1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tài liệu hay clip về Thái cực Quyền ?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi sanctus_ignis, 16/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. xadieu_2000

    xadieu_2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    http://www.taiji.de/taiji/en.htm ( người đàn ông trong ảnh Áo trắng)
    Chân dung Siêu danh thủ thế giới ADAM HSU

    Ngày sinh: 14/12/1941
    Môn phái: Đường lang, Hình ý, Thái cực quyền
    Môn sinh của Liu Chiao

    Adam Hsu bắt đầu học
    * Trường quyền khi còn trên ghế nhà trường trung học. Sự truyền dạy của thầy Han Ching Tan giúp ông tiếp thu một căn bản Võ Học tốt, có ích trong việc luyện võ sau này.
    * Kế đó, Adam Hsu học Đường Lang quyền với Võ sự Li Kun Shan tập trung vào việc thực hành đòn thế
    * Thời gian sau Adam Hsu học Hình Ý Quyền với thầy Tsao Lien Fang tập trung vào việc phát huy Nội lực đến mức hữu hiệu nhất.

    Sau giai đoạn này chính thầy Liu Yun Chiao đã giúp Adam kết hợp và trao dồi thêm sắc bén những nguyên lý Võ thuật. Đầu tiên Liu dạy ông nhưng trường phái chính thống là : Pa chi chuan và Pi Qua là nhưng môn phái võ Hồ Bắc, quê hương Liu.

    Bắt đầu luyện tập là 1 thách thức và Adam phải bắt đầu từ số 0. Adam phải tiếp thu một phương cách mới về tập luyện đòn thế và phát huy Nội lực. Võ sư Liu dạy ông Bát quái quyền ( Pa Kua Chang) và Mitsung ( Mê tung quyền). Liu là người hiếm hoi học đc kỹ thuật chân truyền thực sư của 2 môn phái này .

    Sau đó Liu gửi Adam Hsu đến Tu Yu Chen để học Tai Chi Quan ( THÁI CỰC QUYỀN) chi phái Chen để Adam tham dự vào việc bảo lưu truyền thống cho chi phái này vì ở thế kỷ này chi phái Chen đã gần như thất truyền không còn ai biết đến.

    Một trong những nhiệm vụ của Adam Hsu đc giao là bảo lưu môn Kungfu theo đúng tính Cổ truyền , truyền cho thế hệ mai sau.
    Ông được cử làm Trưởng ban Cố Vấn trung tâm phát triển Võ đang Kungfu do sư phụ Liu sáng lập.
    Adam Hsu cũng giữ chức Phó chủ tịch Chi hội đầu tiên của hiệp hội Thái cực quyền quốc gia và nhiều chức vụ quan trọng của Hiệp Hội Kung ffu quốc gia và Hiệp hội thanh niên quốc gia.

    Trước khi đến mỹ năm 1978, Adam đã dạy Kungfu ở nhiều nc. Hiện Adam Hsu dạy võ ở San Fancisco, Hoa KỲ.......
  2. DanTien

    DanTien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    1.1 ĐẶC ĐIỂM MỘT: Ý KHÍ VẬN ĐỘNG
    Quyền phổ quy định:(*)
    (1) "Dĩ tâm hành khí, vụ lịnh trầm trước, nãi năng thu liễm nhập cốt. Dĩ khí vận thân, vụ lịnh thuận toại, nãi năng tiện lợi tòng tâm"
    Dịch nghĩa: Lấy tâm điều hành khí, khiến cho nó bình tĩnh lắng đọng mới có thể thu nhập vào xương cốt. Lấy khí vận hành thân thể khiến cho nó trôi chảu thông suốt mới thuận tiện cho việc theo ý muốn của tâm.
    Trần Vi Minh giải thích: Lấy tâm điều hành khí cũng giống ý câu "ý đến thì khí đến". Ý có bình tĩnh lắng đọng thì khí mới thâm nhập vào xương, lâu ngày mới càng bình tĩnh lắng đọng, nội kình càng bền bỉ dẻo dai. "Lấy khí vận hành thân thể" cũng giống ý câu "khí động thân cũng động". Khí có trôi chảy suông sẻ thì thân cũng dễ dàng theo tâm. Bởi tất cả biến động tới lui, không có gì không theo tâm nên không có chỗ nào còn trở ngại.
    (3) "Tâm vi lịnh khí vi kỳ, yêu vi đạo"
    Dịch nghĩa: Tâm là lệnh, khí là cờ lệnh, eo là cờ nhận lệnh.
    Trần Vi Minh giải thích: Tâm là chủ soái ra lệnh, khí là cờ biểu thị cho lệnh ấy, lấy eo làm cờ lớn thi hành. Còn cờ lớn thi hành trung chính ngay thẳng không nghiêng lệch (tề chỉnh như vậy) thì không sao bại được.
    (4) "Khí dĩ trực dưỡng nhi vô hại, kình dĩ khúc súc nhi hữu dư."
    Dịch nghĩa: Khí mà không hại, là do nuôi dưỡng trong cái thẳng kình gián tiếp chứa giữ mà có dư là do chứa giữ trong cái cong.
    Trần Vi Minh giải thích: Thái cực quyền nuôi dưỡng khí tiên thiên mà không vận dụng khí hậu thiên. Vận dụng khí hậu thiên sẽ lưu lại nhiều tệ hại về sau, dưỡng khí thuận theo tự nhiên, ngày ngày luyện tập nuôi dưỡng mà không cần biết tới. Khoảng mười năm sau tích luỹ hư thành thực rất lớn, rất cứng. Đến khi dùng thì cái kình gián tiếp được thu giữ đợi lúc phát ra. Kình lực này một khi phát xuất thì như giông bão không một ai có thể chống đỡ nổi. ( Chú thích của dịch giả: Đoạn này còn nhiều ý khác, ở đây thầy Trần Vi Minh chỉ giải thích sơ lược)
    (5) "Toàn thân ý tại thần, bất tại khí, tại khí tắc trệ. Hữu khí giả vô lực, vô khí giả thuần cương"
    Dịch nghĩa: Toàn thân ý ở tinh thần, không ở khí, ở khí thì ngưng đọng. Có khí thì không có lực, không có khí thì rất cứng.
    Trần Vi Minh giải thích: Thái cực quyền thuần tý lấy thần điều hành cơ thể mà không chú trọng ở khí lực. Vì khí này là khí hậu thiên, cái khí mà ta nuôi dưỡng mới là cái khí tiên thiên, cái khí mà ta hít thở là khí hậu thiên. Hậu thiên khí thì có giới hạn, tiên thiên khí thì vô cùng.
    ----------------------------
    (*) Quyền phổ này là : Thập tam thế hành công tâm giải - Võ Vũ Tương trứ tác.
    Trong thái cực quyền toàn tập chỉ trích dẫn quyền phổ, em gộp lại cả dịch nghĩa và chú thích, nên có đôi chút khác biệt.

  3. DanTien

    DanTien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Chân dung Siêu danh thủ thế giới ADAM HSU
    Cám ơn anh xadieu. Hi vọng anh có thể nói rõ hơn về các danh thủ nội gia quyền.
    Hà hà, mong anh giúp đỡ nhiều hén!
  4. TrietQuyen

    TrietQuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Như đã nói ở trên, khí bị ý chỉ huy, khí ở đây không chỉ nói về không khí hít thờ trong phổi, mà còn là một loại nội khí. Đó là loại khí mà trong lý luận đông y gọi là "nguyên khí", "chính khí", khí lưu hành trong kinh lạc "tiên thiên khí" là loại khí nhận từ trong bài thai của người mẹ. Ở đây là nương theo những thuyết này (khí được sử dụng trong châm cứu và khí công liệu pháp) nhưng có lẽ còn cao hơn nữa, các võ thuật gia gọi loại khí này là "trung khí", "nội khí", "nội kình", tập luyện đạt tới loại khí này, công phu mới hoàn thành "đáo gia".
    Tóm lại, từ xưa tới bây giờ, không luận là lý luận y học đông y hay võ thuật gia hay trong giới tông phái cổ xưa đều cho rằng có tồn tại một loại khí này. Trong thực tiễn kinh nghiệm đã có minh xác sự tồn tại của loại khí này. Nhưng về phương diện khoa học thì có nhiều giả thuyết không thống nhất với nhau, có người cho khí này là công năng của thần kinh, có người nói là điện sinh vật, có người nói là một loại năng lượng đặc biệt tiết ra từ trong thân thể con người, điều này còn phải chờ một bước tiến mới trong khoa học để chứng minh. Nhưng về phương diện hiện tượng sinh lý, nhân thể được xem như một chỉnh thể tính, cho nên không thể nói ý động mà thần kinh, điện sinh vật, các loại không động theo. Vì vậy, ở đây chúng ta xiển minh theo trong quyền luận nói về khí, giả định khí là một trạng thái tổng hợp năng lực thần kinh, điện sinh vật và khí trong huyết mạch tạo nên một loại công năng.
    Lúc luyện tập TCQ, từ đầu tới cuối cần trọng dụng ý, động tác của chi thể bất quá chỉ là biểu hiện bên ngoài của ý. Ý thúc đẩy quá trình hoạt động của nội khí, hiển lộ ra bên ngoài là thần thái. Vì vậy nội khí có thể từ trong phát ra bên ngoài, rồi từ bên ngoài nhập vào bên trong. CHính vì như vậy, lú luyện tập đối với biểu hiện thần thái bên ngoài cần đặc biệt xem trọng. Thần thái bên ngoài là do tâm ý bên trong hiển lộ biểu hiện ra bên ngoài. ý bên trong và thần thái bên ngoài không thể phân ly, ý bên trong hơi lỏng lẻo thì thần thái bên ngoài tản mạn. Điểm này lúc luyện quyền không thể không biết. CHo nên quyền phổ viết: toàn thân ý ở tại thần thái không ở tại khí, ở tại khí thì trở ngại bế tắc.
  5. TrietQuyen

    TrietQuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Trần thức TCQ chủ trương động tác phải có nhu có cương, có tròn có vuông, có nhanh có chậm, có khai có hợp. CHúng ta đã thấy điều đó hợp với quy luật nhân thể. Khi nhân thể chuyển động thì điện vi sinh vật lên cao, khi nhân thể yên tịnh thì điện vi sinh vật hạ xuống. Mà động tác của Thái cực quyền có cương có nhu, có khai có hợp, và nhanh chậm không đều, điều đó thúc đẩy điện vị lên xuống. ĐIện vị lên cao thì tuần hoàn huyết dịch tăng nhanh, phân áp xuống thấp thì ôxy và huyết dịch nhanh chóng ly giải, trong người cảm thấy có khí. Thần kinh không thể giữ trạng thái hưng phấn lâu, phải nhờ sự giao động của điện sinh vật để khôi phục lại trạng thái, mà trong Thái cực quyền lại có cương nhu, nhanh chậm, vuông tròn, cuồn cuộn không ngừng đắp đổi (khởi phục), chính là hợp với quy luật của sinh lý thần kinh.
    Trên đã nói qua, hình thái bên ngoài và hoạt động của ngoại khí là biểu hiện bên ngoài, là đại biểu của ý khí bên trong. Loại thần khí biểu hiện ra ngoài là mắt xích chính, chủ yếu để nối kết ý thức ở bên trong và độngtác bên ngoài. Và thúc đẩy trong động tác biểu hiện ra sức chú ý chuyên nhất, bền vững, linh hoạt không trì trệ. Cường độ của sức chú ý và hoạt động của hệ thần kinh bên trong là một dạng, giống nhau ở tính giao động lên xuống. VÌ vậy, luyện tập Thái cực quyền phải thích ứng vơpí các loại đặc điểm này mới có thể sử dụng sức chú ý ổn định. Đồng thời chỉ có ổn định được sức chú ý mới không để cho tư tưởng sai sót gì. Nhưng duy trì cường độ ổn định của sức chú ý trong một thời gian dài là điều không thể đạt đến. Trong thực tế, trong một khoảng thời gian, sự giao động của sức chú ý có chia cao thấp. Vì vậy, trong quá trình vận động, nếu các chiêu thức đều gió yên sóng lặng, vận động không có độ giao động, thì không những trái với quy luật sinh lý kể trên, đồng thời phá vỡ tính ổn định của sức chú ý. Sở dĩ TCQ làm cho sức chú ý ổn định là vì nó đặt ra quy định, thí dụ như động tác nhanh chậm liền nhau, động tác mở rộng và thu hẹp ở trong nhau, động tác vuông tròn sinh nhau, động tác cương nhu giúp nhau, chúng thống nhất trong một vòng vận động.
    Số quy định này thúc đẩy ý khí vận động sinh ra một loại giao động rất tự nhiên là cho thần khí bên ngoài phát động chu lưu và ý khí bên trong giao động nhịp nhàng, từ đó nâng cao ý khí vận động bên trong tác động đến động tác bên ngoài.
    Do TCQ là vận động ý khí, cho nên người luyện tập TCQ lâu năm chỉ cần nghĩ đến một bộ vị là có thể sinh ra hoạt động của khí. VÌ vậy, có không ít người không tiếc năm tháng sớm tối luyện tập giá tử (quyền lộ), lại thường hiệu chỉnh hoàn thiện giá tử, chính là để đạt đến điểm này. Động tác TCQ luyện thành định hình cho người sau, rất phù hợp với quy luật sinh lý thần kinh, đồng thời cơ bắp cũng có thể co bóp và buông lỏng nhịp nhàng, chỉ cần ý đến là khí đến, khí đến là kình đến.
    --------------------------------
    Phân tích về khí chuối quá
  6. DanTien

    DanTien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    THỰC HIỆN Ý KHÍ VẬN ĐỘNG.
    Về phương diện dùng ý khí, TCQ và tịnh công (toạ công, trang công và ngoạ công) là tuơng đồng ở chỗ đều chú trọng luyện ý và luyện khí. Nhưng TCQ là luyện trong hành động (động trung cầu tịnh) cho nên gọi là ý khí vận động. Còn tịnh công thì không hành động, đơn độc cầu tịnh, vì vậy 2 phương pháp này không thể lẫn lộn.
    Chính vì TCQ là trong ngoài đều luyện, tìm cái tịnh trong cái động, cho nên chỉ cần cho ý khí vận động bên trong tốt thì tất nhiên thần khí phát động chu lưu bên ngoài phải hiển lộ tốt. Trong "Hành công tâm giải" có viết: "hình như bác thố chi ưng, thần tự bộ thử chi miêu''. (về hình thức giống như chim ưng vồ thỏ, về thần thái giống như mèo bắt chuột). Đó là nói loại công phu nội ngoại tương hợp, thần thái biểu hiện ra bên ngoài phát ra từ sự tập luyện bên trong. Nói cách khác, đặc điểm tuy chia làm 8 loại nhưng muốn thực hiện ý khí vận động thì cũng phải thực hiện 7 đặc điểm còn lại. Trong thực tế, 8 đặc điểm này thống nhất với nhau, có quan hệ nội tại, chia ra chỉ là để dễ trình bày.
  7. DanTien

    DanTien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Ở đây nói sơ lược trước bảy đặc điểm còn lại để chúng ta có thể quán triệt tác dụng của vận động ý khí.
    Đặc điểm hai: Vận động đàn tính ( vận động có tính đàn hồi, sức bật) là sự buông lỏng thân chi, cũng có thể nói là vì sự buông lỏng mà sinh ra kết quả có tính đàn hồi (sức bật). Sự mềm mại của tính đàn hồi làm thúc đẩy nhân tố nội tai phát động chu lưu thân chi. Nếu không có tính đàn hồi thì sẽ làm cho động tác cứng nhắc, cũng không thể hình thành lại thần khí phát động chu lưu (chỗ đãng), đương nhiên cũng không thể làm ý khí bên trong giao động nhịp nhàng được.
    Đặc điểm ba: Vận động xoắn ốc có thể làm tăng cường tính giao động lên xuống (khởi phục) của động tác. Nếu động tác đến thẳng đi thẳng, không có cao thấp, xoay chuyển trong ngoài thì không thể dẫn đến sự khởi phục giao động của tinh thần, ý khí và thần thái được. Vì vậy cần phải kết hợp vận động xoắn ốc thuận nghịch của chỗ (cổ) tay, bả vay, chỗ thân, đầu gối, eo lưng thành một loại vặn xoắn xuyên suốt Thái cực kình, xuyên suốt tất cả các động tác. Dạng này không động thì thôi, động thì hình thành tự nhiên thế phát động chu lưu, thành động tác hạt nhân tốt cho vận động ý khí.
    Đặc điểm bốn: Điều chỉnh hư thực là ý khí linh hoạt biến đổi, khiên cho người ta sinh ra cảm giác tròn trịa như ngọc, cũng là căn nguyên của động lực phát động chu lưu. Trên theo dưới, dưới theo trên để hư thực biến đổi, có thể thúc đẩy thần khí và thân pháp hoạt bát không trì trệ, thần khí phát động chu lưu cũng do điều này mà nảy sinh. Nếu như trên dưới không theo nhau (động tác trên dưới không phối hợp nhịp nhàng với nhau) thì hư thực không điều chỉnh được, là không thể đạt được sư ngay thẳng không thiên lệch của nội kình. Nội kình thiên lệch thì khiến cho nội kình và thân pháp nghiêng sang một bên, làm mất đi sự kiểm soát tám mặt của đòn thế. Cần biết rằng trong tư thế nội kình nghiêng một bên mà muốn thần khí phát động chu lưu là điều không dễ đạt đến.
    Đặc điểm năm: Các khớp xuyên suốt với nhau (tiết tiết quán xuyến) và đặc điểm sáu là động tác hoàn thành trong một hơi (nhất khí ha thành), thực chất là hai giai đoạn của một đặc điểm. Trước là chỉ trong một quyền thức đòi hỏi các khớp chính trong toàn thân nối kết thành một dòng xuyên suốt, khiến cho từng bộ phận một lần lượt thông qua. Sau là chỉ lúc luyện toàn bộ bài quyền từng thức từng thức lien tục không đứt đoạn hoàn thành trong một hơi, để khuyếch đại lượng vận động, đạt được yêu cầu cụ thể từng bộ phận phát động chu lưu. Nếu từng bộ phận không thể xuyên suốt với nhau thì sinh ra hiện tượng kình đứt đoạn thì có thể nói là không phát động chu lưu được. Nếu không thể hoàn thành trong một hơi mà đứt đoạn không liên tục, các quyền thức không liên tục mà hình thành rời rạc thì không thể trong một hơi mà phát động chu lưu được. Vì vậy, hai đặc điểm này không tốt thì không thể khiến cho thần khí phát động chu lưu được tốt, cho nên chúng gắn bó chặt chẽ với nhau.
    Đặc điểm bảy: Cương nhu tiếp nhau (cương nhu tương tế) và đặc điểm tám nhanh chậm xem nhau (khoái mạn tương gian) là đặc điểm của hai mặt đốt lập tuần tự thống nhất. Để đạt đến trạng thái thần khí phát động chu lưu trong kỹ thuật tất phải cần có đủ các đặc điểm này. Không có nhanh và chậm, cương và nhu đan nhau thành một thể thì không dễ phối hợp mật thiết các đặc điểm trước, không thể giao động khởi phục được. Do hai đặc điểm này đòi hỏi nhu mà chậm và cương mà nhanh, cương mà nhanh nổi lên như đầu sóng vỗ, nhu mà chậm như đuôi sóng kéo về, nên khi chúng đan nhau giúp hình thành tác dụng thúc đẩy cuồn cuộn không ngừng.
    Tác dụng của cương nhu tương tế và khoái mạn tương gian về phương diện thể dục thì, nhu chậm giúp cho khí vận chuyển mềm mại chậm rãi, động tác đến đích cương nhanh giúp cho khí vận chuyển khắp thân thể, thần thái linh hoạt không chút trì độn. Về phương diện tự vệ có thể ứng phó nhanh nếu đối phương tấn công nhanh, có thể theo chậm nếu đối phương động tác chậm, có thể dùng nhu ứng phó khi đối phương cương và dùng cương niêm dính khi đối phương nhu. Hai đặc điểm này có thể thúc đẩy vận đọng ý khí bên trong và phát động thần khí chu lưu bên ngoài đến đỉnh cao của giao động.
    Do như vậy có thể biết, đặc điểm một là thống lĩnh bảy đặc điểm còn lại, nhưng cũng đồng thời phải nhờ vào bảy đặc điểm này hỗ trợ mới có thể thực hiện. Quan hệ giữa các đặc điểm bổ trợ nhau mà thành, thúc đẩy nhau mà thành.
    Người mới học cần phải biết điều này. Để tiện việc nắm vững đặc điểm một, sau đây tóm tắt lại làm 4 điểm:
    1.Lúc luyện quyền, ý thức cần quán chủ động tác, lấy ý hành khí, không được nghĩ nội khĩ vận hành như thế nào.
    2.Lúc luyện quyền động tác cần trôi chảy, bình tĩnh lắng đọng, lúc kình vận đã đến đích cần phải biểu hiện xuất ra kình mới liền, đó là ba biện pháp giúp cho ý khí phát động chu lưu.
    3. Phải thể hiện thần khí phát động chu lưu bên ngoài, không để cho trì độn hôn trầm, và thúc đẩy ngược lại ý khí bên trong.
    4.Vận dụng thành thạo bảy đặc điểm còn lại để phối hợp nâng cao vận động ý khí.
  8. TrietQuyen

    TrietQuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Đặc điểm hai là đặc điểm khá thú vị, hi vọng sẽ có nhiều lợi ích cho mọi người. Đợi em mấy hôm

Chia sẻ trang này