1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tài liệu hay clip về Thái cực Quyền ?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi sanctus_ignis, 16/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. DanTien

    DanTien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Hình Ý Quyền Bát Yếu
    HÌNH Ý QUYỀN LÀ GÌ?
    Nguyên văn:
    Hình (dáng vẻ, hình thức) là gỉ? Dáng vẻ do mô phỏng mà có. Ý (tâm trí) là gì? Tâm trí từ tâm (tim) mà sinh ra.
    Bình giải:
    "Hình" ở đây có nghĩa là hình dáng bề ngoài hay động tác dùng trong khi chiến đấu, và "Ý" có nghĩa là tâm trí được sản sinh từ tâm mà ra (tâm là phần cảm xúc của tâm trí). Do đó HYQ là môn võ thuật nội công mô phỏng hình dáng của mười hai con vật và những đặc tính nội tại của chúng khi chúng chiến đấu. Theo khí công Trung Hoa, Ý là cái âm trí minh mẫn tạo ra từ cái tâm (tâm trí cảm xúc). Chính cái tâm trí cảm xúc ấy làm cho bạn hào hứng, nhanh nhẹn va dẻo dai. Khi tâm trí minh mẫn sẽ khiến cho bạn bình tĩnh, và tạo cho bạn sự phán đoán chính xác rõ ràng. Khi bạn có thể hợp nhất được Hình và Ý thì động tác của bạn sẽ lanh lẹ và dẻo dai nhưng vẫn bình tĩnh và chính xác. Do đó, Hình Ý là một môn võ thuật nội công sử dụng kỹ thuật (mô phỏng dang vẻ ) của mười hai con vật và cũng cần đến sự trau dồi trong nội tâm nhờ đó Hình và Ý có thể hợp nhất.
    HÌNH Ý QUYỀN BÁT YẾU
    Khi tâm ổn định thì thần yên. Thần yên thì tâm an, tâm an thì thanh tịnh, thanh tinh thì không có gì trờ ngại, khiến cho khí lưu chuyển thông thuận. Khi khí được chuyển vận một cách thông thuận thì tâm trí không dao động. Khi tâm trí không dao động thì sự cảm nhận sẽ sắc bén. Khi sự càm nhận sắc bén thì thần và khí nối kết với nhau, giống như vạn vật quay về nguồn.
    Bình giải: Khi tâm không ổn định thì tinh thần sẽ bất an, ngược lại khi tinh thần có thể an định thì tâm có thể được dẫn vào một trạng thái bình hoà. Chỉ khi nào tâm trí cảm xúc của bạn hoà dịu, yên lặng, và không có tạp niệm thì tinh thần của bạn mới có thể đạt đến cảnh giới "vô cực". Trong trạng thái yên tịnh, tâm trí của bạn trống rỗng, mọi vật như tan biến. Toàn thân bạn lúc đó như trong suốt, khí lưu chuyển tự do mà không bị càn trở. Lúc đó, tâm trí sẽ không dao động và gạt gẫm bạn, cảm nhận của bạn sẽ sắc bén rõ ràng. Kết quả là tinh thần và khí có thể hợp nhất thành một thực thể, bạn có thể xâm nhập vào gốc rễ của mọi sự.
    (HYQ-Hồng Khánh biên soạn)
    Được DanTien sửa chữa / chuyển vào 17:56 ngày 03/08/2006
  2. DanTien

    DanTien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Bát tự ca quyết (Khẩu quyết tám chữ của HYQ)
    Tám chữ (là các tư thế chủ yếu) đỉnh (đè ép hay đưa ra); khấu (chộp nắm); viên (tròn trịa); mẫn (mẫn tiệp); bão (ôm lại); thuỳ (buông); khúc (cong, gập); diên (hay đính,->kéo dài). Khi thực hiện một động tác hay một đòn thế thì phải chú trọng đến tám chữ này. Tư đó bạn có thể tích tụ kình lực và dẫn đạo khí. Một khi thực hiện được điều này thì đối thủ của bạn sẽ không biết nên phải đối phó như thế nào. (Yếu lĩnh này thể hiện đặc điểm của Ngũ Hành Quyền). Tám chữ này có ba cách xếp loại
    Thứ nhất là "tam đỉnh".
    Vậy "tam đỉnh" là gì?
    Đầu treo lên như thể chọc lên trời. Đầu là chủ thể của toàn thân, khi giống như được treo lên thỉ luồng khí trong hai mạch Nhâm-Đốc được thông thuận, khí từ thận đến có thể lên tới huyệt Nê Hoàn để nuôi dưỡng toàn thân, khi bàn tay đẩy ra có thể đẩy nổi trái núi. Như vậy, khí có thể phân tán toàn thân và lực có thể lan ra tứ chi. Khi lưỡi ép lên trên, bạn có khả năng gầm như con sư tử. Điều này khiến cho khí trở về đan điền và làm mạnh thêm nguồn sinh lực. Như thế gọi la "tam đỉnh".
    Chữ đỉnh có ba phần. Phần thứ nhất là đầu như được treo lên. Khi bạn làm như vậy thì tinh thần nâng cao, và vỉ tư thế của bạn đúng, luồng khí có thể lưu chuyển một các thông thuận.
    Phần thứ hai là bàn tay đẩy ra. Hai bàn tay phải luôn tạo ra cảm tưởng la chúng đang được ấn tới trước, và như vậy khí sẽ được dẫn đến bàn tay đồng thời cũng truyền kình lực khắp cơ thể. Khi bàn tay được dùng để đẩy (chưởng) hoặc đấm (quyền), kình lực của chúng mạnh đến mức như có thể đẩy nổi trái núi. Khi bạn tập trung ý vào việc đẩy bàn tay thì cái ý đó có thể dẫn khí đến khắp cơ thể.
    Phần ép thứ ba là lưỡi đẩy. Lưỡi đẩy lên cao cho chạm vào hàm ếch trong miệng(*). Động tác này làm nối kết kinh mạch và điều phối khí lưu chuyển thông thuận, làm cho luồng khí trầm xuống hạ đan điền, khiến cho bạn có thể bảo tồn được Nguyên khí của bạn và giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
    Thứ hai là "tam khấu".
    Vậy "tam khấu" là gì?
    Hai vai phải rũ xuống thì ngực mới thư dãn mở rộng ra. Khí và Lực do đó truyền tới khớp chỏ. Lưng bàn tay và đỉnh bàn chân cong vồng lên thì khí và lực sẽ tới bàn tay, làm cho bộ vị vững chắc và kình lực mạnh mẽ. Răng phải cắn chặt lại thì gân và xương sẽ được kiểm soát chặt chẽ. Như thế gọi là tam khấu.
    Tư thế quan trong thứ hai là bấu vào (khấu). Có ba nơi bấu vào. Nơi thứ nhất là hai vai vốn phải hơi chồm về phía trước. Động tác này sẽ khai mở và thư giãn ngực khiến cho dễ thở. Ngoải ra, vì vai là gốc rễ của cánh tay cho nên khi vai tròn chĩa sẽ tạo điểm tựa vưng chắc cho cùi chỏ.
    Nơi thứ hai phải bấu vào là ban tay và bàn chân. Bấu vào khiến cho bàn tay nắm chặt hơn và giúp cho bàn chân tiếp xúc vững chắc với mặt đất, do đó bạn có thể xây đắp được một gốc rễ mạnh.
    Nơi thứ ba là răng mà bạn phải cắn chặt lại. Động tác này giúp cho khí truyền tới gân và xương để làm cho chúng mạnh mẽ.
    Tư thế thứ ba là "tam viên"
    Vậy "tam viên" là gì?
    Lưng phải tròn trịa, có như vậy cột sống mới hoạt động dễ dàng linh hoạt, lúc đó lực của nó sung mãn có thể hạ đối thủ. Trong trạng thái này tinh thần sẽ hưng phấn. Ngực phải tròn trịa, lúc đó lực ở hai cùi chỏ sẽ đầy đủ, sự hô hấp sẽ thông thuận không trở ngại. Hổ khẩu phải tròn trịa, nhờ đó lòng dũng cảm tăng lên, luc đó bàn tay sẽ có công lực. Như thế gọi là "tam viên".
    Có ba khu vực cần tròn trịa. Hai nơi đầu tiên là lưng và ngực. Lưng, ngực phải hơi cong do đó sẽ làm cho vai tròn giống như tư thế con gấu. Nhờ vậy ngực cũng đựơc thư giãn. Khi lưng, ngực và vai tròn trịa thì công lực có thể kết nối với eo lưng và hướng xuyên suốt xuống phần gốc rễ của cơ thể. Chỉ có như vậy thì toàn thân bạn mới hành động như một đơn vị thống nhất và bắm chặt với mặt đất như một điểm tựa vững vàng. Dĩ nhiên khi lưng của bạn tròn trịa nhưng bạn vẫn phảỉ giữ thân thể trong tư thế ngay thẳng và đầu giống như treo lên. Khi tư thế bạn hoàn chỉnh thì phổi sẽ hoạt động thông thuận dễ dàng.
    Nơi thứ ba phải tròn trịa là hổ khẩu (khu vực giữa ngón cái và ngón trỏ). Khi khu vực này tròn trịa thì khí có thể truyền đến đầu ngón tay và làm mạnh khả năng nắm giữ của bàn tay.
    Điều quan trọng thứ tư "tam mẫn".
    Vậy "tam mẫn" là gì?
    Tâm (tâm trí cảm xúc) phải mẫn tiệp sắc sảo giống như một con mèo vồ con chuột. Chỉ có như vậy bạn mới có thể tuỳ cơ thay đổi chiến lược tương ứng với tình huống thực tế một cách lanh lẹ. Mắt phải mẫn tiệp sắc bén giống như chim ưng xà xuống bắt một con thỏ. Lúc đó bạn có thể nắm bắt thời cơ một cách chính xác. Bàn tay phải lanh lẹ mẫn tiệp giống như cọp đói vồ cừu non, luc đó bạn có thể kiểm soát được đường quyền của đối thủ. Như vậy gọi là "tam mẫn".
    "Mẫn" có nhiều nghĩa, như: nhận định hoàn cảnh một cach thông tuệ, phản ưng nhanh nhẹn,...
    Sự sắc bén mẫn tiệp thứ nhất là Tâm (tâm trí cảm xúc). Khi mắt truyền thông tin cho tâm trí thì tâm trí cảm xúc tiếp nhận thông tin ấy đầu tiên, rồi đến tâm trí phân tích đưa ra phán đoán. Khi tâm trí cảm xúc mẫn tiếp sắc sảo thì tinh thân cảnh giác của bạn rất cao. Chỉ khi ấy bạn mới nhận định tình hình một cách chính xác và đề ra phản ứng giải quyết thích hợp tình huống thực tế.
    Sự mẫn tiệp sắc sảo thứ hai là mắt. Mắt giúp cho bạn thu thập thông tin về đối thủ. Khi mắt mẫn tiệp sắc bén, chúng có thể truyền thông tin chinh xác cho não.
    Sự mẫn tiệp sắc sảo thứ ba là hai bàn tay. Một khi trung khu thần kinh đã ra quyết định thì tay phải phản ứng mau lẹ. Khi ấy toàn thân bạn sẽ hoạt động uyển chuyển và bạn sẽ phản ứng một cách sinh động.
    Thứ năm là "tam bão"
    Vậy"tam bão" là gì?
    Đan điền phải ôm giữ để tàng trữ khí. Khi tấn công đối thủ kình lực sẽ phát ra mạnh. Tâm và khí phải ôm giữ lấy nhau, để khi gặp đối thủ tâm trí bạn được kiên định dù đối thủ có bất ngờ thay đổi đòn thế. Hai bên hông sườn cũng phải ôm giữ, để việc tung đòn ra và thu đòn về thuận lợi và khi gặp đối thủ thì sẽ không gặp nguy hiểm. Như thế gọi là "tam bão"
    Chữ "bão" bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau, bám dính vào nhau, quấn lấy nhau, dung nạp, hoặc vỗ về. "Bão"theo nghĩa thứ nhất là tâm trí phải quán chú hạ đan điền. Điều này giữ cho khí có nơi tàng trữ khiến cho nó mạnh và sung mãn, khi bạn súc tích kình lực để tung ra đòn thế sẽ nhanh và nhạy bén hơn.
    Ôm theo nghĩa thứ hai là tâm trí cảm xúc và khí phải ôm bám vào nhau. Vì khí được hướng dẫn bởi ý, cho nên điều này có hàm nghĩa là tâm và ý có tác đông hỗ tương. Nói cách khác, khi tâm cảm nghiệm được điều gì thì ý phải phán đoán và quyết định ngay và khí được ý tự động dẫn đi. Khi tâm ý và khí hoà hợp thống nhất thì tâm trí của bạn sẽ ổn cố một trung tâm, không bị mất phương hướng. Ngay cả khi xảy ra những tình huống thay đổi bất ngờ bạn cũng sẽ không luống cuống hay sợ hãi.
    Ôm theo nghĩa thứ ba la cùi chỏ của bạn phải trầm xuống và giữ gần mạng sườn (ôm lấy sườn). Điều này sẽ giúp bạn có được một gốc rễ vững chắc trong lúc công cũng như lúc thủ, đồng thời che chở nách của bạn nữa.
    Thứ sáu là "tam thuỳ"
    Vậy "tam thuỳ" đó là gì?
    Khí phải buông trầm xuống (thuỳ); khí trầm xuống đan điền thì thân thể vững như núi. Hai vai phải buông trầm xuống, chóp vai hơi chồm ra phía trước và hoạt động uyển chuyển thì có thể đẩy khớp chỏ vươn tới trước. Hai chỏ buông trầm xuống thì hai cánh tay trên tự động liên kết nhau va có thể bảo vệ hai bên sườn. Như thế gọi la "tam thuỳ" (ba buông lơi).
    Thuỳ có nghĩa là buông lơi, rơi xuống, trầm xuống. Buông lơi theo nghĩa thứ nhất là khí phải trầm xuống hạ đan điền, và luôn được duy trì tại trung tâm của nó. Điều nay sẽ làm cơ thể bám chắc mặt đất tạo thành điểm tựa vững chắc như Thái Sơn, và nội lực của bạn sẽ có một nguồn năng lượng vô biên. Nghĩa buông lơi thứ hai liên hệ đến hai vai. Điều này làm cho hai vai nối kết vào cơ thể khiến cho kình lực thể hiện ở cánh tay sẽ có gốc rễ và nền tảng. Thứ ba, cũng như vậy, hai chỏ phải trầm xuống để nối kết vững chắc vào vai. Động tác này còn có công dụng che chở nách của bạn.
    Thứ bảy là "tam khúc"
    Vậy "tam khúc" là gì?
    Hai cánh tay trên phải cong theo hỉnh cách cung giống như mặt trăng lưỡi liềm, có như vậy thì lực mới sung mãn. Hai đầu gối cũng cong lại như trăng lưỡi liềm, có như vậy thì lực mới tập trung lại. Tất cả những khớp nối này trong tư thế cong sẽ thích nghi dễ dàng tình trạng tung ra hoặc thu lại theo ý muốn, lúc ấy kình lực có thể phóng ra không ngừng. Như thế gọi là "tam khúc" (ba cong).
    Cong chủ yếu là để tích tụ kình lực trong các tư thế. Nó giống như một cây cung được giương lên và sẵn sàng bắn đi một mũi tên. "Cong" (khúc) thì khác với "tròn" (viên). Khi bạn cong một khớp nối tức là bạn đang tích tụ kình lực, giống như một cây cung giương lên thì cán cung phải cong lại để tích tụ công lực. "Tròn" (viên) là để luồng khí lưu chuyền thông thuân và hoá giải kình lực của đối thủ. Có ba nơi trong cơ thể tích tụ kình lực trong Hình Ý Quyền. Đó là cánh tay, cổ tay, và chân. Nếu bạn có thể làm cong chúng một cách tư nhiên, thì bạn có thể tung đòn ra hay thu đòn lại mà không cần cố gắng. Trong trương hợp này, kình lực có thể tích tụ và phát ra tuỳ theo ý bạn.
    Thứ tám là "tam đính".
    Vậy "tam đính" là gì?
    Cổ buông lỏng và đầu như treo lên, lúc đó thì đầu thẳng và khí có thể xuyên suốt tới đỉnh. Cột sống và eo lưng thẳng thì khí có thể truyền ra đến tứ chi, khí trong toàn thân giống như một cái trống. Hai đầu gối đều hơi cong thì mạnh và vững chắc, lúc đó khí sẽ bình ổn và thần sẽ sáng suốt giống như một cái cây có gốc rễ vững chắc.
    Đính có nghĩa là đứng thẳng tắp, cứng cỏi, vững chắc và mạnh mẽ, vươn ra. Khi cổ và đẩu vươn lên hoặc thẳng ra thì đầu sẽ như treo lên và tinh thần được sảng khoái. Hai là cột sống và eo lưng cũng phải thẳng ra, lúc đó cơ thể sẽ giữ được trọng tâm và thăng bằng. Chỉ khi nào cơ thể của bạn ở vào trạng thái thăng bằng thì khí mới có thể truyền đến tứ chi, tạo nên sức mạnh cho chiêu thức của bạn, có vậy đòn thế mới hữu hiệu. Ngoài ra, thông qua tư thế đúng của cơ thể, luồng khí tích tụ ở hạ đan điền mới sung mãn. Ba là đầu gối cứng cỏi và phải mạnh mẽ vững chắc để xây đắp một gốc rễ vững trãi khiến cho cơ thể có điểm tựa phát ra kình lực. Cho nên trong "Thái Cực Quyền Kinh" có nói: Kình lực gốc ở chân, hướng dẫn bởi eo lưng, và thể hiện ở bàn tay. Chỉ khi nào bạn có một gốc rễ vững mạnh, tâm trí bạn mới ổn định, tinh thần thư thái, và khí lưu chuyển sẽ không gián đoạn và trì trệ.
    (Hình Ý Quyền-Hồng Khánh)
    ------------------------------------------------
    Chú thích: (*) lưỡi đẩy hàm ếch theo thầy Huyền Quang Tử thì không làm thông nhâm đốc, ngược lại khiến tâm hoả có đường mà lên não. Lưỡi đẩy hàm ếch lâu ngày sinh biến chứng.
    Được DanTien sửa chữa / chuyển vào 09:50 ngày 03/08/2006
  3. DanTien

    DanTien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Hình Ý Quyền - Lục Hợp Ca
    Cơ thể tạo thành sáu tư thế: bộ pháp như chân gà, thân pháp như mình rồng, vai như vai gấu, bàn tay như vuốt chim ưng, hai tay ôm xiết như cọp, âm thanh như tiếng sấm.
  4. DanTien

    DanTien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Những điểm chính yếu khi luyện tập HYQ
    Để cho đòn thế trở thành hữu hiệu , bảy "tốc độ" (bảy cái nhanh của HYQ) được nhấn mạnh trong việc luyện tập. Đó là: mắt nhanh, tay nhanh, chân nhanh, ý nhanh, xuất đòn nhanh, tiến thoái nhanh, thân pháp nhanh.
    Nhằm làm cho tất cả các động tác, đòn thế, chiêu thức trở thành những phản ứng tự nhiên, bạn phải luyện tập cho đến khi bạn đã đạt được những điều sau đây:
    1.Vai phải thúc đẩy củi chỏ, và cùi chỏ không được cưỡng lại vai.
    2.Cùi chỏ phải thúc đẩy bàn tay và bàn tay không được cưỡng lại củi chỏ.
    3.Bàn tay phải thúc đẩy ngón tay, và ngón tay không được cưỡng lại bàn tay.
    4.Eo lưng phải thúc đẩy hông và hông không được cưỡng lại eo lưng.
    5.Hông phải thúc đẩy đầu gối, và đầu gối không được cưỡng lại hông.
    6.Đầu gối phải thúc đẩy bàn chân, và bàn chân không được cưỡng lại đầu gối.
    7.Đầu phải thúc đẩy cơ thể, và cơ thể khg được cưỡng lại đầu.
    (HYQ-Hồng Khánh biên dịch)
  5. DanTien

    DanTien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Mọi người có thể xem đầy đủ topic tại:
    http://thaicucquyen.com/viewthread.php?tid=358&page=4
  6. TrietQuyen

    TrietQuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    TẠI SAO HỌC HÌNH Ý QUYỀN?
    Xét theo quan điểm sức khoẻ, các động tác của HYQ được sáng tạo để bồi bổ năm bộ phận nội tạng quan trọng là : tim, gan, tỳ, phổi, và thận (tâm, can, tỳ, phế, thận). Thực tập năm động tác Ngũ Quyền căn bản (còn gọi là Ngũ Hành Quyền: Phách, Toàn, Băng, Pháo, Hoành, tương ứng với Kim, Thủy, Mộc, Hoả, Thổ; có quan hệ tương sinh, tương khắc) sẽ làm mất sự ứ đọng trì trệ của khí và làm cho khí lưu chuyển thông suốt, cũng như bồi đắp sức khoẻ cho các bộ phận này.
    Chúng ta là con người đã mất đi nhiều những bản năng và ý thức tự nhiên, kể cả những khả năng chiến đấu và sử dụng chúng chiến đấu chống lại người khác. Các cao thủ võ thuật thời xưa đã mô phỏng các kỹ thuật và tinh thần chiến đấu của một số loài động vật, biến cải chúng qua sự phân tách thuận lý của con người. Điều này giải thích rất nhiều môn võ công khác nhau đã được sáng tạo ra bắng cách này. HYQ đã được sáng tạo nhờ mô phỏng các kỹ thuật và tinh thần chiến đấu của mười hai con vật (Thập nhị hình quyền gồm có : Long hình quyền, Hổ hình quyền, Hầu hình quyền, Mã hình quyền, Đài hình quyền, Kê hình quyền, Diêu hình quyền, Yến hình quyền, Xà hình quyền, Đà hình quyền, Ưng hình quyền, Hùng hình quyền).
    Năm chiêu thức của Ngũ Hành Quyền:
    "Phách" được coi là thuộc hành Kim, có thể nuôi dưỡng phế. Nếu bạn phóng ra Phách kình mà khí tuôn thông thuận thì khí của phế sẽ hài hoà.
    "Toàn" thuộc hành Thủy trong năm hành và có thể nuôi dưỡng thận. Sự trôi chảy của luồng khí giống như nước chảy trong dòng sông nơi nào cũng tới được. Khi khí hài hoà thì thận mạnh và khí thanh sẽ thăng lên, khí trọc sẽ trầm xuống.
    "Băng" thuộc hành mộc trong ngũ hành; nó có thể làm lợi cho gan và là sự phóng trương của khí. Khi sử dụng " Băng kình" thông thuận thì chức năng của gan (can) sẽ hoạt động tốt và mạnh hơn, nó cũng còn có thể tăng cường hoạt động của gân và hưng phấn đại não.
    "Pháo" thuộc hành Hoả trong ngũ hành, nó là sự đóng lại và phát tán của khí, giống như tiếng nổ của một khẩu đại bác. Khi "Pháo kình" thông thuận thì tâm tạng yên ổn, hoạt động tốt, cơ thể sẽ thoải mái và dũng mãnh.
    "Hoành" thuộc hành Thổ, nó có thể nuôi dưỡng tỳ (tuỵ tạng) và hài hoà vị (bao tử), nơi tích tụ khí hậu thiên. Động tác của nó viên hạt (tròn trịa) và đặc tính là cương cứng. Khi "Hoành kình" thông thuận thì ngũ hành sẽ hoà hợp, sự sống phát triển.
    (HYQ khí công-Hồng Khánh biên dịch)
  7. TrietQuyen

    TrietQuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Lược khảo Bát Quái Chưởng
    1.Đặc điểm
    a)Quyền pháp đặc dị dùng chưởng công địch
    Trong các môn võ thuật Trung Hoa, BQC là một môn được biết đến nhờ vào kỹ thuật đặc dị dùng chưởng (bàn tay mở ) chứ không dùng quyền (nắm đấm)như các môn phái khác. Tuy vậy, với cách khu xử thân pháp nhu nhuyễn, chuyển biến tự tại, quả thật có thể nói BQC là môn có hình thức ?ora dáng Nội gia? nhất so với TCQ và HYQ. Tùy theo đặc điểm kỹ thuật mà BQC được gọi là ?oBát Quái Liên Hoàn Chưởng?, ?oDu Thân Bát Quái Chưởng?, ?oLong Hình Bát Quái Chưởng?, ?oBát Quái Du Thân Chưởng? nhưng trước khi có thêm danh xưng ?oBát Quái? kèm theo thì chưởng pháp được gọi đơn giản hơn là ?oChuyển chưởng?.
    Nhìn qua bài thảo, có thể thấy BQC giống như một điệu múa, không có các động tác phát kình mạnh mẽ hay nổi bật có thể nhìn thấy rõ ràng từ bên ngoài. Hơn nữa, môn này vẫn được cho là bắt nguồn từ cách luyện công của Đạo gia nên ấn tượng thường có đối với một môn võ thường rất mờ nhạt ở BQC. Vì vậy, người ta thường có xem môn này như một môn dưỡng sinh hơn là võ thuật nhưng từ ***** là Đổng Hải Xuyên cho đến những người kế thừa môn võ này, người nào cũng vang danh trong thực chiến nên hiệu quả chiến đấu cao của BQC là điều chắc chắn không có gì đáng ngờ.
    ??Đổng Hải Xuyên và các môn đệ kế thừa như Doãn Phúc, môn đệ của Doãn Phúc là Mã Quý, Lữ Bảo Điền, Thôi Chấn Đông đều là hộ vệ vương phủ; một môn đệ khác của Đổng Hải Xuyên là Trình Đình Hoa ?" người truyền BQC cho giới bình dân- có mối giao lưu rộng rãi với các cao thủ đương thời như Quách Vân Thâm. Về sau, Trình Đình Hoa trong một lần đụng độ với quân tuần tra của Đức đã tử thương khi bị đám quân này đồng lọat nổ súng bắn vào. Một nhân vật khác nổi tiếng công phu cao cường của BQC đã từng biểu diễn trước mặt Hòang đế Thanh là Mã Duy Kỳ, sau này do bản tính ngạo mạn gây ra nhiều thương tích cho đồng bạn võ lâm trong các cuộc tỉ võ và cuối cùng bị một nghĩa sĩ bí mật triệt hạ (tương truyền là bởi tay một vị sư huynh đồng môn)
    b)Lai lịch nguồn gốc bất minh
    Môn võ đặc biệt này được cho là Đổng Hải Xuyên, một nhân vật thời Thanh mạt, khai sáng tuy nhiên lai lịch của Đổng Hải Xuyên thì không ai biết rõ. Tục truyền rằng ông là người xuất thân Chu Gia Ổ, huyện Văn An, tỉnh Hà Bắc, lúc đầu là một nhân viên lo trà nước trong vương phủ sau được biết có công phu đặc dị nên được giao trọng trách hộ vệ vương phủ. Tuy nhiên, không ai biết rõ lý do vì sao ông vào làm trong vương phủ cũng không biết trước đó ông đã ở đâu, làm gì, học võ với ai...
    Theo lời thuật của Đại sư Tôn Lộc Đường - môn đồ của Trình Đình Hoa ?" thì ?otiên sinh lúc nhỏ đam mê tập luyện võ thuật, trong khi du hành ở phía Nam Trung Hoa gặp được dị nhân chỉ điểm. Tiên sinh lưu lại đó trong ba năm, chuyên chú luyện quyền thuật, kiếm thuật và các loại binh khí khác, không môn nào là không đạt đến thượng thừa.? Vì không có ghi chép nào cho biết tên họ vị dị nhân đó nên cho đến hiện nay, nguồn gốc xuất xứ của BQC vẫn còn là một bí ẩn. Có một thời, có ý kiến cho rằng nguyên lưu của BQC là Âm Dương Bát Bàn Chưởng nhưng về sau người ta đã chứng minh rằng môn này ngược lại là một nhánh của BQC. Cũng có những truyền thuyết cho rằng BQC từ Bát Quái giáo (Thiên Lý giáo) mà ra hoặc do Dã Hạc Đạo Nhân sống tại Cửu Hoa Sơn truyền thụ nhưng có lẽ là do người đời sau thêm thắt. Hiện nay, thuyết được nhiều người chấp nhận là :Sau khi học Hồng gia quyền tại quê nhà, Đổng Hải Xuyên đã đi chu du khắp nơi, giao lưu với nhiều môn phái khác nhau và khi đến Giang Nam thì phối hợp với cách luyện trên đường vòng cung gọi là Chuyển Thiên Tôn của Long Môn phái thuộc Đạo giáo mà sáng chế ra BQC.
    c)Bộ pháp trên đường tròn
    Đặc điểm của BQC là cách luyện bước chân theo đường tròn gọi là Tẩu Quyển. Người học ban đầu học bước theo các đường tròn, khi đã thành thục thì phối hợp với các động tác tay chân. Kỹ thuật biến hóa tự tại của BQC được coi trọng, trong đó Tẩu quyển được xem là quan trọng nhất. Khi bước theo vòng tròn, chân trong thẳng tiến, chân ngoài rẽ đường tròn gọi là ?oLý tiến ngoại khấu?. Ngoài ra khi nhấc chân thì toàn bàn chân cùng lúc rời mặt đất, cùng lúc tiếp đất gọi là ?oBình khởi bình lạc? là nguyên tắc chính. Khi chuyển thân thì sử dụng bộ pháp gọi là ?oBãi bộ?, ?~khấu bộ?T bước theo hình số 8. BQC nổi tiếng với bộ pháp đường tròn nhưng thực tế còn những bộ pháp khác như tiến thẳng, di chuyển theo phương vị Bắc đẩu thất tinh, theo hình chữ S, theo 9 điểm gọi là Phi Cửu Cung...Đây là những điểm tương đồng với phương pháp luyện của Đạo giáo gọi là Chuyển Thiên Tôn.
    Sau khi học những bộ pháp như trên, người luyện bắt đầu với Bát Mẫu Chưởng để luyện bài quyền căn bản rồi sang Tán thủ, ứng dụng và binh khí.
    d)Tránh chính diện, công địch từ hướng xéo
    Khi công địch, người dùng BQC tránh hướng công của địch, rời ra xa và lợi dụng vị trí an toàn của mình đế tấn công. Đây chính là nguyên tắc ?oTị chính khu tà, dĩ chính đả tà?, ?odĩ động chế tĩnh? được xem là lý luận công thủ cơ bản của BQC. Trong BQC, góc độ tương quan giữa địch và ta, vị trí an toàn khi công thủ được nghiên cứu rất kỹ càng. Khi chuyển bộ thì vặn người để tích lực và lợi dụng sức dội lại từ đó để tấn công. Vì vậy, kẻ địch thường có cảm giác là đối thủ của mình chợt biến mất rồi từ những góc không lường được chưởng, chỉ, cước vụt tung đến; hoặc giả chợt bị mất thăng bằng té ngã, quả thật là một quyền pháp khó đối phó. Có thể nói BQC hoàn toàn tương phản với Hình Ý Quyền là một môn tấn công trực diện bất kể đối phương công thủ ra sao.
    Tuy có tính năng chiến đấu cao và nổi danh cả về lý luận lẫn kỹ thuật như một môn võ thượng thừa của Trung Hoa, sau Đổng Hải Xuyên, truyền thừa không thống nhất. Các nghiên cứu gia cho rằng Đổng Hải Xuyên truyền dạy kỹ thuật cho môn đồ khác nhau tùy theo căn cơ của người đó. Từ hai cao đồ của Đổng Hải Xuyên là Doãn Phúc và Trình Đình Hoa phát sinh Doãn thị BQC vàTrình thị BQC khác nhau từ hình dạng chưởng pháp cho đến nội dung Bát Mẫu Chưởng, cấu trúc và nội dung bài quyền.
    [​IMG]
    Chú thích ảnh: một ví dụ về sự khác nhau giữa hai dòng chính của BQC. Doãn thị BQC dùng Ngưu Thiệt Chưởng (lưỡi bò) với năm ngón tay khép, Trình thị BQC dùng Long Trảo Chưởng (móng rồng) ?" năm ngón rời nhau.
  8. TrietQuyen

    TrietQuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    2.Bát Quái Chưởng liệt truyền ?" những nhân vật chính của BQC
    a)Khai tổ Đổng Hải Xuyên (1813 ?-1882)
    Thanh triều Túc thân vương là người chuộng võ thuật, thường hay mời cao thủ khắp nơi về vương phủ tại Bắc Kinh biểu diễn võ thuật cho mình xem, người nào giỏi thì mời ở lại làm hộ vệ trong phủ hoặc đích thân bái làm thầy , chuyên cần học hỏi.
    Một ngày nọ, Túc thân vương mời nhiều cao thủ mình yêu thích đến phủ, mở hội võ. Vương truyền lệnh cho tả hữu bảo người dâng trà. Người hầu trà lập tức mang trà đến nhưng người đứng lớp trong lớp ngoài không làm sao đến gần vương được. Cực chẳng đã, người hầu trà đành phải đi vòng ra sau khán đài, nhảy phóc qua tường mang trà dâng cho vương. Vương ngạc nhiên đến lặng người trước cảnh tượng ấy liền bảo kẻ ấy rằng ?ongươi xem ra có võ nghệ không tầm thường, mau biểu diễn ta xem thử? Người hầu trà vâng lệnh diễn quyền, quyền pháp biến hóa tự tại, như mây bay như nước chảy, thoắt thấy xoay chuyển, thoắt thấy rùng người, thần diệu khôn lường. Vương và quan khách tại trường hôm ấy như bị hớp hồn trước quyền pháp ấy, không tiếc lời ngợi khen.
    Người hầu trà hôm ấy chính là khai tổ BQC Đổng Hải Xuyên.
    Trong bầu khí náo nhiệt hôm ấy, có hai người không mấy vui là vợ chồng viên Tổng quản vệ quân họ Sa trong vương phủ. Cảm thấy bị mất mặt, Sa Tổng quản ngỏ lời muốn so tài. Túc thân vương gật đầu ưng thuận ngay và hai người tiến ra sân so quyền. Sa Tổng quản không phải là kẻ kém nhưng trước sự thiên biến vạn hóa của BQC cũng đành thúc thủ. Túc thân vương bãi chức Tổng quản của y, giao phó vệ quân vương phủ cho Đổng Hải Xuyên.
    Sau ngày ấy, số học trò đến theo học với Đổng Hải Xuyên ngày càng đông. Một hôm, ông ngồi tọa thiền trong phòng thì trời đổ mưa lớn, bức vách phía sau lưng sạt lở một phần rơi thẳng xuống chỗ Đổng Hải Xuyên đang ngồi nhắm mắt . Một để tử tọa thiền gần đó chợt phát giác hướng mắt về phía sư phụ thì đã thấy sư phụ mình chợt biến mất. Định thần lại thì thấy ông đã ngồi ở ghế bên, áo quần không hề dính chút bùn đất nào, vẫn nhắm nghiền mắt trong tư thế tĩnh tọa.
    Lại một ngày khác, Đổng Hải Xuyên đang ngủ thì có người đệ tử nhẹ nhàng đến gần lấy tấm chăn định đắp cho sư phụ. Tấm chăn buông xuống trên tấm phản không, quay lại thì Đổng Hải Xuyên đã ngồi ở phía cửa sổ thong thả nói ?osao ngươi không lên tiếng báo trước, bất ngờ làm ta giật mình như thế hử ??
    Trên đây là hai trong số những truyền thuyết về Khai tổ BQC Đổng Hải Xuyên thường được truyền tụng.
    [​IMG]
    Bức chân dung Đổng Hải Xuyên duy nhất do một đệ tử là một hoạn quan trong Túc vương phủ vẽ.
    b)Doãn Phúc(1841 ?" 1909) ?" sáng tổ Doãn thị BQC
    Doãn Phúc là một cao đồ của Đổng Hải Xuyên, vốn theo ngành thợ đồng. Một hôm, ông đối đầu với một đám cướp kho đồng. Đám tặc phỉ ấy do một thanh niên Hồi tộc họ Dương cầm đầu, kéo nhau một bọn mang thương , côn vây quanh họ Doãn. Doãn Phúc mang theo một cây Trạng nguyên bút bằng đồng xanh (một thứ vũ khí nhỏ có hình cây bút) , vạch khẽ mấy đường đã đánh chết ngay 4 tên cướp, làm bị thương gần 20 tên khác. Bọn cướp tan rã nhưng thanh niên họ Dương rắp tâm báo thù. Một ngày kia, nhân tối nóng nực, Doãn bắc ghế ngồi ngoài cửa hóng gió, mơ màng ngủ. Đồng bọn của Dương thấy cơ hội tốt bèn lẻn vây quanh, chĩa súng vào phía Doãn Phúc nằm mà nổ súng. Nào ngờ trong tích tắc ấy, Doãn Phúc bật người lên cao, đạn của tên họ Dương bắn trúng tên đồng bọn làm tên ấy chết tốt.
    Sau vụ này, tên tuổi Doãn Phúc nổi như cồn, được Túc thân vương vời về phủ. Về sau, Doãn Phúc thay sư phụ mình là Đổng Hải Xuyên làm Tổng quản trong vương phủ.
    [​IMG]
    Doãn Phúc ?" tên tự là Đức An, người tỉnh Hà Bắc.
    c)Trình Đình Hoa (1884 ?" 1900)?" sáng tổ Trình thị BQC
    Một cao đồ khác của Đổng Hải Xuyên cũng nổi tiếng không kém Doãn Phúc là Trình Đình Hoa, làm nghề thợ mắt kính, mở cửa tiệm ở con đường gần cổng chính lối ra vào thành. Ngày ấy nhắc đến cao thủ ở Bắc Kinh thì cái biệt danh ?oTrình thợ kính? không ai là không biết.
    Một ngày nọ, có một võ sĩ nghe tiếng Trình tìm đến tỉ thí, vào tận tiệm hỏi ?o Trình thợ kính có đây không ??. Trình Đình Hoa vờ đáp ?oông chủ tôi đi vắng rồi?. Kẻ ấy nghe thế thì tỏ vẻ bực dọc ra mặt. Trình bèn cười nói ?olà ta đây?. Thế là cuộc tỉ thí bắt đầu và Trình thắng kẻ kia không chút nhọc mệt.
    Lại một đêm khác, khi về gần đến tiệm thì Trình cảm thấy như có bước chân khả nghi của ai đó phía sau. Ngoảnh lại thì thấy một thanh niên vác đại đao chém xả vào mặt như bão táp. Trình xoay bộ, đọat lấy thanh đao như trở bàn tay, bồi cho tên ấy một cước ngã sụm rồi vứt đao đi mà bảo ?o ngươi về học võ lại rồi đến kiếm ta sau? Nói đoạn bỏ đi mà chẳng thèm hỏi đến danh tính kẻ kia.
    Trình Đình Hoa giao đấu với rất nhiều cao thủ nhưng chưa bao giờ bại, hiệp khí tráng tuyệt. Vào thời gian có khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đòan (1900), liên quân Anh, Phổ (Đức), Pháp Nhật (bát quốc liên quân) lấy tiếng trấn áp lọan lạc mà vào đồn trú ở Bắc Kinh. Lúc ấy, quân Đức điên cuồng bắt giết lấy tiếng báo thù cho viên Đại sứ Đức bị nghĩa quân giết trước đó làm không chỉ người Nghĩa Hòa Đoàn mà cả thường dân cũng bị liên lụy. Trình Đình Hoa không phải là người Nghĩa Hòa Đoàn nhưng nghe tin tức về việc bách hại, cầm lòng chẳng được liền xách đoản đao dắt vào người vọt ra ngoài phố. Đệ tử đuổi theo thì nghe tiếng súng bắn dữ dội. Đến nơi thì thầy Trình đã tuyệt khí, xung quanh là xác của hơn mười mấy lính Đức.
    [​IMG]
    Trình Đình Hoa ?" tên tự là Ứng Phương, nguời Thẩm huyện, tỉnh Hà Bắc.
    Khác với Doãn Phúc nối nghiệp thầy làm Tổng quản trong vương phủ, chỉ chuyên dạy võ cho những người trong phủ, Trình Đình Hoa là người truyền BQC ra dân gian và Trình thị BQC ngày nay vẫn còn nhiều người truyền thừa. Điều duy nhất đáng tiếc là Trình Đình Hoa mất sớm, có lẽ cũng chưa có đệ tử nào kịp học hết võ nghệ của ông.
    * Một vài dị bản về cái chết của Trình Đình Hoa: Có người thuật rằng Trình Đình Hoa sau khi hạ sát mấy tên lính đã nhảy qua tường định tẩu thóat. Chẳng may bím tóc của ông vướng phải cành cây khiến người ông dính lại ở trên đầu tường và do đó bị đám lính đi sau đuổi đến nơi đồng lọat nổ súng sát hại .
    Một nguồn khác thuật rằng Trương Chiếm Khôi( lúc này còn làm bộ khoái - cảnh sát )biết tính Trình Đình Hoa bộc trực có thể gây ra chuyện lớn nên khi gặp Trình Đình Hoa ở dọc đường đã bảo ông đưa đao cho mình giữ. Trình Đình Hoa khăng khăng không chịu, ông mang đao theo một đoạn thì bị lính Đức đi tuần tra chận lại xét hỏi và đòi bắt đưa đi vì nghi là người Nghĩa Hòa Đoàn. Nổi giận, ông vung đao chém mất mấy tên và bị bắn chết. Về sau, Trương Chiếm Khôi hối hận mãi, thường bảo với tả hữu ?onếu lúc ấy ta cố giữ cho được thanh đao thì chắc đã không đến nông nỗi?./.
  9. TrietQuyen

    TrietQuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Trình thị BQC:http://www.youtube.com/watch?v=1LY1SXRHWtk&search=xingyi%20bagua
    http://www.youtube.com/watch?v=w9xl1cIQdk0&NR
    Lưu thị BQC: http://www.youtube.com/watch?v=aJiBZMdR0Ac
    Lương thị BQC:http://www.youtube.com/watch?v=wtrqhrbZDBw&search=xingyi%20bagua
    Âm Dương bát bàn chưởng:http://www.youtube.com/watch?v=zlVcFCtNKAI&search=bagua%20zhang
    Phim về BQC:http://www.youtube.com/watch?v=ajaonqHRwLQ&search=baguazhang
    Cung Bảo Điền, (một học trò của Doãn Phúc) giỏi về Khinh Công. Tham khảo hệ phái này: http://www.youtube.com/results?search=gong%20bao%20tien&sort=relevance&page=1
    Khinh công (Kungfu căn bản):
    http://www.youtube.com/watch?v=Pkpde4vSuwc&search=gong%20bao%20tien
  10. TrietQuyen

    TrietQuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Thêm vài khuôn mặt tiêu biểu của Nội gia quyền
    [​IMG]
    Vũ Vũ Tương - sáng tổ Vũ (Hác) gia Thái cực quyền
    [​IMG]
    Trương Chiếm Khôi thời còn là bộ khoái
    [​IMG]
    Một chân dung khác (bán thân) của Đổng Hải Xuyên - ***** BQC
    Được TrietQuyen sửa chữa / chuyển vào 17:58 ngày 03/08/2006

Chia sẻ trang này