1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TÀI LIỆU HÓA HỌC 2

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi bilalong, 02/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bilalong

    bilalong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    TÀI LIỆU HÓA HỌC 2

    Chào tất cả mọi người, chúc một năm mới nhiều thắng lợi. Kỳ học mới lại bắt đầu, và vấn đề về tài liệu lại làm tôi lo lắng nhiều, nên tôi lại phải làm mấy người vất vả để hổ trợ tôi nửa rồi.
    Kỳ này tôi học một số môn hóa như : Cấu tạo chất, hóa ứng dụng, phân tích điện hóa, phân tích trắc quang. Bà con có ai biết tài liệu gì về nó, cũng như những địa chỉ nào trên mạng mà có thể lấy được những tài liệu này (nói riêng) va tài liệu về hóa học (nói chung) để lấy xuống máy thì chỉ dùm tui với.
    Cảm ơn mọi người rất là nhiều nhiều, nếu có cơ hội sẽ hậu tạ.
    HELP ....ME.....H..E...L....P......M.............e..
  2. h2s87

    h2s87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Còn em thì chuẩn bị thi QG, mà trình độ của em rất có hạn. Rất mong các anh các chị hay các bạn ai biết về tài liệu Hoá chỉ cho em. Cảm ơn rất nhiều!
    H2S
  3. chevaliersanstete

    chevaliersanstete Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2003
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Em vào đây tìm tài liệu mà hỏi như thế thì chắc chắn dăm bữa nửa tháng là tẩu hoả nhập ma ngay nếu không thì chẳng tìm được tài liệu nào cả. Nếu em sắp thi QG, lên đây đặt câu hỏi chi tiết một tí, chắc chắn sẽ có nhiều cao thủ giúp đỡ.
    Trước mắt anh không thể giúp em về mặt vật chất được, nhưng có thể kể cho em vài tài liệu gọi là cơ bản:
    Chung chung: Bộ Một số vấn đề chọn lọc của Hoá Học, NXB Giáo dục, Hoá học vô cơ (Hoàng Nhâm, chú trọng nhất tập 2 phần Oxi-Lưu huỳnh, halogen, tập 1 có vẻ hơi quá chương trình. Tập 3 toàn phức với KL chuyển tiếp, đọc khó lòi mắt, nhất là cho HS phổ thông. Tuy nhiên nếu em ôm mộng quốc tế thì chơi hết).
    Về hữu cơ có: Bài tập hóa học Hữu cơ của GS. Ngô Thị Thuận (cuốn này bài tập vãi luôn) thêm vào có bộ Cơ sở hoá học hưu cơ của Đặng Như Tại vơi vài TG nữa nhưng anh quên rồi (cuốn này có thể coi như cửu âm chân kinh cho hs đi thi HSG QG). Đến thời điểm này thì cũng sắp giờ G rồi, hy vọng có thể giúp chú em được một tý. Nếu có câu hỏi thì cứ vứt lên!
    Chúc chú em kiếm được con giải ngon ngon một tý !
  4. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Em hát 2 ét-xờ nếu chỉ đặt mục tiêu quốc gia thì chỉ nên học những gì cần thiết để có giải, đừng có cái gì cũng đọc rồi cuối cùng thu được lắm thứ mà thực ra chả có tác dụng gì mấy trong thi cử. Căn bản cần nghiên cứu tí về các thầy có khả năng ra đề hoặc đã từng ra để để nắm được, tạm gọi, gu của các thầy rồi kiểu gì cũng phải tìm sách của các thầy ấy mà đọc. Đọc thừa quá cũng phí, nhỉ?
    Anh với em ừ thì cũng lạ
    Bồng bềnh cho tới mai sau
  5. edta

    edta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2003
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    Đến bây giờ mình đã chán ngấy ba cái trò thi QG, thi olympic hóa học rồi.
    Học và thi những điều cao siêu lắm nhưng thực tế chẳng ai biết nền công nghiệp hóa chất của VN mình đứng ở đâu.
    +++++++++++++++++++

  6. chevaliersanstete

    chevaliersanstete Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2003
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    @edta: tại sao bạn lại tỏ ra chán nản như thế nhỉ? Cứ học cho chắc những cái gì mình được dạy ở trường đi, sau này hãy kêu ca. Bạn muốn biết được nền CN hoá học của nước ta, vậy hãy tự hỏi mình xem rằng bản thân đã đủ kiến thức để hiểu được nền CN đó chưa. Từ lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách rất xa, nếu cái duy nhất mình có ở phổ thông là lý thuyết mà mình không nắm cho vững thì làm sao hiểu được cái lý thuyết đó khi đem ra thực tế sẽ như thế nào. Cuối cùng, chúc bạn luôn có niềm tin và thành công trong các kỳ thi hoá học của mình !!!
  7. Trajan

    Trajan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Trajan bây giờ nhìn lại cũng hơi chán kiểu thi hóa quốc gia (hổi đó). (Không biết bây giờ thì sao.) Chán ở đây là vì cách thức các trường luyện học sinh như luyện "gà chọi". Đề thi hằng năm được một số giáo sư quen thuộc ra đề, cho nên nắm bắt được cách giảng dạy và ý của các vị này có thể giúp sinh viên làm bài tốt trong các kì thi loại này. Nhiều trường có điều kiện còn gởi học sinh lớp 11 ra Hà Nội từ cuối tháng năm đến đầu tháng bảy để cùng với 4 học sinh trong đội tuyển quốc gia để được cô Thuận dạy hóa hữu cơ, thầy Huế dạy hóa lý, thầy Dụng(?) dạy hóa phân tích ...
    Một vài góp ý tặng cho các bạn sắp thi hóa quốc gia và quốc tế:
    Để phát huy thành tích của học sinh, nhà trường và giáo viên nên khuyến khích học sinh tự trao dồi, tự khám phá niềm đam mê khoa học của học sinh thay vì lối học tủ, nắm bắt thói quen người ra đề. Trong học tập và thi cử, điều quan trọng nhất vẫn là các kiến thức căn bản. Người học nên hiểu và nắm vững các kiến thức cơ bản trong hóa học. Các câu hỏi trong bài thi hóa quốc tế (Chemistry Olympiad) không cầu kì, phức tạp. Người ra đề chỉ muốn kiểm tra xem học sinh có thật sự hiểu, nắm vững và biết áp dụng các kiến thức căn bản. Sách của bất kì tác giả nào về 3 bộ môn sau có thể là những tài liệu tốt để học và ôn thi:
    - General Chemistry + Lab
    - Organic Chemistry
    - Quantitative Analysis
    Cuối cùng, nếu bạn có dịp đại diện Việt Nam tham dự Chemistry Olympiad, hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và học hỏi bàn bè từ khắp nơi trên thế giới. Bản chất của cuộc thi là một dịp để mọi người giao lưu, học hỏi và hiểu biết lẫn nhau. (Thi chỉ có 2 ngày. Những ngày còn lại là ... cùng nhau đi chơi!) Thắng lợi lớn nhất từ cuộc thi Chemistry Olympiad là sự giao lưu mở mang kiến thức về hóa học cũng văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới. (Nếu có thể mang về được huy chương thì dĩ nhiên không một ai từ chối .)

Chia sẻ trang này