêm nhặt đường quyền của sư phụ dạy cho, chỉ truyền cho một số ít môn đồ nên kỹ thuật của Lý Lạc Năng trong thời kỳ đầu được bảo tồn gần như nguyên vẹn. So với HYQ Hà Bắc nổi danh trong thời cận đại thì HYQ Sơn Tây có nhiều kỹ thuật nhu hơn, phong cách khinh linh, xảo diệu, có vẻ mỹ quan , xứng đáng được gọi là HYQ cổ truyền.
    * Hình Ý Quyền Hà Bắc Phái ?" Nơi sản sinh nhiều quyền hào, danh thủ
    Kể từ thời Dân Quốc (1911), vùng Bắc Kinh, Thiên Tân có rất nhiều quyền sĩ thuộc Hình Ý Quyền và HYQ lưu danh thơm trong lịch sử võ học Trung Hoa. Với hai nhân vật trung tâm là Quách Vân Thâm và Lưu Kỳ Lan, HYQ Hà Bắc được nhiều người theo học. Đặc biệt, Quách Vân Thâm được tán thưởng là danh thủ ?obán bộ Băng quyền đả biến thiên hạ? , là người phát huy thực lực của HYQ trong chiến đấu và giao lưu với nhiều võ thuật gia đương thời.
    Cùng từ HYQ Hà Bắc có Lý Tồn Nghĩa làm bảo tiêu ở Bảo Định, Trương Chiếm Khôi là bộ khoái duy trì an ninh tại Thiên Tân, Thượng Vân Tường ?" người cũng nổi tiếng về Băng quyền như Quách Vân Thâm, Tôn Lộc Đường ?" đại gia thành tựu với Tôn thị quyền pháp?Những người vừa kể đều là những quyền thuật gia lưu danh hậu thế của HYQ Hà Bắc.
    HYQ Hà Bắc có phong cách trang nghiêm, chỉnh chu và hào khóai. Khác với HYQ Sơn Tây giữ đúng nền nếp cổ truyền, HYQ Hà Bắc xem trọng thực chiến và giao lưu với các môn phái khác, chủ luyện nội công, lý luận cũng đã được chỉnh lý phù hợp với thuyết Âm dương Ngũ hành, đủ là một môn trong Nội gia quyền.
    HYQ Hà Bắc luyện công dựa trên tư thế căn bản Tam Thể Thức, điều chỉnh tư thế và rèn luyện phần hạ bàn. Cùng với việc chuyên cần luyện ngũ hành quyền, bộ pháp đặc dị của HYQ dần dần được thành hình và dưỡng thành nội lực.
    Nhìn sơ qua thì thấy HYQ Hà Bắc tập đi luyện lại những đòn thế đơn sơ nhưng trong ba nhà HYQ, BQC và TCQ thì đây là dạng đã được tinh giản nhất, có thể xem như tu thiền. Đệ tử cuối đời của Quách Vân Thâm là Vương Hướng Trai lại còn giản lược hơn, chú trọng Trạm trang công, bỏ hết bài quyền và sáng lập Ý quyền.
    Qua bao thế hệ, HYQ được nghiên cứu và cải tiến, sự tinh luyện của HYQ Hà Bắc chứng minh trong suốt thời gian lịch sử vừa qua với những kinh nghiệm giao đấu thực sự của các danh thủ phái này rằng quyền pháp này quả thực là một quyền pháp có uy lực công kích không thua kém bất kỳ môn võ nào khác.
    [​IMG]
    Chú thích ảnh : Tấm ảnh này được môn đồ HYQ Sơn Tây, HYQ Xa Môn tìm được vào khoảng 1980s. Trong ảnh (có lẽ được chụp vào khoảng thời gian 1900), người ngồi mặc áo đen tuyền là Xa Nghị Trai, người mặc y phục trắng, áo chẽn đen nét mặt tươi cười ngồi cạnh là Quách Vân Thâm. Khi được in lần đầu trong một tạp chí quyền thuật tại Đài Loan, tấm ảnh này đã gây tiếng vang rất lớn, góp phần xóa đi những lời đàm tiếu về sự phân định hơn thua giữa Xa Nghị Trai và Quách Vân Thâm đại diện cho hai chi phái lớn của HYQ là Sơn Tây và Hà Bắc, cho rằng hai ông đã suốt đời không nhìn mặt nhau. Novice chụp lại từ sách, sách chụp lại từ báo nên hơi mờ nhưng đây là một ảnh tư liệu quý, hiếm.
    Nguồn: ?oChyuugoku bujustu nohon (Trung Quốc Võ Thuật)?. NXB Gakken, Tokyo (trang 100 -105), 2004.
  6. TrietQuyen

    TrietQuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    II. Phần bổ sung
    * Một số chi tiết bổ sung cho các bằng hữu học quyền lý thông qua tiếng Anh, không thông thạo tiếng Hoa, chữ Hán:
    Producing cycle(tương sanh)
    Wood feeds Fire, Fire feeds earth, Earth feeds metal, Metal feeds water, and Water feeds Wood.
    Destructive cycle(tương khắc)
    Metal destroys Wood, Wood destroys Earth, Earth destroys Water, Water destroys Fire, and Fire destroys Metal.
    Controlling cycle(tương chế)
    Wood controls Metal, Metal controls Fire, Fire controls Water, Water controls Earth, Earth controls Wood.
    Dissolving cycle(tương giải)
    Wood dissolves Water, Water dissolves Metal, Metal dissolves Earth, Earth dissolves Fire, and Fire dissolves Wood.

    (tóm lược từ một số website về Phong thủy bằng tiếng Anh trên mạng )
    Thay vì suốt ngày lẩm bẩm ?okim khắc mộc, mộc khắc thổ?? và ?omộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ?? mà mãi vẫn không thuộc, để dễ nhớ, quý vị có thể dùng những ví dụ đơn giản như sau:
    - Tương sanh: Đốt gỗ tạo thành lửa, lửa cháy thành tro (đất), trong đất có mỏ sắt thép, sắt thép hóa thành nước (nếu nung ở một nhiệt độ nào đó), có nước thì cây mới sinh sống được.
    - Tương khắc: Con dao có thể chặt cây, cây đâm thủng mặt đất để mọc lên, đất dùng để đắp đê ngăn nước lụt, nước dập tắt lửa, lửa làm chảy tan kim loại.
    - Tương chế: Lấy gỗ làm chuôi dao, lò thép có thể đựng lửa, lửa có thể làm nước bốc hơi, nước có thể gây lụt khắp mặt đất, đất nén dày quá thì cây không mọc được.
    - Tương giải: có nhiều cây thì nước bị hút hết , nước có thể nhận chìm kim loại, kim lọai có thể làm khuôn đóng gạch (đất), lò đất có thể giữ lửa bên trong, lửa làm cháy gỗ.
    Dĩ nhiên trên đây chỉ là những mẹo vặt để ghi nhớ một số điều cơ bản về Âm dương , Ngũ hành. Quý vị cũng có thể tìm những ví dụ khác dễ nhớ hơn hoặc những cách học dễ thuộc hơn để tiện cho mình trong khi tham khảo sách vở hay học lý thuyết quyền thuật. Còn nếu chỉ muốn đơn thuần tập một chiêu thật thành thục để đến khi xuất chiêu là địch thủ tất bại thì cần chi những lý thuyết rườm rà. Quách Vân Thâm, sư phụ của Đại sư Tôn Lộc Đường, ngày xưa lừng danh thiên hạ với câu ?obán bộ Băng quyền đả biến thiên hạ? (tạm dịch là ?o(chỉ) nửa bước Băng quyền (đã đủ) đánh khắp thiên hạ?).Chuyên cần luyện tập đến thành công Băng quyền thôi cũng đã đủ để thành danh thủ trong thiên hạ rồi. Những chuyện như đạt đạo, công phu siêu thần nhập hóa ? đều phải bắt đầu từ công phu căn bản nhất.
    [​IMG]
    Đại sư Tôn Lộc Đường trong tư thế Tam Thể Thức
    Cuối cuốn ?oQuyền ý thuật chân?, tác phẩm ghi lại tòan bộ các yếu quyết luyện quyền của các danh gia Nội gia quyền và đúc kết thành tựu công phu của mình từ HYQ, BQC đến TCQ, Tôn đại sư đã viết đến năm chữ ?ođả? (đánh) ?oĐẢ ĐẢ ĐẢ ĐẢ ĐẢ !?. Phải luyện quyền trước, luyện chuyên cần và đúng cách trước khi nói chuyện quyền lý thâm sâu. Chẳng cầu luyện được như Thượng Vân Tường vừa đi đường vừa luyện quyền thì cũng phải được mỗi ngày một ít đều đặn. Dĩ nhiên , chỉ là con mọt sách mà không có công phu như novice tôi đây không có tư cách khuyên ai, cũng chẳng dám lạm bàn, chỉ xin được góp một lời vụn vặt như trên làm câu kết bài.
    ------------------------------------------
    Chú giải :
    (1) Quách Vân Thâm có nhiều môn đồ thành danh, trong số này có Tôn Lộc Đường (Sáng tổ Tôn thị Thái cực),Vương Hướng Trai (Sáng tổ Ý Quyền); Lưu Kỳ Lan là sư phụ của Trương Chiếm Khôi.
    (2)Tức là cước pháp
    (3)Mộc : Wood ?"cây, gỗ, Hỏa : Fire ?" lửa, Thổ: Earth ?" đất, Kim: Metal ?" kim loại, Thủy: Water ?" nước
    (4)Là các con thú theo thứ tự như sau: Rồng, hổ, khỉ, ngựa, chim đài (?), gà, diều hâu, chim én, rắn,cá sấu, chim ưng, gấu.

  7. TrietQuyen

    TrietQuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Hình Ý Quyền Hà Bắc :http://www.youtube.com/watch?v=B1MiOZz4f4Y&search=xingyi
    Hình Ý Quyền Sơn tây:http://www.youtube.com/watch?v=Ae8_bfub2nI&search=xingyi
    Tâm Ý Quyền Hà nam:http://www.youtube.com/watch?v=LKeBx0deV2s&search=hsing-i
    Tâm Ý quyền họ Đới:http://www.youtube.com/watch?v=FdrrolaThc8&search=hsing-i
    Tâm ý Bả:http://www.youtube.com/watch?v=xGxARA-k-cA&search=Shi%20DeJian
    http://www.youtube.com/watch?v=W0hX4CPDhmE&search=Shi%20DeJian
    http://www.youtube.com/watch?v=x2mzCCNLBeY&search=Shi%20DeJian
  8. ohmy

    ohmy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bạn. Tôi học được nhiều điều có ích về võ thuật nội gia ở đây. Sau đây là vài trang về Duẫn Thị Bát Quái Chưởng (do Duẫn Phúc học trò của Đổng Hải Xuyên truyền lại):
    http://yinbagua.com/
    http://www.yinstylebaguazhang.com/
    http://www.tra***ionalstudies.org/
    Được ohmy sửa chữa / chuyển vào 13:04 ngày 02/08/2006
  9. DanTien

    DanTien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Anh ohmy vô đóng góp thêm nhé. Hiểu biết của em về nội gia quyền cũng rất hạn chế. Hi vọng anh có thể tham gia để mọi người có thể hiểu thêm về nội gia quyền
  10. DanTien

    DanTien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Mọi người vào youtube.com. Trong đó có khá nhiều clip về xingyi, taichi, bagua để mọi người tham khảo.
    Được DanTien sửa chữa / chuyển vào 15:05 ngày 03/08/2006

Chia sẻ trang này